Kinh Đời
Muối
Sáng sớm, khi chưa ăn sáng, uống một ly nước muối ấm pha loãng (2 lít nước ấm pha với 1 muỗng canh muối) sẽ giúp rửa sạch ruột, trị chứng táo bón,
Muối ăn Muối là loại khoáng chất bình thường nhưng thực ra muối lại đa dụng, có vị trí quan trọng trong đời sống chúng ta, vì hằng ngày chúng ta sử dụng muối không chỉ để chế biến đồ ăn mà còn làm nhiều việc khác. Muối còn có khả năng diệt khuẩn, làm sạch vết thương, tẩy sạch vết bẩn, trị bệnh, bảo quản thực phẩm,… Muối trong nước mắt giúp làm sáng mắt. Muối rất tốt, cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Cuộc đời chúng ta không thể sống thiếu muối. Muối là hợp chất hoá học gồm Natri và Clo. Muối không thể thiếu với cơ thể, muối cần thiết để duy trì lượng máu tuần hoàn và huyết tương trong cơ thể, giúp cho đường gluco có thể thấm qua thành ruột non và giúp cho cơ chế phản ứng của các dây thần kinh nhạy bén hơn. Muối còn tác dụng tích cực để điều hoà nhịp tim, đào thải các a-xít dư. Lượng muối hàng ngày được khuyên dùng là 920mg tới 2.300mg/ngày tùy theo sự bài tiết mồ hôi do địa lý lạnh hay nóng, điều kiện lao động. Ngậm nước muối giúp trị chứng viêm họng, viêm vòm miệng, chảy máu chân răng, đau răng… Muối cũng có thể được dùng để đánh răng. Rang nóng muối hạt, cho vào túi vải chườm lên mặt, vùng bụng của phụ nữ mới sinh sẽ giúp giải bớt độc tố và làm cho da mặt săn chắc, bụng thon gọn hơn. Sáng sớm, khi chưa ăn sáng, uống một ly nước muối ấm pha loãng (2 lít nước ấm pha với 1 muỗng canh muối) sẽ giúp rửa sạch ruột, trị chứng táo bón, giúp cải thiện tình trạng nhiễm trùng và khả năng miễn dịch, kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn. Trong ngày, uống nước muối pha loãng sẽ giúp chống mất nước. Thậm chí, muối biển đem lại rất nhiều hiệu quả làm đẹp cho da và tóc. Mùa đông rửa mặt và tắm bằng nước ấm có pha chút muối sẽ giúp da được thanh tẩy trở nên tươi sáng hơn, mềm mại và tránh được khô nẻ. Pha muối nhạt dưỡng tóc sẽ giúp chống rụng tóc. Muối kết hợp với phèn chua dùng gội đầu và ủ tóc sẽ giúp trị gàu. Đá muối (Halit) Tuy nhiên, bổ sung muối nhiều quá hay ít quá có thể dẫn đến rối loạn điện giải và các vấn đề về thần kinh rất nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong. Việc dùng nhiều muối quá còn liên quan đến bệnh cao huyết áp. Theo Viện Nghiên cứu Muối (Salt Institute), có khoảng 14.000 cách sử dụng muối. Muối cũng đa dạng: muối thô, muối tinh chế, và muối iốt. Muối Kosher là sodium chloride đã qua quá trình tạo thành những tinh thể dẹp. Nhưng muối Epsom là loại hoàn toàn khác, không phải là sodium chloride mà là magnesium sulfate. Vài cách sử dụng muối theo y học cổ truyền: Y học cổ truyền cho rằng muối tính hàn, không độc, có tác dụng gây nôn, làm mát, thông tiện, giải độc. Một số ứng dụng cụ thể: Mất nước do say nắng: Ngày nắng nóng sau khi vã mồ hôi mất nhiều nước, dùng gừng tươi 3 lát, muối 5 g, trà xanh 5 g, sắc uống. Táo bón: Uống một ly nước muối loãng lúc bụng đói. Đồ uống này sẽ giúp tăng cường tiêu hóa, giảm nhẹ sự "khó khăn" của bạn. Đầy bụng: Khi ăn nhiều thịt dẫn đến đầy bụng bất ổn, dùng muối đánh răng, súc miệng với nước ấm sẽ khỏi. Chảy máu răng: Sáng và tối dùng muối nhuyễn đánh răng, dùng liên tục sẽ đạt hiệu quả. Đau bụng do lạnh: Muối 250 g rang cho nóng, bọc vào túi vải chườm vùng bụng. Mỗi lần chườm 10 phút, ngày 3 lần, có tác dụng giảm đau và làm ấm bụng. Cổ họng sưng đau: Dùng muối cả hạt mà ngậm, hết hạt này sang hạt khác. Hoặc dùng tỏi giã nhỏ trộn với nước muối mà ngậm và súc miệng nhiều lần. Giảm thiểu tóc rụng: Khi gội đầu, pha một ít muối vào nước. Phòng trị viêm da: Dùng một ít nước muối rửa tay chân (sau đó dùng nước trong rửa lại), có tác dụng phòng ngừa viêm da. Đau khớp: Người bệnh đau nhức khớp hay viêm khớp do phong thấp dùng muối hột 1 kg, rang nóng, bọc trong túi vải, ủ đắp tại chỗ, mỗi tối một lần, thực hiện trong 30 phút, 7 ngày là một liệu trình. Chảy máu cam: Muối 5 g, giấm 200 ml, nước chín nguội 300 ml. Cho muối tan trong nước để uống, cách 3 phút sau uống giấm, sáng tối thực hiện một lần tương tự như vậy, dùng liên tục 7 ngày. Dùng muối đánh răng, súc miệng với nước ấm sẽ khỏi đầy bụng Nổi mề đay: Muối hột 40 g, cho muối tan trong 100 ml nước nóng, nhiệt độ nước tùy sự chịu đựng của từng người. Trước tiên làm sạch da tại chỗ, sau đó mới dùng nước muối này để chà rửa, chà rửa với số lần càng nhiều, hiệu quả càng cao. Đau đầu, sổ mũi: Đầu hành 250 g, cắt nhuyễn, cùng muối cho vào chảo rang nóng, bọc trong túi vải, đắp nóng trên trán. Chảy nước mắt sống: Chỉ dùng muối tinh luyện một ít chấm vào góc mắt (phía sóng mũi), rồi dùng nước lạnh rửa sạch, thực hiện vài lần sẽ khỏi. Làm tan phù mắt: Dùng một muỗng muối hòa tan trong 600 ml nước nóng, dùng bông thấm nước muối, đắp lên mắt, giúp chống sưng phù mắt. Khô cổ, khàn tiếng: Trước khi diễn thuyết, ca hát, hớp một ngụm nước muối nhạt. Cảm mạo do lạnh: Gừng tươi giã nhuyễn, rang nóng với muối, chứa trong túi vải, đắp lên trán. Trĩ, nứt hậu môn: Dùng ít muối pha với nước nóng, ngồi ngâm. Côn trùng cắn: Dùng nước muối thoa tại chỗ, giúp giảm đau, tiêu sưng. Mai Luông chuyển |
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Muối
Sáng sớm, khi chưa ăn sáng, uống một ly nước muối ấm pha loãng (2 lít nước ấm pha với 1 muỗng canh muối) sẽ giúp rửa sạch ruột, trị chứng táo bón,
Muối ăn Muối là loại khoáng chất bình thường nhưng thực ra muối lại đa dụng, có vị trí quan trọng trong đời sống chúng ta, vì hằng ngày chúng ta sử dụng muối không chỉ để chế biến đồ ăn mà còn làm nhiều việc khác. Muối còn có khả năng diệt khuẩn, làm sạch vết thương, tẩy sạch vết bẩn, trị bệnh, bảo quản thực phẩm,… Muối trong nước mắt giúp làm sáng mắt. Muối rất tốt, cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Cuộc đời chúng ta không thể sống thiếu muối. Muối là hợp chất hoá học gồm Natri và Clo. Muối không thể thiếu với cơ thể, muối cần thiết để duy trì lượng máu tuần hoàn và huyết tương trong cơ thể, giúp cho đường gluco có thể thấm qua thành ruột non và giúp cho cơ chế phản ứng của các dây thần kinh nhạy bén hơn. Muối còn tác dụng tích cực để điều hoà nhịp tim, đào thải các a-xít dư. Lượng muối hàng ngày được khuyên dùng là 920mg tới 2.300mg/ngày tùy theo sự bài tiết mồ hôi do địa lý lạnh hay nóng, điều kiện lao động. Ngậm nước muối giúp trị chứng viêm họng, viêm vòm miệng, chảy máu chân răng, đau răng… Muối cũng có thể được dùng để đánh răng. Rang nóng muối hạt, cho vào túi vải chườm lên mặt, vùng bụng của phụ nữ mới sinh sẽ giúp giải bớt độc tố và làm cho da mặt săn chắc, bụng thon gọn hơn. Sáng sớm, khi chưa ăn sáng, uống một ly nước muối ấm pha loãng (2 lít nước ấm pha với 1 muỗng canh muối) sẽ giúp rửa sạch ruột, trị chứng táo bón, giúp cải thiện tình trạng nhiễm trùng và khả năng miễn dịch, kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn. Trong ngày, uống nước muối pha loãng sẽ giúp chống mất nước. Thậm chí, muối biển đem lại rất nhiều hiệu quả làm đẹp cho da và tóc. Mùa đông rửa mặt và tắm bằng nước ấm có pha chút muối sẽ giúp da được thanh tẩy trở nên tươi sáng hơn, mềm mại và tránh được khô nẻ. Pha muối nhạt dưỡng tóc sẽ giúp chống rụng tóc. Muối kết hợp với phèn chua dùng gội đầu và ủ tóc sẽ giúp trị gàu. Đá muối (Halit) Tuy nhiên, bổ sung muối nhiều quá hay ít quá có thể dẫn đến rối loạn điện giải và các vấn đề về thần kinh rất nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong. Việc dùng nhiều muối quá còn liên quan đến bệnh cao huyết áp. Theo Viện Nghiên cứu Muối (Salt Institute), có khoảng 14.000 cách sử dụng muối. Muối cũng đa dạng: muối thô, muối tinh chế, và muối iốt. Muối Kosher là sodium chloride đã qua quá trình tạo thành những tinh thể dẹp. Nhưng muối Epsom là loại hoàn toàn khác, không phải là sodium chloride mà là magnesium sulfate. Vài cách sử dụng muối theo y học cổ truyền: Y học cổ truyền cho rằng muối tính hàn, không độc, có tác dụng gây nôn, làm mát, thông tiện, giải độc. Một số ứng dụng cụ thể: Mất nước do say nắng: Ngày nắng nóng sau khi vã mồ hôi mất nhiều nước, dùng gừng tươi 3 lát, muối 5 g, trà xanh 5 g, sắc uống. Táo bón: Uống một ly nước muối loãng lúc bụng đói. Đồ uống này sẽ giúp tăng cường tiêu hóa, giảm nhẹ sự "khó khăn" của bạn. Đầy bụng: Khi ăn nhiều thịt dẫn đến đầy bụng bất ổn, dùng muối đánh răng, súc miệng với nước ấm sẽ khỏi. Chảy máu răng: Sáng và tối dùng muối nhuyễn đánh răng, dùng liên tục sẽ đạt hiệu quả. Đau bụng do lạnh: Muối 250 g rang cho nóng, bọc vào túi vải chườm vùng bụng. Mỗi lần chườm 10 phút, ngày 3 lần, có tác dụng giảm đau và làm ấm bụng. Cổ họng sưng đau: Dùng muối cả hạt mà ngậm, hết hạt này sang hạt khác. Hoặc dùng tỏi giã nhỏ trộn với nước muối mà ngậm và súc miệng nhiều lần. Giảm thiểu tóc rụng: Khi gội đầu, pha một ít muối vào nước. Phòng trị viêm da: Dùng một ít nước muối rửa tay chân (sau đó dùng nước trong rửa lại), có tác dụng phòng ngừa viêm da. Đau khớp: Người bệnh đau nhức khớp hay viêm khớp do phong thấp dùng muối hột 1 kg, rang nóng, bọc trong túi vải, ủ đắp tại chỗ, mỗi tối một lần, thực hiện trong 30 phút, 7 ngày là một liệu trình. Chảy máu cam: Muối 5 g, giấm 200 ml, nước chín nguội 300 ml. Cho muối tan trong nước để uống, cách 3 phút sau uống giấm, sáng tối thực hiện một lần tương tự như vậy, dùng liên tục 7 ngày. Dùng muối đánh răng, súc miệng với nước ấm sẽ khỏi đầy bụng Nổi mề đay: Muối hột 40 g, cho muối tan trong 100 ml nước nóng, nhiệt độ nước tùy sự chịu đựng của từng người. Trước tiên làm sạch da tại chỗ, sau đó mới dùng nước muối này để chà rửa, chà rửa với số lần càng nhiều, hiệu quả càng cao. Đau đầu, sổ mũi: Đầu hành 250 g, cắt nhuyễn, cùng muối cho vào chảo rang nóng, bọc trong túi vải, đắp nóng trên trán. Chảy nước mắt sống: Chỉ dùng muối tinh luyện một ít chấm vào góc mắt (phía sóng mũi), rồi dùng nước lạnh rửa sạch, thực hiện vài lần sẽ khỏi. Làm tan phù mắt: Dùng một muỗng muối hòa tan trong 600 ml nước nóng, dùng bông thấm nước muối, đắp lên mắt, giúp chống sưng phù mắt. Khô cổ, khàn tiếng: Trước khi diễn thuyết, ca hát, hớp một ngụm nước muối nhạt. Cảm mạo do lạnh: Gừng tươi giã nhuyễn, rang nóng với muối, chứa trong túi vải, đắp lên trán. Trĩ, nứt hậu môn: Dùng ít muối pha với nước nóng, ngồi ngâm. Côn trùng cắn: Dùng nước muối thoa tại chỗ, giúp giảm đau, tiêu sưng. Mai Luông chuyển |