Hình Ảnh & Sự Kiện
Mỹ 'vẫn hy vọng' sẽ họp thượng đỉnh Mỹ-Triều
Chính quyền ông Trump vẫn hy vọng là cuộc họp thượng đỉnh với Bắc Hàn sẽ diễn ra như dự kiến, bất chấp những đe dọa hủy bỏ từ phía Bình Nhưỡng.
Một phát ngôn viên Nhà Trắng nói rằng tổng thống Mỹ vẫn đang sẵn sàng chờ đón cuộc gặp.
Vài giờ đồng hồ trước, Bắc Hàn ra một tuyên bố đầy giận dữ, nói họ có thể rút khỏi cuộc gặp nếu như Mỹ khăng khăng đòi Bình Nhưỡng phải từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Cuộc gặp rất được trông đợi giữa hai nhà lãnh đạo theo dự kiến diễn ra vào ngày 12/06, tại Singapore.
"Tổng thống đã sẵn sàng cho cuộc gặp," phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Sanders nói. "Nếu nó không diễn ra, chúng tôi sẽ tiếp tục chiến dịch tạo áp lực tối đa, vốn đang diễn ra rồi."
Khi được hỏi liệu cuộc gặp có được thực hiện hay không, ông Trump nói: "Chúng ta sẽ phải chờ xem."
Ông lặp lại rằng Hoa Kỳ vẫn yêu cầu việc phi hạt nhân hóa từ phía Bắc Hàn.
Thỏa thuận mang tính đột phá - ông Kim và ông Trump đồng ý gặp nhau - đạt được sau khi Bắc Hàn nói họ cam tiến tới có một bán đảo Triều Tiên phi hạt nhân.
Hiện vẫn có những chi tiết chính xác, nhưng Bắc Hàn đã mời truyền thông nước ngoài tới chứng kiến việc dỡ bỏ địa điểm thử hạt nhân chính của mình vào cuối tháng này.
Điều gì khiến Bắc Hàn đột nhiên nổi giận?
Tuyên bố từ Bắc Hàn, do truyền thông nước này đăng tải, nói rằng Bình Nhưỡng đã rất trông đợi cuộc họp thượng đỉnh, nhưng nay "hoàn toàn thất vọng" về những nhận xét mang tính bất cẩn gần đây của Mỹ.
Bắc Hàn chỉ đích danh tới Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ, ông John Bolton.
"Chúng tôi không che giấu cảm giác ghê tởm của chúng tôi đối với ông ta," tuyên bố do Thứ trưởng Ngoại giao Kim Kye-gwan viết, nêu rõ.
Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình dịp cuối tuần rồi, ông Bolton nói rằng Bắc Hàn có thể đi theo "mô hình Libya" trong việc tiến hành phi hạt nhân hóa theo cách có thể kiểm tra được.
Tuy nhiên, điều này khiến cho Bình Nhưỡng cảm thấy bị báo động.
Bắc Hàn đã từng theo dõi diễn biến tại Libya, nơi mà Đại tá Gaddafi từ bỏ chương trình hạt nhân và rồi bị các phiến quân do phương Tây hậu thuẫn giết chết chỉ vài năm sau đó.
Tuyên bố của Bắc Hàn nói gì?
Ông Kim Kye-gwan nói: "Nếu Hoa Kỳ tìm cách dồn chúng tôi vào chân tường để buộc chúng tôi đơn phương từ bỏ hạt nhân, thì chúng tôi không còn quan tâm tới việc đối thoại nữa."
Là một người rất được kính trọng trong giới lãnh đạo Bắc Hàn và đã từng tham gia đàm phán với Mỹ trước đây, khó có khả năng lời tuyên bố của Thứ trưởng Ngoại giao Kim Kye-gwan không được đích thân ông Kim Jong-un tán thành.
Vài giờ trước khi ra tuyên bố, trong một tín hiệu cho thấy vấn đề đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, Bắc Hàn cũng đã rút khỏi cuộc họp đã được lên lịch với Nam Hàn vào hôm thứ Tư do tức giận về cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn.
Một phát ngôn viên chính phủ Trung Quốc đã thúc giục cả Bắc Hàn và Hoa Kỳ mỗi bên hãy "nhượng bộ một ít" trước khi diễn ra các cuộc đàm phán.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Thảm họa đường sắt Ấn Độ ( Lão Phan Sưu Tầm )
- Biển Ukraine.. nổi sóng – OCS Florida ( TVQ Úc Chuyển )
- Biểu tình phản đối trụ sở ban giao thương mại của CSVN tại Brooklyn, TB Victoria ( TVQ chuyển )
- Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm Nhâm Dần tại Maribyrnong, Brimbank và Greater Dandenong Tiểu Bang Victoria ( TVQ Chuyển )
- Những Địa Danh Mang Tên "CÁI" Ở Miền Nam ( Trần Văn Giang ghi lại )
Mỹ 'vẫn hy vọng' sẽ họp thượng đỉnh Mỹ-Triều
Chính quyền ông Trump vẫn hy vọng là cuộc họp thượng đỉnh với Bắc Hàn sẽ diễn ra như dự kiến, bất chấp những đe dọa hủy bỏ từ phía Bình Nhưỡng.
Một phát ngôn viên Nhà Trắng nói rằng tổng thống Mỹ vẫn đang sẵn sàng chờ đón cuộc gặp.
Vài giờ đồng hồ trước, Bắc Hàn ra một tuyên bố đầy giận dữ, nói họ có thể rút khỏi cuộc gặp nếu như Mỹ khăng khăng đòi Bình Nhưỡng phải từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Cuộc gặp rất được trông đợi giữa hai nhà lãnh đạo theo dự kiến diễn ra vào ngày 12/06, tại Singapore.
"Tổng thống đã sẵn sàng cho cuộc gặp," phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Sanders nói. "Nếu nó không diễn ra, chúng tôi sẽ tiếp tục chiến dịch tạo áp lực tối đa, vốn đang diễn ra rồi."
Khi được hỏi liệu cuộc gặp có được thực hiện hay không, ông Trump nói: "Chúng ta sẽ phải chờ xem."
Ông lặp lại rằng Hoa Kỳ vẫn yêu cầu việc phi hạt nhân hóa từ phía Bắc Hàn.
Thỏa thuận mang tính đột phá - ông Kim và ông Trump đồng ý gặp nhau - đạt được sau khi Bắc Hàn nói họ cam tiến tới có một bán đảo Triều Tiên phi hạt nhân.
Hiện vẫn có những chi tiết chính xác, nhưng Bắc Hàn đã mời truyền thông nước ngoài tới chứng kiến việc dỡ bỏ địa điểm thử hạt nhân chính của mình vào cuối tháng này.
Điều gì khiến Bắc Hàn đột nhiên nổi giận?
Tuyên bố từ Bắc Hàn, do truyền thông nước này đăng tải, nói rằng Bình Nhưỡng đã rất trông đợi cuộc họp thượng đỉnh, nhưng nay "hoàn toàn thất vọng" về những nhận xét mang tính bất cẩn gần đây của Mỹ.
Bắc Hàn chỉ đích danh tới Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ, ông John Bolton.
"Chúng tôi không che giấu cảm giác ghê tởm của chúng tôi đối với ông ta," tuyên bố do Thứ trưởng Ngoại giao Kim Kye-gwan viết, nêu rõ.
Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình dịp cuối tuần rồi, ông Bolton nói rằng Bắc Hàn có thể đi theo "mô hình Libya" trong việc tiến hành phi hạt nhân hóa theo cách có thể kiểm tra được.
Tuy nhiên, điều này khiến cho Bình Nhưỡng cảm thấy bị báo động.
Bắc Hàn đã từng theo dõi diễn biến tại Libya, nơi mà Đại tá Gaddafi từ bỏ chương trình hạt nhân và rồi bị các phiến quân do phương Tây hậu thuẫn giết chết chỉ vài năm sau đó.
Tuyên bố của Bắc Hàn nói gì?
Ông Kim Kye-gwan nói: "Nếu Hoa Kỳ tìm cách dồn chúng tôi vào chân tường để buộc chúng tôi đơn phương từ bỏ hạt nhân, thì chúng tôi không còn quan tâm tới việc đối thoại nữa."
Là một người rất được kính trọng trong giới lãnh đạo Bắc Hàn và đã từng tham gia đàm phán với Mỹ trước đây, khó có khả năng lời tuyên bố của Thứ trưởng Ngoại giao Kim Kye-gwan không được đích thân ông Kim Jong-un tán thành.
Vài giờ trước khi ra tuyên bố, trong một tín hiệu cho thấy vấn đề đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, Bắc Hàn cũng đã rút khỏi cuộc họp đã được lên lịch với Nam Hàn vào hôm thứ Tư do tức giận về cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn.
Một phát ngôn viên chính phủ Trung Quốc đã thúc giục cả Bắc Hàn và Hoa Kỳ mỗi bên hãy "nhượng bộ một ít" trước khi diễn ra các cuộc đàm phán.