Hình Ảnh & Sự Kiện
Mỹ điều máy bay B-52 đến Biển Đông tập trận cùng 2 HKMH
Một máy bay ném bom tầm xa của Không quân Mỹ đã tham gia
cuộc tập trận hàng hải với tàu sân bay USS Nimitz và
USS Ronald Reagan ở Biển Đông
.
.
.
Trang Defpost ngày 5/7 cho hay chiếc máy bay B-52 cất cánh
từ căn cứ không quân Barksdale, bang Louisiana và bay
suốt 28 tiếng tới Biển Đông để thực hiện nhiệm vụ.
Sau khi hoàn thành cuộc tập trận, chiếc B-52 đã hạ cánh
xuống căn cứ không quân Andersen, thuộc đảo Guam.
Theo Không quân Mỹ, sự xuất hiện của B-52 sau một hành
trình dài “thể hiện sự cam kết của Bộ Tư lệnh Ấn Độ –
Thái Bình Dương của Mỹ đối với an ninh và ổn định của
khu vực”.
Đây là một phần của việc sử dụng sức mạnh cơ động của
Đội đặc nhiệm ném bom thuộc Bộ Chỉ huy Chiến lược Mỹ
nhằm duy trì an ninh và ổn định toàn cầu.
Theo đại tá Christopher Duff–chỉ huy phi đội ném bom 96, việc
điều B-52 bay thẳng từ Mỹ đến Biển Đông nhằm “thể hiện
khả năng tiếp cận mục tiêu ở khoảng cách xa đất liền Mỹ, có
thể bay đến bất kỳ đâu trên thế giới để thực hiện nhiệm vụ”.
Trong suốt nhiệm vụ, phi hành đoàn B-52 đã tiến hành kiểm
tra và đánh giá khả năng chỉ huy và kiểm soát nhằm bảo đảm
khả năng tương tác liền mạch.
Máy bay ném bom chiến lược B-52H của không quân Mỹ tập
trận trên Biển Đông cùng các máy bay của tàu sân bay
USS Nimitz và USS Ronald Reagan ngày 4/7. (Ảnh qua AFGSC)
Sự xuất hiện của chiếc B-52 diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc
tổ chức tập trận quân sự quy mô lớn 5 ngày quanh quần đảo
Hoàng Sa của Việt Nam từ ngày 1/7. Sự việc đã vấp phải sự
phản đối mạnh mẽ của Mỹ.
Máy bay ném bom B-52 của Mỹ (Ảnh: AFP) |
Washington gọi đây là “hành động mới nhất trong chuỗi hoạt
động nhằm khẳng định yêu sách hàng hải phi pháp và gây bất
lợi cho các nước láng giềng Đông Nam Á ở Biển Đông”.
Đây không phải là lần đầu tiên B-52H xuất hiện trong khu vực
nhưng sự kiện lần này dường như đã chọc tức thời báo Hoàn
Cầu của Trung Quốc.
Không lâu sau khi Không quân Mỹ xác nhận sự việc, tờ
Hoàn Cầu TQ đã lên tiếng chỉ trích Mỹ “phô diễn
sức mạnh trắng trợn”.
Tờ báo trích dẫn ý kiến của chuyên gia quân sự Trung Quốc
Wang Ya’nan. Theo ông này, việc Mỹ cho B-52H lượn lờ trên
Biển Đông là để “nhắc nhở” Trung Quốc về năng lực tấn công
tầm xa. “Bằng cách tiến hành các cuộc tập trận quy mô lớn
ở Biển Đông, Mỹ rõ ràng đang muốn cho Trung Quốc thấy họ
đang có gì tại khu vực”,
ông Wang lập luận.
Tàu sân bay USS Ronald Reagan trong cuộc tập trận |
Lâu nay, Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền trên phần
lớn diện tích Biển Đông thông qua cái gọi là bản đồ “đường chín đoạn”.
Thậm chí, trong những năm gần đây, Trung Quốc không ngừng
cải tạo, xây dựng các hòn đảo nhân tạo và tiến hành quân sự
hóa trái phép trên các thực thể này để bảo vệ những tuyên bố
chủ quyền phi lý ở Biển Đông.
Tuy nhiên, Mỹ cùng các đối tác và đồng minh gồm Australia,
Nhật Bản, Anh, Pháp và Ấn Độ thường xuyên có những hành
động đáp trả những tuyên bố chủ quyền phi lý và mở rộng
quân sự hóa ở Biển Đông của Trung Quốc.
Pháo đài bay B-52 tập trận với chiến đấu cơ F/A 18 và máy bay trinh sát E-2 Hawkeye thuộc Lực lượng tác chiến tàu sân bay Nimitz trên Biển Đông. VN chuyen |
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Thảm họa đường sắt Ấn Độ ( Lão Phan Sưu Tầm )
- Biển Ukraine.. nổi sóng – OCS Florida ( TVQ Úc Chuyển )
- Biểu tình phản đối trụ sở ban giao thương mại của CSVN tại Brooklyn, TB Victoria ( TVQ chuyển )
- Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm Nhâm Dần tại Maribyrnong, Brimbank và Greater Dandenong Tiểu Bang Victoria ( TVQ Chuyển )
- Những Địa Danh Mang Tên "CÁI" Ở Miền Nam ( Trần Văn Giang ghi lại )
Mỹ điều máy bay B-52 đến Biển Đông tập trận cùng 2 HKMH
Một máy bay ném bom tầm xa của Không quân Mỹ đã tham gia
cuộc tập trận hàng hải với tàu sân bay USS Nimitz và
USS Ronald Reagan ở Biển Đông
.
.
Trang Defpost ngày 5/7 cho hay chiếc máy bay B-52 cất cánh
từ căn cứ không quân Barksdale, bang Louisiana và bay
suốt 28 tiếng tới Biển Đông để thực hiện nhiệm vụ.
Sau khi hoàn thành cuộc tập trận, chiếc B-52 đã hạ cánh
xuống căn cứ không quân Andersen, thuộc đảo Guam.
Theo Không quân Mỹ, sự xuất hiện của B-52 sau một hành
trình dài “thể hiện sự cam kết của Bộ Tư lệnh Ấn Độ –
Thái Bình Dương của Mỹ đối với an ninh và ổn định của
khu vực”.
Đây là một phần của việc sử dụng sức mạnh cơ động của
Đội đặc nhiệm ném bom thuộc Bộ Chỉ huy Chiến lược Mỹ
nhằm duy trì an ninh và ổn định toàn cầu.
Theo đại tá Christopher Duff–chỉ huy phi đội ném bom 96, việc
điều B-52 bay thẳng từ Mỹ đến Biển Đông nhằm “thể hiện
khả năng tiếp cận mục tiêu ở khoảng cách xa đất liền Mỹ, có
thể bay đến bất kỳ đâu trên thế giới để thực hiện nhiệm vụ”.
Trong suốt nhiệm vụ, phi hành đoàn B-52 đã tiến hành kiểm
tra và đánh giá khả năng chỉ huy và kiểm soát nhằm bảo đảm
khả năng tương tác liền mạch.
Máy bay ném bom chiến lược B-52H của không quân Mỹ tập
trận trên Biển Đông cùng các máy bay của tàu sân bay
USS Nimitz và USS Ronald Reagan ngày 4/7. (Ảnh qua AFGSC)
Sự xuất hiện của chiếc B-52 diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc
tổ chức tập trận quân sự quy mô lớn 5 ngày quanh quần đảo
Hoàng Sa của Việt Nam từ ngày 1/7. Sự việc đã vấp phải sự
phản đối mạnh mẽ của Mỹ.
Máy bay ném bom B-52 của Mỹ (Ảnh: AFP) |
Washington gọi đây là “hành động mới nhất trong chuỗi hoạt
động nhằm khẳng định yêu sách hàng hải phi pháp và gây bất
lợi cho các nước láng giềng Đông Nam Á ở Biển Đông”.
Đây không phải là lần đầu tiên B-52H xuất hiện trong khu vực
nhưng sự kiện lần này dường như đã chọc tức thời báo Hoàn
Cầu của Trung Quốc.
Không lâu sau khi Không quân Mỹ xác nhận sự việc, tờ
Hoàn Cầu TQ đã lên tiếng chỉ trích Mỹ “phô diễn
sức mạnh trắng trợn”.
Tờ báo trích dẫn ý kiến của chuyên gia quân sự Trung Quốc
Wang Ya’nan. Theo ông này, việc Mỹ cho B-52H lượn lờ trên
Biển Đông là để “nhắc nhở” Trung Quốc về năng lực tấn công
tầm xa. “Bằng cách tiến hành các cuộc tập trận quy mô lớn
ở Biển Đông, Mỹ rõ ràng đang muốn cho Trung Quốc thấy họ
đang có gì tại khu vực”,
ông Wang lập luận.
Tàu sân bay USS Ronald Reagan trong cuộc tập trận |
Lâu nay, Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền trên phần
lớn diện tích Biển Đông thông qua cái gọi là bản đồ “đường chín đoạn”.
Thậm chí, trong những năm gần đây, Trung Quốc không ngừng
cải tạo, xây dựng các hòn đảo nhân tạo và tiến hành quân sự
hóa trái phép trên các thực thể này để bảo vệ những tuyên bố
chủ quyền phi lý ở Biển Đông.
Tuy nhiên, Mỹ cùng các đối tác và đồng minh gồm Australia,
Nhật Bản, Anh, Pháp và Ấn Độ thường xuyên có những hành
động đáp trả những tuyên bố chủ quyền phi lý và mở rộng
quân sự hóa ở Biển Đông của Trung Quốc.
Pháo đài bay B-52 tập trận với chiến đấu cơ F/A 18 và máy bay trinh sát E-2 Hawkeye thuộc Lực lượng tác chiến tàu sân bay Nimitz trên Biển Đông. VN chuyen |