Văn Học & Nghệ Thuật
Một thế kỷ thơ trào phúng Việt Nam
Bước qua thế kỷ XXI, nhìn lại văn học trào phúng thế kỷ XX vẫn là điều cần thiết và cũng là yêu cầu chính đáng. Tiếng cười của thế kỷ đó tồn tại được là do sự xuất hiện
Trước hết, "kính lão đắc thọ", xin được mở đầu bằng nhà thơ Nguyễn
Khuyến (1835-1909), quê ở Nam Định. Ông xứng đáng là bậc "tiên chỉ" trên
vuông chiếu của nền văn học trào phúng thế kỷ XX. Tiếng cười của ông
thâm trầm và kín đáo. Tưởng là cười cợt, bông lơn nhưng ẩn sau từng dòng
chữ là những giọt nước mắt đau đời. Khi đất nước mất vào tay giặc Pháp,
nhân cách lớn của Nguyễn Khuyến là không cộng tác với chúng, lấy cớ mắt
lòa.
Có lần, ông được mời vào trình diện công sứ Hà Nam, thực chất là để hắn kiểm tra thái độ chính trị. Cũng khăn áo chỉnh tề bước vào dinh, thay vì chào hắn, ông hướng vào mấy cây cột vái mấy cái rồi nói: "Lạy cụ lớn ạ!". Mọi người bật cười. Ông xin lỗi mắt lòa, không trông thấy gì rõ cả. Viên công sứ giận tím người, nhưng làm sao bắt bẻ được.
Một thế kỷ thơ trào phúng Việt Nam
Bước
qua thế kỷ XXI, nhìn lại văn học trào phúng thế kỷ XX vẫn là điều cần
thiết và cũng là yêu cầu chính đáng. Tiếng cười của thế kỷ đó tồn tại
được là do sự xuất hiện của những cây bút trào phúng sáng giá. Thử hỏi,
họ đã cười những gì trong thời đại mà họ đang sống?Có lần, ông được mời vào trình diện công sứ Hà Nam, thực chất là để hắn kiểm tra thái độ chính trị. Cũng khăn áo chỉnh tề bước vào dinh, thay vì chào hắn, ông hướng vào mấy cây cột vái mấy cái rồi nói: "Lạy cụ lớn ạ!". Mọi người bật cười. Ông xin lỗi mắt lòa, không trông thấy gì rõ cả. Viên công sứ giận tím người, nhưng làm sao bắt bẻ được.
Khi chứng kiến Hội Tây được tổ chức hằng năm trên đất nước ta thuở ấy - nhằm mừng ngày cách mạng Pháp (14.7.1789) ông chỉ thấy: "Bà
quan tênh nghếch xem bơi trải/ Thằng bé lom khom ghé hát chèo/ Cậy sức
cây đu nhiều chị nhún/ Tham tiền cột mỡ lắm anh leo" (Hội Tây).
Những
câu thơ trào lộng này khiến ai đọc cũng ngậm ngùi, cũng tủi nhục, cũng
đớn đau khi nhìn lại một giai đoạn bi đát của lịch sử nước nhà. Phải
thấm nỗi đau, nỗi nhục ấy, Nguyễn Khuyến mới có thể hạ những câu như
từng đường gươm sắc bén.
Nhà
thơ Tú Xương (1870-1907) là người đời truyền tụng: "Kìa ai chín suối
Xương không nát/ Có lẽ nghìn thu tiếng vẫn còn". Lời tiên đoán ấy không
sai. Tú Xương nổi tiếng đến độ, người ta cho rằng đất Nam Định có hai
đặc sản: "Đọc thơ Xương, ăn chuối ngự".
Tú
Xương đã để lại một bản lĩnh thơ, một sự nghiệp văn học để tạo nên cốt
cách trào phúng và trữ tình - sau này, nhiều người cũng bắt đầu sự
nghiệp văn học bằng chữ "Tú" của Tú Xương. Có lẽ, ông là người có nhiều
"môn đệ" nhất: Tú Mỡ (Hồ Trọng Hiếu), Tú Quỳ (Phan Quỳ), Tú Xơn (Tout
seul: chỉ có một mình - Phan Khôi), Tú Nạc, Tú Sụn, Tú Trọc, Tú Da...
rồi Tú Kếu (Trần Đức Uyển), Tú Lơ Khơ (Nguyễn Nhật Ánh), Tú Hợi (Lê Minh
Quốc)...
Nhà thơ Tú Xương. |
Tiếng
cười của Tú Xương sâu cay, phản ánh rõ nét những nhố nhăng của cái xã
hội buổi giao thời Pháp-Việt. Chẳng hạn, đây là cảnh lễ xướng danh của
khoa thi năm 1897: "Lôi
thôi sĩ tử vai đeo lọ/ Ậm ọe quan trường miệng thét loa/ Cờ kéo rợp
trời quan sứ đến/ Váy lê quét đất mụ đầm ra/ Nhân tài đất Bắc nào ai đó/
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà". Nghe mà ứa nước mắt.
Trong
số các "môn đệ" của Tú Xương, người nối danh không hổ danh thầy là Tú
Mỡ (1900-1976). Tiếng cười độc đáo của ông là biết kế thừa cái hay của
các sư phụ đi trước và từ ca dao, tục ngữ. Điều làm nên tên tuổi Tú Mỡ
là ông đã cười rất ác vào cái ông nghị... gật mà trước và sau ông chưa
có ai vượt qua nổi! Ông đã vẽ những bức chân dung bằng thơ với đường nét
tiêu biểu nhất, không lẫn lộn với ai khác.
Chẳng
hạn, đây là một đoạn trong cảnh khuếch trương của các ông nghị trước
khi ra bầu cử, ta thấy có giọng châm biếm hài hước của Tú Xương: "Lẳng
lặng mà nghe họ diễn thuyết/ Công tâm, công ích, lời tâm huyết/ Phen
này mở hiệu viết văn thuê/ Dẫu chẳng làm giàu cũng đỡ kiết/ Họ quẳng
tiền ra để cạnh tranh/ Nghe đâu mỗi vé một "rồng xanh"/ Phen này có lẽ
mưa ra bạc/ Mà nghị viên ta khỏi phỗng sành" (Bầu cử). "Rồng xanh": giấy bạc thời Pháp thuộc.
Không
rõ, phong thổ của từng vùng đất có ảnh hưởng đến tâm tính hay không,
chứ giáp tỉnh Nam Định ở phía Nam là huyện Lý Nhân (Hà Nam) lại có nhà
thơ trào phúng nổi tiếng Kép Trà (1873-1923), tên thật Hoàng Thụy
Phương, kém Tú Xương 3 tuổi. Hầu như không một quan tham nào ở Hà Nam
thoát khỏi ngọn bút phê phán sắc bén của ông.
Sự
kiện đáng kể nhất của Kép Trà là đã công khai tấn công bọn "áo mão" mị
dân trong lễ kỷ niệm thi hào Nguyễn Du, tối ngày 10-8-1924 tại Hội Khai
Trí Tiến Đức (Hà Nội). Bài thơ được truyền tụng nhiều nhất của ông là
thuật lại buổi lễ đó: "Mấy
chị đào non cười khúc khích/ Một đoàn mặt trắng huýt lung tung/ Tiên
Điền, cụ hỡi hay chăng tá?/ Giỗ cụ, hương trầm bỗng thối hung" (Hỏi cụ Tiên Điền).
Phan
Điện (1874-1945) là cây cười tiêu biểu của Hà Tĩnh. Giống như đàn anh
Tú Xương, dù ông văn hay chữ tốt, nhưng khoa thi nào cũng… rớt vì phạm
trường quy! Người đầu tiên cười vua bù nhìn Bảo Đại có lẽ là Phan Điện.
Khi
nhà vua ra Bắc, đi ngang qua huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) cùng với Nam
Phương hoàng hậu, quan lại địa phương cho nam thanh nữ tú xếp hàng đầu
rồi giàn hương án để rước đón. Con nít trong làng rủ nhau đi xem "mặt
rồng" ầm ĩ nên làm đổ một bức tường, đè chết mấy trẻ nhỏ.
Trước sự kiện này, Phan Điện có bài thơ sâu cay: "Xiếc
vùng Đức Thọ có vui không?/ Cóc nhái hôm nay được thấy rồng!/ Gái đạo
phát tài cười tủm tỉm/ Trai lương phải tội chạy long đong/ Mề - đay xiết
kể ơn hoàng thượng/ Tường đổ thương thay lũ tiểu đồng/ Đố biết vì ai
nên nỗi thế?/ Vì quan sở tại khéo tâng công!" (Vì ai?).
Đi du lịch miền Trung, đến xứ Huế mộng mơ, chắc hẳn chúng ta sẽ nhớ đến hai câu thơ viết về Huế thuở nước nhà còn nô lệ: "Núi Ngự không cây cu ngủ đất/ Sông Hương vắng khách đĩ kêu trời!".
Đó
là thơ của cây bút trào phúng đất Thần kinh: Nguyễn Khoa Vy (1881-1968),
hiệu Thảo Am. Tương truyền, thuở nhỏ, có lần ông lẻn vào Tịnh tâm hái
trộm trái cây, gặp lúc vua Thành Thái và thị vệ đang ngồi chơi. Biết đây
là cậu học trò thuộc dòng khoa bảng Nguyễn Khoa nên nhà vua mới ra đề
thử tài.
Nhà thơ Nguyễn Khuyến. |
Làm
thơ xong, vua khen hay và thưởng cho vài chiếc kẹo, Nguyễn Khoa Vy nhận
ngay rồi quay lưng chạy. Lính lệ bắt lại ghép vào tội vô lễ với Hoàng
thượng, Nguyễn Khoa Vy liền đọc bài thơ tạ tội: "Đang
nghịch không ngờ lại gặp vua/ Còng lưng mà chạy rớt càng cua/ Bây giờ
lại được vua ban thưởng/ Cảm tạ đâu nào dám "bonjour"! (Không đề).
Tiếng Pháp xen lẫn vào bài thơ tiếng Việt thật tự nhiên- cũng là phong cách cười kín đáo, tế nhị của người Huế vậy.
Vượt
qua đèo Hải Vân vào Quảng Nam, có lẽ ta nên dừng chân lại tâm tình với
nhà thơ Tú Quỳ (1828-1926). Thơ trào phúng của ông khá nhiều, tựu trung
là đả kích cường hào ác bá và bài trừ mê tín dị đoan...
Chẳng hạn đối với những tên Việt gian, cộng tác với giặc Pháp thì ông chưởi xéo qua bài thơ Vịnh con bò khá độc đáo: "Vũ trụ không qua đồng cỏ tốt/ Sơn hà khó sánh miếng ăn no/ Thâm sơn ruộng thẳm dơ lưng cạch/ Cắm cổ lôi cày mặc kẻ lo".
Đi
dần vào phương Nam, ta ắt gặp Phan Văn Trị (1830-1910) không chỉ là một
nhà thơ bút chiến số một của Nam kỳ, ông còn là cây bút trào phúng có
bản sắc độc đáo. Ông đả kích không khoan nhượng với cái xấu, sự lươn lẹo
của bọn Việt gian ngoi lên bằng con đường nịnh nọt giặc Pháp.
Hát bội là bài thơ tiêu biểu cho phong cách của ông: "Đứa
ghẻ ruồi, đứa lác voi/ Bao nhiêu xiêm áo cũng trơ mòi/ Người trung mặt
đỏ đôi tròng bạc/ Đứa nịnh râu đen mấy sợi còi/ Trên đỉnh có nhà còn lợp
lọng/ Dưới chơn không ngựa lại giơ roi/ Hèn chi chúng nói bội là bạc/
Bôi mặt đánh nhau cú lại thoi".
Còn
có cả Học Lạc (1842-1915) nữa, tên thật Nguyễn Văn Học. Dù học giỏi
nhưng thi không đậu, lại gặp lúc Pháp thực hiện chế độ giáo dục Pháp -
Việt nên ông không tha thiết gì đến việc tiến thân bằng khoa cử nữa, bỏ
về Mỹ Tho học nghề làm thuốc Bắc kiếm sống. Ngòi bút của ông tấn công
không trực diện bọn hương chức tham nhũng qua các bài thơ vịnh Con tôm,
Con trâu, Con chó chết trôi...
Và
đây là một trong những bài thơ tiêu biểu của ông, dù viết về Ông làng
hát bội nhưng ai cũng biết là Học Lạc ám chỉ ai: "Trong bụng trống trơn,
mang cổ giữa/ Trên đầu trọc lóc, bịt khăn ngang/ Vào buồng gọi tổ, châu
đầu lạy/ Ra rạp rằng con, nịt thắt mang".
Hầu
như xuyên suốt thế kỷ XX, ở vùng nào trên đất nước ta cũng có những cây
cười tiêu biểu. Sau năm 1945 cho đến năm 1975 ở ngoài Bắc nổi lên những
cây thơ trào phúng như Xích Điểu, Thợ Rèn, Nguyễn Đình, Sĩ Giang, Lã
Vọng, Búa Đanh, Huyền Thanh, Chính Nghĩa, Búa Tạ, Đặc Công v.v... Tiếng
cười của các cây bút này vẫn nặng về xây dựng lối sống mới và chủ yếu
là đánh kẻ thù xâm lược bằng những thủ pháp sắc sảo, có ấn tượng.
Xin
giới thiệu một, hai cây bút tiêu biểu nhất, chẳng hạn, nhà thơ Xích
Điểu (1913-2003), người Hà Nội. Ngòi bút của ông tập trung châm biếm kẻ
thù và phê phán những biểu hiện tiêu cực trong xã hội.
Bài thơ Chống tiêu cực làng ta, ông phê thẳng tay: "Tưởng
đâu thuở trước bọn văn nô/ Rơi rớt thời nay vẫn sót lò/ Anh bảo bút đây
vì tập thể/ Thật ra bút bợ cá nhân to/ Bút bic anh xài đỏ đỏ đen/ Tô
màu thành tích nỏ cần xem/ Chỉ cần đối tượng anh tâng bốc/ Luôn nhớ anh
bằng những tiếng khen"...
Nhà
thơ trào phúng Thợ Rèn, (1923-2008) tự nhận viết trào phúng để phục vụ
nhiệm vụ chính trị kịp thời, phê phán cái xấu trong nội bộ.
Một bài thơ tiêu biểu của Thợ Rèn là Tết Tây: "Chúc
trước tết Tây để tết ta/ Các quan liêm chính bớt ăn quà/ Nể lòng cấp
dưới nên khôn nỡ/ Lòng vả lòng sung ta với ta/ Gần tết ngược xuôi khắp
mọi miền/ Xe hơi rầm rập phố Trường Yên/ Thời trân thức thức trên xe ấy/
Biết chở về đâu? Lẽ tất nhiên!".
Ngoài ra còn có thể kể thêm các anh tài khác như Bút Châm, Hạt Tiêu, Ong Mật, Mực Đỏ, Dương Quân, Thiện Chí…
Về
các cây bút trào phúng miền Nam (1954-1975), hầu như chưa có chuyên luận
nào đề cập đến. Có thể kể đến Tú Trọc, Hà Thượng Nhân, Cả Tếu, Ch. Số
Zách, Trạng Đớp, Tú Kếu, Cung Văn, Tú Ngang... Thơ trào phúng của họ có
lúc dám cà khịa cả chính quyền Sài Gòn. Và tất nhiên đã thơ trào phúng
thì họ không thể bỏ qua các sự kiện thời sự.
Lướt
qua thế kỷ thơ trào phúng của thế kỷ XX dẫu do dung lượng một bài báo
chưa giới thiệu được trọn vẹn nhưng cũng đủ thấy cái kho kiến văn, cái
tầm ngạo nghễ của trí thức nước ta quả thật là rộng lớn vô biên.
Lê Bằng Hữu
Bàn ra tán vào (0)
Một thế kỷ thơ trào phúng Việt Nam
Bước qua thế kỷ XXI, nhìn lại văn học trào phúng thế kỷ XX vẫn là điều cần thiết và cũng là yêu cầu chính đáng. Tiếng cười của thế kỷ đó tồn tại được là do sự xuất hiện
Một thế kỷ thơ trào phúng Việt Nam
Bước
qua thế kỷ XXI, nhìn lại văn học trào phúng thế kỷ XX vẫn là điều cần
thiết và cũng là yêu cầu chính đáng. Tiếng cười của thế kỷ đó tồn tại
được là do sự xuất hiện của những cây bút trào phúng sáng giá. Thử hỏi,
họ đã cười những gì trong thời đại mà họ đang sống?Có lần, ông được mời vào trình diện công sứ Hà Nam, thực chất là để hắn kiểm tra thái độ chính trị. Cũng khăn áo chỉnh tề bước vào dinh, thay vì chào hắn, ông hướng vào mấy cây cột vái mấy cái rồi nói: "Lạy cụ lớn ạ!". Mọi người bật cười. Ông xin lỗi mắt lòa, không trông thấy gì rõ cả. Viên công sứ giận tím người, nhưng làm sao bắt bẻ được.
Khi chứng kiến Hội Tây được tổ chức hằng năm trên đất nước ta thuở ấy - nhằm mừng ngày cách mạng Pháp (14.7.1789) ông chỉ thấy: "Bà
quan tênh nghếch xem bơi trải/ Thằng bé lom khom ghé hát chèo/ Cậy sức
cây đu nhiều chị nhún/ Tham tiền cột mỡ lắm anh leo" (Hội Tây).
Những
câu thơ trào lộng này khiến ai đọc cũng ngậm ngùi, cũng tủi nhục, cũng
đớn đau khi nhìn lại một giai đoạn bi đát của lịch sử nước nhà. Phải
thấm nỗi đau, nỗi nhục ấy, Nguyễn Khuyến mới có thể hạ những câu như
từng đường gươm sắc bén.
Nhà
thơ Tú Xương (1870-1907) là người đời truyền tụng: "Kìa ai chín suối
Xương không nát/ Có lẽ nghìn thu tiếng vẫn còn". Lời tiên đoán ấy không
sai. Tú Xương nổi tiếng đến độ, người ta cho rằng đất Nam Định có hai
đặc sản: "Đọc thơ Xương, ăn chuối ngự".
Tú
Xương đã để lại một bản lĩnh thơ, một sự nghiệp văn học để tạo nên cốt
cách trào phúng và trữ tình - sau này, nhiều người cũng bắt đầu sự
nghiệp văn học bằng chữ "Tú" của Tú Xương. Có lẽ, ông là người có nhiều
"môn đệ" nhất: Tú Mỡ (Hồ Trọng Hiếu), Tú Quỳ (Phan Quỳ), Tú Xơn (Tout
seul: chỉ có một mình - Phan Khôi), Tú Nạc, Tú Sụn, Tú Trọc, Tú Da...
rồi Tú Kếu (Trần Đức Uyển), Tú Lơ Khơ (Nguyễn Nhật Ánh), Tú Hợi (Lê Minh
Quốc)...
Nhà thơ Tú Xương. |
Tiếng
cười của Tú Xương sâu cay, phản ánh rõ nét những nhố nhăng của cái xã
hội buổi giao thời Pháp-Việt. Chẳng hạn, đây là cảnh lễ xướng danh của
khoa thi năm 1897: "Lôi
thôi sĩ tử vai đeo lọ/ Ậm ọe quan trường miệng thét loa/ Cờ kéo rợp
trời quan sứ đến/ Váy lê quét đất mụ đầm ra/ Nhân tài đất Bắc nào ai đó/
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà". Nghe mà ứa nước mắt.
Trong
số các "môn đệ" của Tú Xương, người nối danh không hổ danh thầy là Tú
Mỡ (1900-1976). Tiếng cười độc đáo của ông là biết kế thừa cái hay của
các sư phụ đi trước và từ ca dao, tục ngữ. Điều làm nên tên tuổi Tú Mỡ
là ông đã cười rất ác vào cái ông nghị... gật mà trước và sau ông chưa
có ai vượt qua nổi! Ông đã vẽ những bức chân dung bằng thơ với đường nét
tiêu biểu nhất, không lẫn lộn với ai khác.
Chẳng
hạn, đây là một đoạn trong cảnh khuếch trương của các ông nghị trước
khi ra bầu cử, ta thấy có giọng châm biếm hài hước của Tú Xương: "Lẳng
lặng mà nghe họ diễn thuyết/ Công tâm, công ích, lời tâm huyết/ Phen
này mở hiệu viết văn thuê/ Dẫu chẳng làm giàu cũng đỡ kiết/ Họ quẳng
tiền ra để cạnh tranh/ Nghe đâu mỗi vé một "rồng xanh"/ Phen này có lẽ
mưa ra bạc/ Mà nghị viên ta khỏi phỗng sành" (Bầu cử). "Rồng xanh": giấy bạc thời Pháp thuộc.
Không
rõ, phong thổ của từng vùng đất có ảnh hưởng đến tâm tính hay không,
chứ giáp tỉnh Nam Định ở phía Nam là huyện Lý Nhân (Hà Nam) lại có nhà
thơ trào phúng nổi tiếng Kép Trà (1873-1923), tên thật Hoàng Thụy
Phương, kém Tú Xương 3 tuổi. Hầu như không một quan tham nào ở Hà Nam
thoát khỏi ngọn bút phê phán sắc bén của ông.
Sự
kiện đáng kể nhất của Kép Trà là đã công khai tấn công bọn "áo mão" mị
dân trong lễ kỷ niệm thi hào Nguyễn Du, tối ngày 10-8-1924 tại Hội Khai
Trí Tiến Đức (Hà Nội). Bài thơ được truyền tụng nhiều nhất của ông là
thuật lại buổi lễ đó: "Mấy
chị đào non cười khúc khích/ Một đoàn mặt trắng huýt lung tung/ Tiên
Điền, cụ hỡi hay chăng tá?/ Giỗ cụ, hương trầm bỗng thối hung" (Hỏi cụ Tiên Điền).
Phan
Điện (1874-1945) là cây cười tiêu biểu của Hà Tĩnh. Giống như đàn anh
Tú Xương, dù ông văn hay chữ tốt, nhưng khoa thi nào cũng… rớt vì phạm
trường quy! Người đầu tiên cười vua bù nhìn Bảo Đại có lẽ là Phan Điện.
Khi
nhà vua ra Bắc, đi ngang qua huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) cùng với Nam
Phương hoàng hậu, quan lại địa phương cho nam thanh nữ tú xếp hàng đầu
rồi giàn hương án để rước đón. Con nít trong làng rủ nhau đi xem "mặt
rồng" ầm ĩ nên làm đổ một bức tường, đè chết mấy trẻ nhỏ.
Trước sự kiện này, Phan Điện có bài thơ sâu cay: "Xiếc
vùng Đức Thọ có vui không?/ Cóc nhái hôm nay được thấy rồng!/ Gái đạo
phát tài cười tủm tỉm/ Trai lương phải tội chạy long đong/ Mề - đay xiết
kể ơn hoàng thượng/ Tường đổ thương thay lũ tiểu đồng/ Đố biết vì ai
nên nỗi thế?/ Vì quan sở tại khéo tâng công!" (Vì ai?).
Đi du lịch miền Trung, đến xứ Huế mộng mơ, chắc hẳn chúng ta sẽ nhớ đến hai câu thơ viết về Huế thuở nước nhà còn nô lệ: "Núi Ngự không cây cu ngủ đất/ Sông Hương vắng khách đĩ kêu trời!".
Đó
là thơ của cây bút trào phúng đất Thần kinh: Nguyễn Khoa Vy (1881-1968),
hiệu Thảo Am. Tương truyền, thuở nhỏ, có lần ông lẻn vào Tịnh tâm hái
trộm trái cây, gặp lúc vua Thành Thái và thị vệ đang ngồi chơi. Biết đây
là cậu học trò thuộc dòng khoa bảng Nguyễn Khoa nên nhà vua mới ra đề
thử tài.
Nhà thơ Nguyễn Khuyến. |
Làm
thơ xong, vua khen hay và thưởng cho vài chiếc kẹo, Nguyễn Khoa Vy nhận
ngay rồi quay lưng chạy. Lính lệ bắt lại ghép vào tội vô lễ với Hoàng
thượng, Nguyễn Khoa Vy liền đọc bài thơ tạ tội: "Đang
nghịch không ngờ lại gặp vua/ Còng lưng mà chạy rớt càng cua/ Bây giờ
lại được vua ban thưởng/ Cảm tạ đâu nào dám "bonjour"! (Không đề).
Tiếng Pháp xen lẫn vào bài thơ tiếng Việt thật tự nhiên- cũng là phong cách cười kín đáo, tế nhị của người Huế vậy.
Vượt
qua đèo Hải Vân vào Quảng Nam, có lẽ ta nên dừng chân lại tâm tình với
nhà thơ Tú Quỳ (1828-1926). Thơ trào phúng của ông khá nhiều, tựu trung
là đả kích cường hào ác bá và bài trừ mê tín dị đoan...
Chẳng hạn đối với những tên Việt gian, cộng tác với giặc Pháp thì ông chưởi xéo qua bài thơ Vịnh con bò khá độc đáo: "Vũ trụ không qua đồng cỏ tốt/ Sơn hà khó sánh miếng ăn no/ Thâm sơn ruộng thẳm dơ lưng cạch/ Cắm cổ lôi cày mặc kẻ lo".
Đi
dần vào phương Nam, ta ắt gặp Phan Văn Trị (1830-1910) không chỉ là một
nhà thơ bút chiến số một của Nam kỳ, ông còn là cây bút trào phúng có
bản sắc độc đáo. Ông đả kích không khoan nhượng với cái xấu, sự lươn lẹo
của bọn Việt gian ngoi lên bằng con đường nịnh nọt giặc Pháp.
Hát bội là bài thơ tiêu biểu cho phong cách của ông: "Đứa
ghẻ ruồi, đứa lác voi/ Bao nhiêu xiêm áo cũng trơ mòi/ Người trung mặt
đỏ đôi tròng bạc/ Đứa nịnh râu đen mấy sợi còi/ Trên đỉnh có nhà còn lợp
lọng/ Dưới chơn không ngựa lại giơ roi/ Hèn chi chúng nói bội là bạc/
Bôi mặt đánh nhau cú lại thoi".
Còn
có cả Học Lạc (1842-1915) nữa, tên thật Nguyễn Văn Học. Dù học giỏi
nhưng thi không đậu, lại gặp lúc Pháp thực hiện chế độ giáo dục Pháp -
Việt nên ông không tha thiết gì đến việc tiến thân bằng khoa cử nữa, bỏ
về Mỹ Tho học nghề làm thuốc Bắc kiếm sống. Ngòi bút của ông tấn công
không trực diện bọn hương chức tham nhũng qua các bài thơ vịnh Con tôm,
Con trâu, Con chó chết trôi...
Và
đây là một trong những bài thơ tiêu biểu của ông, dù viết về Ông làng
hát bội nhưng ai cũng biết là Học Lạc ám chỉ ai: "Trong bụng trống trơn,
mang cổ giữa/ Trên đầu trọc lóc, bịt khăn ngang/ Vào buồng gọi tổ, châu
đầu lạy/ Ra rạp rằng con, nịt thắt mang".
Hầu
như xuyên suốt thế kỷ XX, ở vùng nào trên đất nước ta cũng có những cây
cười tiêu biểu. Sau năm 1945 cho đến năm 1975 ở ngoài Bắc nổi lên những
cây thơ trào phúng như Xích Điểu, Thợ Rèn, Nguyễn Đình, Sĩ Giang, Lã
Vọng, Búa Đanh, Huyền Thanh, Chính Nghĩa, Búa Tạ, Đặc Công v.v... Tiếng
cười của các cây bút này vẫn nặng về xây dựng lối sống mới và chủ yếu
là đánh kẻ thù xâm lược bằng những thủ pháp sắc sảo, có ấn tượng.
Xin
giới thiệu một, hai cây bút tiêu biểu nhất, chẳng hạn, nhà thơ Xích
Điểu (1913-2003), người Hà Nội. Ngòi bút của ông tập trung châm biếm kẻ
thù và phê phán những biểu hiện tiêu cực trong xã hội.
Bài thơ Chống tiêu cực làng ta, ông phê thẳng tay: "Tưởng
đâu thuở trước bọn văn nô/ Rơi rớt thời nay vẫn sót lò/ Anh bảo bút đây
vì tập thể/ Thật ra bút bợ cá nhân to/ Bút bic anh xài đỏ đỏ đen/ Tô
màu thành tích nỏ cần xem/ Chỉ cần đối tượng anh tâng bốc/ Luôn nhớ anh
bằng những tiếng khen"...
Nhà
thơ trào phúng Thợ Rèn, (1923-2008) tự nhận viết trào phúng để phục vụ
nhiệm vụ chính trị kịp thời, phê phán cái xấu trong nội bộ.
Một bài thơ tiêu biểu của Thợ Rèn là Tết Tây: "Chúc
trước tết Tây để tết ta/ Các quan liêm chính bớt ăn quà/ Nể lòng cấp
dưới nên khôn nỡ/ Lòng vả lòng sung ta với ta/ Gần tết ngược xuôi khắp
mọi miền/ Xe hơi rầm rập phố Trường Yên/ Thời trân thức thức trên xe ấy/
Biết chở về đâu? Lẽ tất nhiên!".
Ngoài ra còn có thể kể thêm các anh tài khác như Bút Châm, Hạt Tiêu, Ong Mật, Mực Đỏ, Dương Quân, Thiện Chí…
Về
các cây bút trào phúng miền Nam (1954-1975), hầu như chưa có chuyên luận
nào đề cập đến. Có thể kể đến Tú Trọc, Hà Thượng Nhân, Cả Tếu, Ch. Số
Zách, Trạng Đớp, Tú Kếu, Cung Văn, Tú Ngang... Thơ trào phúng của họ có
lúc dám cà khịa cả chính quyền Sài Gòn. Và tất nhiên đã thơ trào phúng
thì họ không thể bỏ qua các sự kiện thời sự.
Lướt
qua thế kỷ thơ trào phúng của thế kỷ XX dẫu do dung lượng một bài báo
chưa giới thiệu được trọn vẹn nhưng cũng đủ thấy cái kho kiến văn, cái
tầm ngạo nghễ của trí thức nước ta quả thật là rộng lớn vô biên.
Lê Bằng Hữu