Tham Khảo

Mừng 60 năm ban hành Hiến Pháp VNCH - Giá Trị Tinh Thần Lập Hiến Việt Nam Cộng Hòa

Giá Trị Tinh Thần Lập Hiến Việt Nam Cộng Hòa



Nền Cộng Hòa non trẻ của miền Nam Việt Nam đã chấm dứt vào 30 tháng 4 năm 1975, nhưng giá trị tinh thần cộng hòa vẫn tồn tại cho đến ngày nay. 
Nhân kỷ niệm 60 năm ngày bản Hiến pháp Đệ Nhất Cộng Hòa ra đời ngày 26-10-1956 xin được ôn lại các giá trị có thể học hỏi từ tinh thần lập hiến Việt Nam Cộng Hòa.

Hiến Pháp 1956
Ngày 26/10/1955 Thủ tướng Ngô Đình Diệm chính thức thông báo kết quả Trưng cầu Dân Ý truất phế Bảo Đại, thành lập Việt Nam Cộng hòa, với Hiến ước Tạm thời làm cơ sở pháp lý điều hành quốc gia. 
Tháng 3/1956 một Quốc hội Lập hiến với 123 dân biểu được bầu. Đến tháng 7-1956 Quốc Hội bỏ phiếu thông qua bản Hiến Pháp. Ngày 26/10/1956 Hiến Pháp được Quốc Trưởng Ngô Đình Diệm ban hành.


Tinh thần lập hiến và dân chủ chưa đủ
Chiếu điều 95 và 96 của bản Hiến pháp 1956, Quốc Hội Lập Hiến tự động trở thành Quốc Hội Lập Pháp và Quốc Trưởng Ngô Đình Diệm trở thành Tổng thống đầu tiên Việt Nam Cộng Hòa.
Lẽ ra hai điều này không nên có vì đã mâu thuẫn với Điều 2 là điều căn bản nhất của thể chế Cộng Hòa: “Chủ quyền thuộc về toàn dân”. 
Nói cách khác Quốc Hội Lập Hiến đã tước quyền người dân bầu chọn một Quốc Hội Lập Pháp và một Tổng thống đầu tiên của nước Việt Nam Cộng Hòa.
Điều 3 “Tổng thống lãnh đạo Quốc dân” mang xu hướng suy tôn chức danh Tổng thống. Điều 89 “Không thể sửa đổi hoặc hủy bỏ các Điều 1, 2, 3, 4, và điều này (89) của Hiến pháp.”, Nghĩa là Điều 3 được đặt ngang hàng và được bảo vệ tuyệt đối như Điều 2 “Chủ quyền thuộc về toàn dân”.
Nói cách khác quyền lực tuyệt đối đã được Hiến Pháp trao cho Tổng Thống do đó quyền dân chủ đã bị giới hạn trong Hiến Pháp Đệ Nhất Cộng Hòa.
Trong khi miền Nam đang bị cộng sản đe dọa lẽ ra vai trò của các đảng chính trị và của địa phương phải được đặt hàng đầu, Hiến pháp 1956 lại chỉ tập trung vào Trung ương không hề đề cập đến địa phương, thành phố, tỉnh, xã, thị xã… cũng không đề cập đến vai trò các đảng chính trị.
Thiên thứ 9, quy định việc sửa đổi Hiến pháp, với nhiều bước chặt chẽ. Chương này chỉ thuận lợi cho những chính trị gia đã tham gia guồng máy công quyền, nhưng lại giới hạn cơ hội của dân và của thành phần cấp tiến muốn thay đổi đất nước thông qua việc sửa đổi Hiến Pháp.

Tam Quyền Phân Nhiệm
Vai trò và nhiệm vụ của Tổng Thống, của Quốc Hội và của Thẩm phán được nêu rõ trong các Thiên (Chương) ba, bốn và năm của bản Hiến Pháp 1956.
Thiên thứ sáu dành cho Đặc biệt Pháp viện là một tòa án đặc biệt có thẩm quyền xét xử Tổng thống, Phó Tổng thống, Chánh án Tòa Phá án, và Chủ tịch Viện Bảo Hiến, trong trường hợp can tội phản quốc và các trọng tội.
Thiên thứ bảy về Hội đồng Kinh tế Quốc gia do Phó Tổng thống là Chủ tịch có nhiệm vụ trình bày sáng kiến và phát biểu ý kiến về các dự thảo, dự án kinh tế.
Thiên thứ tám về Viện Bảo Hiến nhằm phán quyết về tánh cách hợp hiến của các đạo luật, sắc luật, và quy tắc hành chánh.

Kinh Tế Tự Do
Chương hai nêu rõ việc Quốc gia (chính phủ) công nhận và bảo đảm tất cả các quyền tự do cá nhân. 
Đặc biệt Điều 20: “Quốc gia công nhận và bảo đảm quyền tư hữu.” Cùng với việc khuyếch trương kinh tế tự do, chiếu theo điều 20 này chính phủ đã có những chính sách vô cùng tích cực.
Lấy thí dụ, chính phủ quy định các loại xe chuyên chở công cộng như xe taxi, xe lam, xe xích lô… cho nhập cảng xe mới và đem bán trả góp cho tài xế. Các loại xe này nhanh chóng trở thành những phương tiện di chuyển thông dụng nhất tại miền Nam.
Chương trình Người cày có ruộng, chính phủ mua lại ruộng đất của điền chủ đem bán lại cho tá điền qua phương cách trả góp.
Ngoài một số hoạt động công ích xã hội, như điện, nước, hàng không,… sinh hoạt kinh tế hoàn toàn tự do. Chính phủ không cạnh tranh với tư nhân. Chính phủ chỉ giữ vai trò khuyết trương kinh tế và bảo đảm tư nhân cạnh tranh một cách công bằng và hợp pháp.
Ngay trong giáo dục Chương trình tư thục được chính phủ khuyến khích và nâng đỡ. Nhờ đó chia sẻ gánh nặng với chính phủ và đã đào tạo nhiều thế hệ thanh niên sẵn sàng đóng góp cho quốc gia dân tộc.
Chính phủ còn cho thành lập các khu kỹ nghệ như Thủ Đức, An Hòa, Nông Sơn, … nhiều nhà máy được xây dựng như nhà máy xi măng Hà Tiên, nhà máy thủy điện Đa Nhim, nhà máy vải sợi Vinatexco Đà Nẵng, Vimytex Sài Gòn, Nhà máy thủy tinh, mỏ than Nông Sơn… 
Các quốc gia khác sau khi giành được độc lập đều có khuynh hướng bảo vệ thị trường, chính phủ trực tiếp làm kinh tế, quốc hữu hóa công xưởng, đề ra các chính sách bảo vệ thị trường. 
Trong khi miền Nam lại theo kinh tế tự do nên kinh tế và kỹ nghệ đã phát triển nhanh hơn các quốc gia trong vùng.


Hòa giải tranh chấp lao công
Thiên thứ bẩy về Hội đồng Kinh tế Quốc gia mà hội viên gồm các nghiệp đoàn và các ngành hoạt động kinh tế, các tổ chức hoạt động xã hội liên hệ với kinh tế và các nhà kinh tế học.
Chính phủ cũng đề ra chính sách dung hòa quyền lợi giữa chủ và thợ, giảm thiểu các tranh chấp lao công, khiến cho xã hội hài hòa cùng nhau phát triển sản xuất nâng cao đời sống vật chất và tinh thần.
Đây là một điểm son của của xã hội miền Nam, nhờ đó cộng sản không thể lợi dụng biến các cuộc biểu tình đình công đòi hỏi quyền lợi của giới thợ thuyền thành những cuộc biểu tình chính trị.

Tinh thần nhân bản, khai phóng và dân tộc
Trong lời mở đầu Hiến Pháp nêu rõ: “…dân tộc ta sẵn sàng tiếp nhận các trào lưu tư tưởng tiến bộ để hoàn thành sứ mạng trước đấng Tạo hóa và trước nhân loại là xây dựng một nền văn minh và nhân bản bảo vệ phát triển con người toàn diện.”
Nhìn chung Hiến Pháp 1956 xây dựng trên tinh thần nhân bản, khai phóng và dân tộc, tinh thần này được tiếp tục duy trì trong Hiến Pháp 1967.


Hiến Pháp 1967
Sau đảo chánh 1-11-1963, miền Nam bị đẩy vào tình trạng khủng hoảng chính trị. Các chính phủ quân sự và dân sự liên tiếp được thành lập. Để có cơ sở pháp lý mỗi chính phủ đã ban hành Hiến Chương riêng.
Mãi đến tháng 9/1966, một Quốc Hội Lập Hiến gồm 117 Dân biểu được bầu ra. Một Ủy ban soạn thảo Hiến pháp được thành lập rút ưu khuyết điểm Hiến Pháp 1956, nghiên cứu và tham vấn nhiều bản Hiến pháp các quốc gia khác, đặc biệt là Pháp, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Hiến Pháp 1967 tam quyền phân lập, dân chủ và phân quyền
Ngày 01/04/1967 Hiến Pháp 1967 được công bố theo đó nguyên tắc kiểm soát và đối trọng giữa các nhánh quyền lực được triệt để tuân thủ.
Lập pháp gồm lưỡng viện, hành pháp và tư pháp hoàn toàn độc lập. Vai trò và nhiệm vụ của lập pháp, của hành pháp và của tư pháp được nêu rõ trong các Chương ba, bốn và năm của bản Hiến Pháp.
Để tránh nguy cơ độc tài, Hiến pháp 1967 đặt ra chế độ Tổng thống với Lưỡng viện Quốc Hội và với chức vụ Thủ Tướng nhằm chia sẻ trách nhiệm và quyền hành của Tổng thống.
Đặc biệt, Chương 5 Điều 70 nêu rõ: “Nguyên tắc địa phương phân quyền được công nhận cho các tập thể địa phương có tư cách pháp nhân như: xã, tỉnh, thị xã và thủ đô.” Các Điều 65, 70, 71, 72, 73, 74, 75 và 114 tạo cơ sở pháp lý cho các chính quyền địa phương.
Chương 6 về vai trò và nhiệm vụ của các Định Chế Đặc Biệt bao gồm Đặc Biệt Pháp Viện, Giám Sát Viện, Hội Đồng Quân Lực, Hội Đồng Văn Hóa Giáo Dục, Hội Đồng Kinh Tế Xã Hội, Hội Đồng các Sắc Tộc.
Vai trò chống tham nhũng của Giám Sát Viện được nêu rõ: “Thanh tra, kiểm soát và điều tra nhân viên các cơ quan công quyền và tư nhân đồng phạm hay tòng phạm về mọi hành vi tham nhũng, đầu cơ, hối mại quyền thế hoặc phương hại đến quyền lợi quốc gia.”


Chính Đảng và Đối Lập
Chương 7 về Chính Đảng và Đối Lập, nền Đệ Nhị Cộng Hòa khuyến khích việc tiến tới chế độ lưỡng đảng đối lập như sau:
Điều 99
1- Quốc Gia công nhận chánh đảng giữ vai trò thiết yếu trong chế độ dân chủ.
2- Chánh đảng được tự do thành lập và hoạt động theo các thể thức và điều kiện luật định.
Điều 100 - Quốc Gia khuyến khích việc tiến tới chế độ lưỡng đảng.
Điều 101 - Quốc Gia công nhận sự định chế hóa đối lập chính trị.
Điều 102- Một đạo luật sẽ ấn định quy chế chánh đảng và đối lập chính trị.
Sinh hoạt chính trị ở miền Nam cho đến 30-4-1975 đã chiụ nhiều ảnh hưởng chủ trương lưỡng đảng đối lập, các đảng Khối hay chính trị gia đã hình thành những liên kết đối lập về đường lối và chánh sách quốc gia.
Thêm vào đó để tránh tình trạng Quân Đội cấu kết với các đảng phái chính trị làm đảo chánh, Chương 2, Điều 23 cấm “Quân nhân tại ngũ không được sinh hoạt đảng phái”.

Hữu sản hóa nhân dân
Điểm mạnh nhất của mô hình Đệ Nhất Cộng Hòa là phát triển kinh tế tự do, điểm mạnh này đã được tiếp tục trong thời Đệ Nhị Cộng Hòa. Về Công Nghiệp, Khu Kỷ Nghệ Biên Hòa là một thành tựu phát triển vào bậc nhất trong vùng Đông Nam Á. Mặc dù chiến tranh kinh tế và kỹ nghệ miền Nam vượt hẳn các quốc gia trong vùng.
Điểm đặc biệt của Hiến Pháp 1967 Điều 19 phần 2 “Quốc Gia chủ trương hữu sản hóa nhân dân” và Điều 22 “Quốc Gia chủ trương nâng cao đời sống nông dân và đặc biệt giúp đỡ nông dân có ruộng đất canh tác.” Sự thành công của chánh sách Người Cày Có Ruộng và Chương trình cơ giới hóa nông nghiệp chính là nhờ các điều khoản nói trên.


Hiến pháp nhân bản, khai phóng và dân tộc
Thừa kế tinh thần Đệ Nhất Cộng Hòa, Hiến pháp 1967 lấy nhân bản, khai phóng và dân tộc làm quốc sách. Điều 11 ghi rất rõ “Văn hóa giáo dục phải được đặt vào hàng quốc sách trên căn bản dân tộc, khoa học và nhân bản.”
Điều 2 phần 2 nêu rõ tinh thần cộng hòa “Quốc Gia chủ trương sự bình đẳng giữa các công dân không phân biệt nam nữ, tôn giáo, sắc tộc, đảng phái. Đồng bào thiểu số được đặc biệt nâng đỡ để theo kịp đà tiến bộ chung của dân tộc.”

Các điểm nổi bật
Nhìn chung Hiến pháp 1967 vừa ngắn gọn, rõ ràng, vừa nêu rõ chính phủ phải bảo đảm những quyền tự do căn bản, kể cả quyền đối lập chính trị. So với các quốc gia trong vùng Đông Nam Châu Á cùng thời, Hiến pháp 1967 chỉ rõ sự tiến bộ vượt bực của Việt Nam Cộng Hòa. 
Còn so với thực tế Việt Nam Cộng Hòa có một số đặc điểm nổi bật như:
1. Các quyền tự do căn bản đã được chính phủ bảo đảm, đặt biệt là quyền tư hữu;
2. Xây dựng được một nền dân chủ tam quyền phân nhiệm, phân lập và phân quyền;
3. xây dựng thành công một nền văn hóa giáo dục, lấy nhân bản, khai phóng và dân tộc làm căn bản;
4. tôn giáo, văn học, văn nghệ, nghệ thuật phát triển;
5. báo chí tự do;
6. theo kinh tế thị trường tự do;
7. nhưng vẫn bảo đảm được công bằng xã hội và dân sinh như y tế đại chúng hay thực hiện luật Người Cày Có Ruộng;
8. một xã hội dân sự phát triển.
Kinh nghiệm thế giới cho thấy các yếu tố trên là căn bản trong việc phát triển quốc gia. Nghĩa là nếu miền Nam không rơi vào tay cộng sản thì Việt Nam Cộng Hòa sẽ không thể kém xa các quốc gia Đông Nam Châu Á như hiện nay. Nếu không nói là sẽ vượt trội hơn nước người.
Tinh thần lập hiến và thượng tôn pháp luật pháp thời Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn đó và sẽ được học hỏi kế thừa khi Việt Nam có tự do dân chủ.
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
25-10-2016

Bàn ra tán vào (2)

quang dinh
DẠ CỔ HOÀI LANG SÓI * Dạ cổ hoài lang sói Cam Ranh Chơi xong dông lại bẻ nguyên cành đồng minh tháo chạy ôm chăn chiếu Ba Ngòi chuyền độc ngư tiều canh Khánh hòa Vũng Áng Ngô Gia Định Bèo muỗi Nga xô tử cấm thành * Nha Trang Đồng Đế Huy Hoàng Lam sơn Vạn kiếp Quốc Hoàn Hoàng văn Hoan Ba Đình nhược thủy cường toan Mậu Thân sáu tám tấn vàng Tạ Bích Loan Hồ Quang tạp chủng con hoang lò Tôn Nữ Thị Ninh choang Nguyễn Tất Thành * Hoàng Sa bãi cứt cũng tranh giành Phạm Văn Đồng lõa đánh tiết canh Cổ thành Quảng trị đầu Fuck niễng Bành Lệ Viện Hoàng Phủ Ngọc Phan * Biên Hòa Bình Phước Khe Sanh Nghĩa trang quân đội Việt Nam lính cộng hòa Hải quân quỷ Ngụy Văn Thà Gạc Ma Hà Nội giặc cà phân Bắc Kinh Ăn Sương Vẹm Nguyễn Thị Bình Tô Lâm thảo khấu lưu linh Đặng Tiểu Bình * TÂM THANH

----------------------------------------------------------------------------------

quang dinh
DẠ CỔ HOÀI LANG SÓI * Dạ cổ hoài lang sói Cam Ranh Chơi xong dông lại bẻ nguyên cành đồng minh tháo chạy ôm chăn chiếu Ba Ngòi chuyền độc ngư tiều canh Khánh hòa Vũng Áng Ngô Gia Định Bèo muỗi Nga xô tử cấm thành * Nha Trang Đồng Đế Huy Hoàng Lam sơn Vạn kiếp Quốc Hoàn Hoàng văn Hoan Ba Đình nhược thủy cường toan Mậu Thân sáu tám tấn vàng Tạ Bích Loan Hồ Quang tạp chủng con hoang lò Tôn Nữ Thị Ninh choang Nguyễn Tất Thành * Hoàng Sa bãi cứt cũng tranh giành Phạm Văn Đồng lõa đánh tiết canh Cổ thành Quảng trị đầu Fuck niễng Bành Lệ Viện Hoàng Phủ Ngọc Phan * Biên Hòa Bình Phước Khe Sanh Nghĩa trang quân đội Việt Nam lính cộng hòa Hải quân quỷ Ngụy Văn Thà Gạc Ma Hà Nội giặc cà phân Bắc Kinh Ăn Sương Vẹm Nguyễn Thị Bình Tô Lâm thảo khấu lưu linh Đặng Tiểu Bình * TÂM THANH

----------------------------------------------------------------------------------

Comment




  • Input symbols

Mừng 60 năm ban hành Hiến Pháp VNCH - Giá Trị Tinh Thần Lập Hiến Việt Nam Cộng Hòa

Giá Trị Tinh Thần Lập Hiến Việt Nam Cộng Hòa



Nền Cộng Hòa non trẻ của miền Nam Việt Nam đã chấm dứt vào 30 tháng 4 năm 1975, nhưng giá trị tinh thần cộng hòa vẫn tồn tại cho đến ngày nay. 
Nhân kỷ niệm 60 năm ngày bản Hiến pháp Đệ Nhất Cộng Hòa ra đời ngày 26-10-1956 xin được ôn lại các giá trị có thể học hỏi từ tinh thần lập hiến Việt Nam Cộng Hòa.

Hiến Pháp 1956
Ngày 26/10/1955 Thủ tướng Ngô Đình Diệm chính thức thông báo kết quả Trưng cầu Dân Ý truất phế Bảo Đại, thành lập Việt Nam Cộng hòa, với Hiến ước Tạm thời làm cơ sở pháp lý điều hành quốc gia. 
Tháng 3/1956 một Quốc hội Lập hiến với 123 dân biểu được bầu. Đến tháng 7-1956 Quốc Hội bỏ phiếu thông qua bản Hiến Pháp. Ngày 26/10/1956 Hiến Pháp được Quốc Trưởng Ngô Đình Diệm ban hành.


Tinh thần lập hiến và dân chủ chưa đủ
Chiếu điều 95 và 96 của bản Hiến pháp 1956, Quốc Hội Lập Hiến tự động trở thành Quốc Hội Lập Pháp và Quốc Trưởng Ngô Đình Diệm trở thành Tổng thống đầu tiên Việt Nam Cộng Hòa.
Lẽ ra hai điều này không nên có vì đã mâu thuẫn với Điều 2 là điều căn bản nhất của thể chế Cộng Hòa: “Chủ quyền thuộc về toàn dân”. 
Nói cách khác Quốc Hội Lập Hiến đã tước quyền người dân bầu chọn một Quốc Hội Lập Pháp và một Tổng thống đầu tiên của nước Việt Nam Cộng Hòa.
Điều 3 “Tổng thống lãnh đạo Quốc dân” mang xu hướng suy tôn chức danh Tổng thống. Điều 89 “Không thể sửa đổi hoặc hủy bỏ các Điều 1, 2, 3, 4, và điều này (89) của Hiến pháp.”, Nghĩa là Điều 3 được đặt ngang hàng và được bảo vệ tuyệt đối như Điều 2 “Chủ quyền thuộc về toàn dân”.
Nói cách khác quyền lực tuyệt đối đã được Hiến Pháp trao cho Tổng Thống do đó quyền dân chủ đã bị giới hạn trong Hiến Pháp Đệ Nhất Cộng Hòa.
Trong khi miền Nam đang bị cộng sản đe dọa lẽ ra vai trò của các đảng chính trị và của địa phương phải được đặt hàng đầu, Hiến pháp 1956 lại chỉ tập trung vào Trung ương không hề đề cập đến địa phương, thành phố, tỉnh, xã, thị xã… cũng không đề cập đến vai trò các đảng chính trị.
Thiên thứ 9, quy định việc sửa đổi Hiến pháp, với nhiều bước chặt chẽ. Chương này chỉ thuận lợi cho những chính trị gia đã tham gia guồng máy công quyền, nhưng lại giới hạn cơ hội của dân và của thành phần cấp tiến muốn thay đổi đất nước thông qua việc sửa đổi Hiến Pháp.

Tam Quyền Phân Nhiệm
Vai trò và nhiệm vụ của Tổng Thống, của Quốc Hội và của Thẩm phán được nêu rõ trong các Thiên (Chương) ba, bốn và năm của bản Hiến Pháp 1956.
Thiên thứ sáu dành cho Đặc biệt Pháp viện là một tòa án đặc biệt có thẩm quyền xét xử Tổng thống, Phó Tổng thống, Chánh án Tòa Phá án, và Chủ tịch Viện Bảo Hiến, trong trường hợp can tội phản quốc và các trọng tội.
Thiên thứ bảy về Hội đồng Kinh tế Quốc gia do Phó Tổng thống là Chủ tịch có nhiệm vụ trình bày sáng kiến và phát biểu ý kiến về các dự thảo, dự án kinh tế.
Thiên thứ tám về Viện Bảo Hiến nhằm phán quyết về tánh cách hợp hiến của các đạo luật, sắc luật, và quy tắc hành chánh.

Kinh Tế Tự Do
Chương hai nêu rõ việc Quốc gia (chính phủ) công nhận và bảo đảm tất cả các quyền tự do cá nhân. 
Đặc biệt Điều 20: “Quốc gia công nhận và bảo đảm quyền tư hữu.” Cùng với việc khuyếch trương kinh tế tự do, chiếu theo điều 20 này chính phủ đã có những chính sách vô cùng tích cực.
Lấy thí dụ, chính phủ quy định các loại xe chuyên chở công cộng như xe taxi, xe lam, xe xích lô… cho nhập cảng xe mới và đem bán trả góp cho tài xế. Các loại xe này nhanh chóng trở thành những phương tiện di chuyển thông dụng nhất tại miền Nam.
Chương trình Người cày có ruộng, chính phủ mua lại ruộng đất của điền chủ đem bán lại cho tá điền qua phương cách trả góp.
Ngoài một số hoạt động công ích xã hội, như điện, nước, hàng không,… sinh hoạt kinh tế hoàn toàn tự do. Chính phủ không cạnh tranh với tư nhân. Chính phủ chỉ giữ vai trò khuyết trương kinh tế và bảo đảm tư nhân cạnh tranh một cách công bằng và hợp pháp.
Ngay trong giáo dục Chương trình tư thục được chính phủ khuyến khích và nâng đỡ. Nhờ đó chia sẻ gánh nặng với chính phủ và đã đào tạo nhiều thế hệ thanh niên sẵn sàng đóng góp cho quốc gia dân tộc.
Chính phủ còn cho thành lập các khu kỹ nghệ như Thủ Đức, An Hòa, Nông Sơn, … nhiều nhà máy được xây dựng như nhà máy xi măng Hà Tiên, nhà máy thủy điện Đa Nhim, nhà máy vải sợi Vinatexco Đà Nẵng, Vimytex Sài Gòn, Nhà máy thủy tinh, mỏ than Nông Sơn… 
Các quốc gia khác sau khi giành được độc lập đều có khuynh hướng bảo vệ thị trường, chính phủ trực tiếp làm kinh tế, quốc hữu hóa công xưởng, đề ra các chính sách bảo vệ thị trường. 
Trong khi miền Nam lại theo kinh tế tự do nên kinh tế và kỹ nghệ đã phát triển nhanh hơn các quốc gia trong vùng.


Hòa giải tranh chấp lao công
Thiên thứ bẩy về Hội đồng Kinh tế Quốc gia mà hội viên gồm các nghiệp đoàn và các ngành hoạt động kinh tế, các tổ chức hoạt động xã hội liên hệ với kinh tế và các nhà kinh tế học.
Chính phủ cũng đề ra chính sách dung hòa quyền lợi giữa chủ và thợ, giảm thiểu các tranh chấp lao công, khiến cho xã hội hài hòa cùng nhau phát triển sản xuất nâng cao đời sống vật chất và tinh thần.
Đây là một điểm son của của xã hội miền Nam, nhờ đó cộng sản không thể lợi dụng biến các cuộc biểu tình đình công đòi hỏi quyền lợi của giới thợ thuyền thành những cuộc biểu tình chính trị.

Tinh thần nhân bản, khai phóng và dân tộc
Trong lời mở đầu Hiến Pháp nêu rõ: “…dân tộc ta sẵn sàng tiếp nhận các trào lưu tư tưởng tiến bộ để hoàn thành sứ mạng trước đấng Tạo hóa và trước nhân loại là xây dựng một nền văn minh và nhân bản bảo vệ phát triển con người toàn diện.”
Nhìn chung Hiến Pháp 1956 xây dựng trên tinh thần nhân bản, khai phóng và dân tộc, tinh thần này được tiếp tục duy trì trong Hiến Pháp 1967.


Hiến Pháp 1967
Sau đảo chánh 1-11-1963, miền Nam bị đẩy vào tình trạng khủng hoảng chính trị. Các chính phủ quân sự và dân sự liên tiếp được thành lập. Để có cơ sở pháp lý mỗi chính phủ đã ban hành Hiến Chương riêng.
Mãi đến tháng 9/1966, một Quốc Hội Lập Hiến gồm 117 Dân biểu được bầu ra. Một Ủy ban soạn thảo Hiến pháp được thành lập rút ưu khuyết điểm Hiến Pháp 1956, nghiên cứu và tham vấn nhiều bản Hiến pháp các quốc gia khác, đặc biệt là Pháp, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Hiến Pháp 1967 tam quyền phân lập, dân chủ và phân quyền
Ngày 01/04/1967 Hiến Pháp 1967 được công bố theo đó nguyên tắc kiểm soát và đối trọng giữa các nhánh quyền lực được triệt để tuân thủ.
Lập pháp gồm lưỡng viện, hành pháp và tư pháp hoàn toàn độc lập. Vai trò và nhiệm vụ của lập pháp, của hành pháp và của tư pháp được nêu rõ trong các Chương ba, bốn và năm của bản Hiến Pháp.
Để tránh nguy cơ độc tài, Hiến pháp 1967 đặt ra chế độ Tổng thống với Lưỡng viện Quốc Hội và với chức vụ Thủ Tướng nhằm chia sẻ trách nhiệm và quyền hành của Tổng thống.
Đặc biệt, Chương 5 Điều 70 nêu rõ: “Nguyên tắc địa phương phân quyền được công nhận cho các tập thể địa phương có tư cách pháp nhân như: xã, tỉnh, thị xã và thủ đô.” Các Điều 65, 70, 71, 72, 73, 74, 75 và 114 tạo cơ sở pháp lý cho các chính quyền địa phương.
Chương 6 về vai trò và nhiệm vụ của các Định Chế Đặc Biệt bao gồm Đặc Biệt Pháp Viện, Giám Sát Viện, Hội Đồng Quân Lực, Hội Đồng Văn Hóa Giáo Dục, Hội Đồng Kinh Tế Xã Hội, Hội Đồng các Sắc Tộc.
Vai trò chống tham nhũng của Giám Sát Viện được nêu rõ: “Thanh tra, kiểm soát và điều tra nhân viên các cơ quan công quyền và tư nhân đồng phạm hay tòng phạm về mọi hành vi tham nhũng, đầu cơ, hối mại quyền thế hoặc phương hại đến quyền lợi quốc gia.”


Chính Đảng và Đối Lập
Chương 7 về Chính Đảng và Đối Lập, nền Đệ Nhị Cộng Hòa khuyến khích việc tiến tới chế độ lưỡng đảng đối lập như sau:
Điều 99
1- Quốc Gia công nhận chánh đảng giữ vai trò thiết yếu trong chế độ dân chủ.
2- Chánh đảng được tự do thành lập và hoạt động theo các thể thức và điều kiện luật định.
Điều 100 - Quốc Gia khuyến khích việc tiến tới chế độ lưỡng đảng.
Điều 101 - Quốc Gia công nhận sự định chế hóa đối lập chính trị.
Điều 102- Một đạo luật sẽ ấn định quy chế chánh đảng và đối lập chính trị.
Sinh hoạt chính trị ở miền Nam cho đến 30-4-1975 đã chiụ nhiều ảnh hưởng chủ trương lưỡng đảng đối lập, các đảng Khối hay chính trị gia đã hình thành những liên kết đối lập về đường lối và chánh sách quốc gia.
Thêm vào đó để tránh tình trạng Quân Đội cấu kết với các đảng phái chính trị làm đảo chánh, Chương 2, Điều 23 cấm “Quân nhân tại ngũ không được sinh hoạt đảng phái”.

Hữu sản hóa nhân dân
Điểm mạnh nhất của mô hình Đệ Nhất Cộng Hòa là phát triển kinh tế tự do, điểm mạnh này đã được tiếp tục trong thời Đệ Nhị Cộng Hòa. Về Công Nghiệp, Khu Kỷ Nghệ Biên Hòa là một thành tựu phát triển vào bậc nhất trong vùng Đông Nam Á. Mặc dù chiến tranh kinh tế và kỹ nghệ miền Nam vượt hẳn các quốc gia trong vùng.
Điểm đặc biệt của Hiến Pháp 1967 Điều 19 phần 2 “Quốc Gia chủ trương hữu sản hóa nhân dân” và Điều 22 “Quốc Gia chủ trương nâng cao đời sống nông dân và đặc biệt giúp đỡ nông dân có ruộng đất canh tác.” Sự thành công của chánh sách Người Cày Có Ruộng và Chương trình cơ giới hóa nông nghiệp chính là nhờ các điều khoản nói trên.


Hiến pháp nhân bản, khai phóng và dân tộc
Thừa kế tinh thần Đệ Nhất Cộng Hòa, Hiến pháp 1967 lấy nhân bản, khai phóng và dân tộc làm quốc sách. Điều 11 ghi rất rõ “Văn hóa giáo dục phải được đặt vào hàng quốc sách trên căn bản dân tộc, khoa học và nhân bản.”
Điều 2 phần 2 nêu rõ tinh thần cộng hòa “Quốc Gia chủ trương sự bình đẳng giữa các công dân không phân biệt nam nữ, tôn giáo, sắc tộc, đảng phái. Đồng bào thiểu số được đặc biệt nâng đỡ để theo kịp đà tiến bộ chung của dân tộc.”

Các điểm nổi bật
Nhìn chung Hiến pháp 1967 vừa ngắn gọn, rõ ràng, vừa nêu rõ chính phủ phải bảo đảm những quyền tự do căn bản, kể cả quyền đối lập chính trị. So với các quốc gia trong vùng Đông Nam Châu Á cùng thời, Hiến pháp 1967 chỉ rõ sự tiến bộ vượt bực của Việt Nam Cộng Hòa. 
Còn so với thực tế Việt Nam Cộng Hòa có một số đặc điểm nổi bật như:
1. Các quyền tự do căn bản đã được chính phủ bảo đảm, đặt biệt là quyền tư hữu;
2. Xây dựng được một nền dân chủ tam quyền phân nhiệm, phân lập và phân quyền;
3. xây dựng thành công một nền văn hóa giáo dục, lấy nhân bản, khai phóng và dân tộc làm căn bản;
4. tôn giáo, văn học, văn nghệ, nghệ thuật phát triển;
5. báo chí tự do;
6. theo kinh tế thị trường tự do;
7. nhưng vẫn bảo đảm được công bằng xã hội và dân sinh như y tế đại chúng hay thực hiện luật Người Cày Có Ruộng;
8. một xã hội dân sự phát triển.
Kinh nghiệm thế giới cho thấy các yếu tố trên là căn bản trong việc phát triển quốc gia. Nghĩa là nếu miền Nam không rơi vào tay cộng sản thì Việt Nam Cộng Hòa sẽ không thể kém xa các quốc gia Đông Nam Châu Á như hiện nay. Nếu không nói là sẽ vượt trội hơn nước người.
Tinh thần lập hiến và thượng tôn pháp luật pháp thời Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn đó và sẽ được học hỏi kế thừa khi Việt Nam có tự do dân chủ.
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
25-10-2016

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm