Văn Học & Nghệ Thuật

Mỹ thuật đương đại Nam Mỹ

Những họa phẩm này lại bị ảnh hưởng của các cây cọ người Ý. Do đó, có thể nói nghệ thuật thị giác của Nam Mỹ có gốc gác từ các họa sĩ châu Âu. Đến đầu thế kỷ 20, Nam Mỹ mới bắt đầu phát triển phong cách riêng của mình.

Nghệ thuật thị giác Nam Mỹ từ xưa đến nay cho chúng ta thấy bị ảnh hưởng rõ rệt nền mỹ thuật của châu Âu. Tuy vậy nền mỹ thuật phong phú bản địa của Nam Mỹ vẫn giữ được bản sắc riêng của mình mặc dù có những ảnh hưởng từ nước ngoài. Hình thái mỹ thuật ở Nam Mỹ phần lớn bao gồm các hoạ phẩm Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và baroque Pháp. Những họa phẩm này lại bị ảnh hưởng của các cây cọ người Ý. Do đó, có thể nói nghệ thuật thị giác của Nam Mỹ có gốc gác từ các họa sĩ châu Âu. Đến đầu thế kỷ 20, Nam Mỹ mới bắt đầu phát triển phong cách riêng của mình.

my-thuat-duong-dai-nam-my2
Mona Lisa của Fernando Botero-Sơn dầu(166x183cm)

Truy tìm nguyên thủy của nền mỹ thuật Nam Mỹ, chúng ta có thể theo dấu những người thổ dân Inca là những người đầu tiên đã khai sinh nguồn gốc nghệ thuật này. Nghệ thuật của người Inca cũng chính là nền nghệ thuật cổ truyền của Nam Mỹ. Tiếp theo đó là cuộc cách mạng nghệ thuật đã gây thiệt mạng cho nhiều họa sĩ trong các vụ thảm sát. Tuy nhiên nghệ thuật truyền thống của người Inca vẫn tiếp tục được ngưỡng mộ cho đến ngày nay.

Nền mỹ thuật đương đại của Nam Mỹ đặc biệt là ở Brazil (Ba Tây) bao gồm những quan niệm thẩm mỹ mới. Ðại diện của nó là một số nhóm họa sĩ cùng các họa sĩ độc lập mới nổi lên vào những năm 1930. Tuy nhiên, tác phẩm của họ đã rất tinh tế và là những tấm gương phản ảnh được đời sống xã hội. Mặc dù chúng xem rất giống với những phong cách truyền thống nhưng chúng không nhắm mục đích trở lại hình thái nghệ thuật cũ. Những họa sĩ đương đại nổi danh của Nam Mỹ sau này đã thiết lập các hiệp hội nghệ thuật như Bernardelli Nucleus, Nhóm Santa Helena v.v.. Một số các họa sĩ đương đại điển hình có thể nhắc đến như Candido Portinari, Antonio Berni, Fernando Botero v..v..

Fernando Botero

Fernando Botero Angulo (1932-…) là một họa sĩ của trường phái tượng trưng và là một điêu khắc gia của Colombia. Ông có một phong cách đặc thù nổi tiếng được gọi là “Boterismo”. Lối vẽ này đặc biệt phóng đại hình dáng con người trong lối miêu tả. Mục đích để chỉ trích chính trị hay hài hước, giễu nhại tùy từng tác phẩm. Ông được xem như một nghệ sĩ được biết đến nhiều nhất mà còn sống của châu Mỹ Latinh. Những tác phẩm nghệ thuật của ông có thể được tìm thấy ở những nơi dễ nhận thấy nhất trên thế giới, chẳng hạn như Park Avenue ở thành phố New York và đại lộ Champs-Élysées ở Paris.

my-thuat-duong-dai-nam-my3
Fernando Botero

Năm 1958, ông đã giành được giải nhất Salón de Artistas Colombianos của quốc gia ông. Làm việc nhiều năm ở Paris, ông đạt được sự công nhận quốc tế cho các bức tranh, bản vẽ và tác phẩm điêu khắc. Chúng được triển lãm trên khắp thế giới. Nghệ phẩm của ông được thu thập bởi nhiều viện bảo tàng quốc tế lớn, các tập đoàn, và sưu tập tư nhân. Năm 2012, ông nhận được The International Sculpture Center’s Lifetime Achievement trong giải thưởng Contemporary Sculpture Award.

Mona Lisa được hoàn thành vào năm 1978 là một tác phẩm điển hình của phong cách Fernando Botero. Botero đã bắt đầu sự nghiệp của mình bằng cách sao chép những bức tranh nổi tiếng. Tuy nhiên, ông đã thêm vào nét đặc trưng và ý tưởng riêng của mình trong các bức tranh. Ông sử dụng những biểu tượng điển hình của Botero để tái tạo những tác phẩm này. Chúng ta có thể nhìn thấy từ các chủ đề lặp đi lặp lại của các tác phẩm của bậc thầy xưa như The Wedding Arnolfini bởi JanVan Eyck và Las Meninas của Diego Velazquez.

my-thuat-duong-dai-nam-my1
Juanito tocando la flauta(1973)- 160×105.5cm- Dầu, thạch cao, các tông, vải, kim loại và các vật liệu khác nhau trên gỗ

Nhưng bức tranh đáng chú ý nhất là “Mona Lisa”. Botero đã vẽ nhiều bức của nàng Mona Lisa, ví dụ, “Mona Lisa Tuổi 12” là một bức tranh tưởng tượng phác họa Mona Lisa trong thời thơ ấu. Trong khi bức “Mona Lisa” này, chúng ta đang nói đến, là một kiệt tác của ông. Bố cục của nó tương tự như của Leonardo da Vinci, nhưng sự khác biệt là Botero đã thay nhiều hình ảnh trong tranh bằng cách sử dụng phong cách độc đáo của mình. Trong bức tranh này, khuôn mặt Mona Lisa phồng lên, thúc đẩy ước muốn của chúng ta muốn véo vào da nàng. Lại thêm cảnh núi lửa phun trào phía sau bên phải nàng tạo nàng một dáng vẻ rất ngây thơ và dễ thương. Ông đã tạo một hình ảnh Mona Lisa khác xa một Mona Lisa tinh tế và bí ẩn của viện bảo tàng Louvre. Thật vậy tuy tác phẩm của ông là một sao chép nhưng Botero không bảo thủ, ông đã đạt được mục đích của sự đổi mới bằng cách thay thế chủ đề.

Antonio Berni

Delesio Antonio Berni (1905-1981)là một họa sĩ ảnh hưởng phong cách tượng trưng (Figurative) của Argentina. Ông lại kết hợp thêm trường phái “New Realism (Tân hiện thực) và trở thành một họa sĩ Mỹ Latin của chủ nghĩa hiện thực xã hội. Tác phẩm của ông, bao gồm một loạt các tranh Collage miêu tả sự đói nghèo và những tác động của công nghiệp hóa ở Buenos Aires, đã được trưng bày trên toàn thế giới. Ông sinh năm 1905 tại thành phố Rosario, Argentina. Mất năm 1981 tại Buenos Aires, Argentina.

my-thuat-duong-dai-nam-my5
Antonio Berni

Sau năm 1950, các tác phẩm của Berni có thể được xem như là một sự tổng hợp của Pop Art và chủ nghĩa hiện thực xã hội. Năm 1958, ông bắt đầu thu thập và cắt dán hình ảnh phế liệu để tạo ra một loạt các sáng tác bao quanh một nhân vật tên là Juanito Laguna. Loạt tranh này trở thành một câu chuyện xã hội về công nghiệp và nghèo đói. Ông chỉ ra sự chênh lệch cực độ đã tồn tại giữa các tầng lớp quý tộc giàu có Argentina và kẻ nghèo điển hình là “Juanito” của các khu ổ chuột.

Như ông giải thích trong một cuộc phỏng vấn của tạp chí Le Monde 1967, “Một đêm lạnh, nhiều mây, trong khi đi qua các thành phố khốn khổ của Juanito, nhãn quan tôi đã thay đổi tận gốc rễ khi nhìn thực tại đang xảy ra… Tôi vừa khám phá trong những con đường không vỉa hè là bãi rác. Ðó là thế giới đích thực của Juanito, bao quanh anh toàn những vật phế liệu- gỗ cũ, vỏ chai, sắt, hộp các tông, kim loại tấm v..v.. Mà những vật liệu này trên được sử dụng để xây dựng các túp lều ở các thị trấn như thế này. Tất cả đều chìm nghỉm trong nghèo đói”.

Candido Portinari (1903-1962)

Ông là một trong những họa sĩ quan trọng và nổi bật nhất của Brazil có ảnh hưởng phong cách Neon-realism(tân hiện thực) trong hội họa. Là con một gia đình nhập cư Ý từ Veneto, ông sinh ra trong một đồn điền cà phê gần Brodowski, ở São Paulo. Portinari học tại Escola Nacional de Belas Artes (ENBA) ở Rio de Janeiro. Năm 1928, ông đã giành được một huy chương vàng tại ENBA. Ông qua đời ở Rio de Janeiro năm 1962 vì nhiễm độc chì từ sơn của mình.

my-thuat-duong-dai-nam-my4
Candido Portinari

Năm 1944, Portinari bày tỏ mối quan tâm của mình đến tình trạng xã hội của những công nhân Brazil. Họa phẩm với phong cách “Expressionist” (Biểu hiện) này là một bày tỏ kín đáo sự oán thán cuộc sống xã hội thời ấy dưới một chủ đề “Cuộc sống trẻ em, di dân và mai táng”

my-thuat-duong-dai-nam-my
Crianca Morta (Đứa bé chết)-180x190cm-sơn dầu/1944

Trong tranh chúng ta thấy một người mẹ khổng lồ đang cúi xuống ôm đứa trẻ đã chết. Bà mẹ với đôi chân cong và đứa trẻ trong vòng tay trông giống bức tượng “The Pieta” của Michelangelo họa sĩ người Ý. Bốn nhân vật phụ đứng quanh người mẹ đau khổ này.

Ðứa bé chết với thân thể trần truồng, ốm giơ xương bảo cho ta biết nó chết vì đói. Ðầu nó đưa ra phía trước, trong khi cánh tay phải thõng xuống phía mặt đất, hệt như Chúa Giêsu trong bức “The Pieta” và các tác phẩm thời kỳ Phục hưng khác.

Bối cảnh quanh người mẹ và đứa bé mang một màu sắc ảm đạm. Ở bên trái, người đàn ông giữ vai vợ mình, với tấm lưng oằn, như thể ông muốn truyền xuống cho bà sự an ủi, cảm thông. Một người phụ nữ nắm giữ đầu đứa bé chết bằng cả hai tay. Trong khi bên phải, người phụ nữ khác dắt tay một đứa trẻ mà khuôn mặt trông giống như mặt người lớn. Người chồng và hai phụ nữ kia rơi nước mắt, hạt to như đá, tượng trưng cho thực chất của nạn hạn hán và sự thống thiết của niềm đau.

By Trịnh Thanh Thủy

( báo Trẻ )


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Mỹ thuật đương đại Nam Mỹ

Những họa phẩm này lại bị ảnh hưởng của các cây cọ người Ý. Do đó, có thể nói nghệ thuật thị giác của Nam Mỹ có gốc gác từ các họa sĩ châu Âu. Đến đầu thế kỷ 20, Nam Mỹ mới bắt đầu phát triển phong cách riêng của mình.

Nghệ thuật thị giác Nam Mỹ từ xưa đến nay cho chúng ta thấy bị ảnh hưởng rõ rệt nền mỹ thuật của châu Âu. Tuy vậy nền mỹ thuật phong phú bản địa của Nam Mỹ vẫn giữ được bản sắc riêng của mình mặc dù có những ảnh hưởng từ nước ngoài. Hình thái mỹ thuật ở Nam Mỹ phần lớn bao gồm các hoạ phẩm Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và baroque Pháp. Những họa phẩm này lại bị ảnh hưởng của các cây cọ người Ý. Do đó, có thể nói nghệ thuật thị giác của Nam Mỹ có gốc gác từ các họa sĩ châu Âu. Đến đầu thế kỷ 20, Nam Mỹ mới bắt đầu phát triển phong cách riêng của mình.

my-thuat-duong-dai-nam-my2
Mona Lisa của Fernando Botero-Sơn dầu(166x183cm)

Truy tìm nguyên thủy của nền mỹ thuật Nam Mỹ, chúng ta có thể theo dấu những người thổ dân Inca là những người đầu tiên đã khai sinh nguồn gốc nghệ thuật này. Nghệ thuật của người Inca cũng chính là nền nghệ thuật cổ truyền của Nam Mỹ. Tiếp theo đó là cuộc cách mạng nghệ thuật đã gây thiệt mạng cho nhiều họa sĩ trong các vụ thảm sát. Tuy nhiên nghệ thuật truyền thống của người Inca vẫn tiếp tục được ngưỡng mộ cho đến ngày nay.

Nền mỹ thuật đương đại của Nam Mỹ đặc biệt là ở Brazil (Ba Tây) bao gồm những quan niệm thẩm mỹ mới. Ðại diện của nó là một số nhóm họa sĩ cùng các họa sĩ độc lập mới nổi lên vào những năm 1930. Tuy nhiên, tác phẩm của họ đã rất tinh tế và là những tấm gương phản ảnh được đời sống xã hội. Mặc dù chúng xem rất giống với những phong cách truyền thống nhưng chúng không nhắm mục đích trở lại hình thái nghệ thuật cũ. Những họa sĩ đương đại nổi danh của Nam Mỹ sau này đã thiết lập các hiệp hội nghệ thuật như Bernardelli Nucleus, Nhóm Santa Helena v.v.. Một số các họa sĩ đương đại điển hình có thể nhắc đến như Candido Portinari, Antonio Berni, Fernando Botero v..v..

Fernando Botero

Fernando Botero Angulo (1932-…) là một họa sĩ của trường phái tượng trưng và là một điêu khắc gia của Colombia. Ông có một phong cách đặc thù nổi tiếng được gọi là “Boterismo”. Lối vẽ này đặc biệt phóng đại hình dáng con người trong lối miêu tả. Mục đích để chỉ trích chính trị hay hài hước, giễu nhại tùy từng tác phẩm. Ông được xem như một nghệ sĩ được biết đến nhiều nhất mà còn sống của châu Mỹ Latinh. Những tác phẩm nghệ thuật của ông có thể được tìm thấy ở những nơi dễ nhận thấy nhất trên thế giới, chẳng hạn như Park Avenue ở thành phố New York và đại lộ Champs-Élysées ở Paris.

my-thuat-duong-dai-nam-my3
Fernando Botero

Năm 1958, ông đã giành được giải nhất Salón de Artistas Colombianos của quốc gia ông. Làm việc nhiều năm ở Paris, ông đạt được sự công nhận quốc tế cho các bức tranh, bản vẽ và tác phẩm điêu khắc. Chúng được triển lãm trên khắp thế giới. Nghệ phẩm của ông được thu thập bởi nhiều viện bảo tàng quốc tế lớn, các tập đoàn, và sưu tập tư nhân. Năm 2012, ông nhận được The International Sculpture Center’s Lifetime Achievement trong giải thưởng Contemporary Sculpture Award.

Mona Lisa được hoàn thành vào năm 1978 là một tác phẩm điển hình của phong cách Fernando Botero. Botero đã bắt đầu sự nghiệp của mình bằng cách sao chép những bức tranh nổi tiếng. Tuy nhiên, ông đã thêm vào nét đặc trưng và ý tưởng riêng của mình trong các bức tranh. Ông sử dụng những biểu tượng điển hình của Botero để tái tạo những tác phẩm này. Chúng ta có thể nhìn thấy từ các chủ đề lặp đi lặp lại của các tác phẩm của bậc thầy xưa như The Wedding Arnolfini bởi JanVan Eyck và Las Meninas của Diego Velazquez.

my-thuat-duong-dai-nam-my1
Juanito tocando la flauta(1973)- 160×105.5cm- Dầu, thạch cao, các tông, vải, kim loại và các vật liệu khác nhau trên gỗ

Nhưng bức tranh đáng chú ý nhất là “Mona Lisa”. Botero đã vẽ nhiều bức của nàng Mona Lisa, ví dụ, “Mona Lisa Tuổi 12” là một bức tranh tưởng tượng phác họa Mona Lisa trong thời thơ ấu. Trong khi bức “Mona Lisa” này, chúng ta đang nói đến, là một kiệt tác của ông. Bố cục của nó tương tự như của Leonardo da Vinci, nhưng sự khác biệt là Botero đã thay nhiều hình ảnh trong tranh bằng cách sử dụng phong cách độc đáo của mình. Trong bức tranh này, khuôn mặt Mona Lisa phồng lên, thúc đẩy ước muốn của chúng ta muốn véo vào da nàng. Lại thêm cảnh núi lửa phun trào phía sau bên phải nàng tạo nàng một dáng vẻ rất ngây thơ và dễ thương. Ông đã tạo một hình ảnh Mona Lisa khác xa một Mona Lisa tinh tế và bí ẩn của viện bảo tàng Louvre. Thật vậy tuy tác phẩm của ông là một sao chép nhưng Botero không bảo thủ, ông đã đạt được mục đích của sự đổi mới bằng cách thay thế chủ đề.

Antonio Berni

Delesio Antonio Berni (1905-1981)là một họa sĩ ảnh hưởng phong cách tượng trưng (Figurative) của Argentina. Ông lại kết hợp thêm trường phái “New Realism (Tân hiện thực) và trở thành một họa sĩ Mỹ Latin của chủ nghĩa hiện thực xã hội. Tác phẩm của ông, bao gồm một loạt các tranh Collage miêu tả sự đói nghèo và những tác động của công nghiệp hóa ở Buenos Aires, đã được trưng bày trên toàn thế giới. Ông sinh năm 1905 tại thành phố Rosario, Argentina. Mất năm 1981 tại Buenos Aires, Argentina.

my-thuat-duong-dai-nam-my5
Antonio Berni

Sau năm 1950, các tác phẩm của Berni có thể được xem như là một sự tổng hợp của Pop Art và chủ nghĩa hiện thực xã hội. Năm 1958, ông bắt đầu thu thập và cắt dán hình ảnh phế liệu để tạo ra một loạt các sáng tác bao quanh một nhân vật tên là Juanito Laguna. Loạt tranh này trở thành một câu chuyện xã hội về công nghiệp và nghèo đói. Ông chỉ ra sự chênh lệch cực độ đã tồn tại giữa các tầng lớp quý tộc giàu có Argentina và kẻ nghèo điển hình là “Juanito” của các khu ổ chuột.

Như ông giải thích trong một cuộc phỏng vấn của tạp chí Le Monde 1967, “Một đêm lạnh, nhiều mây, trong khi đi qua các thành phố khốn khổ của Juanito, nhãn quan tôi đã thay đổi tận gốc rễ khi nhìn thực tại đang xảy ra… Tôi vừa khám phá trong những con đường không vỉa hè là bãi rác. Ðó là thế giới đích thực của Juanito, bao quanh anh toàn những vật phế liệu- gỗ cũ, vỏ chai, sắt, hộp các tông, kim loại tấm v..v.. Mà những vật liệu này trên được sử dụng để xây dựng các túp lều ở các thị trấn như thế này. Tất cả đều chìm nghỉm trong nghèo đói”.

Candido Portinari (1903-1962)

Ông là một trong những họa sĩ quan trọng và nổi bật nhất của Brazil có ảnh hưởng phong cách Neon-realism(tân hiện thực) trong hội họa. Là con một gia đình nhập cư Ý từ Veneto, ông sinh ra trong một đồn điền cà phê gần Brodowski, ở São Paulo. Portinari học tại Escola Nacional de Belas Artes (ENBA) ở Rio de Janeiro. Năm 1928, ông đã giành được một huy chương vàng tại ENBA. Ông qua đời ở Rio de Janeiro năm 1962 vì nhiễm độc chì từ sơn của mình.

my-thuat-duong-dai-nam-my4
Candido Portinari

Năm 1944, Portinari bày tỏ mối quan tâm của mình đến tình trạng xã hội của những công nhân Brazil. Họa phẩm với phong cách “Expressionist” (Biểu hiện) này là một bày tỏ kín đáo sự oán thán cuộc sống xã hội thời ấy dưới một chủ đề “Cuộc sống trẻ em, di dân và mai táng”

my-thuat-duong-dai-nam-my
Crianca Morta (Đứa bé chết)-180x190cm-sơn dầu/1944

Trong tranh chúng ta thấy một người mẹ khổng lồ đang cúi xuống ôm đứa trẻ đã chết. Bà mẹ với đôi chân cong và đứa trẻ trong vòng tay trông giống bức tượng “The Pieta” của Michelangelo họa sĩ người Ý. Bốn nhân vật phụ đứng quanh người mẹ đau khổ này.

Ðứa bé chết với thân thể trần truồng, ốm giơ xương bảo cho ta biết nó chết vì đói. Ðầu nó đưa ra phía trước, trong khi cánh tay phải thõng xuống phía mặt đất, hệt như Chúa Giêsu trong bức “The Pieta” và các tác phẩm thời kỳ Phục hưng khác.

Bối cảnh quanh người mẹ và đứa bé mang một màu sắc ảm đạm. Ở bên trái, người đàn ông giữ vai vợ mình, với tấm lưng oằn, như thể ông muốn truyền xuống cho bà sự an ủi, cảm thông. Một người phụ nữ nắm giữ đầu đứa bé chết bằng cả hai tay. Trong khi bên phải, người phụ nữ khác dắt tay một đứa trẻ mà khuôn mặt trông giống như mặt người lớn. Người chồng và hai phụ nữ kia rơi nước mắt, hạt to như đá, tượng trưng cho thực chất của nạn hạn hán và sự thống thiết của niềm đau.

By Trịnh Thanh Thủy

( báo Trẻ )


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm