Nhân Vật
Mỹ khước từ đòi hỏi dẫn độ giáo sĩ Gulen của Thổ Nhĩ Kỳ
Mỹ hôm thứ Tư kiên quyết khước từ đòi hỏi của Thổ Nhĩ Kỳ là Mỹ ngay lập tức dẫn độ giáo sĩ Hồi giáo Fethullah Gulen, người mà Ankara quy trách về cuộc đảo chính quân sự bất thành vào tháng trước, nói rằng họ vẫn chưa nhận được bất kỳ bằng chứng nào liên kết ông ta với cuộc nổi dậy này.
Trong một chuyến thăm một ngày tới Ankara, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại một cuộc họp báo rằng Mỹ "không có lợi ích trong việc bảo vệ bất cứ người nào gây tổn hại đến nước đồng minh." Ông nói rằng Mỹ đang tiếp tục hợp tác với các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ trong việc phân tích những tuyên bố về những hành động bị cho là của ông Gulen liên quan đến cuộc đảo chính bất thành khiến 240 người chết.
Nhưng trong một bài viết đăng trên báo Milliyet của Thổ Nhĩ Kỳ, ông Biden nói rằng dù Thổ Nhĩ Kỳ đã gửi cho Washington những thông tin về "những hoạt động bị cáo buộc diễn ra trước cuộc đảo chính bất thành" của ông Gulen 75 tuổi, "chúng tôi vẫn chưa nhận được một yêu cầu dẫn độ hoặc bất kỳ bằng chứng nào từ Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến cuộc đảo chính bất thành."
Ông Biden nói trong cuộc họp báo rằng ông hiểu được sự tức giận của Thổ Nhĩ Kỳ về sự chậm trễ của Mỹ trong việc xử lý yêu cầu dẫn độ, nhưng ông nói tòa án Mỹ phải cứu xét liệu có căn cứ pháp lý chính đáng hay không để bắt giữ và giao nộp ông ta cho chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ dựa trên hiệp ước dẫn độ giữa hai nước.
Ông Gulen đã tự ý sống lưu vong trong một khu nhà ở bang Pennsylvania thuộc vùng đông bắc của Mỹ kể từ năm 1999 và đã phủ nhận bất kỳ sự dính líu nào trong âm mưu lật đổ chính phủ của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan.
Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt giữ hoặc sa thải 80.000 công chức chính phủ, thẩm phán, học giả và giáo viên mà họ cho rằng có cảm tình với ông Gulen hoặc bằng cách nào đó có dính líu tới âm mưu đảo chính do một nhóm sĩ quan quân đội phản loạn thực hiện. Ông Erdogan, đang đi nghỉ vào đêm xảy ra cuộc đảo chính, cho biết ông suýt bị bắt trước khi lực lượng chính phủ trung thành với Ankara đẩy lùi phiến quân tìm cách lật đổ ông.
Ông Biden đã tìm cách xua tan bất kỳ quan niệm nào cho rằng Mỹ đồng lõa trong cuộc nổi dậy này. Ông gọi những người thực hiện cuộc tấn công là "hèn hạ, phản bội."
"Chúng tôi không hề biết trước," ông nói. "Người dân Mỹ ghét chuyện đã xảy ra. Người dân Thổ Nhĩ Kỳ không có người bạn nào lớn hơn là Hoa Kỳ."
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim cho biết bất kỳ tranh cãi nào với Mỹ, một đồng minh NATO, không được phép làm tổn hại tình hữu nghị lâu năm của hai nước. Nhưng ông Yildirim nói ông muốn những thủ tục dẫn độ được tiến hành ngay tức thì.
Chuyến thăm của ông Biden đến thủ đô của Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra vào lúc lực lượng quân sự của Ankara, làm việc song song cùng với máy bay chiến đấu của Mỹ, phát động cuộc tấn công đầu tiên của họ vào bên trong Syria để nhắm mục tiêu vào những kẻ chủ chiến Nhà nước Hồi giáo và những chiến binh người Kurd, sau vụ đánh bom tự sát cuối tuần trước nhắm vào một đám cưới người Kurd ở một thành phố kế cận của Thổ Nhĩ Kỳ, giết chết ít nhất 54 người. Ông Erdogan quy trách nhóm Nhà nước Hồi giáo về vụ tấn công này.
VOA
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Mỹ khước từ đòi hỏi dẫn độ giáo sĩ Gulen của Thổ Nhĩ Kỳ
Mỹ hôm thứ Tư kiên quyết khước từ đòi hỏi của Thổ Nhĩ Kỳ là Mỹ ngay lập tức dẫn độ giáo sĩ Hồi giáo Fethullah Gulen, người mà Ankara quy trách về cuộc đảo chính quân sự bất thành vào tháng trước, nói rằng họ vẫn chưa nhận được bất kỳ bằng chứng nào liên kết ông ta với cuộc nổi dậy này.
Trong một chuyến thăm một ngày tới Ankara, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại một cuộc họp báo rằng Mỹ "không có lợi ích trong việc bảo vệ bất cứ người nào gây tổn hại đến nước đồng minh." Ông nói rằng Mỹ đang tiếp tục hợp tác với các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ trong việc phân tích những tuyên bố về những hành động bị cho là của ông Gulen liên quan đến cuộc đảo chính bất thành khiến 240 người chết.
Nhưng trong một bài viết đăng trên báo Milliyet của Thổ Nhĩ Kỳ, ông Biden nói rằng dù Thổ Nhĩ Kỳ đã gửi cho Washington những thông tin về "những hoạt động bị cáo buộc diễn ra trước cuộc đảo chính bất thành" của ông Gulen 75 tuổi, "chúng tôi vẫn chưa nhận được một yêu cầu dẫn độ hoặc bất kỳ bằng chứng nào từ Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến cuộc đảo chính bất thành."
Ông Biden nói trong cuộc họp báo rằng ông hiểu được sự tức giận của Thổ Nhĩ Kỳ về sự chậm trễ của Mỹ trong việc xử lý yêu cầu dẫn độ, nhưng ông nói tòa án Mỹ phải cứu xét liệu có căn cứ pháp lý chính đáng hay không để bắt giữ và giao nộp ông ta cho chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ dựa trên hiệp ước dẫn độ giữa hai nước.
Ông Gulen đã tự ý sống lưu vong trong một khu nhà ở bang Pennsylvania thuộc vùng đông bắc của Mỹ kể từ năm 1999 và đã phủ nhận bất kỳ sự dính líu nào trong âm mưu lật đổ chính phủ của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan.
Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt giữ hoặc sa thải 80.000 công chức chính phủ, thẩm phán, học giả và giáo viên mà họ cho rằng có cảm tình với ông Gulen hoặc bằng cách nào đó có dính líu tới âm mưu đảo chính do một nhóm sĩ quan quân đội phản loạn thực hiện. Ông Erdogan, đang đi nghỉ vào đêm xảy ra cuộc đảo chính, cho biết ông suýt bị bắt trước khi lực lượng chính phủ trung thành với Ankara đẩy lùi phiến quân tìm cách lật đổ ông.
Ông Biden đã tìm cách xua tan bất kỳ quan niệm nào cho rằng Mỹ đồng lõa trong cuộc nổi dậy này. Ông gọi những người thực hiện cuộc tấn công là "hèn hạ, phản bội."
"Chúng tôi không hề biết trước," ông nói. "Người dân Mỹ ghét chuyện đã xảy ra. Người dân Thổ Nhĩ Kỳ không có người bạn nào lớn hơn là Hoa Kỳ."
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim cho biết bất kỳ tranh cãi nào với Mỹ, một đồng minh NATO, không được phép làm tổn hại tình hữu nghị lâu năm của hai nước. Nhưng ông Yildirim nói ông muốn những thủ tục dẫn độ được tiến hành ngay tức thì.
Chuyến thăm của ông Biden đến thủ đô của Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra vào lúc lực lượng quân sự của Ankara, làm việc song song cùng với máy bay chiến đấu của Mỹ, phát động cuộc tấn công đầu tiên của họ vào bên trong Syria để nhắm mục tiêu vào những kẻ chủ chiến Nhà nước Hồi giáo và những chiến binh người Kurd, sau vụ đánh bom tự sát cuối tuần trước nhắm vào một đám cưới người Kurd ở một thành phố kế cận của Thổ Nhĩ Kỳ, giết chết ít nhất 54 người. Ông Erdogan quy trách nhóm Nhà nước Hồi giáo về vụ tấn công này.
VOA