Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh

NGÂN HÀNG ÂU CHÂU CỨU KINH TẾ

Gần đây, ông Chủ tịch Ngân hàng Âu châu tuyên bố sẽ bỏ ra hơn 1 000 tỷ Euros để cứu kinh tế Âu châu đang trong tình trạng chưa thóat khỏi khủng hoảng. Biện pháp này có rất nhiều người hoan hô

Chu chi Nam và Vũ văn Lâm

27-01-2015

Gần đây, ông Chủ tịch Ngân hàng Âu châu tuyên bố sẽ bỏ ra hơn 1 000 tỷ Euros để cứu kinh tế Âu châu đang trong tình trạng chưa thóat khỏi khủng hoảng. Biện pháp này có rất nhiều người hoan hô, nhưng cũng có người chống, tiêu biểu là Bà Thủ tướng Đức Angela Merkel.

Chúng ta hãy cùng nhau khảo sát vấn đề, để đánh giá khả thế thành công hay thất bại của biện pháp.

I) Phương pháp kích thích kinh tế:

Phương pháp ông Mario Draghi tuyên bố ngày 22/01/2015 vừa qua cũng chi là những biện pháp nhằm kích thích kinh tế, mà có người cho rằng đây là một liều thuốc mạnh nhằm vực dậy kinh tế Âu châu, đã bị trì trệ từ cuộc khủng hoảng năm 2008 vừa qua. Cuộc khủng hoảng này bắt đầu từ Hoa kỳ, nhưng kinh tế Hoa kỳ đã được vực dậy, bắt đầu tăng trưởng mạnh vào ba tháng cuối năm 2014, tăng trưởng Hoa kỳ là 5%, tỷ lệ thất nghiệp xuống thấp.

Về kinh tế, người ta nói đến nhiều trường phái, nhưng thực ra chỉ có 2 trường phái chính:

Trường phái Kinh tế Cổ điển hay tự do (classique ou libétale) của Adam Smith ( 1723 – 1790). Theo Trường phái này thì kinh tế cũng như tất cả những sinh hoạt bình thường của con người đều đi theo một trật tự tự nhiên (ordre naturel), như có nắng thì có mưa, như có ngày thì có đêm. Kinh tế cũng vậy, theo luật tự nhiên cung (l’offre), cầu (la demande) của thị trường. Như việc một hãng A sản xuất trên thị trường, nếu số hàng nhiều quá, thì đi đến chỗ giá rẻ, một khi giá rẻ, thì người mua dùng (la demande) sẽ mua nhiều, đi đến chỗ hai đường biểu diễn cung cầu sẽ gặp nhau, cho ra giá quân bình trên thị trường.

Vì đi theo luật tự nhiên như vậy, nên trường phái kinh tế tự do hay cổ điển chủ trương nhà nước không nên can thiếp vào đời sống kinh tế.

Tuy nhiên một hiện tượng kinh tế lớn xẩy ra là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vào năm 1929 – 1930.

Quan sát hiện tượng kinh tế thị trường vào những năm này, John M. Keynes (1883 – 1946) thấy rằng luật cung cầu tự nhiên không tuân hành như người ta nghĩ. Chẳng hạn thị trường lao động, số người thất nghiệp tăng, giá lương giảm, thế mà những hãng xưởng vẫn không mướn thợ.

Từ đó ông chủ trương cần phải có sự can thiệp của chính phủ để kinh tế trở lại bình thường, theo luật tự nhiên. Chính vì vậy mà người ta đã gọi tư tưởng của Keynes là Tân Cổ điển hay tân tự do ( Néo – Classique hay Néo Libérale), và chính Keyns cũng tự nhận như vậy, vì ông chủ trương có sự can thiệp, nhưng là một sự can thiệp có giới hạn để điều chỉnh kinh tế để trở thành tự nhiên.

Tư tưởng kinh tế của Keynes được thâu tóm trong 2 lãnh vực:

- Lãnh vực chính trị ngân sách quốc gia, theo đó một chính quyền có thể tiêu xài quá 3% ngân sách quốc gia đã định và dùng tiền này để can thiệp vào đời sống kinh tế. Chẳng hạn ngân sách của một quốc gia là 100 tỷ $, thì chính quyền có thể tiêu xài 103 tỷ. Với 3 tỷ thêm này chính quyền có thể mở mang đường xá, xây trường học v.v…, tạo them việc làm, giúp khả năng mua bán của dân tăng, để kích thích kinh tế.

- Lãnh vực tiền tệ: Chính quyền qua ngân hàng nhà nước trung ương có thể tăng hay giảm tiền lời chính ( taux d’escompte) để làm cho số lượng tiền ở trên thị trường kinh tế tăng hay giảm để kích thích kinh tế hay giảm lạm phát (l’inflation ) hoặc tránh giảm phát (la déflation).

Tư tưởng kinh tế của Keynes đã được Tổng Thống Hoa kỳ Franklin Roosevelt ( 1932 – 1945 ) áp dụng đầu tiên và đã thành công. Và người ta có thể nói từ đó đến nay phần lớn những quốc gia đều áp dụng tư tưởng của Keynes, ngoại trừ những nước cộng sản chủ trương nhà nước hoàn toàn can thiệp vào đời sống kinh tế.

Chính Tổng thống Obama cũng đã áp dụng tư tưởng của Keynes để phục hồi kinh tế Hoa kỳ qua cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 vừa qua và đã thành công, qua chính sách vừa kích cung ( relance par l’offre), như việc giúp đở hãng xe Général Motor, đang bị phá sản, trở lại bình phục, vừa kích cầu ( relance par la demande), giúp những gia đình có thể trả góp tiền nhà bằng cách thương thuyết giữa họ và ngân hàng, giảm lãi xuất hay gia hạn tiền nợ.

Kinh tế Hoa Kỳ ngày hôm nay đã phục hồi và còn tăng trưởng. Tăng trưởng vào những ngày cuối năm 2014 lên tới 5%, số thất nghiệp giảm mạnh, ngành địa ốc đã trở lại sinh hoạt bình thường.  

II) Phương pháp của ngân hàng Âu châu:

Kinh tế Khối Âu châu từ năm 2008 đến nay vẫn trì trệ, năm 2014 vừa qua mức tăng trưởng cao nhất của Âu châu là nước Đức, 3%; nước thứ nhì là Anh với 2%, thứ 3 là Pháp với không đầy 1%.Đấy là chưa nói đến một số nước như Hy lạp, Tây ban nha, Bồ đào nha gần như bị khủng hoảng.Tăng trưởng của toàn Khối là ở vào số âm ( – 0,4 năm 2013). Lấy thí dụ điển hình, dễ hiểu vì ngày hôm nay người ta đang nói nhiều đến nước Hy lạp, mà cuộc bầu cử vào chủ nhật 25/01, đưa đảng phía tả lên nắm quyền, và người ta nói đến việc nước này rút khỏi Khối Âu châu. Hy Lạp có vào khoảng 11 triệu dân, Tổng sản lượng quốc gia là 241,7 tỷ $, sản lượng tính theo đầu người hàng năm là 24 389 $, nợ quốc gia lên đến 320 tỷ $, hơn 100% tổng sản lượng quốc gia, trong khi đó Keynes khuyên là nợ quốc gia không qưá 50% tổng sàn lượng, và thâm thủng ngân sách không nên quá 3%.Nên nhớ thâm thủng ngân sách của Hy lạp lên đến hơn 10%.Có những chính phủ đã làm ngân sách giả, che mắt dân và ngoại quốc để vay tiền.

Chính vì Khối Âu châu như vậy, mà ông Draghi tuyên bố dùng 1140 tỷ euros để kích thích kinh tế.

Có người cho rằng đây là một cuộc tấn công tiền tệ vô tiền khoáng hậu.

Thật vậy, những biện pháp mà ông Chủ tịch Ngân hàng Trung ương khối Âu châu đề ra cũng nằm trong đường lối của Keynes, nhưng trong chính sách tiền tệ.

Theo đó, Ngân hàng Trung ương Khối Âu châu bắt đầu từ tháng 3 này sẽ bỏ ra mỗi tháng 60 tỷ euros, trung bình mỗi ngày 2 tỷ, để mua trái phiếu tư và công, làm như vậy, về kinh tế là giúp những chính phủ, hãng xưởng, tư nhân bán ra trái phiếu để lấy Euros, với Euros này, họ có thể có những hoạt động kinh tế, mua bán thêm hay xây cất hãng xưởng, về mặt tài chánh, thì làm cho số lượng tiền trên thị trường tăng thêm, mà người Hoa kỳ gọi là “ Quantitative Easing “, xin tạm dịch là “ Nới lỏng số lượng.”

Hành động này nhắm 2 mục đích: 1) Giúp những tác nhân kinh tế có thêm tiền để dễ hoạt động; 2) Nhưng đồng thời cũng làm cho đồng Euros bớt mắc mỏ so với đồng $.

Theo quan niệm Trường phái “ Quantitative “ ( Số Lương), nếu lấy toàn tổng số euros Me, trên thị trường vào một thời điểm nào đó, chia cho toàn tổng số dollars Md, theo công thức Me:Md = Giá euros so với gia đolars. Nếu Me tăng, Md giữ nguyên hay giảm, thì euros sẽ xụt giá.

Quả đúng như vậy, giá Euros từ xưa đến nay cao so với dollars, có lúc 1 euro ăn 1,52 dolar, có lúc 1,32 dolar. Nhưng khi ông Draghi tuyên bó sẽ tung ra 1140 tỷ euros để mua trái phiếu, thì ngày hôm trước hôm sau, giá euro chỉ còn 1,1389 dolar.

Thực ra đây cũng chỉ là nằm trong trường phái của Keynes.

Ông Paul Krugman, Giáo sư trường đại học Princeton, Giải Nobel kinh tế năm 2008, có viết một quyển sách đặc biệt cho Âu châu, năm 2013, mang tựa đề “ Sortez – nous de cette crise . Maintenant “(Hãy làm cho chúng tôi ra khỏi cuộc khủng hoảng này. Ngay bây giờ), có viết:

“ Cái gì có thể cứu Âu châu ?….: Đó là: 1) Bớt chính sách thắt lưng buộc bụng man dại ( austorité sauvage) trong những nước bị nợ; 2) Một liều lượng nhỏ tăng thêm ngân sách trong những nước chủ nợ; 3) và một chính sách tiền tệ mạnh mẽ hơn của Ngân hàng Trung ương Âu châu, nhằm cho phép có một sự lạm phát tương đối hơi cao so với tình trạng giảm phát hiện nay trên toàn cõi Âu châu. “ (Sách đã dẫn – Nhà xuất bản Flammarion – 2013 – Préface de l’Edition de Poche).

Tuy nhiên để tránh những tai nạn xấu xẩy ra, như một quốc gia có thể bỏ ra rất nhiều trái phiếu để mua euros, thì ông Draghi đã làm ra hai hàng rào ngăn cản:

1) Đó là bất cứ quốc gia nào cũng chỉ có thể bán trái phiếu mua euros vào thuận theo phần đóng góp của mình ở Ngân hàng Trung ương Khối Âu châu : đó là Đức 25,6%, Pháp 20,1%, Ý 17,5%, Tây ban nha 12,6% v.v…

2) Thêm vào đó còn một hạn chế là nếu có một biến cố tài chánh nào xẩy ra thì Khối Âu châu chỉ chịu trách nhiệm 20% , 80% còn lại do ngân hàng quốc gia trung ương của nước gây ra biến cố chịu trách nhiệm.

Những người hoan hô, ủng hộ:

Những nước hoan hô chính sách tài chính trên phần lớn là những quốc gia phía nam Âu châu, đang bị chính sách kinh tế thắt lưng buộc bụng trói buộc và ngay cả một số người trước kia thận trọng, như nhà kinh tế Đức Henn Enderlein, người sáng lập ra Viện Jacques Delors, ở Berlin, cũng viết :

« Quyết định của Ngân hàng Trung ương Âu châu là rất tốt. Tôi chỉ giản tiện hi vọng rằng đó là cái gì và nhất là nước Đức không phải chịu những nguy hiểm. Đồng Euro sẽ hạ giá và điều đó chỉ có lợi cho nước Đức, một nước muốn trở thành vô địch về xuất cảng…. « Le Quantitative Easing» (Chính sách tăng dễ dàng lượng tiền tệ) là một phương thuốc chữa trị cho những kết quả không chắc chắn, nhưng đồng thời cũng là một trong những phương tiện để kích thích tăng trưởng kinh tế.

Những người chống hay nói đúng hơn là những người thận trọng, trong đó phải kể đến bà Thủ tướng Đức Angela Merkel.

Phát biểu trong Diễn đàn kinh tế toàn cầu Davos, ở Thụy sỹ, vào ngày 22/01, Bà có nói rằng điều quan trọng là những vị lãnh đạo các quốc gia Âu châu nên chú trọng vào việc cải tổ cơ cấu thay vì hy vọng vào chính sách tài chính. Chính sách tài chính không thể thay thế cơ cấu kinh tế, một quốc gia có một cơ cấu kinh tế xấu, thâm thủng ngân sách quá cao, nợ nhà nước cũng vậy, không có cơ cấu để huấn nghiệp và luật lệ lao động không uyển chuyển, hợp thời, thì dù chính sách tài chính nào chăng nữa cũng không mang đến kết quả.

Khả thế thành công hay thất bại của những biện pháp nêu ra bởi ông Draghi:

Tất nhiên chính sách tài chánh của ông Draghi sẽ mang lại một số kết quả. Tuy nhiên chúng ta cũng đừng nên quá lạc quan. Trường hợp điển hình là nước Hy lạp.

Khối Âu châu và Quĩ Tiền tệ thế giới đã cho nước này vay tới 240 tỷ $, bằng tổng sản lượng quốc gia, cộng thêm với nước này vay ở những cơ quan tài chính khác, tổng số lên tới 320 tỷ $. Thế mà kinh tế Hy lạp vẫn bị khủng hoảng. Tiền bạc không thiếu, nhưng dùng tiền bạc này như thế nào, đó mới là quan trọng.

Vì vậy lời cảnh báo của bà Angela Merkel không phải là không có lý (1).

https://anhbasam.wordpress.com/2015/01/28/3354-ngan-hang-au-chau-cuu-kinh-te/

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

NGÂN HÀNG ÂU CHÂU CỨU KINH TẾ

Gần đây, ông Chủ tịch Ngân hàng Âu châu tuyên bố sẽ bỏ ra hơn 1 000 tỷ Euros để cứu kinh tế Âu châu đang trong tình trạng chưa thóat khỏi khủng hoảng. Biện pháp này có rất nhiều người hoan hô

Chu chi Nam và Vũ văn Lâm

27-01-2015

Gần đây, ông Chủ tịch Ngân hàng Âu châu tuyên bố sẽ bỏ ra hơn 1 000 tỷ Euros để cứu kinh tế Âu châu đang trong tình trạng chưa thóat khỏi khủng hoảng. Biện pháp này có rất nhiều người hoan hô, nhưng cũng có người chống, tiêu biểu là Bà Thủ tướng Đức Angela Merkel.

Chúng ta hãy cùng nhau khảo sát vấn đề, để đánh giá khả thế thành công hay thất bại của biện pháp.

I) Phương pháp kích thích kinh tế:

Phương pháp ông Mario Draghi tuyên bố ngày 22/01/2015 vừa qua cũng chi là những biện pháp nhằm kích thích kinh tế, mà có người cho rằng đây là một liều thuốc mạnh nhằm vực dậy kinh tế Âu châu, đã bị trì trệ từ cuộc khủng hoảng năm 2008 vừa qua. Cuộc khủng hoảng này bắt đầu từ Hoa kỳ, nhưng kinh tế Hoa kỳ đã được vực dậy, bắt đầu tăng trưởng mạnh vào ba tháng cuối năm 2014, tăng trưởng Hoa kỳ là 5%, tỷ lệ thất nghiệp xuống thấp.

Về kinh tế, người ta nói đến nhiều trường phái, nhưng thực ra chỉ có 2 trường phái chính:

Trường phái Kinh tế Cổ điển hay tự do (classique ou libétale) của Adam Smith ( 1723 – 1790). Theo Trường phái này thì kinh tế cũng như tất cả những sinh hoạt bình thường của con người đều đi theo một trật tự tự nhiên (ordre naturel), như có nắng thì có mưa, như có ngày thì có đêm. Kinh tế cũng vậy, theo luật tự nhiên cung (l’offre), cầu (la demande) của thị trường. Như việc một hãng A sản xuất trên thị trường, nếu số hàng nhiều quá, thì đi đến chỗ giá rẻ, một khi giá rẻ, thì người mua dùng (la demande) sẽ mua nhiều, đi đến chỗ hai đường biểu diễn cung cầu sẽ gặp nhau, cho ra giá quân bình trên thị trường.

Vì đi theo luật tự nhiên như vậy, nên trường phái kinh tế tự do hay cổ điển chủ trương nhà nước không nên can thiếp vào đời sống kinh tế.

Tuy nhiên một hiện tượng kinh tế lớn xẩy ra là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vào năm 1929 – 1930.

Quan sát hiện tượng kinh tế thị trường vào những năm này, John M. Keynes (1883 – 1946) thấy rằng luật cung cầu tự nhiên không tuân hành như người ta nghĩ. Chẳng hạn thị trường lao động, số người thất nghiệp tăng, giá lương giảm, thế mà những hãng xưởng vẫn không mướn thợ.

Từ đó ông chủ trương cần phải có sự can thiệp của chính phủ để kinh tế trở lại bình thường, theo luật tự nhiên. Chính vì vậy mà người ta đã gọi tư tưởng của Keynes là Tân Cổ điển hay tân tự do ( Néo – Classique hay Néo Libérale), và chính Keyns cũng tự nhận như vậy, vì ông chủ trương có sự can thiệp, nhưng là một sự can thiệp có giới hạn để điều chỉnh kinh tế để trở thành tự nhiên.

Tư tưởng kinh tế của Keynes được thâu tóm trong 2 lãnh vực:

- Lãnh vực chính trị ngân sách quốc gia, theo đó một chính quyền có thể tiêu xài quá 3% ngân sách quốc gia đã định và dùng tiền này để can thiệp vào đời sống kinh tế. Chẳng hạn ngân sách của một quốc gia là 100 tỷ $, thì chính quyền có thể tiêu xài 103 tỷ. Với 3 tỷ thêm này chính quyền có thể mở mang đường xá, xây trường học v.v…, tạo them việc làm, giúp khả năng mua bán của dân tăng, để kích thích kinh tế.

- Lãnh vực tiền tệ: Chính quyền qua ngân hàng nhà nước trung ương có thể tăng hay giảm tiền lời chính ( taux d’escompte) để làm cho số lượng tiền ở trên thị trường kinh tế tăng hay giảm để kích thích kinh tế hay giảm lạm phát (l’inflation ) hoặc tránh giảm phát (la déflation).

Tư tưởng kinh tế của Keynes đã được Tổng Thống Hoa kỳ Franklin Roosevelt ( 1932 – 1945 ) áp dụng đầu tiên và đã thành công. Và người ta có thể nói từ đó đến nay phần lớn những quốc gia đều áp dụng tư tưởng của Keynes, ngoại trừ những nước cộng sản chủ trương nhà nước hoàn toàn can thiệp vào đời sống kinh tế.

Chính Tổng thống Obama cũng đã áp dụng tư tưởng của Keynes để phục hồi kinh tế Hoa kỳ qua cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 vừa qua và đã thành công, qua chính sách vừa kích cung ( relance par l’offre), như việc giúp đở hãng xe Général Motor, đang bị phá sản, trở lại bình phục, vừa kích cầu ( relance par la demande), giúp những gia đình có thể trả góp tiền nhà bằng cách thương thuyết giữa họ và ngân hàng, giảm lãi xuất hay gia hạn tiền nợ.

Kinh tế Hoa Kỳ ngày hôm nay đã phục hồi và còn tăng trưởng. Tăng trưởng vào những ngày cuối năm 2014 lên tới 5%, số thất nghiệp giảm mạnh, ngành địa ốc đã trở lại sinh hoạt bình thường.  

II) Phương pháp của ngân hàng Âu châu:

Kinh tế Khối Âu châu từ năm 2008 đến nay vẫn trì trệ, năm 2014 vừa qua mức tăng trưởng cao nhất của Âu châu là nước Đức, 3%; nước thứ nhì là Anh với 2%, thứ 3 là Pháp với không đầy 1%.Đấy là chưa nói đến một số nước như Hy lạp, Tây ban nha, Bồ đào nha gần như bị khủng hoảng.Tăng trưởng của toàn Khối là ở vào số âm ( – 0,4 năm 2013). Lấy thí dụ điển hình, dễ hiểu vì ngày hôm nay người ta đang nói nhiều đến nước Hy lạp, mà cuộc bầu cử vào chủ nhật 25/01, đưa đảng phía tả lên nắm quyền, và người ta nói đến việc nước này rút khỏi Khối Âu châu. Hy Lạp có vào khoảng 11 triệu dân, Tổng sản lượng quốc gia là 241,7 tỷ $, sản lượng tính theo đầu người hàng năm là 24 389 $, nợ quốc gia lên đến 320 tỷ $, hơn 100% tổng sản lượng quốc gia, trong khi đó Keynes khuyên là nợ quốc gia không qưá 50% tổng sàn lượng, và thâm thủng ngân sách không nên quá 3%.Nên nhớ thâm thủng ngân sách của Hy lạp lên đến hơn 10%.Có những chính phủ đã làm ngân sách giả, che mắt dân và ngoại quốc để vay tiền.

Chính vì Khối Âu châu như vậy, mà ông Draghi tuyên bố dùng 1140 tỷ euros để kích thích kinh tế.

Có người cho rằng đây là một cuộc tấn công tiền tệ vô tiền khoáng hậu.

Thật vậy, những biện pháp mà ông Chủ tịch Ngân hàng Trung ương khối Âu châu đề ra cũng nằm trong đường lối của Keynes, nhưng trong chính sách tiền tệ.

Theo đó, Ngân hàng Trung ương Khối Âu châu bắt đầu từ tháng 3 này sẽ bỏ ra mỗi tháng 60 tỷ euros, trung bình mỗi ngày 2 tỷ, để mua trái phiếu tư và công, làm như vậy, về kinh tế là giúp những chính phủ, hãng xưởng, tư nhân bán ra trái phiếu để lấy Euros, với Euros này, họ có thể có những hoạt động kinh tế, mua bán thêm hay xây cất hãng xưởng, về mặt tài chánh, thì làm cho số lượng tiền trên thị trường tăng thêm, mà người Hoa kỳ gọi là “ Quantitative Easing “, xin tạm dịch là “ Nới lỏng số lượng.”

Hành động này nhắm 2 mục đích: 1) Giúp những tác nhân kinh tế có thêm tiền để dễ hoạt động; 2) Nhưng đồng thời cũng làm cho đồng Euros bớt mắc mỏ so với đồng $.

Theo quan niệm Trường phái “ Quantitative “ ( Số Lương), nếu lấy toàn tổng số euros Me, trên thị trường vào một thời điểm nào đó, chia cho toàn tổng số dollars Md, theo công thức Me:Md = Giá euros so với gia đolars. Nếu Me tăng, Md giữ nguyên hay giảm, thì euros sẽ xụt giá.

Quả đúng như vậy, giá Euros từ xưa đến nay cao so với dollars, có lúc 1 euro ăn 1,52 dolar, có lúc 1,32 dolar. Nhưng khi ông Draghi tuyên bó sẽ tung ra 1140 tỷ euros để mua trái phiếu, thì ngày hôm trước hôm sau, giá euro chỉ còn 1,1389 dolar.

Thực ra đây cũng chỉ là nằm trong trường phái của Keynes.

Ông Paul Krugman, Giáo sư trường đại học Princeton, Giải Nobel kinh tế năm 2008, có viết một quyển sách đặc biệt cho Âu châu, năm 2013, mang tựa đề “ Sortez – nous de cette crise . Maintenant “(Hãy làm cho chúng tôi ra khỏi cuộc khủng hoảng này. Ngay bây giờ), có viết:

“ Cái gì có thể cứu Âu châu ?….: Đó là: 1) Bớt chính sách thắt lưng buộc bụng man dại ( austorité sauvage) trong những nước bị nợ; 2) Một liều lượng nhỏ tăng thêm ngân sách trong những nước chủ nợ; 3) và một chính sách tiền tệ mạnh mẽ hơn của Ngân hàng Trung ương Âu châu, nhằm cho phép có một sự lạm phát tương đối hơi cao so với tình trạng giảm phát hiện nay trên toàn cõi Âu châu. “ (Sách đã dẫn – Nhà xuất bản Flammarion – 2013 – Préface de l’Edition de Poche).

Tuy nhiên để tránh những tai nạn xấu xẩy ra, như một quốc gia có thể bỏ ra rất nhiều trái phiếu để mua euros, thì ông Draghi đã làm ra hai hàng rào ngăn cản:

1) Đó là bất cứ quốc gia nào cũng chỉ có thể bán trái phiếu mua euros vào thuận theo phần đóng góp của mình ở Ngân hàng Trung ương Khối Âu châu : đó là Đức 25,6%, Pháp 20,1%, Ý 17,5%, Tây ban nha 12,6% v.v…

2) Thêm vào đó còn một hạn chế là nếu có một biến cố tài chánh nào xẩy ra thì Khối Âu châu chỉ chịu trách nhiệm 20% , 80% còn lại do ngân hàng quốc gia trung ương của nước gây ra biến cố chịu trách nhiệm.

Những người hoan hô, ủng hộ:

Những nước hoan hô chính sách tài chính trên phần lớn là những quốc gia phía nam Âu châu, đang bị chính sách kinh tế thắt lưng buộc bụng trói buộc và ngay cả một số người trước kia thận trọng, như nhà kinh tế Đức Henn Enderlein, người sáng lập ra Viện Jacques Delors, ở Berlin, cũng viết :

« Quyết định của Ngân hàng Trung ương Âu châu là rất tốt. Tôi chỉ giản tiện hi vọng rằng đó là cái gì và nhất là nước Đức không phải chịu những nguy hiểm. Đồng Euro sẽ hạ giá và điều đó chỉ có lợi cho nước Đức, một nước muốn trở thành vô địch về xuất cảng…. « Le Quantitative Easing» (Chính sách tăng dễ dàng lượng tiền tệ) là một phương thuốc chữa trị cho những kết quả không chắc chắn, nhưng đồng thời cũng là một trong những phương tiện để kích thích tăng trưởng kinh tế.

Những người chống hay nói đúng hơn là những người thận trọng, trong đó phải kể đến bà Thủ tướng Đức Angela Merkel.

Phát biểu trong Diễn đàn kinh tế toàn cầu Davos, ở Thụy sỹ, vào ngày 22/01, Bà có nói rằng điều quan trọng là những vị lãnh đạo các quốc gia Âu châu nên chú trọng vào việc cải tổ cơ cấu thay vì hy vọng vào chính sách tài chính. Chính sách tài chính không thể thay thế cơ cấu kinh tế, một quốc gia có một cơ cấu kinh tế xấu, thâm thủng ngân sách quá cao, nợ nhà nước cũng vậy, không có cơ cấu để huấn nghiệp và luật lệ lao động không uyển chuyển, hợp thời, thì dù chính sách tài chính nào chăng nữa cũng không mang đến kết quả.

Khả thế thành công hay thất bại của những biện pháp nêu ra bởi ông Draghi:

Tất nhiên chính sách tài chánh của ông Draghi sẽ mang lại một số kết quả. Tuy nhiên chúng ta cũng đừng nên quá lạc quan. Trường hợp điển hình là nước Hy lạp.

Khối Âu châu và Quĩ Tiền tệ thế giới đã cho nước này vay tới 240 tỷ $, bằng tổng sản lượng quốc gia, cộng thêm với nước này vay ở những cơ quan tài chính khác, tổng số lên tới 320 tỷ $. Thế mà kinh tế Hy lạp vẫn bị khủng hoảng. Tiền bạc không thiếu, nhưng dùng tiền bạc này như thế nào, đó mới là quan trọng.

Vì vậy lời cảnh báo của bà Angela Merkel không phải là không có lý (1).

https://anhbasam.wordpress.com/2015/01/28/3354-ngan-hang-au-chau-cuu-kinh-te/

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm