Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Mỹ hồi sinh Tomahawk sau khi tuyên án tử
Kế hoạch loại bỏ
Theo Washington Times, Tổng thống Obama từng nhiều lần có kế hoạch hủy bỏ 2 chương trình tên lửa thành công lớn của Mỹ là Tomahawk và AGM-114 Hellfire mà các chuyên gia nhận định rằng chúng đã giúp Hải quân Mỹ duy trì ưu thế quân sự trong nhiều thập kỷ qua.
Vậy đâu là nguyên nhân khiến Tổng thống Obama có kế hoạch này. Theo tài liệu của Hải quân Mỹ, ngân sách dành cho chương trình tên lửa Tomahawk đã bị cắt giảm 128 triệu USD theo ngân sách năm tài khóa 2015 của ông Obama và chương trình sẽ hoàn toàn bị xóa bỏ vào năm 2016 (trước khi ông hết nhiệm kỳ tổng thống).
Dù ngân sách dành cho quốc phòng của Mỹ bị cắt giảm, tuy nhiên việc khai tử chương trình tên lửa Tomahawk và AGM-114 Hellfire có vẻ không liên quan đến ngân sách. Tờ Washington Times cho hay, Chính quyền Tổng thống Obama muốn dành ngân sách chương trình Tomahawk để đầu tư cho một chương trình tên lửa thử nghiệm mà phải ít nhất 10 năm nữa mới có thể hoạt động.
Các chuyên gia Hải quân Mỹ từng lo ngại rằng việc xóa bỏ 2 chương trình tên lửa Tomahawk và Helfire mà chưa có hệ thống khác thay thế sẽ đe dọa uy thế của Mỹ khi nước này đang phải đối mặt với những đội quân ngày càng tiên tiến từ Triều Tiên cho tới Trung Đông.
Hải quân Mỹ đã sử dụng các biến thể khác nhau của tên lửa Tomahawk trong vòng hơn 30 năm qua, trong chiến dịch Bão táp sa mạc, các vùng chiến sự ở Iraq, Afghanistan, cho tới Balkan.
Trong cuộc tấn công Iraq vào năm 2003, lực lượng liên quân đã bắn 700 quả tên lửa hành trình Tomahawk trong năm đầu tiên. Liên quân Mỹ và phương Tây cũng đã bắn 110 quả tên lửa loại này trong chiến dịch can thiệp quân sự vào Libya năm 2011.
Với tốc độ sử dụng hiện tại (khoảng 100 quả/năm), số lượng tên lửa Tomahawk dự trữ sẽ hoàn toàn cạn kiệt vào năm 2018 và Hải quân Mỹ sẽ không có gì để sử dụng. "Đây là một quyết định mà Tổng thống Barack Obama chắc chắn sẽ làm suy yếu nước Mỹ, trong khi Nga đang tăng cường sức mạnh đáng kể" - một chuyên gia khác nhận định.
Phiên bản toàn năng
Việc loại bỏ tên lửa Tomahawk vào thời điểm hiện tại chắc chắn sẽ làm suy yếu nước Mỹ nhưng cuối cùng, kế hoạch này không những không được thực hiện, mà Chính phủ Mỹ còn thông qua kế hoạch nâng cấp "sứ giả chiến tranh" này lên chuẩn mới với nhiều tính năng ưu việt hơn.
Tạp chí National Interest dẫn nguồn tin từ Hải quân Mỹ cho biết, lực lượng này quyết định bổ sung chức năng chống hạm cho tên lửa hành trình Tomahawk như giải pháp tình thế khi lực lượng này thiếu hụt tên lửa chống hạm nghiêm trọng.
Thông tin này được cựu quan chức Hải quân Mỹ Byran McGrath phát biểu trước Quốc hội tại phiên điều trần vừa qua, theo đó Washington đã không trang bị thêm bất kỳ tàu chiến nào có thể phóng tên lửa diệt hạm từ năm 1999 đến nay.
"Không có con tàu nào trong kho của chúng tôi có thể vô hiệu hóa tàu khác bằng vũ khí sẵn có ngoài phạm vi 70 dặm (tầm bắn của tên lửa Harpoon) và không có tàu mới nào phóng được tên lửa Harpoon được bổ sung kể từ năm 1999" – ông McGrath nhấn mạnh.
Ý tưởng của ông McGrath khá ấn tượng nhưng trên thực tế, từ hồi tháng 5/2015, Công ty Raytheon đã tiến hành thử nghiệm thành công khả năng đánh mục tiêu di động của tên lửa hành trình tầm xa Tomahawk Block IV. Để có khả năng này, Raytheon trang bị cho phiên bản Block IV đầu tự dẫn.
Trong quá trình thử nghiệm, máy bay mang Т-39 đã mô phỏng bay tên lửa hành trình với đầu tự dẫn cải tiến của Tomahawk Block IV lắp trên máy bay. Nó được trang bị bộ xử lý đa năng module thế hệ mới với anten thụ động, cho phép bảo đảm dẫn và bám các mục tiêu bức xạ di động. Đầu tự dẫn thụ động và bộ xử lý cho phép nhận các tín hiệu từ các mục tiêu trong tình huống điện từ phức tạp.
Theo ông Chris Sprinkle – quản lý chương trình phát triển Tomahawk của Raytheon, lợi thế của hệ thống thông tin loại này cho phép tăng cường khả năng theo dõi và tiêu diệt mục tiêu di chuyển cả trên mặt đất và trên mặt nước.
Tomahawk Block IV không chỉ có khả năng thay đổi mục tiêu sau khi bắn đi mà còn có khả năng gửi các hình ảnh thời gian thực về mục tiêu nhằm đánh giá hiệu quả sau trận chiến. Ngoài ra Tomahawk Block IV còn có khả năng nhận các thông tin về mục tiêu từ hệ thống máy bay không người lái.
Tomahawk Block IV cũng có hệ thống định vị bằng camera có tên hệ thống so sánh điện tử - quang học. Không chỉ có vậy, Tomahawk còn có bộ chống nhiễu GPS để có thể hoạt động trong môi trường GPS bị gây nhiễu, không thể hoạt động hiệu quả.
Clip Mỹ thử nghiệm phiên bản Tomahawk Block IV:
Theo Mỹ Đức
Đất ViệBàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Mỹ hồi sinh Tomahawk sau khi tuyên án tử
Kế hoạch loại bỏ
Theo Washington Times, Tổng thống Obama từng nhiều lần có kế hoạch hủy bỏ 2 chương trình tên lửa thành công lớn của Mỹ là Tomahawk và AGM-114 Hellfire mà các chuyên gia nhận định rằng chúng đã giúp Hải quân Mỹ duy trì ưu thế quân sự trong nhiều thập kỷ qua.
Vậy đâu là nguyên nhân khiến Tổng thống Obama có kế hoạch này. Theo tài liệu của Hải quân Mỹ, ngân sách dành cho chương trình tên lửa Tomahawk đã bị cắt giảm 128 triệu USD theo ngân sách năm tài khóa 2015 của ông Obama và chương trình sẽ hoàn toàn bị xóa bỏ vào năm 2016 (trước khi ông hết nhiệm kỳ tổng thống).
Dù ngân sách dành cho quốc phòng của Mỹ bị cắt giảm, tuy nhiên việc khai tử chương trình tên lửa Tomahawk và AGM-114 Hellfire có vẻ không liên quan đến ngân sách. Tờ Washington Times cho hay, Chính quyền Tổng thống Obama muốn dành ngân sách chương trình Tomahawk để đầu tư cho một chương trình tên lửa thử nghiệm mà phải ít nhất 10 năm nữa mới có thể hoạt động.
Các chuyên gia Hải quân Mỹ từng lo ngại rằng việc xóa bỏ 2 chương trình tên lửa Tomahawk và Helfire mà chưa có hệ thống khác thay thế sẽ đe dọa uy thế của Mỹ khi nước này đang phải đối mặt với những đội quân ngày càng tiên tiến từ Triều Tiên cho tới Trung Đông.
Hải quân Mỹ đã sử dụng các biến thể khác nhau của tên lửa Tomahawk trong vòng hơn 30 năm qua, trong chiến dịch Bão táp sa mạc, các vùng chiến sự ở Iraq, Afghanistan, cho tới Balkan.
Trong cuộc tấn công Iraq vào năm 2003, lực lượng liên quân đã bắn 700 quả tên lửa hành trình Tomahawk trong năm đầu tiên. Liên quân Mỹ và phương Tây cũng đã bắn 110 quả tên lửa loại này trong chiến dịch can thiệp quân sự vào Libya năm 2011.
Với tốc độ sử dụng hiện tại (khoảng 100 quả/năm), số lượng tên lửa Tomahawk dự trữ sẽ hoàn toàn cạn kiệt vào năm 2018 và Hải quân Mỹ sẽ không có gì để sử dụng. "Đây là một quyết định mà Tổng thống Barack Obama chắc chắn sẽ làm suy yếu nước Mỹ, trong khi Nga đang tăng cường sức mạnh đáng kể" - một chuyên gia khác nhận định.
Phiên bản toàn năng
Việc loại bỏ tên lửa Tomahawk vào thời điểm hiện tại chắc chắn sẽ làm suy yếu nước Mỹ nhưng cuối cùng, kế hoạch này không những không được thực hiện, mà Chính phủ Mỹ còn thông qua kế hoạch nâng cấp "sứ giả chiến tranh" này lên chuẩn mới với nhiều tính năng ưu việt hơn.
Tạp chí National Interest dẫn nguồn tin từ Hải quân Mỹ cho biết, lực lượng này quyết định bổ sung chức năng chống hạm cho tên lửa hành trình Tomahawk như giải pháp tình thế khi lực lượng này thiếu hụt tên lửa chống hạm nghiêm trọng.
Thông tin này được cựu quan chức Hải quân Mỹ Byran McGrath phát biểu trước Quốc hội tại phiên điều trần vừa qua, theo đó Washington đã không trang bị thêm bất kỳ tàu chiến nào có thể phóng tên lửa diệt hạm từ năm 1999 đến nay.
"Không có con tàu nào trong kho của chúng tôi có thể vô hiệu hóa tàu khác bằng vũ khí sẵn có ngoài phạm vi 70 dặm (tầm bắn của tên lửa Harpoon) và không có tàu mới nào phóng được tên lửa Harpoon được bổ sung kể từ năm 1999" – ông McGrath nhấn mạnh.
Ý tưởng của ông McGrath khá ấn tượng nhưng trên thực tế, từ hồi tháng 5/2015, Công ty Raytheon đã tiến hành thử nghiệm thành công khả năng đánh mục tiêu di động của tên lửa hành trình tầm xa Tomahawk Block IV. Để có khả năng này, Raytheon trang bị cho phiên bản Block IV đầu tự dẫn.
Trong quá trình thử nghiệm, máy bay mang Т-39 đã mô phỏng bay tên lửa hành trình với đầu tự dẫn cải tiến của Tomahawk Block IV lắp trên máy bay. Nó được trang bị bộ xử lý đa năng module thế hệ mới với anten thụ động, cho phép bảo đảm dẫn và bám các mục tiêu bức xạ di động. Đầu tự dẫn thụ động và bộ xử lý cho phép nhận các tín hiệu từ các mục tiêu trong tình huống điện từ phức tạp.
Theo ông Chris Sprinkle – quản lý chương trình phát triển Tomahawk của Raytheon, lợi thế của hệ thống thông tin loại này cho phép tăng cường khả năng theo dõi và tiêu diệt mục tiêu di chuyển cả trên mặt đất và trên mặt nước.
Tomahawk Block IV không chỉ có khả năng thay đổi mục tiêu sau khi bắn đi mà còn có khả năng gửi các hình ảnh thời gian thực về mục tiêu nhằm đánh giá hiệu quả sau trận chiến. Ngoài ra Tomahawk Block IV còn có khả năng nhận các thông tin về mục tiêu từ hệ thống máy bay không người lái.
Tomahawk Block IV cũng có hệ thống định vị bằng camera có tên hệ thống so sánh điện tử - quang học. Không chỉ có vậy, Tomahawk còn có bộ chống nhiễu GPS để có thể hoạt động trong môi trường GPS bị gây nhiễu, không thể hoạt động hiệu quả.
Clip Mỹ thử nghiệm phiên bản Tomahawk Block IV:
Theo Mỹ Đức
Đất Việ