Văn Học & Nghệ Thuật
NGÀY XUÂN NGHE LẠI CA KHÚC “XUÂN NÀY CON KHÔNG VỀ”
“Xuân này con không về” là sáng tác của bộ ba nhạc sĩ Trần Trịnh, Lâm Đệ, Nhật Ngân, vào khoảng năm 1960. Ca khúc này, Duy Khánh thể hiện thành công nhất.
Thời chiến tranh, Miền Bắc không bao giờ có những bài hát kiểu này (được gọi là nhạc vàng). Nhạc vàng, và cả những bài thuộc dòng nhạc xanh (nhạc tiền chiến) bị cấm cho đến khi hết chiến tranh mới được phổ biến. Còn nhạc đỏ là phục vụ cho cách mạng (cộng sản). Tuy nhiên, sự phân loại xanh, đỏ, vàng cũng chỉ là tương đối.
Nghe "Xuân này con không về" mà người lính muốn bỏ trận địa. Nhưng Việt Nam Cộng Hòa vẫn chấp nhận dòng nhạc này. Ca khúc thường được phát trên sóng phát thanh miền Nam Việt Nam vào mỗi dịp xuân sang cho đến năm 1975.
Có thể VNCH tự tin, có thể không nhận ra tác động tâm lý của dòng nhạc này, có thể vì nhân bản. Dù sao thì đấy là một trong những điểm yếu (không nói là sai lầm) của VNCH trong chiến tranh nhưng tôi tin họ không bao giờ ân hận.
Thực ra, dòng nhạc này không có tội. Nhạc sĩ sáng tác bằng cảm xúc thật của mình nên không thể gọi là nhạc tâm lý chiến. Nó phản ánh rất trung thực cảm xúc, tâm trạng con người. Ở đây là những người lính. Nội dung bài hát không nói đến các vấn đề chính trị lớn lao. Khác với các ca khúc thiên về căm hờn, giục giã, xung trận dành cho người lính miền Bắc, tâm lý người lính ở đây nặng về gia đình, quê hương, chiến hữu… nói chung là các trạng thái tình cảm của con người. Không có chuyện lên gân, lên cốt theo kiểu con không về vì nhiệm vụ, vì lời kêu gọi của quốc gia, dân tộc.
Giai điệu hay, ca từ cảm động lại được thể hiện bằng giọng ca tuyệt vời của Duy Khánh, bài hát đã đi sâu vào lòng người qua nhiều thế hệ. Mỗi độ Tết đến, Xuân về, nghe lại ca khúc này, lòng người không khỏi rưng rưng.
Chỉ tiếc câu cuối, những lần hát sau được sửa là “Mẹ thương con xin đợi ngày mai”. Việc sửa này nó mang cái gì đó khiên cưỡng, mòn xáo. Còn bản cũ, điệp khúc “Mẹ ơi con xuân này vắng nhà” kéo dài, nghe càng lắng sâu, càng thêm da diết.
Nhân đây, xin giới thiệu thêm một clip thể hiện bài hát này của Đỗ Thị Minh Hạnh - một tù nhân lương tâm mới được trả tự do Tháng 6/2014. Xin lưu ý, Minh Hạnh không phải là ca sĩ chuyên nghiệp hay nghiệp dư mà chỉ là cô gái hay ca hát. Clip vừa được thực hiện ngày 27 âm lịch vừa rồi.
Tết Ất Mùi (2015)
Nguyễn Tường Thụy
Bàn ra tán vào (0)
NGÀY XUÂN NGHE LẠI CA KHÚC “XUÂN NÀY CON KHÔNG VỀ”
“Xuân này con không về” là sáng tác của bộ ba nhạc sĩ Trần Trịnh, Lâm Đệ, Nhật Ngân, vào khoảng năm 1960. Ca khúc này, Duy Khánh thể hiện thành công nhất.
Thời chiến tranh, Miền Bắc không bao giờ có những bài hát kiểu này (được gọi là nhạc vàng). Nhạc vàng, và cả những bài thuộc dòng nhạc xanh (nhạc tiền chiến) bị cấm cho đến khi hết chiến tranh mới được phổ biến. Còn nhạc đỏ là phục vụ cho cách mạng (cộng sản). Tuy nhiên, sự phân loại xanh, đỏ, vàng cũng chỉ là tương đối.
Nghe "Xuân này con không về" mà người lính muốn bỏ trận địa. Nhưng Việt Nam Cộng Hòa vẫn chấp nhận dòng nhạc này. Ca khúc thường được phát trên sóng phát thanh miền Nam Việt Nam vào mỗi dịp xuân sang cho đến năm 1975.
Có thể VNCH tự tin, có thể không nhận ra tác động tâm lý của dòng nhạc này, có thể vì nhân bản. Dù sao thì đấy là một trong những điểm yếu (không nói là sai lầm) của VNCH trong chiến tranh nhưng tôi tin họ không bao giờ ân hận.
Thực ra, dòng nhạc này không có tội. Nhạc sĩ sáng tác bằng cảm xúc thật của mình nên không thể gọi là nhạc tâm lý chiến. Nó phản ánh rất trung thực cảm xúc, tâm trạng con người. Ở đây là những người lính. Nội dung bài hát không nói đến các vấn đề chính trị lớn lao. Khác với các ca khúc thiên về căm hờn, giục giã, xung trận dành cho người lính miền Bắc, tâm lý người lính ở đây nặng về gia đình, quê hương, chiến hữu… nói chung là các trạng thái tình cảm của con người. Không có chuyện lên gân, lên cốt theo kiểu con không về vì nhiệm vụ, vì lời kêu gọi của quốc gia, dân tộc.
Giai điệu hay, ca từ cảm động lại được thể hiện bằng giọng ca tuyệt vời của Duy Khánh, bài hát đã đi sâu vào lòng người qua nhiều thế hệ. Mỗi độ Tết đến, Xuân về, nghe lại ca khúc này, lòng người không khỏi rưng rưng.
Chỉ tiếc câu cuối, những lần hát sau được sửa là “Mẹ thương con xin đợi ngày mai”. Việc sửa này nó mang cái gì đó khiên cưỡng, mòn xáo. Còn bản cũ, điệp khúc “Mẹ ơi con xuân này vắng nhà” kéo dài, nghe càng lắng sâu, càng thêm da diết.
Nhân đây, xin giới thiệu thêm một clip thể hiện bài hát này của Đỗ Thị Minh Hạnh - một tù nhân lương tâm mới được trả tự do Tháng 6/2014. Xin lưu ý, Minh Hạnh không phải là ca sĩ chuyên nghiệp hay nghiệp dư mà chỉ là cô gái hay ca hát. Clip vừa được thực hiện ngày 27 âm lịch vừa rồi.
Tết Ất Mùi (2015)
Nguyễn Tường Thụy