Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

NGÀY TA BỎ NÚI (Phần III) Tác giả: Vương Mộng Long (K20)

Tháng 4-75 cha tôi lo lắng vô cùng cho chú ruột tôi, Trung sĩ Lưu Linh Hải thuộc Đại Đội chống chiến xa của Tiểu Khu Long Khánh.

News Feed

NGÀY TA BỎ NÚI (Phần III)

(Kỳ 5)
Tác giả: Vương Mộng Long (K20)

Tháng 4-75 cha tôi lo lắng vô cùng cho chú ruột tôi, Trung sĩ Lưu Linh Hải thuộc Đại Đội chống chiến xa của Tiểu Khu Long Khánh. Trưa nào cha cũng đến các gia đình có thân nhân cùng đơn vị với chú, nhưng không có tin tức. Chúng tôi biết đang đánh nhau dữ dội. Tin chiến thắng bất ngờ của Biệt Động Quân bắn cháy chiến xa T-54 dội về Sàigòn như một phép màu! Dân chúng khu Tân Định giành nhau những trang báo Chính Luận, Sóng Thần xem hình xác xe tăng Việt cộng. Tất cả đều biết Xuân Lộc là phòng tuyến chống đỡ sau cùng, mất Long Khánh là Việt cộng sẽ ập vào thủ đô. Buổi học cuối trong trường Lasan, các sư huynh bảo chúng tôi cầu nguyện cho những người lính ngoài tiền tuyến. Gia đình tôi theo đạo Phật nhưng tôi vẫn cầu Mẹ Maria che chở cho những người lính bên mình.

Suốt 10 ngày Cộng quân không chiếm được Xuân Lộc. Nhưng chiều 21 Tổng thống Thiệu từ chức, Tướng Nguyễn Văn Toàn ra lệnh bỏ Xuân Lộc lui về Trảng Bom, tiếp tục chuỗi bi thảm…

Một tháng sau tôi hỏi chú Hải sống sót trở về: “Chú có bắn cháy chiến xa nào không?” Chú trả lời: “Toán của chú không đụng T-54 mà đụng PT-76. Chú bắn hai quả M72, quả đầu trúng mũi trượt đi, quả thứ nhì làm đứt xích. Ông Thượng Sĩ ôm M72 bên phải chú, bò đến gần để dứt điểm thì bị bắn chết. Họ cho xe máy cày vào kéo chiếc PT-76…”

Hồi ký của Thiếu Tá Vương Mộng Long cho tôi cảm giác sống lại tháng 4. Vẫn là trận đánh khốc liệt sau cùng này mà những dòng chữ không khoa trương vẫn toát ngời hào hùng. Thiếu Tá Long kể chi tiết: Chống tăng phải hạ gục xa trưởng trên pháo tháp, tung lựu đạn khói che mắt rồi kết liễu bằng cách bắn vào ống pô… Súng phóng hoả tiễn M72 tầm xa lý thuyết 100 thước, nhưng trên thực tế người lính phải bò đến sát vài mươi thước, đòi hỏi một can đảm phi thường. Những trang hồi ký làm tôi nhớ đã từng hỏi chú Hải: “Vì sao những Tỉnh lỵ khác mất nhanh mà Xuân Lộc giữ được lâu?” Chú đáp không do dự: “Cung cách chỉ huy. Tiểu Khu trưởng của chú, ngay hôm đầu nói: Tôi thấy các anh chạy, tôi bắn. Các anh thấy tôi chạy, các anh cứ việc bắn!”

Chính cung cách này mà người đọc tìm thấy lại qua Thiếu Tá Vương Mộng Long, đã khiến binh sĩ liều chết giữ đất. Thiếu Tá Long cũng phải rất thương mến binh sĩ, vì họ đã trao ngược lại ông, tình thương dành cho cấp chỉ huy.
[Trần Vũ]

Sáng 2/4/75, vừa xuống tới chân dốc, tôi báo cho 2 Tiểu Đoàn đi sau chuẩn bị đánh lạc hướng địch. Mười năm phục vụ ở Vùng 2, tôi đã hướng dẫn nhiều quân nhân dưới quyền thành thạo nghệ thuật xoá dấu vết khi di chuyển trong rừng. Hôm nay Liên Đoàn bị một phen vất vả. Ðoàn quân đang đi hàng dọc thì được lệnh dừng lại, chuyển thành hàng ngang, đâm thẳng xuống suối. Tới suối lại được lệnh lội hàng dọc trong lòng suối. Lội được khoảng nửa cây số lại có lệnh chuyển hàng ngang leo lên đỉnh. Khi lên tới đỉnh, đoàn quân lại chuyển thành hàng dọc. Phải ma mãnh như thế mới đánh lạc được sự theo dõi của Thượng Cộng. Vì di chuyển vòng vo tránh vùng địch hiện diện nên chúng tôi dạt về hướng nam hơi xa. Buổi trưa, tôi thấy đồn Tân-Rai sừng sững bên phải trục tiến quân của mình. Trên ngọn cột, lá cờ vàng ba sọc đỏ còn bay, nhưng đồn Tân-Rai đã bị bỏ trống. Chúng tôi chỉ đứng xa mà ngó chứ không dám leo lên. Mìn bẫy ai mà lường cho được!


Tôi chuyển hướng về đông bắc. Xế chiều chúng tôi đã ở trên một đỉnh đồi nằm về hướng tây phi trường Con-Hinh-Ða. Thành phố BLao nằm dưới kia, ngay trước mặt! Từ trong phố vẳng lại tiếng trống múa lân “thùng! thùng!” Trước cửa vài ngôi nhà lác đác cờ bay, cờ nửa xanh, nửa đỏ, sao vàng. BLao đã rơi vào tay giặc! Chúng tôi đành quay sang hướng bắc, tìm đường lên Ðức-Trọng, Liên-Khương. Không biết tình hình Ðà-Lạt ra sao? Thôi thì, nước còn, ta cứ tát! Hy vọng, có còn hơn không!

Trưa 3/4/75, cánh quân đầu của tôi tới sát liên Tỉnh lộ 8B. Nơi này cách Quận lỵ Di-Linh chừng 5 cây số. Bên kia lộ là rừng trà. Trà bạt ngàn. Hướng nam con lộ là rừng tre. Chúng tôi núp trong rừng tre. Ngoài đường cơ giới địch chạy ầm ầm. Chờ tới gần tối, tôi đem theo Thiếu Úy Học và một toán cận vệ xuống thám sát con đường. Khi chúng tôi đang kẹt giữa đường thì một chiếc xe tải đi tới. Toán cận vệ BÐQ bắn vào đầu xe. Chiếc xe bể máy, xẹp lốp ngừng ngay giữa đường. Hai tên VC ngồi ghế trước chết ngay tại chỗ. Chúng tôi chưa kịp kiểm soát trên xe chứa gì thì nghe tiếng đàn bà và trẻ con khóc ré lên trong xe. Xe chở toàn đàn bà và con nít! Tôi không biết vì sao trong chiếc xe Zin của VC lại đầy con nít, đàn bà? Tôi gọi anh em rút êm về hướng cũ. Chúng tôi nhanh chân lui lại hướng nam chừng một cây số, ngủ trong rừng trà. Từ radio, đài BBC loan tin thành phố Ðà-Lạt mất. Bây giờ chúng tôi chỉ còn cách bỏ núi, tìm đường ra biển.

Ngày 4/4/75, chúng tôi di chuyển thật chậm trong rừng thông và rừng cỏ hôi. Vùng này nằm giữa Di-Linh và Bảo-Lộc. Hướng tiến bây giờ là 1600 ly giác. Tôi hy vọng tìm được đường tới Liên-Ðầm. Rồi từ Liên-Ðầm lủi trong rừng tre chuồn về Gia-Bắc, xuống Thiện-Giáo. Trưa đó toán đi đầu của tôi mới ló đầu ra một trảng trống thì nghe tiếng súng trường Nga-sô bắn “tắc! bụp!”… Có người đi săn gần đây! Vừa quẹo qua một cái cua đường mòn, Binh nhất Yan đi đầu chạm trán một cán binh Việt-Cộng ngồi câu cá trên một cái cầu ván bắc ngang con rạch nhỏ. Tên Việt-Cộng không ngờ trong rừng còn có quân lính Việt-Nam Cộng-Hoà! Y há hốc mồm nhìn sững cái phù hiệu đầu cọp nhe nanh trên mũ sắt của Binh nhất Yan. “Ðoàng!” thằng VC rớt xuống rạch. Nước trong rạch không sâu lắm, cỡ đầu người.

Chúng tôi núp trong lùm tre nhìn về hướng đồn điền trà trước mặt. Trời! Việt-Cộng đâu mà nhiều thế! Lều bạt, xe cộ, phòng không, đại bác, xe tank, xe xích kéo pháo và tải đạn, đậu sát rạt nhau theo các đường phân lô trà. Bóng người qua lại lố nhố. Ðơn vị CSBV này cũng cỡ một E-pháo (Trung Đoàn). Như vậy gần đây cũng phải có ít nhất là một E-bộ binh yểm trợ cho cái E-pháo nặng trước mắt tôi! Trên cái đồn điền trà bát ngát đó, chỗ nào cũng có bộ đội. Chúng nói chuyện ồn ào huyên náo tự nhiên như đang ở giữa Hà-Nội. Chẳng đứa nào để ý tới tiếng súng của Binh nhất Yan. Chắc chúng tưởng đó là tiếng súng bắn chim trời, gà rừng của đồng bọn?

Trong tình cảnh đó, tôi thấy chỉ có cách áp dụng chước thứ 36 trong tam thập lục kế là tốt nhất. Tôi ra dấu cho mọi người đánh bài tẩu mã. Anh Thiếu Tá Ðàng đi đoạn hậu, còn ở tít đằng sau xa, chẳng hiểu ất giáp gì. Thấy tôi hối hả ra lệnh chém vè về nam càng nhanh càng tốt, anh cũng cho đàn em vắt giò lên cổ chạy theo tụi tôi. Sau đó, nương theo rừng thông, chúng tôi từ từ di chuyển ngược về nam. Tôi dự trù sẽ lấy Quốc lộ 20 làm chuẩn. Nếu thuận tiện chúng tôi đổ dốc xuống Thiện-Giáo. Nếu có trở ngại, chúng tôi sẽ cặp Quốc lộ để về Gia-Kiệm.

Ðêm đó chúng tôi nghỉ chân trên một khu đồi thông. Hướng nam của chúng tôi là những rặng đồi cuối cùng của cao nguyên Bảo-Lộc. Tôi biết chắc chắn rằng bên trái những rặng đồi xanh đó là Ðèo Chuối. Rừng chuối, rừng tre vùng này thì, eo ơi! vắt nhiều không đâu bằng!


Trưa 5/4/75, tôi đang suy tính làm cách nào an toàn đưa Liên Đoàn băng qua Quốc lộ 20 thì trong tần số 47.70 có người gọi Thái Sơn. Tần số 47.70 là tần số đặc biệt của tôi, chỉ có tôi và Trung Tá Hoàng Kim Thanh Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn 24 BÐQ biết. Tần số này chỉ dùng trong trường hợp nguy biến hay bị thất lạc. Một chiếc L19 đang bay ở hướng đông. Chiếc L19 trực thuộc Quân Đoàn 3. Trên tàu là Trung Tá BÐQ Nguyễn Khoa Lộc (Khoá 18 Võ-bị); anh đang đi tìm tôi và Liên Đoàn.

Anh Lộc cho tôi biết rằng Trung Tá Thanh đã về tới Sàigòn. Trước khi nhập viện chữa vết thương, Trung Tá Thanh đã tới trình diện Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư lệnh Quân Khu 3 để báo cáo với ông Tướng rằng Thiếu Tá Vương Mộng Long đang hướng dẫn Liên Đoàn 24 BÐQ trên đường tìm về với quân bạn. Tướng Toàn ra lệnh cho Trung Tá Lộc đi tìm bốc chúng tôi về.

Tôi loan báo tin này cho anh Ðàng và anh Tài. Cả Liên Đoàn như hồi sinh. Sau khi anh Lộc bay đi, tôi cho quân tấp vào bìa rừng nghỉ qua đêm chờ mai ra bãi bốc. Ðêm đó là lần đầu tôi, anh Tài và anh Ðàng đóng quân chung. Ðó cũng là lần đầu chúng tôi có thời giờ kiểm điểm lại quân số một cách kỹ càng sau gần nửa tháng vất vả, gian nan. Tôi cám ơn niên trưởng Trần Ðình Ðàng đã phụ giúp tôi một cách rất đắc lực trong vai trò đoạn hậu vô cùng khó khăn. Với những đức tính can đảm, kiên nhẫn, chịu đựng, và khiêm nhường, Thiếu Tá Ðàng là tấm gương tốt cho những người khác nhìn vào, noi theo. Quân số Liên Đoàn 24 Biệt Ðộng Quân còn duy trì toàn vẹn, phần lớn nhờ vào công lao của niên trưởng Trần Ðình Ðàng khoá 15 Võ-Bị.

Ngày 6/4/75, Tiểu Đoàn 82 BÐQ được Chinook của Quân Đoàn 3 bốc ra phi trường Phan-Thiết. Ðổ xăng xong, trực thăng chở thẳng chúng tôi về Xuân-Lộc tăng phái cho Tướng Lê Minh Ðảo. Hôm sau, 2 Tiểu Đoàn 81 BÐQ và 63 BÐQ cũng được bốc ra Phan-Thiết và đặt thuộc quyền chỉ huy của Tiểu Khu Bình Thuận.

Khoảng 5 giờ chiều ngày 6 tháng Tư 1975, tôi đặt chân xuống phi trường Long-Khánh. Một cuộc lui binh nghiệt ngã đã đưa tôi tới chốn này. Quanh đây, tôi chỉ thấy một dải bình nguyên ngút ngàn đồng cỏ. Tìm đâu những rặng Chư-Prong, Chư-Gô suốt mùa sương phủ, mây che? Tôi đã thực sự lìa rừng, xa núi. TỪ NAY VĨNH BIỆT PLEIME!

Tôi hiểu rằng chiến trận không dừng ở đây. Vì tôi biết một Tướng hàng đầu Cộng sản đã tuyên bố: “Muốn giải phóng Miền Nam, trước hết phải đặt bàn chân phải lên Tây-Nguyên, sau đó đặt bàn chân trái lên Duyên-Hải.” (Võ Nguyên Giáp). Chúng tôi đã bình thản đợi chờ những trận đánh mới.

Tháng Tư 1975, những người lính của Tiểu Đoàn 82 Biệt Ðộng Quân gốc Kinh, Thượng Rhadé, Jarai, Bana của căn cứ Biên Phòng Pleime đã chiến đấu một cách tuyệt vọng, nhưng với một phong cách thật tuyệt vời. Chúng tôi đã không bỏ nhau. Theo chân nhau, chúng tôi đã ngã xuống, từng ngày. Máu chúng tôi đã tưới đẫm từng ngọn đồi, từng đoạn đường, từng khu phố để ngăn bước giặc tràn vào Xuân Lộc, Ðồng Nai, Sài Gòn. […]

Ðầu tháng Tư năm 1975, Quân Đoàn 2 không còn nữa. Tiểu Đoàn 82 BÐQ được đưa thẳng về phi trường Long Khánh đặt thuộc quyền sử dụng của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn18 Bộ Binh. Tại đây, suốt 10 ngày đêm ròng rã, Tiểu Đoàn 82 BÐQ đã tả xung hữu đột chặn đứng mọi mũi tiến công của lực lượng xe tank Bắc Việt nhắm vào phi trường Xuân Lộc và Toà hành chánh Long Khánk vùng đông nam thành phố. Với tôi, trận Long Khánh là một trận đánh “để đời” cho những tay cầm quân chuyên nghiệp. Ngày xưa tôi rất mê Rommel, tôi đã tìm đọc nhiều sách viết về Con Cáo Sa Mạc này và tôi mơ tưởng có ngày được đánh những trận thần sầu như Rommel đã làm.


Ngày đầu 6 tháng 4 đặt chân xuống phi trường Long Khánh, tôi thật khó mà tưởng tượng ra rằng tại nơi này mình lại có dịp tham dự vào một trận đánh long trời lở đất vài ngày sau đó. Trận Xuân Lộc là lần đầu trong đời lính, tôi được thoả mãn ước vọng đọ sức so tài với một địch thủ nặng cân hơn về vũ khí, đồ sộ hơn về quân số. Ðịch đông gấp ba, bốn lần quân bạn, được T54 trang bị đại bác 100 ly dẫn đường. Pháo yểm của CSBV gồm đủ loại hạng nặng: đại bác 130 ly, 122 ly nòng dài, 105 ly, 75 ly sơn pháo, cối 120 ly, cối 82 ly, và phòng không 37 ly. Thậm chí trong ba ngày đầu địch dùng cả 37 ly phòng không bắn trực xạ vào trại 181 Pháo Binh Sư Ðoàn 18 nơi tôi đặt bản doanh Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn. Ấy vậy mà đoàn quân hung hăng của “Con Cháu Bác” không làm cách nào vượt nổi khúc xương khó nuốt là cái trại 181 Pháo Binh bé tí teo để xông thẳng vào Toà Hành Chánh tỉnh, nơi ông Ðại Tá BÐQ Phạm Văn Phúc Tỉnh Trưởng đang trợn tròn con mắt theo dõi tên đàn em về từ Pleime chơi trò ú tim với xe tank CSBV.

Rạng đông 9/4/1975 chiến trận bắt đầu bùng nổ. Chiến trường mịt mù dưới đất, toé lửa trên trời. Những cánh F5 thét gào, lên, xuống, thả hết đợt bom này tới đợt bom khác lên đầu địch. Ðáp lại địch cũng trả đòn bằng những chùm 37 ly phòng không nở hoa trên mây. Những chiếc Khủng Long AC-119 bao vùng cả ngày lẫn đêm, những họng đại bác 20 ly gầm rú từng hồi. Súng nổ như bắp rang khắp nơi trong thành phố, ngoài vòng đai. Ðủ loại đại bác thét gầm, đạn xé gió ào ào tới tấp tưới trên mục tiêu của cả hai phía. Những đám cháy không người chữa, lửa càng lúc càng cao, thần hoả tự do tung hoành. Máy truyền tin ơi ới gọi nhau. Những thân hình ngã xuống, những tiếng hô xung phong nghe rợn tóc gáy. Những chiếc T54 hung hãn khạc đạn liên hồi, những cái lô cốt ngả nghiêng vì trúng đạn đại bác 100 ly của xe tank địch. Trong những ngày đầu tháng Tư Long Khánh, một góc địa cầu đã rung rinh vì bom đạn.

Khi chiếc thiết giáp Cộng sản PT76 vướng vào cuộn kẽm gai vòng nơi góc rào tây bắc của trại 181 Pháo Binh SÐ18 thì cũng là lần đầu đoàn quân xâm lăng khựng lại hoảng hồn bởi những tiếng hô:

- Biệt Ðộng! Sát!; Biệt Ðộng! Sát!

Chiếc tank đầu tiên lãnh trọn một quả M72. Chiếc PT76 xấu số cháy bùng. Những anh bộ đội Cộng Sản tùng thiết rút lui trối chết về hướng rừng lau. Chúng tôi đã ra mặt đương đầu với đoàn chiến xa CSBV kể từ giờ đầu súng nổ. Nơi góc đông nam Thị xã, những người xâm lăng đã biết chúng tôi là Biệt Ðộng Quân ngay lần hội ngộ đầu tiên. “Biệt Ðộng! Sát!”, “Biệt Ðộng! Sát!” tiếng hô vang dậy một góc trời! Biệt Ðộng Quân đang có mặt nơi đây!

Ngày qua ngày, pháo địch như mưa, T54 có bộ binh tùng thiết, từng đợt, từng đợt ào ạt xung phong vào vòng đai phòng thủ Thị xã. Nhưng những tổ chống tank 3 người của Tiểu Ðoàn 82 BÐQ ẩn hiện như ma trơi, sau ô mối, sau gốc xoài, trong bụi chuối, cứ từ từ rang hết con cua T54 này đến con cua T54 khác. Tiểu Đoàn tôi đánh vùi với chiến xa địch cả tuần lễ không biết mệt. Toán diệt tank này bị loại, toán khác lên thay. Có cả một giang sơn hướng đông nam Thị xã cho chúng tôi mặc sức tung hoành. Chúng tôi đã làm cho địch tổn hại nặng nề. Chúng tôi đã đánh cho chúng nó “tà đầu” như ý của Thiếu Tướng Lê Minh Ðảo, tư lệnh mặt trận.

Săn đánh xe tank là cả một nghệ thuật, nó còn là một cái thú nữa, cái thú vui chết người. Hơ hỏng một chút thôi là mất mạng như chơi. Trong số 12 BÐQ Pleime tử trận ở Long Khánh đã có 7 người chết trong khi săn đuổi xe tank. Mỗi chiến cụ, mỗi vũ khí đều có chỗ yếu của nó. Cái bộ phận phun khói là cái “gót chân Achilles” của xe tank CSBV. Tất cả những chiếc tank địch bị Tiểu Ðoàn 82 BÐQ tiêu diệt trong trận Xuân Lộc đều bị bắn từ phía sau đuôi, nơi phun khói. Ðánh tank cũng có quy luật. Việc đầu tiên là “tỉa” tên xạ thủ 12 ly 8, nó là tai mắt của chiếc tank, nó có một chân trái hoặc chân phải bị khoá vào dây xích trên ghế phòng không. Việc thứ nhì là “bung” một trái lựu đạn khói hoặc lân tinh làm màn chắn che mắt cái tank bạn của nó ở cách nó không xa, cây phòng không trên chiếc tank thứ 2 là tử thần gọi chết. Việc thứ 3 thật giản dị, cứ đứng xổng lưng bóp cò cây M72 nhắm ngay phần phun khói sau đít cái tank mục tiêu, đây là phần mỏng nhất, dễ bắn thủng nhất của chiến xa. Một tiếng “bùm!” rồi tiếp sau đó là xăng và đạn trong xe cháy nổ “lóc! tóc! ùm! ùm!” ngọn lửa dâng cao, khói dâng cao. Xong!


Mỗi lần một chiếc PT76 hay T54 bị bắn cháy, cột khói chưa lên cao khỏi ngọn cây thì người Anh Cả của chiến trường đã có mặt trên vùng.

- Tiên Giao đây Hằng Minh gọi!

- Hằng Minh, Tiên Giao nghe.

- Come on! Gắng lên nghe em! Ðánh cho nó tà đầu hết cục cựa! Ok?

- Vâng, tôi nghe 5, đánh cho nó tà đầu hết cục cựa!

- Okay ! You’re a man! Don’t let ‘em run away ! Ok?

- Vâng, không cho nó ôm đầu mà chạy!

- Kill ‘em! Kill ‘em! Okay!

- Vâng! Ðây là cái tank thứ 3… đó nghe Hằng Minh! Nó vào cái nào, tôi hạ cái nấy nhé!

- Okay! I like the way you fight!

- Vâng, tôi nghe rõ 5!

- You’re great! You’re excellent!

Sau khi thị sát trận địa và khích lệ tinh thần tôi, người Anh Cả bay sang mặt trận hướng tây Thị xã, trên đường bay, ông liên lục đối thoại với vị Chỉ Huy Trưởng phòng thủ Xuân Lộc, Ðại Tá Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 43 Sư Ðoàn 18 BB Lê Xuân Hiếu (Khoá 10 Võ bị) cũng bằng ngôn ngữ nửa Việt nửa Mỹ.

Người Anh Cả của mặt trận này là Thiếu Tướng Lê Minh Ðảo, Tư lệnh Sư Đoàn18 BB. Ông lấy danh hiệu đàm thoại là Hằng Minh, tên người em ruột của ông, Lê Hằng Minh là người hùng TQLC Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 2 Trâu Ðiên năm xưa đã tử trận trên chiến trường Thừa Thiên. Tiên Giao là tên đứa con gái út của tôi, danh xưng truyền tin tôi chọn cho mình trong trận đánh này.

Một ngày giữa tháng Tư năm 1975, ngoài vòng đai phòng thủ, một chiếc T54 chạy lạc loài. Cái ống khói của nó lãnh trọn một quả M72 của toán diệt tank của Ðại Đội 1 Tiểu Ðoàn 82 BÐQ. Anh Binh Nhì Phan Thọ trong toán hộ tống của tôi cùng với ông phóng viên nhà báo lao vụt về hướng súng nổ. Ít phút sau tôi nghe choang choác, tiếng phòng không 12 ly 8 nổ giòn ngoài xa. Trong máy PRC25 tiếng Thiếu Úy Học, Ðại Ðội Trưởng 1/82 BÐQ báo cáo, thằng Thọ bị thương nặng, xin tản thương. Thì ra anh Binh nhì Thọ gan dạ này thấy chiếc T54 đã nằm bất động, anh leo lên gỡ khẩu phòng không đem về cho thầy. Không ngờ còn một chiếc chiến xa T54 khác nằm ẩn trong bụi lau cách đó không xa. Thấy anh đứng nghênh ngang sau pháo tháp nó quạt cho anh một tràng 12.8 ly. Anh rơi xuống đất như con chim bị ná. Ruột anh đổ ra lòng thòng, máu tuôn như suối. Anh phóng viên và một người lính trong toán diệt tank khiêng Thọ về phi trường. Sĩ quan trợ y Tiểu Đoàn phải dùng cả một tấm băng lá to bằng 2 bàn tay xoè để che cho ruột của Thọ khỏi phòi ra. Mặt Thọ tái xanh, môi run run:

- Thiếu Tá đừng la em..! Em thấy cây súng dễ ăn quá, không ngờ tụi nó bắn lén em!

Tôi an ủi Thọ:

- Ừ, Thiếu Tá không la em đâu, nằm im đó chờ xe, Hoàng Long sẽ đem em đi tản thương!

Hoàng Long là danh xưng của Ðại Úy Ngũ Văn Hoàn, Tiểu Đoàn Phó. Tôi một mặt lo xin pháo binh trong vòng đai trực xạ vào vị trí chiếc xe tank còn lại, một mặt điều động Ðại Ðội 1 Tiểu Ðoàn 1 Trung Đoàn 43 BB đánh bọc bên phải tiếp tay cho Thiếu Úy Học Ðại Ðội 1/82 có thì giờ dùng kẽm gai concertina quây quanh chiếc xe mới bị bắn cháy. Chỉ có concertina mới ngăn cản hữu hiệu được bước tiến của chiến xa địch. Con đường độc nhất để tiến quân bằng xe tank của địch nhắm vào phi trường Long Khánh đã bị đan chằng đan chịt kẽm gai vòng. Chiếc tank mới bị cháy nằm hơi xa ngoài hàng rào và nó là chiếc T-54 thứ 4 bị sơn lên pháo tháp dòng chữ “Tiểu Đoàn 82 BÐQ diệt tank”.

Năm 1981 tại trại Cải Tạo Z30 C Hàm Tân, có một Thiếu Úy thuộc Liên Đoàn 81 Biệt cách Nhảy dù tên là Nguyễn Văn Vinh tìm gặp tôi, anh nói:

- Tháng 5/1975 em bị nhốt ở Long Khánh, em ở trong toán tù binh bị bắt đi chùi những chữ “Tiểu Đoàn 82 BÐQ diệt tank” viết trên 4 cái tank T54 và 1 cái lội nước PT76 ở bìa rào phòng thủ Xuân Lộc. Công nhận Tiểu Đoàn anh đánh tank tuyệt quá!

Chiếc xe tản thương của Trung Đoàn 43 đã đưa Binh nhì Phan Thọ về ngã ba Tân Phong, tháp tùng có Ðại Úy Hoàn, anh phóng viên nhà báo và một anh y tá BÐQ. Khi quay trở về vị trí phòng thủ, ông Ðại Úy Tiểu Đoàn Phó kể lại chuyện dưới đây:

“Xe tới BTL Hành quân SÐ18 thì Thọ rất mệt vì máu ra đã nhiều, anh xuống xe ngồi dựa lưng vào một gốc xoài. Ông Ðại Úy Hoàn đi tìm sĩ quan quân y Sư Đoàn để xin tải thương. Bất ngờ Tướng Tư Lệnh từ trong lều bước ra, thấy Thọ, ông hỏi:

- Em là lính của ai? Bệnh gì? Muốn về Sài Gòn hả

Thọ im lặng mở tấm băng lá cho Tư Lệnh thấy vết thương của mình, bất ngờ bộ ruột của anh trào ra khỏi miệng vết thương, máu anh tuôn xối xả. Anh y tá vội thưa:

- Trình Thiếu Tướng, anh này là lính Tiểu Ðoán 82 BÐQ, ảnh bị phòng không bắn khi đang gỡ khẩu 12.8 ly trên cái chiến xa vừa bị bắn cháy. Thiếu Tá em cho phép ảnh được tản thương về Sài Gòn đó Thiếu Tướng.

Tư Lệnh la lớn:

- Quân y đâu băng bó cho chú em ngay.

Ông quỳ xuống tự tay ấn từng đoạn ruột của người lính vào bụng của anh ta. Người y tá vội vàng làm phận sự của mình tiếp tay với Tư Lệnh. Ðại Úy Hoàn vừa kịp quay lại chưa kịp chào trình diện thì Tư Lệnh đã lớn tiếng:

- Phi hành đoàn C&C đưa gấp chú em này về bệnh viện Cộng hoà cho tôi.

Quay qua Thọ, Tướng nhẹ giọng:

- Em là lính của Thiếu Tá Long, em can đảm lắm, qua sẽ cứu em!

Thọ lí nhí:

- Cám ơn Thiếu Tướng.

Rồi nó quay qua Ðại Úy Hoàn:

- Cho em điếu thuốc đi Ðại Úy.

Ðại Úy Hoàn chưa kịp móc túi lấy thuốc cho Thọ thì Tướng đã có sẵn điếu thuốc lá đưa vào môi người lính can trường, ông một tay che gió, một tay bật lửa mồi thuốc cho Thọ. Mặt Thọ tái xanh, những thớ thịt trên má bắt đầu co giật. Thọ hút một hơi thuốc dài, mắt Thọ long lanh, chợt anh ngoác miệng cười:

- Khẩu phòng không còn mới cáu cạnh, nước thép xanh biếc thấy mê luôn Ðại Úy ơi!

Ðại Úy Hoàn an ủi:

- Giờ này chắc tụi nó đã mang khẩu súng ấy về nộp cho Thiếu Tá rồi. Mày nói đúng đó, nó còn mới cáu cạnh, hèn nào mày không mê nó đến đổ ruột luôn!

Thọ cúi đầu cười xẻn lẻn.

Cái bảng nhôm sơn đỏ có 2 ngôi sao trắng được lật mặt ra đàng sau trở thành cái bảng nhôm màu trắng thanh khiết bên hông chiếc C&C. Không bảng sao, cái trực thăng chỉ huy trở thành giản dị bình thường như ngàn vạn chiếc tàu khác. Trước khi lên máy bay, Thọ còn ra dấu cho Ðại Úy Hoàn lại gần để anh nhắn nhủ một điều gì quan trọng lắm:

- Em đi rồi không có ai pha cà phê sáng cho Thiếu Tá Long. Ðại Úy nhớ nhắc thằng Bích khi pha cà phê cho Thiếu Tá thì cho ít đường thôi! Thiếu Tá không thích uống ngọt lắm đâu. Nhờ Ðại Úy nhắn với Thiếu Tá rằng, khỏi bịnh, xuất viện là em lên với Thiếu Tá ngay. Thôi em đi đây…

Không rõ Tư lệnh có nghe lời nhắn của anh lính BÐQ gởi cho thầy của anh ta không, nhưng rõ ràng đôi mắt Tư lệnh rưng rưng. Chiếc trực thăng khuất trong vòm mây từ lâu mà cánh tay Tư lệnh còn vẫy theo chưa hạ xuống.

Ðây không phải là lần đầu can trường của thuộc cấp làm tôi cúi đầu kính phục. Mà đã nhiều lần trong quá khứ, dưới quyền tôi không thiếu những ngưới lính dũng cảm như thế. Thời 1966 vùng triền sơn Quảng Nam đầy rẫy những họng súng bắn tỉa. Cứ nghe tiếng “tắc cù” là chú Hạ sĩ Phong lại đưa cái thân cao ngỏng còng queo của chú che cho tôi, chú nói:

- Em phải che cho Thiếu Úy, em trúng đạn có mình em chết, Thiếu Úy trúng đạn cả chục người chết theo.

Rồi cũng có lần chú bị bắn toác nón sắt khi đưa thân che chở cho tôi khi Đại Đội tôi chạm địch gần ga Hương An Tam-Kỳ. Năm 1969 trong trận Bình Tây 49 dưới chân đỉnh Chư Pa, Đại Đội 1 Tiểu Ðoàn 11 BÐQ của tôi đánh cứu viện cho Đại Đội 4 của Trung Úy Nguyễn Lạn khoá 20 Võ bị. Trận này quân nhân đơn vị của tôi và Lạn bị thương khá nhiều. Từ đầu trận, người lính mang đồ ngủ của tôi, anh Binh Nhất Trung đã bị bắn bể hông phải. Ðã có nhiều chuyến tải thương đi mà Trung vẫn còn ngồi chờ trên bãi đáp. Tôi hỏi tại sao anh không lên máy bay về bịnh viện, anh phân bua:

- Em chờ xem có ai để bàn giao đồ ngủ của Trung uý xong em mới yên lòng đi về.

Tôi ngỡ ngàng kêu lên:

- Trời ơi! Sao mày khờ thế! Cứ quăng đại cho ông thường vụ! Lên tàu bay ngay! Luẩn quẩn ở đây đến chiều hết tàu tản thương, qua đêm máu ra hết thì chết!

Trung giao đồ ngủ của thầy anh ta cho ông thường vụ Đại Đội, bàn giao kỹ lưỡng nhiệm vụ của mình rồi mới chịu lên chuyến tải thương cuối cùng về Quân y viện Pleiku. Vết thương của anh nặng lắm, sau ngày lành bệnh, anh Binh Nhất Trung đã được giải ngũ lãnh tàn phế 100%.

Những người lính của tôi dễ thương như thế ấy. Họ chỉ biết vâng lời người chỉ huy mình, bất kể đúng hay sai. Cấp chỉ huy ra lệnh tử thủ, họ tử thủ; cấp chỉ huy ra lệnh rút lui, họ rút lui; không ý kiến, không bàn cãi phán xét mà chỉ có tuân lệnh thi hành. Họ đã cùng tôi bao tháng ngày đồng hành qua những chiến trường rực lửa, từ Pleime qua Kiến Ðức tới Lâm Ðồng rồi về Xuân Lộc. Những người lính của tôi không màng đến vinh quang mà chỉ phụng sự cho cái vinh quang của người chỉ huy mình. Vinh quang một đời của người cầm quân là một món nợ, nợ với tổ quốc, nợ với đồng bào, và nợ với thuộc cấp của mình, những người đã hy sinh cho cái vinh quang mà mình đã một thời nhận được. Là người cầm quân, vinh quang là cứu cánh, vinh quang là ý nghĩa của cuộc sống.

Vương Mộng Long
(Còn tiếp)

NGÀY TA BỎ NÚI

(Kỳ 6)
Tác giả: Vương Mộng Long (K20)

Những khi đọc lại bút ký chiến trường Mùa Hè Đỏ Lửa của Phan Nhật Nam, hồi ký Cửa Việt của Cao Xuân Huy, rồi Ngày Ta Bỏ Núi của Vương Mộng Long… tôi đều tự hỏi vì sao với những sĩ quan can đảm và những người lính chấp nhận hy sinh mà Bộ Tổng Tham Mưu để thất trận?

Hầu hết các giải thích đều quy cho Hoa Kỳ tháo chạy và tri ân Dương Văn Minh đã tránh cho Sàigòn tắm máu. Tháng 6-1940 Thống Chế Pétain đầu hàng Đức, cũng vì muốn tránh cho dân Pháp không phải tắm máu. Pétain đi vào lịch sử ở vị trí kẻ phản quốc, bị kết án tử hình rồi chết trong ngục. Dân Pháp vẫn xem Pétain là một vết nhơ. Không phải Dương văn Minh mà chính những người lính đánh trận Xuân Lộc mới cần được tri ân, vì đã đem đến mẩu vinh quang cuối cùng.
[Trần Vũ]

Tôi không có dịp tham dự vào cuộc phản công tái chiếm chợ Xuân Lộc, khách sạn Long Khánh và Cua Heo cũng như những cuộc giao tranh trong khu trung tâm Thị xã. Tin tức liên quan đến mặt trận hướng tây tôi hoàn toàn mù tịt. Suốt mười ngày dầu sôi lửa bỏng Tháng Tư Long Khánh 1975, Tiểu Đoàn 82 Biệt Ðộng Quân chỉ biết có mặt trận đông nam Thị xã mà thôi.

Bên hướng đông suối Rét là Lữ Đoàn 1 Dù của Trung Tá Nguyễn Văn Ðỉnh (Khoá 15 Võ-Bị) làm “búa”. Bên hướng tây suối Rét là cái “đe” do tôi (Khoá 20 VB) chỉ huy, gồm Tiểu Ðoàn 82 BÐQ tăng cường thêm một Đại Đội của Tiểu Đoàn 3 Trung Đoàn 43 Bộ binh của Sư Đoàn18, thêm một Đại Đội Ðịa Phương Quân của Tiểu Khu Long An và một Đại Đội Ðịa Phương Quân từ Bình Long di tản về.

Làm “đe” thì đỡ công di chuyển, đỡ mệt thân xác, dễ kiểm soát đội hình, quân số. Nhưng làm “đe” cho Nhảy dù thì quả là mất mạng như chơi! Pháo binh Dù tưới như mưa, làm “đe” bị lãnh tản đạn là thường. Trong trận này có ba người lính Thượng của tôi thiệt mạng vì tản đạn của pháo Dù. Tháng Tư 1975 tôi đã chôn họ ngay bên dòng suối Rét. Tôi đã cầu nguyện cho linh hồn họ yên vui trên đường phiêu du về nguyên quán Pleiku.

Từ ngày đầu chiến dịch, một anh phóng viên chiến trường của một tờ báo ở Sàigòn, đã có mặt bên tôi không rời. Anh có dáng lòng khòng dong dỏng như một triết nhân. Anh mặc đồ trận, đội nón sắt, nhưng không trang bị súng ống. Anh chỉ có cái máy ảnh, quyển sổ tay, và cây bút làm hành trang. Ngày mà đạn pháo Dù bao trùm suối Rét, cái lều của anh nhà báo rách toang. Cũng may anh thoát chết vì lúc đó anh đang ở với Ðại Đội 1 Tiểu Ðoàn 82 BÐQ của Thiếu Úy Học, anh bận chụp hình cái tank cháy ngày hôm trước nơi hàng rào bắc của Trại Pháo Binh 181.


Giữa Tháng Tư, Lữ Ðoàn 1 Nhảy Dù tung ra nhiều đợt tấn công mãnh liệt nhắm vào một Trung Đoàn Cộng sản Bắc-Việt trong đồn điền chôm chôm hướng đông nam suối Rét. Chúng tôi ở bên này bờ, hào hứng quan sát pháo Dù nổ rền trời phía bờ bên kia.

Từ nơi đồn điền Thống Tướng Tỵ, cán binh Cộng sản từng tốp chạy túa ra bìa rừng, nhảy ùm xuống suối Rét. Những tay súng Pleime nhả đạn từ từ và chính xác. Những người lính Bắc-Việt bật lên khỏi mặt nước như những con cá trắm cỏ, quẫy mạnh một lần rồi chìm luôn…

Những tiếng hô “Biệt Ðộng! Sát!”; “Biệt Ðộng! Sát!” hoà lẫn tiếng súng M16, đại liên M60 làm cho một số cán binh Bắc-Việt vừa ló đầu ra trảng trống đã vội chạy ngược lại phía bìa rừng. Rồi cũng có người cầm cờ trắng chạy từ trong bìa rừng ra bờ suối, súng AK giơ lên cao khỏi đầu: Thế là họ đầu hàng!

- Thôi! Vứt súng xuống suối rồi lội sang đây! Vứt súng xuống suối! Giơ tay lên cao khỏi đầu, lội sang đây! Nghe rõ chưa?

- Dạ cháu nghe rõ ạ!

Tôi và người phóng viên nhà báo mồi cho ba anh cán binh CSBV ba điếu thuốc lá. Họ còn rất trẻ, chỉ độ mười lăm. Bơ phờ mất ngủ, mắt quầng thâm.

- Cậu mấy tuổi rồi?

- Dạ thưa thủ trưởng, cháu lên mười sáu ạ!

- Sao đi bộ đội sớm thế? Mới mười sáu mà đã đi lính rồi à?

- Cháu là thanh niên xung phong. Thủ trưởng của cháu nói rằng Miền Nam giải phóng rồi, chúng cháu chỉ vào để tiếp thu thôi ạ!

- Thế đánh nhau mấy ngày nay cậu thấy thế nào?

- Thưa thủ trưởng, nhà cháu sợ lắm ạ!

- Thôi đừng sợ, chốc nữa có người đưa cậu về Sàigòn. Hết chết rồi, đừng sợ!

- Thủ trưởng có nói thật không thủ trưởng? Nhà cháu sợ chết lắm thủ trưởng ơi!

Ðôi mắt trẻ thơ ngơ ngáo. Ngón tay cậu bé run run cầm điếu thuốc thơm đưa lên môi, chỉ sợ nó rơi… Thì ra thế! Những cậu bé này được đưa vào đây là để… tiếp thu miền Nam!


Một hôm, Ðại Tá Hiếu gọi tôi vào máy để “check fire”. Tôi liếc qua nơi cần hoả tập. Ồ! Cái toạ độ ấy chẳng liên hệ gì tới quân bạn, không trở ngại!

Rồi Ðại Tá Hiếu lại gọi tôi vào máy để “check fire”. Rồi tôi lại trả lời, “không trở ngại!” Cứ vậy, ba bốn lần hỏi qua, đáp lại. Chiều hôm ấy tôi nghe một tiếng “ùm!” âm vang hướng đông bắc.

Tôi đã từng nghe B52 đánh cận phòng nhiều lần trên chiến trường cao nguyên Vùng 2. Tôi đã nghe quen tiếng những trái bom 500 cân Anh, 300 cân Anh thun thút từ trên mây xanh, những tiếng “ủn!… ủn!” theo đuôi nhau chúi trong không khí kiếm mục tiêu. Nghe tiếng bom nổ chùm, tôi có thể phân biệt được đó là Box 3km x 1km, Box 2km x 1km, hoặc Box 1km x 1km.

Tiếng “ùm!” lần này có vẻ như âm vang của một Box B52 đánh gọn ô vuông mỗi chiều 1km x 1km ngày nào? Tôi thấy một cột bụi đỏ dâng cao dần dần tới mây. Trời cao và mây xanh ngắt. Có một chiếc C130 còn lượn trên vùng. Tôi nghĩ, chắc chiếc C130 là tác giả cú “ùm!” vừa qua.

Mãi sau này tôi mới biết tiếng “ùm!” đó là một trong hai trái CBU 55 (hay CBU 85) được sử dụng trong trận Xuân Lộc. Một trái được thả xuống vùng Suối Tre hướng tây bắc Long Khánh, tôi không nghe báo, trái thứ nhì thì được thả xuống chận đường kẻ thù đang nhắm tiến vào khu vực phòng thủ của Trung Đoàn 43/SÐ18 BB trong đó có Tiểu Ðoàn 82 BÐQ tăng cường.

Mặt trận tạm yên thì phái đoàn Thượng Hạ Viện từ Sàigòn đã bay ra phi trường Long Khánh để ủy lạo những người lính Vùng 2 đang đổ máu bảo vệ mảnh đất còn lại của quê hương nơi Vùng 3. Những gói quà, những cái bắt tay, những lời hứa hẹn khen thưởng làm ấm lòng chiến sĩ.

Tôi nằm trên võng dưới tàn cây điều lộn hột, lòng buồn nhớ thương vợ con tôi không rõ giờ này ra sao. Những người lính dưới quyền tôi cũng vậy, mặt người nào cũng không vui, thân nhân chúng tôi đã rơi vào tay địch nơi chân trời cũ xa xôi Ban-Mê-Thuột, Pleiku…

Một sớm mai, từ hướng đông, chiến xa địch dàn hàng ngang tiến về vòng đai phòng thủ Xuân Lộc. Ðại Tá Hiếu gọi tôi và cho biết lần này bộ binh tùng thiết của CSBV có vẻ đông hơn những đợt tấn công trước đây nhiều.

Pháo binh bạn đã bắn tối đa để chận địch. Tôi thấy vài cột khói bốc lên từ những chiếc tank bị cháy. Có một chiếc T54 bị bắn đứt xích cách vòng rào trại Pháo binh 181 không xa lắm. Chúng tôi nghe tiếng búa của bộ đội Cộng sản gõ trên thành xe, chúng đang sửa cái xe tank bị đứt xích!

Pháo binh từ trong vòng đai liên tiếp trực xạ hướng vào chiếc T54 bị thương. Ðịch không phản ứng. Tiếng búa chạm sắt cũng im. Họ án binh chờ lệnh? Rồi bên quân bạn cũng không thấy ai yêu cầu tác xạ thêm, pháo binh của ta cũng tạm ngưng.

Từ trưa tới chiều chạng vạng, mặt trận yên tĩnh lạ lùng. Khi mặt trời vừa lặn, pháo địch từ nhiều hướng khác nhau tập trung lên thành phố Xuân Lộc, đủ loại súng nặng, bắn thẳng, cầu vồng, có điều khác lạ là tất cả đều là pháo tầm xa. Pháo địch kéo dài cỡ một giờ đồng hồ rồi im hơi.

Màn đêm buông xuống, tôi nghe tiếng động cơ chiến xa nổ rộ, rồi nghe tiếng bánh sắt chạm đường đất đá, âm vang kéo dài từ gần rồi xa dần. Toán tiền thám BÐQ ngoài vòng đai báo cáo, chiếc T54 bị đứt xích đã được kéo đi và cả đoàn chiến xa dàn hàng ngang ngoài vòng đai phòng thủ cũng đang rút đi. Tôi báo cáo sự việc này cho Ðại Tá Hiếu, ông cũng ngạc nhiên không hiểu vì lý do gì, địch đang chuẩn bị một cuộc sống mái thì đột nhiên đổi hướng.

Những ngày sau đó tình hình im ắng như tờ, những con ve sầu trên ngọn điều lộn hột cất tiếng hoà ca điệu cuối xuân trong khung cảnh thật là tĩnh mịch êm ả đồng quê. Những cây chuối trên đồi rủ lá. Những sợi khói lam từ mái rạ bay cao.

Khoảng 3 giờ chiều ngày 20/04/1975 Ðại Tá Hiếu cho xe ra phi trường đón tôi vào họp hành quân. Ông rầu rầu:


- Ông Toàn ra lệnh cho chúng ta bỏ Long Khánh rút về Bà Rịa, ông Ðảo vừa được lệnh và cho tôi biết. Tôi đón chú vào cho chú hay để mà chuẩn bị, chút nữa ông Ðảo họp với ông Toàn xong trở về sẽ có lệnh chi tiết sau.

Tôi ngồi với Ðại Tá Hiếu một lúc thì có điện thoại của Tư lệnh, đại khái ông cho biết, lệnh bỏ Long Khánh là từ Tổng Thống. Ðịch không vây Long Khánh nữa mà đi bọc về đánh Biên Hoà và thủ đô Sàigòn nên quân ta phải bỏ Xuân Lộc, về bảo vệ thủ đô. Tướng Ðảo cực lực phản đối vụ triệt thoái này nhưng Tổng Tống và Tướng Toàn đã quyết định cắt tiếp ứng, tiếp tế, yểm trợ cho SÐ18 để ép Sư Đoàn này thi hành lệnh lui binh. Tôi được lệnh rút Tiểu Ðoàn 82 BÐQ về ngã ba Tân Phong trước tám giờ đêm chờ lệnh.

Tiểu Đoàn 82 Biệt Ðộng Quân cuốn lều, lấp hầm hố phòng thủ khi đêm rơi.

Cuối Tháng Ba năm 1975 chúng tôi đã làm việc này ở Kiến Ðức, chúng tôi đã bỏ lại sau lưng một trận địa, một kẻ địch kinh hoàng đến độ hai ba ngày sau mới dám mon men vào điểm trú quân đã bỏ trống của đơn vị Biệt Ðộng Quân một thời ngang dọc Vùng 2. Tôi đã rút đi, theo lệnh, để lại Kiến Ðức hàng chục nấm mồ thuộc cấp của mình ven Quốc lộ 14. Quận Kiến Ðức và đồn Pleime cách nhau không bao xa, cũng còn là trong lãnh thổ Vùng 2!

Lần này mười hai người lính của Pleime ngủ lại bên bờ suối Rét, lạ lẫm quê người, quanh đây chỉ có điều lộn hột, chuối, xoài và đồng cỏ mênh mông. Nơi này thật xa những ngọn núi hùng vĩ Chư Gô, Chư Don, thật xa con sông mơ màng La Meur lững lờ quanh năm. Công lao khó nhọc dặm trường nửa đường đứt gánh!

Ðơn vị tôi vừa di chuyển ngang cổng Toà Hành Chánh tỉnh Long Khánh thì Ðại Tá Phạm Văn Phúc, Tỉnh trưởng đã chờ ở đó, Ðại Tá yêu cầu tôi cho Tiểu Ðoàn 82 Biệt Ðộng Quân đi với đoàn quân của Tiểu Khu Long Khánh, và ông xin được tháp tùng tôi trong cuộc rút lui.

Tôi từ chối với lý do:

- Ðại Tá có cả một Tiểu Khu, Ðại Tá phải chỉ huy họ, là cấp chỉ huy của họ, Ðại Tá không thể đi theo tôi mà để họ không người chỉ huy.

Ðại Tá, hiểu ra, cám ơn tôi đã có lời nhắc nhở nhiệm vụ của ông. Chúng tôi bắt tay từ biệt.

Mãi tới năm 1979 tôi mới gặp lại Ðại Tá Phúc trong trại cải tạo Nam-Hà A ngoài Bắc. Trong cuộc rút binh, Ðại Tá Phúc đã bị bắt khi đi được nửa đường Xuân Lộc, Bà Rịa và bị giữ trong trại tù từ ngày đó.

Ra tới Quốc lộ 1 tôi phải cho quân đi hàng một và cách lề trái đường vài chục mét. Khi đến ngã ba Tân Phong tôi được lệnh ngừng lại chờ lệnh. Trên QL 1 những chiếc xe cam nhông chở đầy ắp lính ngồi hai hàng, xe chạy như bay, chiếc này bám đuôi chiếc khác. Xe mở đèn pha sáng choang. Có những người lính bộ binh lưng mang nặng ba lô, súng đeo vai đi sát hai bên đường.

Một anh lính bộ binh chạy từ bên phải sang bên trái đường, bị trượt chân té, văng nón sắt. Chiếc xe cam nhông chạy qua, đè ngang hai chân anh. Anh lính la hét đau đớn được một câu thì chiếc xe cam nhông thứ hai đã đè đủ năm chiếc bánh bên trái qua người anh ta. Tôi nghe rõ tiếng “rốp!” khi bánh xe lăn qua đầu anh. Cái xác dẹp lép của người lính cách chân tôi khoảng hai mét. Tôi kéo xác anh vào lề đường. Cái căn cước quân nhân cho tôi biết tên người xấu số là Nguyễn Thành Long, sinh quán Long An.

Hai bên đường, người đi như trẩy hội, giữa đường, xe cứ nối đuôi nhau.

Tôi chờ khoảng mười phút thì Ðại Tá Lê Xuân Hiếu, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 43 cùng người liên lạc truyền tin của ông tới gặp tôi. Tháp tùng Ðại Tá Hiếu còn có ông Trung Tá Linh, sĩ quan phụ tá hành quân của Trung Đoàn 43. Ðại Tá Hiếu cho tôi biết, Chuẩn Tướng Ðảo chọn Tiểu Ðoàn 82 BÐQ làm lực lượng bảo vệ Bộ Tư Lệnh di chuyển.

Không lâu sau đó, một chiếc Jeep trờ tới, Chuẩn Tướng Lê Minh Ðảo cùng bốn quân cảnh nhảy xuống, chiếc xe chạy đi ngay.

Chúng tôi xác định nhiệm vụ, trao đổi tần số rồi lên đường.

Nhiệm vụ được phân chia rõ ràng: Tướng Tư Lệnh chỉ huy toàn thể trận địa. Ðại Tá Hiếu chỉ huy cánh quân của Tiểu Ðoàn 82 BÐQ và Tiểu Ðoàn 1 Trung Đoàn 43 BB của Thiếu Tá Nguyễn Khắc Tung (Khoá 20 Võ-bị) đi theo sau. Tiểu Ðoàn 82 BÐQ chịu trách nhiệm bảo vệ Chuẩn Tướng Tư Lệnh trên đường di chuyển. Tiểu Ðoàn 3 Trung Đoàn 43 BB tùng thiết, được đặt dưới quyền Trung Tá Nô, Thiết Đoàn Trưởng Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh. Riêng Tiểu Đoàn 2 của Trung Đoàn 43 BB của Thiếu Tá Nguyễn Hữu Chế đóng quân trên núi Thị phải gánh chịu nhiệm vụ nặng nề nhất của cuộc triệt thoái, làm lực lượng đoạn hậu của Sư Ðoàn 18 BB.

Ðường Liên Tỉnh lộ Long Khánh, Bà Rịa nhỏ và hẹp. Ra khỏi ngã ba Tân Phong một đỗi, tôi thấy những bành đạn pháo binh xếp dọc lề đường, đây là bãi tiếp tế của Sư Đoàn, xa về hướng nam để đánh lạc pháo địch. Tuy vậy mới chiều hôm ấy địch đã phát giác bãi này, và pháo binh CSBV đã đánh phá đoạn đường này cả giờ.

Chúng tôi đi bên trái đường, thỉnh thoảng chân tôi đá phải những xác người nằm chết rải rác đó đây, những người dân chạy giặc, trúng đạn pháo chết oan, những cái xác còn mềm, có cái còn toàn thân, có cái chỉ còn một phần hình hài con người.

Tôi đi ngang qua đồn điền Michelin vào lúc công nhân ở đây đã lên xe chạy từ lâu. Những gia đình chậm chân thì khăn gói tất tả, vợ chồng con cái hối hả lên đường. Có những bé thơ chừng năm, bảy tuổi, chân bó áo bó quần từng cục vải to. Tội nghiệp cho bé, chân non đường dài!

Tôi chạnh nhớ đến ba đứa con tôi ở Ban-Mê-Thuột, đứa lớn nhất mới bốn tuổi, vợ tôi lại đang mang bầu. Ban-Mê-Thuột đã rơi vào tay giặc từ đầu Tháng Ba năm 1975. Gia đình tôi đã rơi vào tay giặc khi tôi gắng sức bảo vệ gia đình những người khác ở Quảng-Ðức.

Ðầu Tháng Ba, khi có tin địch sắp đánh Ban-Mê-Thuột, tôi đã gởi một cái điện khẩn cấp cho Bộ Chỉ Huy BÐQ Quân Khu 2 và Bộ Tư lệnh Quân Đoàn II cho phép Tiểu Đoàn tôi về phòng thủ Thị xã này. Không ai trả lời cái điện cầu xin trên. Ðây là nỗi ân hận sâu xa nhất trong đời lính chiến của tôi, đó cũng là nỗi buồn ám ảnh suốt đoạn đời còn lại của người chỉ huy trực tiếp của tôi, Chuẩn Tướng BÐQ Phạm Duy Tất.

Ðoạn đường vài chục cây số từ Tân Phong đi Bình Ba, Bà Rịa thực ra không có gì là đáng ngại đối với những người lính sơn cước của Tiểu Ðoàn 82 BÐQ. Nhưng cái nhiệm vụ nặng nề bảo vệ Tư Lệnh Hành quân đã làm tốc độ tiến quân của chúng tôi giảm đi nhiều so với khả năng.

Ði chừng nửa giờ tôi lại phải cho đơn vị dừng quân bố trí chờ đơn vị theo sau. Quân nhân của những đơn vị khác đi hàng một trên đường, vậy mà vẫn chậm hơn nhiều so với đội hình tác chiến một hàng dọc của Tiểu Đoàn 82 BÐQ đi sâu gần bìa rừng trái trục lộ.

Có lúc hoả châu soi khi ngừng quân, Tư Lệnh quan sát bên đường một lúc rồi hỏi tôi:

- Quân của Long đâu sao qua không thấy?

Tôi phải giải thích với ông rằng đơn vị tôi đã được tập luyện thành thói quen, bất cứ lúc nào dừng quân, mỗi người lính tự động núp vào bụi cây, gò đất, nếu không có gì ẩn nấp, họ phải ngồi thủ thế, súng trên tay sẵn sàng tác xạ. Hoả châu không đủ soi sáng đội hình, nên Tư Lệnh không thấy rõ họ.

Nghe tôi giải thích có lý, Tướng gật đầu:

- Well well, very good!

Tới một cái cầu nơi con suối sâu, nước chảy ào ào, đoàn quân qua cầu hàng dọc, rồi chuyển sang hàng ngang tiến sâu về hướng bìa rừng, khi an ninh đã sẵn sàng, tôi mới mời Tư Lệnh và Ðại Tá Hiếu rời vị trí ẩn nấp tiếp tục lên đường.

Chúng tôi đến giữa cầu thì nghe từ đầu dốc phía sau, tiếng chuông xe đạp, “kính coong! kính coong!”

Rồi một người đàn bà la lớn:

- Ê các cha! Xe tui không có thắng, tránh xa! Tránh xa!

Thế là tụi tôi và Tư Lệnh đứng nép một bên cầu, cầu không có lan can, chỉ sợ người đi xe đạp lao vào mình thì chắc mình sẽ rớt xuống sông trình diện hà bá!

Khi người đi xe lướt qua trước mặt, nhờ ánh hoả châu soi, chúng tôi thấy rõ mặt người vừa la, một bà trung niên rất béo, cưỡi chiếc xe đàn ông loại để thồ đang vèo vèo lao xuống dốc.

Chợt chiếc xe vướng cục đá, tưng lên, trệch hướng, và lao xuống dòng nước trắng xoá đang réo ầm ầm dưới kia. Chúng tôi nghe tiếng thét của người đàn bà ấy ngân dài trong thung lũng:

- Á!… Á!… Á!…

Rồi thì…

“Ùm!”

Sau dư âm của tiếng “Ùm!” cảnh vật lại trở về bình yên. Tôi rọi đèn xuống để quan sát tình trạng người bị nạn thì chỉ thấy một khối đen trôi theo dòng nước cuốn nhanh.

Ðoàn quân vẫn tiếp tục hành trình. Tư Lệnh vừa đi vừa đàm thoại với những cánh quân ở xa. Vì cùng tần số, tôi biết Trung Tá Trần Minh Công Trung Đoàn 48 Sư Ðoàn 18 BB, Ðại Tá Ngô Kỳ Dũng Trung Đoàn 52 Sư Ðoàn 18 BB đang ở nơi nào.

Khi đến gần ngã ba Xà Bang thì cánh quân của tôi đã bỏ đơn vị theo sau một đoạn hơi xa. Trong bìa rừng sâu tôi nghe tiếng súng báo động của địch. Những tiếng “Tắc! Tắc!… Tắc!…” hai ngắn, một dài, từ hướng Xuân Lộc tiến dần từng chặng về hướng Nam. Rõ ràng địch đang âm mưu gì đây!

Ðại Tá Hiếu thì cứ luôn bận tâm đến đứa con đi đoạn hậu, Tiểu Ðoàn 2/43, đơn vị này bắt đầu rời núi Thị. Tôi rất khâm phục cái trầm tĩnh và sức chịu đựng của người sĩ quan đàn anh này. Chân ông còn tháp một mảnh platinum vì chiến thương, vậy mà ông cố theo bén gót những người lính miền núi mà không để hé chút dấu hiệu mệt nhọc nào, quả là một sự cố gắng phi thường.

Sắp đến ngã ba Xà Bang, tôi thấy một cái xe Citroen dân sự bị bắn xẹp bánh, nằm giữa đường. Khi tôi rọi đèn pin vào trong xe thì thấy hai ghế trước bỏ trống, trên ghế sau là xác một bà cụ già. Trên tay bà cụ còn ôm một cái cơi trầu. Cái cơi trầu bung nắp, những lá trầu đẫm máu nằm rải rác trên nệm xe. Tư Lệnh xúc động bùi ngùi nhìn cái xác người dân nằm đó, người dân bỏ cuộc giữa đường dẫn tới chốn bình an. Buồn rầu đóng cửa chiếc xe Citroen lại, tôi nhủ thầm: “Lỗi tại chúng tôi! Lỗi tại chúng tôi!”

Rồi tôi lâm râm đôi lời cầu nguyện cho người nạn nhân chiến cuộc.

Ðến ngã ba Xà Bang thì Tướng Tư Lệnh mệt lắm rồi, ông đề nghị:

- Long ơi! Có nên cho anh em nghỉ một chút được không?

- Ðịch nó đã phát giác ra cuộc rút quân của chúng ta rồi, chắc chắn có bôn tập truy kích. Vị trí này rất nguy hiểm không dừng quân được đâu Thiếu Tướng. Nhất là ban đêm, đang đi mà ngừng lại nằm xuống là bị ngủ mê ngay, rất khó dậy nổi mà đi tiếp. Gắng vài giờ nữa là tới chỗ an toàn. Cố lên đi Thiếu Tướng!

Tôi vừa từ chối, vừa kéo tay Tư Lệnh tiến lên. Tôi huýt gió bài “The Longest Day” Tư Lệnh huýt gió theo, và chúng tôi tiếp tục bước đi. Hướng Xuân Lộc vẫn ì ầm tiếng đại bác. Hoả châu lập loè phía chân trời xa.

Vừa lúc ấy trên máy liên lạc của Trung Đoàn 43 BB, Thiếu Tá Dư, Tiểu Đoàn Trưởng 3/43 BB báo cáo rằng đoàn cơ giới của anh và Trung Tá Nô Thiết đoàn 5 Kỵ binh đã gặp quân Dù án ngữ ngõ vào Bình Ba, họ đang chờ xác nhận của cấp trên rồi mới cho phép quân Xuân Lộc tiến vào. Tướng Tư Lệnh thở phào nhẹ nhõm, thế là chuyện “link-up” với quân bạn đã xong, bây giờ chỉ còn chuyện theo dõi an nguy của đoàn hậu quân là Ðịa Phương Quân Tiểu Khu Long Khánh, Lữ Đoàn 1 Nhảy dù và Tiểu Đoàn 2/43 BB.

Chúng tôi dấn bước tiến nhanh về phía trước, xa xa vọng lại tiếng gà gáy sớm. Khi chúng tôi nhìn thấy ánh đèn dầu của xóm thôn le lói, cũng là lúc máy truyền tin của Tiểu Khu Long Khánh báo tin cho Tư Lệnh rõ rằng họ đang chạm địch. Rồi đến tin tức Lữ Đoàn Dù chạm địch. Những khẩu pháo Dù đặt bên đường đầu xóm bắt đầu tác xạ từng tràng yểm trợ cho quân bạn.


Mặt trời hừng đông, một chiếc xe Jeep chạy đến đón Tướng Tư Lệnh và tùy tùng của ông. Chiếc xe thứ hai đến đón Ðại Tá Hiếu, Trung Tá Linh và anh lính truyền tin Trung Đoàn 43 BB.

Tôi cho đơn vị đi sâu vào hướng làng xã rồi dừng quân dưới một bụi tre làng. Tôi cho các Đại Đội bố quân, cắt người canh gác. Ðầu dựa ba lô, mắt tôi nhíp lại rất nhanh.

Vương Mộng Long
(Còn tiếp)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

NGÀY TA BỎ NÚI (Phần III) Tác giả: Vương Mộng Long (K20)

Tháng 4-75 cha tôi lo lắng vô cùng cho chú ruột tôi, Trung sĩ Lưu Linh Hải thuộc Đại Đội chống chiến xa của Tiểu Khu Long Khánh.

News Feed

NGÀY TA BỎ NÚI (Phần III)

(Kỳ 5)
Tác giả: Vương Mộng Long (K20)

Tháng 4-75 cha tôi lo lắng vô cùng cho chú ruột tôi, Trung sĩ Lưu Linh Hải thuộc Đại Đội chống chiến xa của Tiểu Khu Long Khánh. Trưa nào cha cũng đến các gia đình có thân nhân cùng đơn vị với chú, nhưng không có tin tức. Chúng tôi biết đang đánh nhau dữ dội. Tin chiến thắng bất ngờ của Biệt Động Quân bắn cháy chiến xa T-54 dội về Sàigòn như một phép màu! Dân chúng khu Tân Định giành nhau những trang báo Chính Luận, Sóng Thần xem hình xác xe tăng Việt cộng. Tất cả đều biết Xuân Lộc là phòng tuyến chống đỡ sau cùng, mất Long Khánh là Việt cộng sẽ ập vào thủ đô. Buổi học cuối trong trường Lasan, các sư huynh bảo chúng tôi cầu nguyện cho những người lính ngoài tiền tuyến. Gia đình tôi theo đạo Phật nhưng tôi vẫn cầu Mẹ Maria che chở cho những người lính bên mình.

Suốt 10 ngày Cộng quân không chiếm được Xuân Lộc. Nhưng chiều 21 Tổng thống Thiệu từ chức, Tướng Nguyễn Văn Toàn ra lệnh bỏ Xuân Lộc lui về Trảng Bom, tiếp tục chuỗi bi thảm…

Một tháng sau tôi hỏi chú Hải sống sót trở về: “Chú có bắn cháy chiến xa nào không?” Chú trả lời: “Toán của chú không đụng T-54 mà đụng PT-76. Chú bắn hai quả M72, quả đầu trúng mũi trượt đi, quả thứ nhì làm đứt xích. Ông Thượng Sĩ ôm M72 bên phải chú, bò đến gần để dứt điểm thì bị bắn chết. Họ cho xe máy cày vào kéo chiếc PT-76…”

Hồi ký của Thiếu Tá Vương Mộng Long cho tôi cảm giác sống lại tháng 4. Vẫn là trận đánh khốc liệt sau cùng này mà những dòng chữ không khoa trương vẫn toát ngời hào hùng. Thiếu Tá Long kể chi tiết: Chống tăng phải hạ gục xa trưởng trên pháo tháp, tung lựu đạn khói che mắt rồi kết liễu bằng cách bắn vào ống pô… Súng phóng hoả tiễn M72 tầm xa lý thuyết 100 thước, nhưng trên thực tế người lính phải bò đến sát vài mươi thước, đòi hỏi một can đảm phi thường. Những trang hồi ký làm tôi nhớ đã từng hỏi chú Hải: “Vì sao những Tỉnh lỵ khác mất nhanh mà Xuân Lộc giữ được lâu?” Chú đáp không do dự: “Cung cách chỉ huy. Tiểu Khu trưởng của chú, ngay hôm đầu nói: Tôi thấy các anh chạy, tôi bắn. Các anh thấy tôi chạy, các anh cứ việc bắn!”

Chính cung cách này mà người đọc tìm thấy lại qua Thiếu Tá Vương Mộng Long, đã khiến binh sĩ liều chết giữ đất. Thiếu Tá Long cũng phải rất thương mến binh sĩ, vì họ đã trao ngược lại ông, tình thương dành cho cấp chỉ huy.
[Trần Vũ]

Sáng 2/4/75, vừa xuống tới chân dốc, tôi báo cho 2 Tiểu Đoàn đi sau chuẩn bị đánh lạc hướng địch. Mười năm phục vụ ở Vùng 2, tôi đã hướng dẫn nhiều quân nhân dưới quyền thành thạo nghệ thuật xoá dấu vết khi di chuyển trong rừng. Hôm nay Liên Đoàn bị một phen vất vả. Ðoàn quân đang đi hàng dọc thì được lệnh dừng lại, chuyển thành hàng ngang, đâm thẳng xuống suối. Tới suối lại được lệnh lội hàng dọc trong lòng suối. Lội được khoảng nửa cây số lại có lệnh chuyển hàng ngang leo lên đỉnh. Khi lên tới đỉnh, đoàn quân lại chuyển thành hàng dọc. Phải ma mãnh như thế mới đánh lạc được sự theo dõi của Thượng Cộng. Vì di chuyển vòng vo tránh vùng địch hiện diện nên chúng tôi dạt về hướng nam hơi xa. Buổi trưa, tôi thấy đồn Tân-Rai sừng sững bên phải trục tiến quân của mình. Trên ngọn cột, lá cờ vàng ba sọc đỏ còn bay, nhưng đồn Tân-Rai đã bị bỏ trống. Chúng tôi chỉ đứng xa mà ngó chứ không dám leo lên. Mìn bẫy ai mà lường cho được!


Tôi chuyển hướng về đông bắc. Xế chiều chúng tôi đã ở trên một đỉnh đồi nằm về hướng tây phi trường Con-Hinh-Ða. Thành phố BLao nằm dưới kia, ngay trước mặt! Từ trong phố vẳng lại tiếng trống múa lân “thùng! thùng!” Trước cửa vài ngôi nhà lác đác cờ bay, cờ nửa xanh, nửa đỏ, sao vàng. BLao đã rơi vào tay giặc! Chúng tôi đành quay sang hướng bắc, tìm đường lên Ðức-Trọng, Liên-Khương. Không biết tình hình Ðà-Lạt ra sao? Thôi thì, nước còn, ta cứ tát! Hy vọng, có còn hơn không!

Trưa 3/4/75, cánh quân đầu của tôi tới sát liên Tỉnh lộ 8B. Nơi này cách Quận lỵ Di-Linh chừng 5 cây số. Bên kia lộ là rừng trà. Trà bạt ngàn. Hướng nam con lộ là rừng tre. Chúng tôi núp trong rừng tre. Ngoài đường cơ giới địch chạy ầm ầm. Chờ tới gần tối, tôi đem theo Thiếu Úy Học và một toán cận vệ xuống thám sát con đường. Khi chúng tôi đang kẹt giữa đường thì một chiếc xe tải đi tới. Toán cận vệ BÐQ bắn vào đầu xe. Chiếc xe bể máy, xẹp lốp ngừng ngay giữa đường. Hai tên VC ngồi ghế trước chết ngay tại chỗ. Chúng tôi chưa kịp kiểm soát trên xe chứa gì thì nghe tiếng đàn bà và trẻ con khóc ré lên trong xe. Xe chở toàn đàn bà và con nít! Tôi không biết vì sao trong chiếc xe Zin của VC lại đầy con nít, đàn bà? Tôi gọi anh em rút êm về hướng cũ. Chúng tôi nhanh chân lui lại hướng nam chừng một cây số, ngủ trong rừng trà. Từ radio, đài BBC loan tin thành phố Ðà-Lạt mất. Bây giờ chúng tôi chỉ còn cách bỏ núi, tìm đường ra biển.

Ngày 4/4/75, chúng tôi di chuyển thật chậm trong rừng thông và rừng cỏ hôi. Vùng này nằm giữa Di-Linh và Bảo-Lộc. Hướng tiến bây giờ là 1600 ly giác. Tôi hy vọng tìm được đường tới Liên-Ðầm. Rồi từ Liên-Ðầm lủi trong rừng tre chuồn về Gia-Bắc, xuống Thiện-Giáo. Trưa đó toán đi đầu của tôi mới ló đầu ra một trảng trống thì nghe tiếng súng trường Nga-sô bắn “tắc! bụp!”… Có người đi săn gần đây! Vừa quẹo qua một cái cua đường mòn, Binh nhất Yan đi đầu chạm trán một cán binh Việt-Cộng ngồi câu cá trên một cái cầu ván bắc ngang con rạch nhỏ. Tên Việt-Cộng không ngờ trong rừng còn có quân lính Việt-Nam Cộng-Hoà! Y há hốc mồm nhìn sững cái phù hiệu đầu cọp nhe nanh trên mũ sắt của Binh nhất Yan. “Ðoàng!” thằng VC rớt xuống rạch. Nước trong rạch không sâu lắm, cỡ đầu người.

Chúng tôi núp trong lùm tre nhìn về hướng đồn điền trà trước mặt. Trời! Việt-Cộng đâu mà nhiều thế! Lều bạt, xe cộ, phòng không, đại bác, xe tank, xe xích kéo pháo và tải đạn, đậu sát rạt nhau theo các đường phân lô trà. Bóng người qua lại lố nhố. Ðơn vị CSBV này cũng cỡ một E-pháo (Trung Đoàn). Như vậy gần đây cũng phải có ít nhất là một E-bộ binh yểm trợ cho cái E-pháo nặng trước mắt tôi! Trên cái đồn điền trà bát ngát đó, chỗ nào cũng có bộ đội. Chúng nói chuyện ồn ào huyên náo tự nhiên như đang ở giữa Hà-Nội. Chẳng đứa nào để ý tới tiếng súng của Binh nhất Yan. Chắc chúng tưởng đó là tiếng súng bắn chim trời, gà rừng của đồng bọn?

Trong tình cảnh đó, tôi thấy chỉ có cách áp dụng chước thứ 36 trong tam thập lục kế là tốt nhất. Tôi ra dấu cho mọi người đánh bài tẩu mã. Anh Thiếu Tá Ðàng đi đoạn hậu, còn ở tít đằng sau xa, chẳng hiểu ất giáp gì. Thấy tôi hối hả ra lệnh chém vè về nam càng nhanh càng tốt, anh cũng cho đàn em vắt giò lên cổ chạy theo tụi tôi. Sau đó, nương theo rừng thông, chúng tôi từ từ di chuyển ngược về nam. Tôi dự trù sẽ lấy Quốc lộ 20 làm chuẩn. Nếu thuận tiện chúng tôi đổ dốc xuống Thiện-Giáo. Nếu có trở ngại, chúng tôi sẽ cặp Quốc lộ để về Gia-Kiệm.

Ðêm đó chúng tôi nghỉ chân trên một khu đồi thông. Hướng nam của chúng tôi là những rặng đồi cuối cùng của cao nguyên Bảo-Lộc. Tôi biết chắc chắn rằng bên trái những rặng đồi xanh đó là Ðèo Chuối. Rừng chuối, rừng tre vùng này thì, eo ơi! vắt nhiều không đâu bằng!


Trưa 5/4/75, tôi đang suy tính làm cách nào an toàn đưa Liên Đoàn băng qua Quốc lộ 20 thì trong tần số 47.70 có người gọi Thái Sơn. Tần số 47.70 là tần số đặc biệt của tôi, chỉ có tôi và Trung Tá Hoàng Kim Thanh Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn 24 BÐQ biết. Tần số này chỉ dùng trong trường hợp nguy biến hay bị thất lạc. Một chiếc L19 đang bay ở hướng đông. Chiếc L19 trực thuộc Quân Đoàn 3. Trên tàu là Trung Tá BÐQ Nguyễn Khoa Lộc (Khoá 18 Võ-bị); anh đang đi tìm tôi và Liên Đoàn.

Anh Lộc cho tôi biết rằng Trung Tá Thanh đã về tới Sàigòn. Trước khi nhập viện chữa vết thương, Trung Tá Thanh đã tới trình diện Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư lệnh Quân Khu 3 để báo cáo với ông Tướng rằng Thiếu Tá Vương Mộng Long đang hướng dẫn Liên Đoàn 24 BÐQ trên đường tìm về với quân bạn. Tướng Toàn ra lệnh cho Trung Tá Lộc đi tìm bốc chúng tôi về.

Tôi loan báo tin này cho anh Ðàng và anh Tài. Cả Liên Đoàn như hồi sinh. Sau khi anh Lộc bay đi, tôi cho quân tấp vào bìa rừng nghỉ qua đêm chờ mai ra bãi bốc. Ðêm đó là lần đầu tôi, anh Tài và anh Ðàng đóng quân chung. Ðó cũng là lần đầu chúng tôi có thời giờ kiểm điểm lại quân số một cách kỹ càng sau gần nửa tháng vất vả, gian nan. Tôi cám ơn niên trưởng Trần Ðình Ðàng đã phụ giúp tôi một cách rất đắc lực trong vai trò đoạn hậu vô cùng khó khăn. Với những đức tính can đảm, kiên nhẫn, chịu đựng, và khiêm nhường, Thiếu Tá Ðàng là tấm gương tốt cho những người khác nhìn vào, noi theo. Quân số Liên Đoàn 24 Biệt Ðộng Quân còn duy trì toàn vẹn, phần lớn nhờ vào công lao của niên trưởng Trần Ðình Ðàng khoá 15 Võ-Bị.

Ngày 6/4/75, Tiểu Đoàn 82 BÐQ được Chinook của Quân Đoàn 3 bốc ra phi trường Phan-Thiết. Ðổ xăng xong, trực thăng chở thẳng chúng tôi về Xuân-Lộc tăng phái cho Tướng Lê Minh Ðảo. Hôm sau, 2 Tiểu Đoàn 81 BÐQ và 63 BÐQ cũng được bốc ra Phan-Thiết và đặt thuộc quyền chỉ huy của Tiểu Khu Bình Thuận.

Khoảng 5 giờ chiều ngày 6 tháng Tư 1975, tôi đặt chân xuống phi trường Long-Khánh. Một cuộc lui binh nghiệt ngã đã đưa tôi tới chốn này. Quanh đây, tôi chỉ thấy một dải bình nguyên ngút ngàn đồng cỏ. Tìm đâu những rặng Chư-Prong, Chư-Gô suốt mùa sương phủ, mây che? Tôi đã thực sự lìa rừng, xa núi. TỪ NAY VĨNH BIỆT PLEIME!

Tôi hiểu rằng chiến trận không dừng ở đây. Vì tôi biết một Tướng hàng đầu Cộng sản đã tuyên bố: “Muốn giải phóng Miền Nam, trước hết phải đặt bàn chân phải lên Tây-Nguyên, sau đó đặt bàn chân trái lên Duyên-Hải.” (Võ Nguyên Giáp). Chúng tôi đã bình thản đợi chờ những trận đánh mới.

Tháng Tư 1975, những người lính của Tiểu Đoàn 82 Biệt Ðộng Quân gốc Kinh, Thượng Rhadé, Jarai, Bana của căn cứ Biên Phòng Pleime đã chiến đấu một cách tuyệt vọng, nhưng với một phong cách thật tuyệt vời. Chúng tôi đã không bỏ nhau. Theo chân nhau, chúng tôi đã ngã xuống, từng ngày. Máu chúng tôi đã tưới đẫm từng ngọn đồi, từng đoạn đường, từng khu phố để ngăn bước giặc tràn vào Xuân Lộc, Ðồng Nai, Sài Gòn. […]

Ðầu tháng Tư năm 1975, Quân Đoàn 2 không còn nữa. Tiểu Đoàn 82 BÐQ được đưa thẳng về phi trường Long Khánh đặt thuộc quyền sử dụng của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn18 Bộ Binh. Tại đây, suốt 10 ngày đêm ròng rã, Tiểu Đoàn 82 BÐQ đã tả xung hữu đột chặn đứng mọi mũi tiến công của lực lượng xe tank Bắc Việt nhắm vào phi trường Xuân Lộc và Toà hành chánh Long Khánk vùng đông nam thành phố. Với tôi, trận Long Khánh là một trận đánh “để đời” cho những tay cầm quân chuyên nghiệp. Ngày xưa tôi rất mê Rommel, tôi đã tìm đọc nhiều sách viết về Con Cáo Sa Mạc này và tôi mơ tưởng có ngày được đánh những trận thần sầu như Rommel đã làm.


Ngày đầu 6 tháng 4 đặt chân xuống phi trường Long Khánh, tôi thật khó mà tưởng tượng ra rằng tại nơi này mình lại có dịp tham dự vào một trận đánh long trời lở đất vài ngày sau đó. Trận Xuân Lộc là lần đầu trong đời lính, tôi được thoả mãn ước vọng đọ sức so tài với một địch thủ nặng cân hơn về vũ khí, đồ sộ hơn về quân số. Ðịch đông gấp ba, bốn lần quân bạn, được T54 trang bị đại bác 100 ly dẫn đường. Pháo yểm của CSBV gồm đủ loại hạng nặng: đại bác 130 ly, 122 ly nòng dài, 105 ly, 75 ly sơn pháo, cối 120 ly, cối 82 ly, và phòng không 37 ly. Thậm chí trong ba ngày đầu địch dùng cả 37 ly phòng không bắn trực xạ vào trại 181 Pháo Binh Sư Ðoàn 18 nơi tôi đặt bản doanh Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn. Ấy vậy mà đoàn quân hung hăng của “Con Cháu Bác” không làm cách nào vượt nổi khúc xương khó nuốt là cái trại 181 Pháo Binh bé tí teo để xông thẳng vào Toà Hành Chánh tỉnh, nơi ông Ðại Tá BÐQ Phạm Văn Phúc Tỉnh Trưởng đang trợn tròn con mắt theo dõi tên đàn em về từ Pleime chơi trò ú tim với xe tank CSBV.

Rạng đông 9/4/1975 chiến trận bắt đầu bùng nổ. Chiến trường mịt mù dưới đất, toé lửa trên trời. Những cánh F5 thét gào, lên, xuống, thả hết đợt bom này tới đợt bom khác lên đầu địch. Ðáp lại địch cũng trả đòn bằng những chùm 37 ly phòng không nở hoa trên mây. Những chiếc Khủng Long AC-119 bao vùng cả ngày lẫn đêm, những họng đại bác 20 ly gầm rú từng hồi. Súng nổ như bắp rang khắp nơi trong thành phố, ngoài vòng đai. Ðủ loại đại bác thét gầm, đạn xé gió ào ào tới tấp tưới trên mục tiêu của cả hai phía. Những đám cháy không người chữa, lửa càng lúc càng cao, thần hoả tự do tung hoành. Máy truyền tin ơi ới gọi nhau. Những thân hình ngã xuống, những tiếng hô xung phong nghe rợn tóc gáy. Những chiếc T54 hung hãn khạc đạn liên hồi, những cái lô cốt ngả nghiêng vì trúng đạn đại bác 100 ly của xe tank địch. Trong những ngày đầu tháng Tư Long Khánh, một góc địa cầu đã rung rinh vì bom đạn.

Khi chiếc thiết giáp Cộng sản PT76 vướng vào cuộn kẽm gai vòng nơi góc rào tây bắc của trại 181 Pháo Binh SÐ18 thì cũng là lần đầu đoàn quân xâm lăng khựng lại hoảng hồn bởi những tiếng hô:

- Biệt Ðộng! Sát!; Biệt Ðộng! Sát!

Chiếc tank đầu tiên lãnh trọn một quả M72. Chiếc PT76 xấu số cháy bùng. Những anh bộ đội Cộng Sản tùng thiết rút lui trối chết về hướng rừng lau. Chúng tôi đã ra mặt đương đầu với đoàn chiến xa CSBV kể từ giờ đầu súng nổ. Nơi góc đông nam Thị xã, những người xâm lăng đã biết chúng tôi là Biệt Ðộng Quân ngay lần hội ngộ đầu tiên. “Biệt Ðộng! Sát!”, “Biệt Ðộng! Sát!” tiếng hô vang dậy một góc trời! Biệt Ðộng Quân đang có mặt nơi đây!

Ngày qua ngày, pháo địch như mưa, T54 có bộ binh tùng thiết, từng đợt, từng đợt ào ạt xung phong vào vòng đai phòng thủ Thị xã. Nhưng những tổ chống tank 3 người của Tiểu Ðoàn 82 BÐQ ẩn hiện như ma trơi, sau ô mối, sau gốc xoài, trong bụi chuối, cứ từ từ rang hết con cua T54 này đến con cua T54 khác. Tiểu Đoàn tôi đánh vùi với chiến xa địch cả tuần lễ không biết mệt. Toán diệt tank này bị loại, toán khác lên thay. Có cả một giang sơn hướng đông nam Thị xã cho chúng tôi mặc sức tung hoành. Chúng tôi đã làm cho địch tổn hại nặng nề. Chúng tôi đã đánh cho chúng nó “tà đầu” như ý của Thiếu Tướng Lê Minh Ðảo, tư lệnh mặt trận.

Săn đánh xe tank là cả một nghệ thuật, nó còn là một cái thú nữa, cái thú vui chết người. Hơ hỏng một chút thôi là mất mạng như chơi. Trong số 12 BÐQ Pleime tử trận ở Long Khánh đã có 7 người chết trong khi săn đuổi xe tank. Mỗi chiến cụ, mỗi vũ khí đều có chỗ yếu của nó. Cái bộ phận phun khói là cái “gót chân Achilles” của xe tank CSBV. Tất cả những chiếc tank địch bị Tiểu Ðoàn 82 BÐQ tiêu diệt trong trận Xuân Lộc đều bị bắn từ phía sau đuôi, nơi phun khói. Ðánh tank cũng có quy luật. Việc đầu tiên là “tỉa” tên xạ thủ 12 ly 8, nó là tai mắt của chiếc tank, nó có một chân trái hoặc chân phải bị khoá vào dây xích trên ghế phòng không. Việc thứ nhì là “bung” một trái lựu đạn khói hoặc lân tinh làm màn chắn che mắt cái tank bạn của nó ở cách nó không xa, cây phòng không trên chiếc tank thứ 2 là tử thần gọi chết. Việc thứ 3 thật giản dị, cứ đứng xổng lưng bóp cò cây M72 nhắm ngay phần phun khói sau đít cái tank mục tiêu, đây là phần mỏng nhất, dễ bắn thủng nhất của chiến xa. Một tiếng “bùm!” rồi tiếp sau đó là xăng và đạn trong xe cháy nổ “lóc! tóc! ùm! ùm!” ngọn lửa dâng cao, khói dâng cao. Xong!


Mỗi lần một chiếc PT76 hay T54 bị bắn cháy, cột khói chưa lên cao khỏi ngọn cây thì người Anh Cả của chiến trường đã có mặt trên vùng.

- Tiên Giao đây Hằng Minh gọi!

- Hằng Minh, Tiên Giao nghe.

- Come on! Gắng lên nghe em! Ðánh cho nó tà đầu hết cục cựa! Ok?

- Vâng, tôi nghe 5, đánh cho nó tà đầu hết cục cựa!

- Okay ! You’re a man! Don’t let ‘em run away ! Ok?

- Vâng, không cho nó ôm đầu mà chạy!

- Kill ‘em! Kill ‘em! Okay!

- Vâng! Ðây là cái tank thứ 3… đó nghe Hằng Minh! Nó vào cái nào, tôi hạ cái nấy nhé!

- Okay! I like the way you fight!

- Vâng, tôi nghe rõ 5!

- You’re great! You’re excellent!

Sau khi thị sát trận địa và khích lệ tinh thần tôi, người Anh Cả bay sang mặt trận hướng tây Thị xã, trên đường bay, ông liên lục đối thoại với vị Chỉ Huy Trưởng phòng thủ Xuân Lộc, Ðại Tá Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 43 Sư Ðoàn 18 BB Lê Xuân Hiếu (Khoá 10 Võ bị) cũng bằng ngôn ngữ nửa Việt nửa Mỹ.

Người Anh Cả của mặt trận này là Thiếu Tướng Lê Minh Ðảo, Tư lệnh Sư Đoàn18 BB. Ông lấy danh hiệu đàm thoại là Hằng Minh, tên người em ruột của ông, Lê Hằng Minh là người hùng TQLC Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 2 Trâu Ðiên năm xưa đã tử trận trên chiến trường Thừa Thiên. Tiên Giao là tên đứa con gái út của tôi, danh xưng truyền tin tôi chọn cho mình trong trận đánh này.

Một ngày giữa tháng Tư năm 1975, ngoài vòng đai phòng thủ, một chiếc T54 chạy lạc loài. Cái ống khói của nó lãnh trọn một quả M72 của toán diệt tank của Ðại Đội 1 Tiểu Ðoàn 82 BÐQ. Anh Binh Nhì Phan Thọ trong toán hộ tống của tôi cùng với ông phóng viên nhà báo lao vụt về hướng súng nổ. Ít phút sau tôi nghe choang choác, tiếng phòng không 12 ly 8 nổ giòn ngoài xa. Trong máy PRC25 tiếng Thiếu Úy Học, Ðại Ðội Trưởng 1/82 BÐQ báo cáo, thằng Thọ bị thương nặng, xin tản thương. Thì ra anh Binh nhì Thọ gan dạ này thấy chiếc T54 đã nằm bất động, anh leo lên gỡ khẩu phòng không đem về cho thầy. Không ngờ còn một chiếc chiến xa T54 khác nằm ẩn trong bụi lau cách đó không xa. Thấy anh đứng nghênh ngang sau pháo tháp nó quạt cho anh một tràng 12.8 ly. Anh rơi xuống đất như con chim bị ná. Ruột anh đổ ra lòng thòng, máu tuôn như suối. Anh phóng viên và một người lính trong toán diệt tank khiêng Thọ về phi trường. Sĩ quan trợ y Tiểu Đoàn phải dùng cả một tấm băng lá to bằng 2 bàn tay xoè để che cho ruột của Thọ khỏi phòi ra. Mặt Thọ tái xanh, môi run run:

- Thiếu Tá đừng la em..! Em thấy cây súng dễ ăn quá, không ngờ tụi nó bắn lén em!

Tôi an ủi Thọ:

- Ừ, Thiếu Tá không la em đâu, nằm im đó chờ xe, Hoàng Long sẽ đem em đi tản thương!

Hoàng Long là danh xưng của Ðại Úy Ngũ Văn Hoàn, Tiểu Đoàn Phó. Tôi một mặt lo xin pháo binh trong vòng đai trực xạ vào vị trí chiếc xe tank còn lại, một mặt điều động Ðại Ðội 1 Tiểu Ðoàn 1 Trung Đoàn 43 BB đánh bọc bên phải tiếp tay cho Thiếu Úy Học Ðại Ðội 1/82 có thì giờ dùng kẽm gai concertina quây quanh chiếc xe mới bị bắn cháy. Chỉ có concertina mới ngăn cản hữu hiệu được bước tiến của chiến xa địch. Con đường độc nhất để tiến quân bằng xe tank của địch nhắm vào phi trường Long Khánh đã bị đan chằng đan chịt kẽm gai vòng. Chiếc tank mới bị cháy nằm hơi xa ngoài hàng rào và nó là chiếc T-54 thứ 4 bị sơn lên pháo tháp dòng chữ “Tiểu Đoàn 82 BÐQ diệt tank”.

Năm 1981 tại trại Cải Tạo Z30 C Hàm Tân, có một Thiếu Úy thuộc Liên Đoàn 81 Biệt cách Nhảy dù tên là Nguyễn Văn Vinh tìm gặp tôi, anh nói:

- Tháng 5/1975 em bị nhốt ở Long Khánh, em ở trong toán tù binh bị bắt đi chùi những chữ “Tiểu Đoàn 82 BÐQ diệt tank” viết trên 4 cái tank T54 và 1 cái lội nước PT76 ở bìa rào phòng thủ Xuân Lộc. Công nhận Tiểu Đoàn anh đánh tank tuyệt quá!

Chiếc xe tản thương của Trung Đoàn 43 đã đưa Binh nhì Phan Thọ về ngã ba Tân Phong, tháp tùng có Ðại Úy Hoàn, anh phóng viên nhà báo và một anh y tá BÐQ. Khi quay trở về vị trí phòng thủ, ông Ðại Úy Tiểu Đoàn Phó kể lại chuyện dưới đây:

“Xe tới BTL Hành quân SÐ18 thì Thọ rất mệt vì máu ra đã nhiều, anh xuống xe ngồi dựa lưng vào một gốc xoài. Ông Ðại Úy Hoàn đi tìm sĩ quan quân y Sư Đoàn để xin tải thương. Bất ngờ Tướng Tư Lệnh từ trong lều bước ra, thấy Thọ, ông hỏi:

- Em là lính của ai? Bệnh gì? Muốn về Sài Gòn hả

Thọ im lặng mở tấm băng lá cho Tư Lệnh thấy vết thương của mình, bất ngờ bộ ruột của anh trào ra khỏi miệng vết thương, máu anh tuôn xối xả. Anh y tá vội thưa:

- Trình Thiếu Tướng, anh này là lính Tiểu Ðoán 82 BÐQ, ảnh bị phòng không bắn khi đang gỡ khẩu 12.8 ly trên cái chiến xa vừa bị bắn cháy. Thiếu Tá em cho phép ảnh được tản thương về Sài Gòn đó Thiếu Tướng.

Tư Lệnh la lớn:

- Quân y đâu băng bó cho chú em ngay.

Ông quỳ xuống tự tay ấn từng đoạn ruột của người lính vào bụng của anh ta. Người y tá vội vàng làm phận sự của mình tiếp tay với Tư Lệnh. Ðại Úy Hoàn vừa kịp quay lại chưa kịp chào trình diện thì Tư Lệnh đã lớn tiếng:

- Phi hành đoàn C&C đưa gấp chú em này về bệnh viện Cộng hoà cho tôi.

Quay qua Thọ, Tướng nhẹ giọng:

- Em là lính của Thiếu Tá Long, em can đảm lắm, qua sẽ cứu em!

Thọ lí nhí:

- Cám ơn Thiếu Tướng.

Rồi nó quay qua Ðại Úy Hoàn:

- Cho em điếu thuốc đi Ðại Úy.

Ðại Úy Hoàn chưa kịp móc túi lấy thuốc cho Thọ thì Tướng đã có sẵn điếu thuốc lá đưa vào môi người lính can trường, ông một tay che gió, một tay bật lửa mồi thuốc cho Thọ. Mặt Thọ tái xanh, những thớ thịt trên má bắt đầu co giật. Thọ hút một hơi thuốc dài, mắt Thọ long lanh, chợt anh ngoác miệng cười:

- Khẩu phòng không còn mới cáu cạnh, nước thép xanh biếc thấy mê luôn Ðại Úy ơi!

Ðại Úy Hoàn an ủi:

- Giờ này chắc tụi nó đã mang khẩu súng ấy về nộp cho Thiếu Tá rồi. Mày nói đúng đó, nó còn mới cáu cạnh, hèn nào mày không mê nó đến đổ ruột luôn!

Thọ cúi đầu cười xẻn lẻn.

Cái bảng nhôm sơn đỏ có 2 ngôi sao trắng được lật mặt ra đàng sau trở thành cái bảng nhôm màu trắng thanh khiết bên hông chiếc C&C. Không bảng sao, cái trực thăng chỉ huy trở thành giản dị bình thường như ngàn vạn chiếc tàu khác. Trước khi lên máy bay, Thọ còn ra dấu cho Ðại Úy Hoàn lại gần để anh nhắn nhủ một điều gì quan trọng lắm:

- Em đi rồi không có ai pha cà phê sáng cho Thiếu Tá Long. Ðại Úy nhớ nhắc thằng Bích khi pha cà phê cho Thiếu Tá thì cho ít đường thôi! Thiếu Tá không thích uống ngọt lắm đâu. Nhờ Ðại Úy nhắn với Thiếu Tá rằng, khỏi bịnh, xuất viện là em lên với Thiếu Tá ngay. Thôi em đi đây…

Không rõ Tư lệnh có nghe lời nhắn của anh lính BÐQ gởi cho thầy của anh ta không, nhưng rõ ràng đôi mắt Tư lệnh rưng rưng. Chiếc trực thăng khuất trong vòm mây từ lâu mà cánh tay Tư lệnh còn vẫy theo chưa hạ xuống.

Ðây không phải là lần đầu can trường của thuộc cấp làm tôi cúi đầu kính phục. Mà đã nhiều lần trong quá khứ, dưới quyền tôi không thiếu những ngưới lính dũng cảm như thế. Thời 1966 vùng triền sơn Quảng Nam đầy rẫy những họng súng bắn tỉa. Cứ nghe tiếng “tắc cù” là chú Hạ sĩ Phong lại đưa cái thân cao ngỏng còng queo của chú che cho tôi, chú nói:

- Em phải che cho Thiếu Úy, em trúng đạn có mình em chết, Thiếu Úy trúng đạn cả chục người chết theo.

Rồi cũng có lần chú bị bắn toác nón sắt khi đưa thân che chở cho tôi khi Đại Đội tôi chạm địch gần ga Hương An Tam-Kỳ. Năm 1969 trong trận Bình Tây 49 dưới chân đỉnh Chư Pa, Đại Đội 1 Tiểu Ðoàn 11 BÐQ của tôi đánh cứu viện cho Đại Đội 4 của Trung Úy Nguyễn Lạn khoá 20 Võ bị. Trận này quân nhân đơn vị của tôi và Lạn bị thương khá nhiều. Từ đầu trận, người lính mang đồ ngủ của tôi, anh Binh Nhất Trung đã bị bắn bể hông phải. Ðã có nhiều chuyến tải thương đi mà Trung vẫn còn ngồi chờ trên bãi đáp. Tôi hỏi tại sao anh không lên máy bay về bịnh viện, anh phân bua:

- Em chờ xem có ai để bàn giao đồ ngủ của Trung uý xong em mới yên lòng đi về.

Tôi ngỡ ngàng kêu lên:

- Trời ơi! Sao mày khờ thế! Cứ quăng đại cho ông thường vụ! Lên tàu bay ngay! Luẩn quẩn ở đây đến chiều hết tàu tản thương, qua đêm máu ra hết thì chết!

Trung giao đồ ngủ của thầy anh ta cho ông thường vụ Đại Đội, bàn giao kỹ lưỡng nhiệm vụ của mình rồi mới chịu lên chuyến tải thương cuối cùng về Quân y viện Pleiku. Vết thương của anh nặng lắm, sau ngày lành bệnh, anh Binh Nhất Trung đã được giải ngũ lãnh tàn phế 100%.

Những người lính của tôi dễ thương như thế ấy. Họ chỉ biết vâng lời người chỉ huy mình, bất kể đúng hay sai. Cấp chỉ huy ra lệnh tử thủ, họ tử thủ; cấp chỉ huy ra lệnh rút lui, họ rút lui; không ý kiến, không bàn cãi phán xét mà chỉ có tuân lệnh thi hành. Họ đã cùng tôi bao tháng ngày đồng hành qua những chiến trường rực lửa, từ Pleime qua Kiến Ðức tới Lâm Ðồng rồi về Xuân Lộc. Những người lính của tôi không màng đến vinh quang mà chỉ phụng sự cho cái vinh quang của người chỉ huy mình. Vinh quang một đời của người cầm quân là một món nợ, nợ với tổ quốc, nợ với đồng bào, và nợ với thuộc cấp của mình, những người đã hy sinh cho cái vinh quang mà mình đã một thời nhận được. Là người cầm quân, vinh quang là cứu cánh, vinh quang là ý nghĩa của cuộc sống.

Vương Mộng Long
(Còn tiếp)

NGÀY TA BỎ NÚI

(Kỳ 6)
Tác giả: Vương Mộng Long (K20)

Những khi đọc lại bút ký chiến trường Mùa Hè Đỏ Lửa của Phan Nhật Nam, hồi ký Cửa Việt của Cao Xuân Huy, rồi Ngày Ta Bỏ Núi của Vương Mộng Long… tôi đều tự hỏi vì sao với những sĩ quan can đảm và những người lính chấp nhận hy sinh mà Bộ Tổng Tham Mưu để thất trận?

Hầu hết các giải thích đều quy cho Hoa Kỳ tháo chạy và tri ân Dương Văn Minh đã tránh cho Sàigòn tắm máu. Tháng 6-1940 Thống Chế Pétain đầu hàng Đức, cũng vì muốn tránh cho dân Pháp không phải tắm máu. Pétain đi vào lịch sử ở vị trí kẻ phản quốc, bị kết án tử hình rồi chết trong ngục. Dân Pháp vẫn xem Pétain là một vết nhơ. Không phải Dương văn Minh mà chính những người lính đánh trận Xuân Lộc mới cần được tri ân, vì đã đem đến mẩu vinh quang cuối cùng.
[Trần Vũ]

Tôi không có dịp tham dự vào cuộc phản công tái chiếm chợ Xuân Lộc, khách sạn Long Khánh và Cua Heo cũng như những cuộc giao tranh trong khu trung tâm Thị xã. Tin tức liên quan đến mặt trận hướng tây tôi hoàn toàn mù tịt. Suốt mười ngày dầu sôi lửa bỏng Tháng Tư Long Khánh 1975, Tiểu Đoàn 82 Biệt Ðộng Quân chỉ biết có mặt trận đông nam Thị xã mà thôi.

Bên hướng đông suối Rét là Lữ Đoàn 1 Dù của Trung Tá Nguyễn Văn Ðỉnh (Khoá 15 Võ-Bị) làm “búa”. Bên hướng tây suối Rét là cái “đe” do tôi (Khoá 20 VB) chỉ huy, gồm Tiểu Ðoàn 82 BÐQ tăng cường thêm một Đại Đội của Tiểu Đoàn 3 Trung Đoàn 43 Bộ binh của Sư Đoàn18, thêm một Đại Đội Ðịa Phương Quân của Tiểu Khu Long An và một Đại Đội Ðịa Phương Quân từ Bình Long di tản về.

Làm “đe” thì đỡ công di chuyển, đỡ mệt thân xác, dễ kiểm soát đội hình, quân số. Nhưng làm “đe” cho Nhảy dù thì quả là mất mạng như chơi! Pháo binh Dù tưới như mưa, làm “đe” bị lãnh tản đạn là thường. Trong trận này có ba người lính Thượng của tôi thiệt mạng vì tản đạn của pháo Dù. Tháng Tư 1975 tôi đã chôn họ ngay bên dòng suối Rét. Tôi đã cầu nguyện cho linh hồn họ yên vui trên đường phiêu du về nguyên quán Pleiku.

Từ ngày đầu chiến dịch, một anh phóng viên chiến trường của một tờ báo ở Sàigòn, đã có mặt bên tôi không rời. Anh có dáng lòng khòng dong dỏng như một triết nhân. Anh mặc đồ trận, đội nón sắt, nhưng không trang bị súng ống. Anh chỉ có cái máy ảnh, quyển sổ tay, và cây bút làm hành trang. Ngày mà đạn pháo Dù bao trùm suối Rét, cái lều của anh nhà báo rách toang. Cũng may anh thoát chết vì lúc đó anh đang ở với Ðại Đội 1 Tiểu Ðoàn 82 BÐQ của Thiếu Úy Học, anh bận chụp hình cái tank cháy ngày hôm trước nơi hàng rào bắc của Trại Pháo Binh 181.


Giữa Tháng Tư, Lữ Ðoàn 1 Nhảy Dù tung ra nhiều đợt tấn công mãnh liệt nhắm vào một Trung Đoàn Cộng sản Bắc-Việt trong đồn điền chôm chôm hướng đông nam suối Rét. Chúng tôi ở bên này bờ, hào hứng quan sát pháo Dù nổ rền trời phía bờ bên kia.

Từ nơi đồn điền Thống Tướng Tỵ, cán binh Cộng sản từng tốp chạy túa ra bìa rừng, nhảy ùm xuống suối Rét. Những tay súng Pleime nhả đạn từ từ và chính xác. Những người lính Bắc-Việt bật lên khỏi mặt nước như những con cá trắm cỏ, quẫy mạnh một lần rồi chìm luôn…

Những tiếng hô “Biệt Ðộng! Sát!”; “Biệt Ðộng! Sát!” hoà lẫn tiếng súng M16, đại liên M60 làm cho một số cán binh Bắc-Việt vừa ló đầu ra trảng trống đã vội chạy ngược lại phía bìa rừng. Rồi cũng có người cầm cờ trắng chạy từ trong bìa rừng ra bờ suối, súng AK giơ lên cao khỏi đầu: Thế là họ đầu hàng!

- Thôi! Vứt súng xuống suối rồi lội sang đây! Vứt súng xuống suối! Giơ tay lên cao khỏi đầu, lội sang đây! Nghe rõ chưa?

- Dạ cháu nghe rõ ạ!

Tôi và người phóng viên nhà báo mồi cho ba anh cán binh CSBV ba điếu thuốc lá. Họ còn rất trẻ, chỉ độ mười lăm. Bơ phờ mất ngủ, mắt quầng thâm.

- Cậu mấy tuổi rồi?

- Dạ thưa thủ trưởng, cháu lên mười sáu ạ!

- Sao đi bộ đội sớm thế? Mới mười sáu mà đã đi lính rồi à?

- Cháu là thanh niên xung phong. Thủ trưởng của cháu nói rằng Miền Nam giải phóng rồi, chúng cháu chỉ vào để tiếp thu thôi ạ!

- Thế đánh nhau mấy ngày nay cậu thấy thế nào?

- Thưa thủ trưởng, nhà cháu sợ lắm ạ!

- Thôi đừng sợ, chốc nữa có người đưa cậu về Sàigòn. Hết chết rồi, đừng sợ!

- Thủ trưởng có nói thật không thủ trưởng? Nhà cháu sợ chết lắm thủ trưởng ơi!

Ðôi mắt trẻ thơ ngơ ngáo. Ngón tay cậu bé run run cầm điếu thuốc thơm đưa lên môi, chỉ sợ nó rơi… Thì ra thế! Những cậu bé này được đưa vào đây là để… tiếp thu miền Nam!


Một hôm, Ðại Tá Hiếu gọi tôi vào máy để “check fire”. Tôi liếc qua nơi cần hoả tập. Ồ! Cái toạ độ ấy chẳng liên hệ gì tới quân bạn, không trở ngại!

Rồi Ðại Tá Hiếu lại gọi tôi vào máy để “check fire”. Rồi tôi lại trả lời, “không trở ngại!” Cứ vậy, ba bốn lần hỏi qua, đáp lại. Chiều hôm ấy tôi nghe một tiếng “ùm!” âm vang hướng đông bắc.

Tôi đã từng nghe B52 đánh cận phòng nhiều lần trên chiến trường cao nguyên Vùng 2. Tôi đã nghe quen tiếng những trái bom 500 cân Anh, 300 cân Anh thun thút từ trên mây xanh, những tiếng “ủn!… ủn!” theo đuôi nhau chúi trong không khí kiếm mục tiêu. Nghe tiếng bom nổ chùm, tôi có thể phân biệt được đó là Box 3km x 1km, Box 2km x 1km, hoặc Box 1km x 1km.

Tiếng “ùm!” lần này có vẻ như âm vang của một Box B52 đánh gọn ô vuông mỗi chiều 1km x 1km ngày nào? Tôi thấy một cột bụi đỏ dâng cao dần dần tới mây. Trời cao và mây xanh ngắt. Có một chiếc C130 còn lượn trên vùng. Tôi nghĩ, chắc chiếc C130 là tác giả cú “ùm!” vừa qua.

Mãi sau này tôi mới biết tiếng “ùm!” đó là một trong hai trái CBU 55 (hay CBU 85) được sử dụng trong trận Xuân Lộc. Một trái được thả xuống vùng Suối Tre hướng tây bắc Long Khánh, tôi không nghe báo, trái thứ nhì thì được thả xuống chận đường kẻ thù đang nhắm tiến vào khu vực phòng thủ của Trung Đoàn 43/SÐ18 BB trong đó có Tiểu Ðoàn 82 BÐQ tăng cường.

Mặt trận tạm yên thì phái đoàn Thượng Hạ Viện từ Sàigòn đã bay ra phi trường Long Khánh để ủy lạo những người lính Vùng 2 đang đổ máu bảo vệ mảnh đất còn lại của quê hương nơi Vùng 3. Những gói quà, những cái bắt tay, những lời hứa hẹn khen thưởng làm ấm lòng chiến sĩ.

Tôi nằm trên võng dưới tàn cây điều lộn hột, lòng buồn nhớ thương vợ con tôi không rõ giờ này ra sao. Những người lính dưới quyền tôi cũng vậy, mặt người nào cũng không vui, thân nhân chúng tôi đã rơi vào tay địch nơi chân trời cũ xa xôi Ban-Mê-Thuột, Pleiku…

Một sớm mai, từ hướng đông, chiến xa địch dàn hàng ngang tiến về vòng đai phòng thủ Xuân Lộc. Ðại Tá Hiếu gọi tôi và cho biết lần này bộ binh tùng thiết của CSBV có vẻ đông hơn những đợt tấn công trước đây nhiều.

Pháo binh bạn đã bắn tối đa để chận địch. Tôi thấy vài cột khói bốc lên từ những chiếc tank bị cháy. Có một chiếc T54 bị bắn đứt xích cách vòng rào trại Pháo binh 181 không xa lắm. Chúng tôi nghe tiếng búa của bộ đội Cộng sản gõ trên thành xe, chúng đang sửa cái xe tank bị đứt xích!

Pháo binh từ trong vòng đai liên tiếp trực xạ hướng vào chiếc T54 bị thương. Ðịch không phản ứng. Tiếng búa chạm sắt cũng im. Họ án binh chờ lệnh? Rồi bên quân bạn cũng không thấy ai yêu cầu tác xạ thêm, pháo binh của ta cũng tạm ngưng.

Từ trưa tới chiều chạng vạng, mặt trận yên tĩnh lạ lùng. Khi mặt trời vừa lặn, pháo địch từ nhiều hướng khác nhau tập trung lên thành phố Xuân Lộc, đủ loại súng nặng, bắn thẳng, cầu vồng, có điều khác lạ là tất cả đều là pháo tầm xa. Pháo địch kéo dài cỡ một giờ đồng hồ rồi im hơi.

Màn đêm buông xuống, tôi nghe tiếng động cơ chiến xa nổ rộ, rồi nghe tiếng bánh sắt chạm đường đất đá, âm vang kéo dài từ gần rồi xa dần. Toán tiền thám BÐQ ngoài vòng đai báo cáo, chiếc T54 bị đứt xích đã được kéo đi và cả đoàn chiến xa dàn hàng ngang ngoài vòng đai phòng thủ cũng đang rút đi. Tôi báo cáo sự việc này cho Ðại Tá Hiếu, ông cũng ngạc nhiên không hiểu vì lý do gì, địch đang chuẩn bị một cuộc sống mái thì đột nhiên đổi hướng.

Những ngày sau đó tình hình im ắng như tờ, những con ve sầu trên ngọn điều lộn hột cất tiếng hoà ca điệu cuối xuân trong khung cảnh thật là tĩnh mịch êm ả đồng quê. Những cây chuối trên đồi rủ lá. Những sợi khói lam từ mái rạ bay cao.

Khoảng 3 giờ chiều ngày 20/04/1975 Ðại Tá Hiếu cho xe ra phi trường đón tôi vào họp hành quân. Ông rầu rầu:


- Ông Toàn ra lệnh cho chúng ta bỏ Long Khánh rút về Bà Rịa, ông Ðảo vừa được lệnh và cho tôi biết. Tôi đón chú vào cho chú hay để mà chuẩn bị, chút nữa ông Ðảo họp với ông Toàn xong trở về sẽ có lệnh chi tiết sau.

Tôi ngồi với Ðại Tá Hiếu một lúc thì có điện thoại của Tư lệnh, đại khái ông cho biết, lệnh bỏ Long Khánh là từ Tổng Thống. Ðịch không vây Long Khánh nữa mà đi bọc về đánh Biên Hoà và thủ đô Sàigòn nên quân ta phải bỏ Xuân Lộc, về bảo vệ thủ đô. Tướng Ðảo cực lực phản đối vụ triệt thoái này nhưng Tổng Tống và Tướng Toàn đã quyết định cắt tiếp ứng, tiếp tế, yểm trợ cho SÐ18 để ép Sư Đoàn này thi hành lệnh lui binh. Tôi được lệnh rút Tiểu Ðoàn 82 BÐQ về ngã ba Tân Phong trước tám giờ đêm chờ lệnh.

Tiểu Đoàn 82 Biệt Ðộng Quân cuốn lều, lấp hầm hố phòng thủ khi đêm rơi.

Cuối Tháng Ba năm 1975 chúng tôi đã làm việc này ở Kiến Ðức, chúng tôi đã bỏ lại sau lưng một trận địa, một kẻ địch kinh hoàng đến độ hai ba ngày sau mới dám mon men vào điểm trú quân đã bỏ trống của đơn vị Biệt Ðộng Quân một thời ngang dọc Vùng 2. Tôi đã rút đi, theo lệnh, để lại Kiến Ðức hàng chục nấm mồ thuộc cấp của mình ven Quốc lộ 14. Quận Kiến Ðức và đồn Pleime cách nhau không bao xa, cũng còn là trong lãnh thổ Vùng 2!

Lần này mười hai người lính của Pleime ngủ lại bên bờ suối Rét, lạ lẫm quê người, quanh đây chỉ có điều lộn hột, chuối, xoài và đồng cỏ mênh mông. Nơi này thật xa những ngọn núi hùng vĩ Chư Gô, Chư Don, thật xa con sông mơ màng La Meur lững lờ quanh năm. Công lao khó nhọc dặm trường nửa đường đứt gánh!

Ðơn vị tôi vừa di chuyển ngang cổng Toà Hành Chánh tỉnh Long Khánh thì Ðại Tá Phạm Văn Phúc, Tỉnh trưởng đã chờ ở đó, Ðại Tá yêu cầu tôi cho Tiểu Ðoàn 82 Biệt Ðộng Quân đi với đoàn quân của Tiểu Khu Long Khánh, và ông xin được tháp tùng tôi trong cuộc rút lui.

Tôi từ chối với lý do:

- Ðại Tá có cả một Tiểu Khu, Ðại Tá phải chỉ huy họ, là cấp chỉ huy của họ, Ðại Tá không thể đi theo tôi mà để họ không người chỉ huy.

Ðại Tá, hiểu ra, cám ơn tôi đã có lời nhắc nhở nhiệm vụ của ông. Chúng tôi bắt tay từ biệt.

Mãi tới năm 1979 tôi mới gặp lại Ðại Tá Phúc trong trại cải tạo Nam-Hà A ngoài Bắc. Trong cuộc rút binh, Ðại Tá Phúc đã bị bắt khi đi được nửa đường Xuân Lộc, Bà Rịa và bị giữ trong trại tù từ ngày đó.

Ra tới Quốc lộ 1 tôi phải cho quân đi hàng một và cách lề trái đường vài chục mét. Khi đến ngã ba Tân Phong tôi được lệnh ngừng lại chờ lệnh. Trên QL 1 những chiếc xe cam nhông chở đầy ắp lính ngồi hai hàng, xe chạy như bay, chiếc này bám đuôi chiếc khác. Xe mở đèn pha sáng choang. Có những người lính bộ binh lưng mang nặng ba lô, súng đeo vai đi sát hai bên đường.

Một anh lính bộ binh chạy từ bên phải sang bên trái đường, bị trượt chân té, văng nón sắt. Chiếc xe cam nhông chạy qua, đè ngang hai chân anh. Anh lính la hét đau đớn được một câu thì chiếc xe cam nhông thứ hai đã đè đủ năm chiếc bánh bên trái qua người anh ta. Tôi nghe rõ tiếng “rốp!” khi bánh xe lăn qua đầu anh. Cái xác dẹp lép của người lính cách chân tôi khoảng hai mét. Tôi kéo xác anh vào lề đường. Cái căn cước quân nhân cho tôi biết tên người xấu số là Nguyễn Thành Long, sinh quán Long An.

Hai bên đường, người đi như trẩy hội, giữa đường, xe cứ nối đuôi nhau.

Tôi chờ khoảng mười phút thì Ðại Tá Lê Xuân Hiếu, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 43 cùng người liên lạc truyền tin của ông tới gặp tôi. Tháp tùng Ðại Tá Hiếu còn có ông Trung Tá Linh, sĩ quan phụ tá hành quân của Trung Đoàn 43. Ðại Tá Hiếu cho tôi biết, Chuẩn Tướng Ðảo chọn Tiểu Ðoàn 82 BÐQ làm lực lượng bảo vệ Bộ Tư Lệnh di chuyển.

Không lâu sau đó, một chiếc Jeep trờ tới, Chuẩn Tướng Lê Minh Ðảo cùng bốn quân cảnh nhảy xuống, chiếc xe chạy đi ngay.

Chúng tôi xác định nhiệm vụ, trao đổi tần số rồi lên đường.

Nhiệm vụ được phân chia rõ ràng: Tướng Tư Lệnh chỉ huy toàn thể trận địa. Ðại Tá Hiếu chỉ huy cánh quân của Tiểu Ðoàn 82 BÐQ và Tiểu Ðoàn 1 Trung Đoàn 43 BB của Thiếu Tá Nguyễn Khắc Tung (Khoá 20 Võ-bị) đi theo sau. Tiểu Ðoàn 82 BÐQ chịu trách nhiệm bảo vệ Chuẩn Tướng Tư Lệnh trên đường di chuyển. Tiểu Ðoàn 3 Trung Đoàn 43 BB tùng thiết, được đặt dưới quyền Trung Tá Nô, Thiết Đoàn Trưởng Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh. Riêng Tiểu Đoàn 2 của Trung Đoàn 43 BB của Thiếu Tá Nguyễn Hữu Chế đóng quân trên núi Thị phải gánh chịu nhiệm vụ nặng nề nhất của cuộc triệt thoái, làm lực lượng đoạn hậu của Sư Ðoàn 18 BB.

Ðường Liên Tỉnh lộ Long Khánh, Bà Rịa nhỏ và hẹp. Ra khỏi ngã ba Tân Phong một đỗi, tôi thấy những bành đạn pháo binh xếp dọc lề đường, đây là bãi tiếp tế của Sư Đoàn, xa về hướng nam để đánh lạc pháo địch. Tuy vậy mới chiều hôm ấy địch đã phát giác bãi này, và pháo binh CSBV đã đánh phá đoạn đường này cả giờ.

Chúng tôi đi bên trái đường, thỉnh thoảng chân tôi đá phải những xác người nằm chết rải rác đó đây, những người dân chạy giặc, trúng đạn pháo chết oan, những cái xác còn mềm, có cái còn toàn thân, có cái chỉ còn một phần hình hài con người.

Tôi đi ngang qua đồn điền Michelin vào lúc công nhân ở đây đã lên xe chạy từ lâu. Những gia đình chậm chân thì khăn gói tất tả, vợ chồng con cái hối hả lên đường. Có những bé thơ chừng năm, bảy tuổi, chân bó áo bó quần từng cục vải to. Tội nghiệp cho bé, chân non đường dài!

Tôi chạnh nhớ đến ba đứa con tôi ở Ban-Mê-Thuột, đứa lớn nhất mới bốn tuổi, vợ tôi lại đang mang bầu. Ban-Mê-Thuột đã rơi vào tay giặc từ đầu Tháng Ba năm 1975. Gia đình tôi đã rơi vào tay giặc khi tôi gắng sức bảo vệ gia đình những người khác ở Quảng-Ðức.

Ðầu Tháng Ba, khi có tin địch sắp đánh Ban-Mê-Thuột, tôi đã gởi một cái điện khẩn cấp cho Bộ Chỉ Huy BÐQ Quân Khu 2 và Bộ Tư lệnh Quân Đoàn II cho phép Tiểu Đoàn tôi về phòng thủ Thị xã này. Không ai trả lời cái điện cầu xin trên. Ðây là nỗi ân hận sâu xa nhất trong đời lính chiến của tôi, đó cũng là nỗi buồn ám ảnh suốt đoạn đời còn lại của người chỉ huy trực tiếp của tôi, Chuẩn Tướng BÐQ Phạm Duy Tất.

Ðoạn đường vài chục cây số từ Tân Phong đi Bình Ba, Bà Rịa thực ra không có gì là đáng ngại đối với những người lính sơn cước của Tiểu Ðoàn 82 BÐQ. Nhưng cái nhiệm vụ nặng nề bảo vệ Tư Lệnh Hành quân đã làm tốc độ tiến quân của chúng tôi giảm đi nhiều so với khả năng.

Ði chừng nửa giờ tôi lại phải cho đơn vị dừng quân bố trí chờ đơn vị theo sau. Quân nhân của những đơn vị khác đi hàng một trên đường, vậy mà vẫn chậm hơn nhiều so với đội hình tác chiến một hàng dọc của Tiểu Đoàn 82 BÐQ đi sâu gần bìa rừng trái trục lộ.

Có lúc hoả châu soi khi ngừng quân, Tư Lệnh quan sát bên đường một lúc rồi hỏi tôi:

- Quân của Long đâu sao qua không thấy?

Tôi phải giải thích với ông rằng đơn vị tôi đã được tập luyện thành thói quen, bất cứ lúc nào dừng quân, mỗi người lính tự động núp vào bụi cây, gò đất, nếu không có gì ẩn nấp, họ phải ngồi thủ thế, súng trên tay sẵn sàng tác xạ. Hoả châu không đủ soi sáng đội hình, nên Tư Lệnh không thấy rõ họ.

Nghe tôi giải thích có lý, Tướng gật đầu:

- Well well, very good!

Tới một cái cầu nơi con suối sâu, nước chảy ào ào, đoàn quân qua cầu hàng dọc, rồi chuyển sang hàng ngang tiến sâu về hướng bìa rừng, khi an ninh đã sẵn sàng, tôi mới mời Tư Lệnh và Ðại Tá Hiếu rời vị trí ẩn nấp tiếp tục lên đường.

Chúng tôi đến giữa cầu thì nghe từ đầu dốc phía sau, tiếng chuông xe đạp, “kính coong! kính coong!”

Rồi một người đàn bà la lớn:

- Ê các cha! Xe tui không có thắng, tránh xa! Tránh xa!

Thế là tụi tôi và Tư Lệnh đứng nép một bên cầu, cầu không có lan can, chỉ sợ người đi xe đạp lao vào mình thì chắc mình sẽ rớt xuống sông trình diện hà bá!

Khi người đi xe lướt qua trước mặt, nhờ ánh hoả châu soi, chúng tôi thấy rõ mặt người vừa la, một bà trung niên rất béo, cưỡi chiếc xe đàn ông loại để thồ đang vèo vèo lao xuống dốc.

Chợt chiếc xe vướng cục đá, tưng lên, trệch hướng, và lao xuống dòng nước trắng xoá đang réo ầm ầm dưới kia. Chúng tôi nghe tiếng thét của người đàn bà ấy ngân dài trong thung lũng:

- Á!… Á!… Á!…

Rồi thì…

“Ùm!”

Sau dư âm của tiếng “Ùm!” cảnh vật lại trở về bình yên. Tôi rọi đèn xuống để quan sát tình trạng người bị nạn thì chỉ thấy một khối đen trôi theo dòng nước cuốn nhanh.

Ðoàn quân vẫn tiếp tục hành trình. Tư Lệnh vừa đi vừa đàm thoại với những cánh quân ở xa. Vì cùng tần số, tôi biết Trung Tá Trần Minh Công Trung Đoàn 48 Sư Ðoàn 18 BB, Ðại Tá Ngô Kỳ Dũng Trung Đoàn 52 Sư Ðoàn 18 BB đang ở nơi nào.

Khi đến gần ngã ba Xà Bang thì cánh quân của tôi đã bỏ đơn vị theo sau một đoạn hơi xa. Trong bìa rừng sâu tôi nghe tiếng súng báo động của địch. Những tiếng “Tắc! Tắc!… Tắc!…” hai ngắn, một dài, từ hướng Xuân Lộc tiến dần từng chặng về hướng Nam. Rõ ràng địch đang âm mưu gì đây!

Ðại Tá Hiếu thì cứ luôn bận tâm đến đứa con đi đoạn hậu, Tiểu Ðoàn 2/43, đơn vị này bắt đầu rời núi Thị. Tôi rất khâm phục cái trầm tĩnh và sức chịu đựng của người sĩ quan đàn anh này. Chân ông còn tháp một mảnh platinum vì chiến thương, vậy mà ông cố theo bén gót những người lính miền núi mà không để hé chút dấu hiệu mệt nhọc nào, quả là một sự cố gắng phi thường.

Sắp đến ngã ba Xà Bang, tôi thấy một cái xe Citroen dân sự bị bắn xẹp bánh, nằm giữa đường. Khi tôi rọi đèn pin vào trong xe thì thấy hai ghế trước bỏ trống, trên ghế sau là xác một bà cụ già. Trên tay bà cụ còn ôm một cái cơi trầu. Cái cơi trầu bung nắp, những lá trầu đẫm máu nằm rải rác trên nệm xe. Tư Lệnh xúc động bùi ngùi nhìn cái xác người dân nằm đó, người dân bỏ cuộc giữa đường dẫn tới chốn bình an. Buồn rầu đóng cửa chiếc xe Citroen lại, tôi nhủ thầm: “Lỗi tại chúng tôi! Lỗi tại chúng tôi!”

Rồi tôi lâm râm đôi lời cầu nguyện cho người nạn nhân chiến cuộc.

Ðến ngã ba Xà Bang thì Tướng Tư Lệnh mệt lắm rồi, ông đề nghị:

- Long ơi! Có nên cho anh em nghỉ một chút được không?

- Ðịch nó đã phát giác ra cuộc rút quân của chúng ta rồi, chắc chắn có bôn tập truy kích. Vị trí này rất nguy hiểm không dừng quân được đâu Thiếu Tướng. Nhất là ban đêm, đang đi mà ngừng lại nằm xuống là bị ngủ mê ngay, rất khó dậy nổi mà đi tiếp. Gắng vài giờ nữa là tới chỗ an toàn. Cố lên đi Thiếu Tướng!

Tôi vừa từ chối, vừa kéo tay Tư Lệnh tiến lên. Tôi huýt gió bài “The Longest Day” Tư Lệnh huýt gió theo, và chúng tôi tiếp tục bước đi. Hướng Xuân Lộc vẫn ì ầm tiếng đại bác. Hoả châu lập loè phía chân trời xa.

Vừa lúc ấy trên máy liên lạc của Trung Đoàn 43 BB, Thiếu Tá Dư, Tiểu Đoàn Trưởng 3/43 BB báo cáo rằng đoàn cơ giới của anh và Trung Tá Nô Thiết đoàn 5 Kỵ binh đã gặp quân Dù án ngữ ngõ vào Bình Ba, họ đang chờ xác nhận của cấp trên rồi mới cho phép quân Xuân Lộc tiến vào. Tướng Tư Lệnh thở phào nhẹ nhõm, thế là chuyện “link-up” với quân bạn đã xong, bây giờ chỉ còn chuyện theo dõi an nguy của đoàn hậu quân là Ðịa Phương Quân Tiểu Khu Long Khánh, Lữ Đoàn 1 Nhảy dù và Tiểu Đoàn 2/43 BB.

Chúng tôi dấn bước tiến nhanh về phía trước, xa xa vọng lại tiếng gà gáy sớm. Khi chúng tôi nhìn thấy ánh đèn dầu của xóm thôn le lói, cũng là lúc máy truyền tin của Tiểu Khu Long Khánh báo tin cho Tư Lệnh rõ rằng họ đang chạm địch. Rồi đến tin tức Lữ Đoàn Dù chạm địch. Những khẩu pháo Dù đặt bên đường đầu xóm bắt đầu tác xạ từng tràng yểm trợ cho quân bạn.


Mặt trời hừng đông, một chiếc xe Jeep chạy đến đón Tướng Tư Lệnh và tùy tùng của ông. Chiếc xe thứ hai đến đón Ðại Tá Hiếu, Trung Tá Linh và anh lính truyền tin Trung Đoàn 43 BB.

Tôi cho đơn vị đi sâu vào hướng làng xã rồi dừng quân dưới một bụi tre làng. Tôi cho các Đại Đội bố quân, cắt người canh gác. Ðầu dựa ba lô, mắt tôi nhíp lại rất nhanh.

Vương Mộng Long
(Còn tiếp)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm