Tham Khảo
Mỹ gọi, Iran trả lời
Bài diễn văn thành thật hiếm thấy của Tổng thống Mỹ Barack Obama tại phiên thảo luận chung Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tối 24-9 (giờ Việt Nam) chính là “dấu
Bài diễn văn thành thật hiếm thấy của Tổng thống Mỹ Barack Obama tại phiên thảo luận chung Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tối 24-9 (giờ Việt Nam) chính là “dấu chỉ của thời đại” cho thấy nước Mỹ và thế giới đang ở trong một giai đoạn khác xưa.
Bài diễn văn của nhà lãnh đạo Mỹ được chờ đợi trong một chương trình nghị sự đặc quánh các vấn đề cấp bách và đau đầu. Đầu tiên, ông Obama nhắc lại rằng năm năm ông cầm quyền đã là một giai đoạn mà nước Mỹ “kết thúc một thập niên chiến tranh... Cuộc chiến tranh Iraq từng là vấn đề nổi cộm trong mối quan hệ của chúng tôi với thế giới còn lại. Nay, tất cả các binh sĩ của chúng tôi đã rời Iraq... Một liên minh quốc tế cũng đã kết thúc cuộc chiến Afghanistan, hoàn thành sứ mệnh bóc gỡ căn bản mạng lưới Al-Qaeda đã tấn công chúng tôi hôm 11-9”.
Nhìn thẳng vào thực tại
Gánh nặng chiến tranh “chống khủng bố” thừa kế từ người tiền nhiệm George W. Bush là rất lớn để nay ông phải nhắc lại trước Đại hội đồng, rằng nước Mỹ đã và đang thay đổi cách thức xử lý đối phương sao cho “đảm bảo hầu như không có thương vong dân sự”. Không rõ ông Bush nghĩ gì khi nghe ông Obama thừa nhận trước cả thế giới: “Tôi tin chắc rằng chúng tôi hiếm có khả năng đạt mục tiêu qua mỗi hành động đơn phương của nước Mỹ mà thôi, đặc biệt là bằng hành động quân sự. Iraq cho chúng tôi thấy rằng dân chủ không thể đơn giản được áp đặt bằng sức mạnh”.
Ông cũng phải giãi bày chuyện do thám toàn cầu của NSA: “Chúng tôi đã bắt đầu xem xét lại cách thức thu thập thông tin tình báo sao cho có thể cân bằng một cách thích hợp giữa các bận tâm chính đáng của công dân và các đồng minh của chúng tôi về vấn đề an ninh với các quan tâm về tính riêng tư cá nhân... của mọi người”. Sau những “thanh minh” đó, ông tự đánh giá: “Kết quả của (chừng đó) công việc chúng tôi (đã và đang làm) và sự hợp tác với các đồng minh cùng các đối tác, là thế giới nay ổn định hơn cách đây năm năm”.
Ngay cả vấn đề giải giới vũ khí hóa học của Syria cùng sự bất ổn định của khu vực này, ông Obama cũng trách nhẹ đồng sự bên Nga về chuyện ông cho là đang che chắn cho chính quyền Assad và gợi ra một định hướng cần suy nghĩ: “Hãy nhớ rằng đây không phải là một quyết đấu hai bên cùng tan nát. Chúng ta không còn ở trong cuộc chiến tranh lạnh nữa. Chẳng thắng thua gì cả đâu!”.
Trách ông Putin xong, ông cũng xoay lại tự nhìn mình trên vách. Theo ông, “tình hình ở Syria phản ánh một mối mâu thuẫn dai dẳng từ mấy chục năm qua ở khu vực này”, và rằng “Mỹ bị tố cáo là cứ thò tay vào để âm mưu khuynh đảo, đồng thời Mỹ bị chê trách là chưa làm hết sức để giải quyết các vấn đề của khu vực này và dửng dưng trước dân chúng Hồi giáo đang đau khổ...”. Ông Obama đã thẳng thắn nhìn ra rằng “những thái độ mâu thuẫn đó (khi thì lật đổ, khi làm ngơ) đã gây một tác động thực tế ở sự hậu thuẫn của dân chúng Mỹ dành cho sự can dự của chúng tôi trong khu vực...”.
Từ mạch văn thành thật hiếm thấy đó, ông Obama dẫn đến lời mời Iran: “Tôi không tin rằng có thể giải quyết lịch sử khó khăn ấy trong một đêm... Song tôi thật sự tin rằng có thể tiến đến một mối quan hệ khác, dựa trên lợi ích và tôn trọng hỗ tương”. Để làm bằng cho mời gọi của mình, ông long trọng tuyên bố: “Chúng tôi không tìm cách thay đổi chế độ và tôn trọng quyền tiếp cận năng lượng hạt nhân hòa bình của nhân dân Iran... Do lẽ Tổng thống Rouhani đã cam kết đạt đến một thỏa thuận, tôi đang chỉ đạo cho ngoại trưởng John Kerry đeo đuổi nỗ lực này cùng với Chính phủ Iran...”.
Iran vẫy cành ôliu
Phải đợi đến buổi chiều, Tổng thống Iran Rouhani mới trả lời ông Obama, vì ông là diễn giả thứ 24. Câu trả lời của ông rất trực tiếp và long trọng: “Chương trình hạt nhân của Iran - cũng như của mọi nước khác - phải đeo đuổi độc nhất vì mục đích hòa bình. Tại đây, tôi tuyên bố công khai và không mơ hồ rằng đó đã từng là và sẽ luôn là mục đích của nước Cộng hòa Hồi giáo Iran. Vũ khí hạt nhân cùng các vũ khí giết người hàng loạt khác không có chỗ trong học thuyết an ninh và quốc phòng của Iran, đồng thời chống lại tín lý tôn giáo và đạo đức của chúng tôi”. Nhưng ông vẫn đặt điều kiện tiên quyết là “chấp nhận và tôn trọng quyền làm giàu (uranium) trong đất nước Iran cùng các quyền liên quan khác đến lĩnh vực hạt nhân” như là con đường duy nhất dẫn đến mục đích đầu tiên là hạt nhân vì mục đích hòa bình.
Trước đó, ông đem chính việc dân chúng Iran đã bầu ông làm tổng thống để làm bảo chứng cho tuyên ngôn trên: “Các cuộc bầu cử gần đây ở Iran chính là một ví dụ rõ ràng, sống động cho việc nhân dân vĩ đại Iran khôn ngoan lựa chọn tính hi vọng, tính hợp lý và tính chừng mực”. Ông cũng muốn chứng mình rằng “việc chuyển giao quyền hành pháp một cách hòa bình ở Iran” chính là “thực thi dân chủ” mà vẫn phù hợp với tôn giáo, và cũng sẽ là “đảm bảo cho sự ổn định trong khu vực vốn đầy bất ổn”.
Và ông cũng đã đưa ra một thế giới luận tương tự của ông Obama: “Thế giới ngày nay của chúng ta đầy rẫy những nỗi sợ hãi và niềm hi vọng. Sợ chiến tranh, sợ đối địch trong khu vực và toàn cầu, sợ đối đầu đến chết vì bản sắc tôn giáo, dân tộc và quốc gia, sợ việc bạo lực và chủ nghĩa cực đoan trở thành thể chế; sợ phẩm giá và quyền làm người bị coi thường; sợ đạo đức bị bỏ bê. Song, cùng với những nỗi sợ hãi, cũng có những hi vọng mới..., niềm hi vọng của “Nói ừ với hòa bình! Và nói không với chiến tranh”; niềm hi vọng chọn đối thoại thay vì xung đột, ôn hòa thay cho cực đoan”...
Thông điệp của hai ông Obama và Rouhani đã được đưa ra, “nghe rõ” và “trả lời”. Thời gian và thực tế sẽ trả lời.
Danh Đức
NguyenVSau Post
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Mỹ gọi, Iran trả lời
Bài diễn văn thành thật hiếm thấy của Tổng thống Mỹ Barack Obama tại phiên thảo luận chung Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tối 24-9 (giờ Việt Nam) chính là “dấu
Bài diễn văn thành thật hiếm thấy của Tổng thống Mỹ Barack Obama tại phiên thảo luận chung Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tối 24-9 (giờ Việt Nam) chính là “dấu chỉ của thời đại” cho thấy nước Mỹ và thế giới đang ở trong một giai đoạn khác xưa.
Bài diễn văn của nhà lãnh đạo Mỹ được chờ đợi trong một chương trình nghị sự đặc quánh các vấn đề cấp bách và đau đầu. Đầu tiên, ông Obama nhắc lại rằng năm năm ông cầm quyền đã là một giai đoạn mà nước Mỹ “kết thúc một thập niên chiến tranh... Cuộc chiến tranh Iraq từng là vấn đề nổi cộm trong mối quan hệ của chúng tôi với thế giới còn lại. Nay, tất cả các binh sĩ của chúng tôi đã rời Iraq... Một liên minh quốc tế cũng đã kết thúc cuộc chiến Afghanistan, hoàn thành sứ mệnh bóc gỡ căn bản mạng lưới Al-Qaeda đã tấn công chúng tôi hôm 11-9”.
Nhìn thẳng vào thực tại
Gánh nặng chiến tranh “chống khủng bố” thừa kế từ người tiền nhiệm George W. Bush là rất lớn để nay ông phải nhắc lại trước Đại hội đồng, rằng nước Mỹ đã và đang thay đổi cách thức xử lý đối phương sao cho “đảm bảo hầu như không có thương vong dân sự”. Không rõ ông Bush nghĩ gì khi nghe ông Obama thừa nhận trước cả thế giới: “Tôi tin chắc rằng chúng tôi hiếm có khả năng đạt mục tiêu qua mỗi hành động đơn phương của nước Mỹ mà thôi, đặc biệt là bằng hành động quân sự. Iraq cho chúng tôi thấy rằng dân chủ không thể đơn giản được áp đặt bằng sức mạnh”.
Ông cũng phải giãi bày chuyện do thám toàn cầu của NSA: “Chúng tôi đã bắt đầu xem xét lại cách thức thu thập thông tin tình báo sao cho có thể cân bằng một cách thích hợp giữa các bận tâm chính đáng của công dân và các đồng minh của chúng tôi về vấn đề an ninh với các quan tâm về tính riêng tư cá nhân... của mọi người”. Sau những “thanh minh” đó, ông tự đánh giá: “Kết quả của (chừng đó) công việc chúng tôi (đã và đang làm) và sự hợp tác với các đồng minh cùng các đối tác, là thế giới nay ổn định hơn cách đây năm năm”.
Ngay cả vấn đề giải giới vũ khí hóa học của Syria cùng sự bất ổn định của khu vực này, ông Obama cũng trách nhẹ đồng sự bên Nga về chuyện ông cho là đang che chắn cho chính quyền Assad và gợi ra một định hướng cần suy nghĩ: “Hãy nhớ rằng đây không phải là một quyết đấu hai bên cùng tan nát. Chúng ta không còn ở trong cuộc chiến tranh lạnh nữa. Chẳng thắng thua gì cả đâu!”.
Trách ông Putin xong, ông cũng xoay lại tự nhìn mình trên vách. Theo ông, “tình hình ở Syria phản ánh một mối mâu thuẫn dai dẳng từ mấy chục năm qua ở khu vực này”, và rằng “Mỹ bị tố cáo là cứ thò tay vào để âm mưu khuynh đảo, đồng thời Mỹ bị chê trách là chưa làm hết sức để giải quyết các vấn đề của khu vực này và dửng dưng trước dân chúng Hồi giáo đang đau khổ...”. Ông Obama đã thẳng thắn nhìn ra rằng “những thái độ mâu thuẫn đó (khi thì lật đổ, khi làm ngơ) đã gây một tác động thực tế ở sự hậu thuẫn của dân chúng Mỹ dành cho sự can dự của chúng tôi trong khu vực...”.
Từ mạch văn thành thật hiếm thấy đó, ông Obama dẫn đến lời mời Iran: “Tôi không tin rằng có thể giải quyết lịch sử khó khăn ấy trong một đêm... Song tôi thật sự tin rằng có thể tiến đến một mối quan hệ khác, dựa trên lợi ích và tôn trọng hỗ tương”. Để làm bằng cho mời gọi của mình, ông long trọng tuyên bố: “Chúng tôi không tìm cách thay đổi chế độ và tôn trọng quyền tiếp cận năng lượng hạt nhân hòa bình của nhân dân Iran... Do lẽ Tổng thống Rouhani đã cam kết đạt đến một thỏa thuận, tôi đang chỉ đạo cho ngoại trưởng John Kerry đeo đuổi nỗ lực này cùng với Chính phủ Iran...”.
Iran vẫy cành ôliu
Phải đợi đến buổi chiều, Tổng thống Iran Rouhani mới trả lời ông Obama, vì ông là diễn giả thứ 24. Câu trả lời của ông rất trực tiếp và long trọng: “Chương trình hạt nhân của Iran - cũng như của mọi nước khác - phải đeo đuổi độc nhất vì mục đích hòa bình. Tại đây, tôi tuyên bố công khai và không mơ hồ rằng đó đã từng là và sẽ luôn là mục đích của nước Cộng hòa Hồi giáo Iran. Vũ khí hạt nhân cùng các vũ khí giết người hàng loạt khác không có chỗ trong học thuyết an ninh và quốc phòng của Iran, đồng thời chống lại tín lý tôn giáo và đạo đức của chúng tôi”. Nhưng ông vẫn đặt điều kiện tiên quyết là “chấp nhận và tôn trọng quyền làm giàu (uranium) trong đất nước Iran cùng các quyền liên quan khác đến lĩnh vực hạt nhân” như là con đường duy nhất dẫn đến mục đích đầu tiên là hạt nhân vì mục đích hòa bình.
Trước đó, ông đem chính việc dân chúng Iran đã bầu ông làm tổng thống để làm bảo chứng cho tuyên ngôn trên: “Các cuộc bầu cử gần đây ở Iran chính là một ví dụ rõ ràng, sống động cho việc nhân dân vĩ đại Iran khôn ngoan lựa chọn tính hi vọng, tính hợp lý và tính chừng mực”. Ông cũng muốn chứng mình rằng “việc chuyển giao quyền hành pháp một cách hòa bình ở Iran” chính là “thực thi dân chủ” mà vẫn phù hợp với tôn giáo, và cũng sẽ là “đảm bảo cho sự ổn định trong khu vực vốn đầy bất ổn”.
Và ông cũng đã đưa ra một thế giới luận tương tự của ông Obama: “Thế giới ngày nay của chúng ta đầy rẫy những nỗi sợ hãi và niềm hi vọng. Sợ chiến tranh, sợ đối địch trong khu vực và toàn cầu, sợ đối đầu đến chết vì bản sắc tôn giáo, dân tộc và quốc gia, sợ việc bạo lực và chủ nghĩa cực đoan trở thành thể chế; sợ phẩm giá và quyền làm người bị coi thường; sợ đạo đức bị bỏ bê. Song, cùng với những nỗi sợ hãi, cũng có những hi vọng mới..., niềm hi vọng của “Nói ừ với hòa bình! Và nói không với chiến tranh”; niềm hi vọng chọn đối thoại thay vì xung đột, ôn hòa thay cho cực đoan”...
Thông điệp của hai ông Obama và Rouhani đã được đưa ra, “nghe rõ” và “trả lời”. Thời gian và thực tế sẽ trả lời.
Danh Đức
NguyenVSau Post