Tham Khảo
Mỹ tăng lãi suất, cả thế giới lo
Lãi suất ở Mỹ tăng, sau phiên họp của Ngân Hàng Trung Ương (tên là Quỹ Dự Trữ Liên Bang – Fed) ngày 14 tháng 12, 2016. Sau cuộc khủng hoảng tín dụng năm 2007 khiến kinh tế Mỹ rớt vào cuộc “đại suy thoái” năm 2008
Lãi suất ở Mỹ tăng, sau phiên họp của Ngân Hàng Trung Ương (tên là Quỹ
Dự Trữ Liên Bang – Fed) ngày 14 tháng 12, 2016. Sau cuộc khủng hoảng tín
dụng năm 2007 khiến kinh tế Mỹ rớt vào cuộc “đại suy thoái” năm 2008,
đây là lần thứ nhì Fed nâng lãi suất căn bản thêm 0.25%; lần trước cách
đây đúng một năm. Quyết định tăng lãi suất này đã được thị trường thế
giới tiên liệu từ ba tháng nay, vì ai cũng thấy kinh tế Mỹ đã vững vàng
hơn, bắt đầu phải lo áp lực lạm phát.
Bà Janet Yellen, chủ tịch Quỹ Dự Trữ Liên Bang, đã giải thích rằng quyết
định tăng lãi suất này phản ảnh lòng tin vào nền kinh tế Mỹ đã tiến và
sẽ tiếp tục tiến hơn trong năm tới. Một dấu hiệu kinh tế phát triển tốt
là tỷ lệ thất nghiệp đã xuống thấp nhất, từ hơn 10% vào năm 2008, nay
chỉ còn 4.6% trong tháng 11 năm 2016. Fed tiên đoán rằng đến cuối năm
2017 tỷ lệ thất nghiệp sẽ xuống nữa, tới 4.5%, là một mức rất khó hạ
thấp hơn vì trong nước lúc nào cũng có một số người lao động đang thay
đổi công việc.
Chính sách trục xuất các di dân bất hợp pháp của chính quyền Donald
Trump sắp tới sẽ khiến thị trường lao động “căng thẳng” hơn vì bớt số
người sẵn sàng làm việc với đồng lương thấp. Trong tình trạng đó, các xí
nghiệp sẽ phải tăng lương cho nhân viên và công nhân để thu hút người
lao động. Ðó sẽ là một nguyên nhân chính khiến lạm phát tăng lên, vì khi
các nhà sản xuất tăng lương họ cũng phải tăng giá sản phẩm hoặc dịch vụ
để bù lại. Hơn nữa, số người làm việc đông hơn với lương cao hơn sẽ gia
tăng mức tiêu thụ trên toàn quốc, đẩy giá cả lên.
Thị trường lao động ngày càng mạnh vì kinh tế Mỹ tăng trưởng liên tục từ
năm 2009 đến nay khiến mọi người đã tiên liệu Ngân Hàng Trung Ương Mỹ
sẽ phải tăng lãi suất. Kể từ năm 2009 đến cuối năm 2016, số người làm
việc ngoài lãnh vực canh nông đã tăng từ 136 triệu lên 145 triệu, tạo
thêm gần 9 triệu công việc làm. Trong cùng thời gian đó, Tổng Sản Lượng
Nội Ðịa (GDP) đã tăng 20%, từ năm 2009 (14,418 tỷ US$) đến năm 2015
(17,348 tỷ US$). Cũng vậy, lợi tức của một gia đình bậc trung (median
household income) tăng 25%, từ hơn 50 ngàn lên 62 ngàn đô la. Số hàng
hóa nước Mỹ xuất cảng đã tăng 35%, Chỉ số Dow Jones từ hơn 9,000 đã tăng
gấp đôi, lên tới hơn 19,800 trong tuần này. Trước tiến triển kinh tế
như vậy, tất cả đều đón trước Fed sẽ tăng lãi suất. Nhưng vẫn có một bất
ngờ: Fed cho biết trong năm 2017 có thể sẽ tăng lãi suất thêm ba lần
nữa!
Khi thị trường chờ đợi lãi suất sẽ tăng, đồng đô la Mỹ sẽ còn tăng giá
đối với tất cả các đồng tiền khác trên thế giới; vì những “người có sẵn
tiền” sẽ đem đổi lấy đô la để cho nước Mỹ, người Mỹ vay! Kể từ năm 2011,
đô la Mỹ đã lên giá thêm 40%, nay sẽ còn tăng thêm nữa!
Ðồng nguyên của Trung Quốc chịu hậu quả nặng nề nhất, sẽ tiếp tục đi
xuống mặc dù chính quyền Trung Cộng vẫn cố giữ giá bằng nhiều cách. Ðồng
nguyên hiện xuống mức thấp nhất kể từ năm 2008 đến nay.
Trái với những lời tố cáo Bắc Kinh “âm mưu hạ giá đồng tiền,” trong năm
qua Bắc Kinh đã lấy hàng tỷ Mỹ kim dự trữ của họ ra bán, đổi lấy đồng
nguyên, với mục đích giữ vững giá trị đồng tiền của chính họ. Quỹ dự trữ
ngoại tệ của Trung Cộng đã giảm từ 4,000 tỷ Mỹ kim xuống chỉ còn 3,050
tỷ. Một hệ quả là Trung Quốc đã mất địa vị là “chủ nợ lớn nhất” của nước
Mỹ! Báo cáo của Ngân Khố Mỹ cho biết vào tháng 10 vừa qua Nhật Bản mới
là nước cho chính phủ Mỹ vay nợ nhiều nhất, với số nợ tổng cộng 1,130 tỷ
Mỹ kim, số nợ Trung Quốc chỉ còn 1,120 tỷ. Ngoài việc bán đô la lấy
tiền của mình, Trung Cộng còn đang ngăn chặn không cho các ngân hàng và
xí nghiệp của họ đem tiền ra nước ngoài dù để đầu tư, vì mỗi lần chuyển
ngân như vậy đều phải đổi đồng nguyên lấy Mỹ kim.
Chính vì đồng đô la Mỹ lên khiến cho đồng nguyên xuống giá. Hiện tượng
này cũng diễn ra với đồng tiền của hầu hết các nước khác. Từ năm 2013
đến nay đồng nguyên chỉ mất giá 10.75%, trong khi đồng yen của Nhật Bản
đã mất 30%, đồng đô la Úc mất 40% giá trị. Không thấy nhà chính trị Mỹ
nào tố cáo chính phủ Nhật Bản và Úc âm mưu hạ giá đồng tiền để thủ lợi!
Nhưng từ đầu tháng 11 đến giữa tháng 12, thị trường chứng khoán Tokyo đã
lên 16% trước viễn tượng đồng Mỹ kim lên giá. Nhật Bản là một nước
hưởng lợi nhiều nhất, còn Trung Quốc thì ngược lại.
Hành động tăng lãi suất của bà Janet Yellen làm cả thế giới phải toan
tính cách đối phó, còn khi Nhân Dân Ngân Hàng ở Bắc Kinh tăng hay giảm
lãi suất thì không gây một chấn động nào đáng kể. Hiện tượng này cho
thấy ảnh hưởng quá lớn của kinh tế Mỹ, vì vai trò “thống ngự” của đồng
đô la trong hệ thống tài chánh thế giới. Tiền tệ của một số quốc gia
trên toàn cầu được ấn định dựa trên hối suất với Mỹ kim, bao gồm 60% dân
số và 60% tổng sản lượng cả thế giới. Tình trạng đó khiến cho khi lãi
suất ở Mỹ tăng khiến đô la lên giá thì rất nhiều nước lo lắng, đặc biệt
là các nước còn đang phát triển.
Trong tám năm qua, khi lãi suất ở Mỹ được hạ thấp để kích thích kinh tế,
thấp đến mức từ 0 đến 0.25% một năm, rất nhiều nước đang mở mang đã đi
vay nợ bằng đô la Mỹ để lấy lãi suất rẻ. Tới năm 2015, tổng số nợ khắp
thế giới, ở ngoài nước Mỹ nhưng vay bằng Mỹ kim, đã lên tới 10 ngàn tỷ
đô la, một phần ba là do các nước kinh tế còn đang lên. Ðô la tăng giá,
khi các con nợ này cần trả tiền lãi và tiền vốn thì họ phải đi mua đô la
để trả. Nhưng lại mua đô la với một giá đắt hơn so với lúc đi vay. Nếu
đô la tăng giá 10% thì món nợ coi như phải chịu thêm 10% tiền lãi!
Nhưng đó chỉ là mối thiệt hại trực tiếp vì đồng đô la lên giá. Các nước
đang phát triển còn chịu những ảnh hưởng gián tiếp, khi đi vay nợ bằng
đô la Mỹ. Những đồng đô la vay được không phải đồng nào cũng được đem
đầu tư sinh lợi, mà có khi nằm nghỉ trong hệ thống ngân hàng. Ngân hàng
có tiền lại đem cho vay nữa, gia tăng số xí nghiệp vay nợ bằng đô la.
Lúc đô la tăng giá, những con nợ mới này cũng trở thành nạn nhân. Ba
nước có số nợ vay bằng đô la nhiều nhất là Brazil, Chile và Thổ Nhĩ Kỳ,
đồng tiền của cả ba nước đều xuống giá mạnh từ mấy tháng nay trong khi
đô la lên giá. Malaysia cũng vậy. Tuy cán cân chi phó của Malaysia thặng
dư, tức là tiền vô cao hơn tiền ra, nhưng hơn một nửa số trái khoán
(giấy vay nợ) của nước này đã bán cho người ngoại quốc. Trong tháng 12,
đi vay bằng đô la khó hơn, đồng ringgit của Malaysia đã mất giá trên 5%.
Bắc Kinh đang lo lắng vì còn nhớ kinh nghiệm tháng 12 năm 2015, khi Ngân
Hàng Trung Ương Mỹ tăng lãi suất lần đầu sau 9 năm. Ðồng nguyên xuống
giá ngay, quỹ dự trữ ngoại tệ hụt mất 108 tỷ đô la trong một tháng, sau
đó thị trường chứng khoán sụt dần. Ðiều đáng lo lắng nhất năm nay là rất
nhiều người có tiền ở nước Tàu đang chờ chực chuyển tiền ra nước ngoài,
nghĩa là họ sẽ đi mua đô la Mỹ! Phương cách giản dị nhất của chính
quyền là ngăn chặn không cho đem tiền ra ngoại quốc.
Ðồng đô la lên giá sẽ khiến quỹ dự trữ ngoại tệ của nước Tàu giảm bớt,
giá trị đồng nguyên không đứng vững trong lúc đảng Cộng Sản vẫn nuôi
tham vọng biến đồng nguyên thành một thứ tiền quốc tế, như vai trò của
đồng đô la, yen và euro. Tất cả sẽ khiến cho các dự án lớn để gây ảnh
hưởng trên kinh tế, tài chánh thế giới sẽ ngưng trệ, như Ngân Hàng Châu
AÔ Phát Triển Hạ Tầng, dự án Nhất Ðái, Nhất Lộ và dự án Hợp Tác Kinh Tế
Vùng Toàn Diện (RCEP) mà Bắc Kinh muốn mời các nước đã ký thỏa ước TPP
tham dự sau khi ông Donald Trump dọa sẽ xé bỏ TPP.
Tình trạng đồng đô la đè nặng trên cả thế giới đã được diễn tả rõ nhất
trong lời tuyên bố của ông John Connally, bộ trưởng Tài Chánh Mỹ thời
Tổng Thống Nixon. Năm 1970, kinh tế Mỹ suy thoái, GDP giảm 1%, lạm phát
lên 6%, cán cân chi phó khiếm hụt. Tháng 8 năm 1971, ông Nixon đã xóa bỏ
liên hệ giữa đô la Mỹ và vàng khiến giá trị đồng Mỹ kim giảm 20%; ông
John Connally ra lệnh “kiểm soát giá cả và lương bổng” trong 90 ngày và
đánh thuế thêm 10% trên các món hàng nhập cảng. Báo chí Nhật lúc đó gọi
ông là Bão Connally. Trước mối đe dọa cơn khủng hoảng toàn cầu vì hối
suất tất cả các nước đều thả nổi, các cường quốc kinh tế đồng ý họp lại ở
Rome, thủ đô Ý vào tháng 11 năm 1971 để tìm cách giải quyết. Trước mặt
bộ trưởng tài chánh của 10 quốc gia, ông Connally nói: “Ðô la là tiền
của chúng tôi, nhưng là vấn đề của quý vị!” (The dollar is our currency,
but your problem). Ba tháng sau, các bộ trưởng tài chánh đó lại gặp
nhau ở Washington để thỏa thuận về một hệ thống tiền tệ quốc tế mới;
trong đó đồng đô la Mỹ vẫn đóng vai quan trọng nhất. Tình trạng này đến
nay vẫn không thay đổi: Ðô la là tiền nước Mỹ nhưng vẫn là vấn đề của cả
thế giới.
Vào nhiệm kỳ đầu của Tổng Thống Ronald Reagan, kinh tế Mỹ đã gặp khó
khăn khi đồng đô la lên giá, hàng Mỹ khó xuất cảng vì giá tăng đến 50%
so với đồng tiền các nước lớn, cán cân thương mại khiếm hụt trong lúc
lạm phát gia tăng khiến Ngân Hàng Trung Ương phải tăng lãi suất rất cao,
đô la lại càng tăng giá trị. Trong tình trạng đó, bộ trưởng tài chánh
các nước Pháp, Tây Ðức, Nhật Bản, và Anh Quốc phải họp với Bộ Trưởng Mỹ
James A. Baker III để thỏa hiệp cùng can thiệp vào thị trường tiền tệ,
bỏ ra 10 tỷ đô la đem bán để hạ thấp giá đồng tiền Mỹ. Cuộc họp tại
khách sạn Plaza Hotel ở thành phố New York đã giúp đô la giảm giá 50%
trong hai năm sau đó, hàng xuất cảng Mỹ tăng lên và cán cân mậu dịch gần
trở lại thăng bằng.
Nếu đô la Mỹ tiếp tục tăng giá cho tới năm 2018 thì tình trạng có thể sẽ
diễn ra giống như năm 1985 hay không? Ðồng đô la lên giá sẽ khiến hàng
Mỹ xuất cảng khó cạnh tranh hơn, cán cân mậu dịch sẽ khiếm hụt nặng hơn.
Tổng thống tân cử Donald Trump đang hô hào chống hàng nhập cảng từ khắp
thế giới, nhất là từ Trung Quốc, Mexico, Canada, ông có thể gây ra một
cuộc chiến tranh mậu dịch. Chương trình cắt giảm thuế và tăng ngân sách
chi tiêu sẽ đưa tỷ lệ lạm phát lên cao khiến lãi suất phải tăng nữa, và
đồng giá đô la càng lên.
Trước viễn ảnh đó, khó mời được các quốc gia khác cộng tác như năm 1985.
Hiện nay chính các nước Châu Âu và Nhật Bản đang lo cố thúc đẩy cho
kinh tế phát triển và đang lo tỷ lệ lạm phát ở nước họ còn quá thấp;
không nước nào muốn đồng tiền của họ lên giá. Cho nên khó lòng kêu gọi
họ đồng ý với một Thỏa Hiệp Plaza mới!
Ngô Nhân Dụng
(Người Việt)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Mỹ tăng lãi suất, cả thế giới lo
Lãi suất ở Mỹ tăng, sau phiên họp của Ngân Hàng Trung Ương (tên là Quỹ Dự Trữ Liên Bang – Fed) ngày 14 tháng 12, 2016. Sau cuộc khủng hoảng tín dụng năm 2007 khiến kinh tế Mỹ rớt vào cuộc “đại suy thoái” năm 2008
Lãi suất ở Mỹ tăng, sau phiên họp của Ngân Hàng Trung Ương (tên là Quỹ
Dự Trữ Liên Bang – Fed) ngày 14 tháng 12, 2016. Sau cuộc khủng hoảng tín
dụng năm 2007 khiến kinh tế Mỹ rớt vào cuộc “đại suy thoái” năm 2008,
đây là lần thứ nhì Fed nâng lãi suất căn bản thêm 0.25%; lần trước cách
đây đúng một năm. Quyết định tăng lãi suất này đã được thị trường thế
giới tiên liệu từ ba tháng nay, vì ai cũng thấy kinh tế Mỹ đã vững vàng
hơn, bắt đầu phải lo áp lực lạm phát.
Bà Janet Yellen, chủ tịch Quỹ Dự Trữ Liên Bang, đã giải thích rằng quyết
định tăng lãi suất này phản ảnh lòng tin vào nền kinh tế Mỹ đã tiến và
sẽ tiếp tục tiến hơn trong năm tới. Một dấu hiệu kinh tế phát triển tốt
là tỷ lệ thất nghiệp đã xuống thấp nhất, từ hơn 10% vào năm 2008, nay
chỉ còn 4.6% trong tháng 11 năm 2016. Fed tiên đoán rằng đến cuối năm
2017 tỷ lệ thất nghiệp sẽ xuống nữa, tới 4.5%, là một mức rất khó hạ
thấp hơn vì trong nước lúc nào cũng có một số người lao động đang thay
đổi công việc.
Chính sách trục xuất các di dân bất hợp pháp của chính quyền Donald
Trump sắp tới sẽ khiến thị trường lao động “căng thẳng” hơn vì bớt số
người sẵn sàng làm việc với đồng lương thấp. Trong tình trạng đó, các xí
nghiệp sẽ phải tăng lương cho nhân viên và công nhân để thu hút người
lao động. Ðó sẽ là một nguyên nhân chính khiến lạm phát tăng lên, vì khi
các nhà sản xuất tăng lương họ cũng phải tăng giá sản phẩm hoặc dịch vụ
để bù lại. Hơn nữa, số người làm việc đông hơn với lương cao hơn sẽ gia
tăng mức tiêu thụ trên toàn quốc, đẩy giá cả lên.
Thị trường lao động ngày càng mạnh vì kinh tế Mỹ tăng trưởng liên tục từ
năm 2009 đến nay khiến mọi người đã tiên liệu Ngân Hàng Trung Ương Mỹ
sẽ phải tăng lãi suất. Kể từ năm 2009 đến cuối năm 2016, số người làm
việc ngoài lãnh vực canh nông đã tăng từ 136 triệu lên 145 triệu, tạo
thêm gần 9 triệu công việc làm. Trong cùng thời gian đó, Tổng Sản Lượng
Nội Ðịa (GDP) đã tăng 20%, từ năm 2009 (14,418 tỷ US$) đến năm 2015
(17,348 tỷ US$). Cũng vậy, lợi tức của một gia đình bậc trung (median
household income) tăng 25%, từ hơn 50 ngàn lên 62 ngàn đô la. Số hàng
hóa nước Mỹ xuất cảng đã tăng 35%, Chỉ số Dow Jones từ hơn 9,000 đã tăng
gấp đôi, lên tới hơn 19,800 trong tuần này. Trước tiến triển kinh tế
như vậy, tất cả đều đón trước Fed sẽ tăng lãi suất. Nhưng vẫn có một bất
ngờ: Fed cho biết trong năm 2017 có thể sẽ tăng lãi suất thêm ba lần
nữa!
Khi thị trường chờ đợi lãi suất sẽ tăng, đồng đô la Mỹ sẽ còn tăng giá
đối với tất cả các đồng tiền khác trên thế giới; vì những “người có sẵn
tiền” sẽ đem đổi lấy đô la để cho nước Mỹ, người Mỹ vay! Kể từ năm 2011,
đô la Mỹ đã lên giá thêm 40%, nay sẽ còn tăng thêm nữa!
Ðồng nguyên của Trung Quốc chịu hậu quả nặng nề nhất, sẽ tiếp tục đi
xuống mặc dù chính quyền Trung Cộng vẫn cố giữ giá bằng nhiều cách. Ðồng
nguyên hiện xuống mức thấp nhất kể từ năm 2008 đến nay.
Trái với những lời tố cáo Bắc Kinh “âm mưu hạ giá đồng tiền,” trong năm
qua Bắc Kinh đã lấy hàng tỷ Mỹ kim dự trữ của họ ra bán, đổi lấy đồng
nguyên, với mục đích giữ vững giá trị đồng tiền của chính họ. Quỹ dự trữ
ngoại tệ của Trung Cộng đã giảm từ 4,000 tỷ Mỹ kim xuống chỉ còn 3,050
tỷ. Một hệ quả là Trung Quốc đã mất địa vị là “chủ nợ lớn nhất” của nước
Mỹ! Báo cáo của Ngân Khố Mỹ cho biết vào tháng 10 vừa qua Nhật Bản mới
là nước cho chính phủ Mỹ vay nợ nhiều nhất, với số nợ tổng cộng 1,130 tỷ
Mỹ kim, số nợ Trung Quốc chỉ còn 1,120 tỷ. Ngoài việc bán đô la lấy
tiền của mình, Trung Cộng còn đang ngăn chặn không cho các ngân hàng và
xí nghiệp của họ đem tiền ra nước ngoài dù để đầu tư, vì mỗi lần chuyển
ngân như vậy đều phải đổi đồng nguyên lấy Mỹ kim.
Chính vì đồng đô la Mỹ lên khiến cho đồng nguyên xuống giá. Hiện tượng
này cũng diễn ra với đồng tiền của hầu hết các nước khác. Từ năm 2013
đến nay đồng nguyên chỉ mất giá 10.75%, trong khi đồng yen của Nhật Bản
đã mất 30%, đồng đô la Úc mất 40% giá trị. Không thấy nhà chính trị Mỹ
nào tố cáo chính phủ Nhật Bản và Úc âm mưu hạ giá đồng tiền để thủ lợi!
Nhưng từ đầu tháng 11 đến giữa tháng 12, thị trường chứng khoán Tokyo đã
lên 16% trước viễn tượng đồng Mỹ kim lên giá. Nhật Bản là một nước
hưởng lợi nhiều nhất, còn Trung Quốc thì ngược lại.
Hành động tăng lãi suất của bà Janet Yellen làm cả thế giới phải toan
tính cách đối phó, còn khi Nhân Dân Ngân Hàng ở Bắc Kinh tăng hay giảm
lãi suất thì không gây một chấn động nào đáng kể. Hiện tượng này cho
thấy ảnh hưởng quá lớn của kinh tế Mỹ, vì vai trò “thống ngự” của đồng
đô la trong hệ thống tài chánh thế giới. Tiền tệ của một số quốc gia
trên toàn cầu được ấn định dựa trên hối suất với Mỹ kim, bao gồm 60% dân
số và 60% tổng sản lượng cả thế giới. Tình trạng đó khiến cho khi lãi
suất ở Mỹ tăng khiến đô la lên giá thì rất nhiều nước lo lắng, đặc biệt
là các nước còn đang phát triển.
Trong tám năm qua, khi lãi suất ở Mỹ được hạ thấp để kích thích kinh tế,
thấp đến mức từ 0 đến 0.25% một năm, rất nhiều nước đang mở mang đã đi
vay nợ bằng đô la Mỹ để lấy lãi suất rẻ. Tới năm 2015, tổng số nợ khắp
thế giới, ở ngoài nước Mỹ nhưng vay bằng Mỹ kim, đã lên tới 10 ngàn tỷ
đô la, một phần ba là do các nước kinh tế còn đang lên. Ðô la tăng giá,
khi các con nợ này cần trả tiền lãi và tiền vốn thì họ phải đi mua đô la
để trả. Nhưng lại mua đô la với một giá đắt hơn so với lúc đi vay. Nếu
đô la tăng giá 10% thì món nợ coi như phải chịu thêm 10% tiền lãi!
Nhưng đó chỉ là mối thiệt hại trực tiếp vì đồng đô la lên giá. Các nước
đang phát triển còn chịu những ảnh hưởng gián tiếp, khi đi vay nợ bằng
đô la Mỹ. Những đồng đô la vay được không phải đồng nào cũng được đem
đầu tư sinh lợi, mà có khi nằm nghỉ trong hệ thống ngân hàng. Ngân hàng
có tiền lại đem cho vay nữa, gia tăng số xí nghiệp vay nợ bằng đô la.
Lúc đô la tăng giá, những con nợ mới này cũng trở thành nạn nhân. Ba
nước có số nợ vay bằng đô la nhiều nhất là Brazil, Chile và Thổ Nhĩ Kỳ,
đồng tiền của cả ba nước đều xuống giá mạnh từ mấy tháng nay trong khi
đô la lên giá. Malaysia cũng vậy. Tuy cán cân chi phó của Malaysia thặng
dư, tức là tiền vô cao hơn tiền ra, nhưng hơn một nửa số trái khoán
(giấy vay nợ) của nước này đã bán cho người ngoại quốc. Trong tháng 12,
đi vay bằng đô la khó hơn, đồng ringgit của Malaysia đã mất giá trên 5%.
Bắc Kinh đang lo lắng vì còn nhớ kinh nghiệm tháng 12 năm 2015, khi Ngân
Hàng Trung Ương Mỹ tăng lãi suất lần đầu sau 9 năm. Ðồng nguyên xuống
giá ngay, quỹ dự trữ ngoại tệ hụt mất 108 tỷ đô la trong một tháng, sau
đó thị trường chứng khoán sụt dần. Ðiều đáng lo lắng nhất năm nay là rất
nhiều người có tiền ở nước Tàu đang chờ chực chuyển tiền ra nước ngoài,
nghĩa là họ sẽ đi mua đô la Mỹ! Phương cách giản dị nhất của chính
quyền là ngăn chặn không cho đem tiền ra ngoại quốc.
Ðồng đô la lên giá sẽ khiến quỹ dự trữ ngoại tệ của nước Tàu giảm bớt,
giá trị đồng nguyên không đứng vững trong lúc đảng Cộng Sản vẫn nuôi
tham vọng biến đồng nguyên thành một thứ tiền quốc tế, như vai trò của
đồng đô la, yen và euro. Tất cả sẽ khiến cho các dự án lớn để gây ảnh
hưởng trên kinh tế, tài chánh thế giới sẽ ngưng trệ, như Ngân Hàng Châu
AÔ Phát Triển Hạ Tầng, dự án Nhất Ðái, Nhất Lộ và dự án Hợp Tác Kinh Tế
Vùng Toàn Diện (RCEP) mà Bắc Kinh muốn mời các nước đã ký thỏa ước TPP
tham dự sau khi ông Donald Trump dọa sẽ xé bỏ TPP.
Tình trạng đồng đô la đè nặng trên cả thế giới đã được diễn tả rõ nhất
trong lời tuyên bố của ông John Connally, bộ trưởng Tài Chánh Mỹ thời
Tổng Thống Nixon. Năm 1970, kinh tế Mỹ suy thoái, GDP giảm 1%, lạm phát
lên 6%, cán cân chi phó khiếm hụt. Tháng 8 năm 1971, ông Nixon đã xóa bỏ
liên hệ giữa đô la Mỹ và vàng khiến giá trị đồng Mỹ kim giảm 20%; ông
John Connally ra lệnh “kiểm soát giá cả và lương bổng” trong 90 ngày và
đánh thuế thêm 10% trên các món hàng nhập cảng. Báo chí Nhật lúc đó gọi
ông là Bão Connally. Trước mối đe dọa cơn khủng hoảng toàn cầu vì hối
suất tất cả các nước đều thả nổi, các cường quốc kinh tế đồng ý họp lại ở
Rome, thủ đô Ý vào tháng 11 năm 1971 để tìm cách giải quyết. Trước mặt
bộ trưởng tài chánh của 10 quốc gia, ông Connally nói: “Ðô la là tiền
của chúng tôi, nhưng là vấn đề của quý vị!” (The dollar is our currency,
but your problem). Ba tháng sau, các bộ trưởng tài chánh đó lại gặp
nhau ở Washington để thỏa thuận về một hệ thống tiền tệ quốc tế mới;
trong đó đồng đô la Mỹ vẫn đóng vai quan trọng nhất. Tình trạng này đến
nay vẫn không thay đổi: Ðô la là tiền nước Mỹ nhưng vẫn là vấn đề của cả
thế giới.
Vào nhiệm kỳ đầu của Tổng Thống Ronald Reagan, kinh tế Mỹ đã gặp khó
khăn khi đồng đô la lên giá, hàng Mỹ khó xuất cảng vì giá tăng đến 50%
so với đồng tiền các nước lớn, cán cân thương mại khiếm hụt trong lúc
lạm phát gia tăng khiến Ngân Hàng Trung Ương phải tăng lãi suất rất cao,
đô la lại càng tăng giá trị. Trong tình trạng đó, bộ trưởng tài chánh
các nước Pháp, Tây Ðức, Nhật Bản, và Anh Quốc phải họp với Bộ Trưởng Mỹ
James A. Baker III để thỏa hiệp cùng can thiệp vào thị trường tiền tệ,
bỏ ra 10 tỷ đô la đem bán để hạ thấp giá đồng tiền Mỹ. Cuộc họp tại
khách sạn Plaza Hotel ở thành phố New York đã giúp đô la giảm giá 50%
trong hai năm sau đó, hàng xuất cảng Mỹ tăng lên và cán cân mậu dịch gần
trở lại thăng bằng.
Nếu đô la Mỹ tiếp tục tăng giá cho tới năm 2018 thì tình trạng có thể sẽ
diễn ra giống như năm 1985 hay không? Ðồng đô la lên giá sẽ khiến hàng
Mỹ xuất cảng khó cạnh tranh hơn, cán cân mậu dịch sẽ khiếm hụt nặng hơn.
Tổng thống tân cử Donald Trump đang hô hào chống hàng nhập cảng từ khắp
thế giới, nhất là từ Trung Quốc, Mexico, Canada, ông có thể gây ra một
cuộc chiến tranh mậu dịch. Chương trình cắt giảm thuế và tăng ngân sách
chi tiêu sẽ đưa tỷ lệ lạm phát lên cao khiến lãi suất phải tăng nữa, và
đồng giá đô la càng lên.
Trước viễn ảnh đó, khó mời được các quốc gia khác cộng tác như năm 1985.
Hiện nay chính các nước Châu Âu và Nhật Bản đang lo cố thúc đẩy cho
kinh tế phát triển và đang lo tỷ lệ lạm phát ở nước họ còn quá thấp;
không nước nào muốn đồng tiền của họ lên giá. Cho nên khó lòng kêu gọi
họ đồng ý với một Thỏa Hiệp Plaza mới!
Ngô Nhân Dụng
(Người Việt)