Nhân Vật
NGƯỜI ĐỨNG TÊN THAY CHO NHÀ THƠ PHÙNG QUÁN
“ Tôi sinh năm Quí Mùi (1943), cái tuổi có nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng. Các cụ bảo: Trai Đinh, Nhâm, Quí thì tài mà tôi không có chút năng khiếu gì về văn chương cả, nên tôi mới làm nghề chăn nuôi! T
Những tháng ngày mà nhà thơ Phùng Quán phải sống trong cảnh “Văn chui, rượu chịu, câu cá trộm”, nhiều bậc tiền bối đã kể nhiều lần rồi, tôi là hậu sinh chỉ nghe và không biết tại sao lúc ấy ông bị đối xử như vậy? Chuyện qua rồi đúng sai chẳng phải phần minh phân định. Hôm nay tôi kể câu chuyện của một người đã làm một việc nhỏ cho nhà thơ mà tôi có cơ duyện quen ông, một câu chuyện tử tế hiếm có giữa thời “nguy hiểm rập rình” và nó góp phần vào vô vàn chuyện tử tế để giúp nhà thơ long đong có tinh thần vượt qua sóng gió. Đó là chuyện của người đã đứng tên thay cho nhà thơ. Người đó là em vợ của nhà thơ - Ông Vũ Quang Khải.
Thông minh, kết đoàn, bền gan, nỗ lực.
Nỗi đau trong tôi như được chữa lành!
Bụi bẩn cuộc đời, tôi được gột sạch
Khi mang ủng đi qua phòng thuốc sát trùng!
Nguồn: Theo Trần Nhương
Nguyễn Một
Vũ Quang Khải |
“ Tôi sinh năm Quí Mùi (1943), cái tuổi
có nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng. Các cụ bảo: Trai Đinh, Nhâm, Quí thì tài
mà tôi không có chút năng khiếu gì về văn chương cả, nên tôi mới làm nghề chăn
nuôi! Tác phẩm mang tên tôi: Như cánh cò vàng trong cổ tích.- Giải nhất cuộc
thi sáng tác năm VHNT năm 1970, là của người anh vợ tài hoa và long đong- nhà
thơ Phùng Quán”- ông Vũ Quang Khải chia sẻ.
Những tháng ngày mà nhà thơ Phùng Quán phải sống trong cảnh “Văn chui, rượu chịu, câu cá trộm”, nhiều bậc tiền bối đã kể nhiều lần rồi, tôi là hậu sinh chỉ nghe và không biết tại sao lúc ấy ông bị đối xử như vậy? Chuyện qua rồi đúng sai chẳng phải phần minh phân định. Hôm nay tôi kể câu chuyện của một người đã làm một việc nhỏ cho nhà thơ mà tôi có cơ duyện quen ông, một câu chuyện tử tế hiếm có giữa thời “nguy hiểm rập rình” và nó góp phần vào vô vàn chuyện tử tế để giúp nhà thơ long đong có tinh thần vượt qua sóng gió. Đó là chuyện của người đã đứng tên thay cho nhà thơ. Người đó là em vợ của nhà thơ - Ông Vũ Quang Khải.
Năm 1997, lần đầu tiên ra Hà Nội, với
lòng kính phục tác giả của câu thơ đầy khí phách: Yêu ai cứ bảo là yêu. Ghét ai
cứ bảo là ghét(Lời mẹ dặn) của thi sĩ Phùng Quán, tôi đã lần đến ngôi nhà nhỏ
của ông ven hồ Tây để thắp cho ông một nén nhang, cầu xin ông ban cho tôi chút
dũng khí khi bước vào con đường văn nghiệp. Lần ấy, tôi gặp vợ nhà thơ- cô giáo
Bội Trâm, một con người lịch lãm, có phong thái đặc thù của Hà Nội xưa. Nghe
tôi ở Đồng Nai, bà tỏ ra rất quý, bà luôn nhắc đến tên cậu em út đang "nuôi
heo" ở Đồng Nai với ánh mắt khá trìu mến và tự hào rằng đó cậu em được nhà
thơ Phùng Quán yêu quý nhất vì cách sống đàng hoàng tử tế.
Nghe vậy mà mãi gần chục năm sau tôi mới
có cơ hội gặp ông. Ông kể, năm 1967, ông tốt nghiệp đại học nông lâm, rời Hà
Nội về công tác ở Nghệ An. Đây cũng là quãng thời gian mà ông có kỷ niệm không
quên với ông anh rể - nhà thơ Phùng Quán. Một buổi sáng, bất ngờ ông nhận được
giấy mời đi nhận giải nhất cuộc thi sáng tác văn học, bạn bè xúm lại chúc mừng,
ông cũng mừng, nhưng tủm tỉm cười không nói gì, vì ông biết đây là tác phẩm của
ông anh rể. Ông đón tàu về Hà Nội lãnh giải, còn nhà thơ Phùng Quán đứng chờ
bên ngoài. Ông còn nhớ phần thưởng là chiếc xe đạp Liên Xô, (thời bấy giờ gọi
là xe trâu vì nó to lớn kềnh càng), xe đã có nhưng đang chờ người ta ráp. Nhà
thơ nghe nói vậy cứ tiếc mãi, bảo: “Sao cậu dại thế, không nhận về nhà mình ráp
có phải được cái thùng gỗ, đóng bao nhiêu thứ không?” Kể lại chuyện này xong,
ông buồn rầu nói: “ Ngày đó ai cũng nghèo nhưng anh chị tôi nghèo lắm, nhà thơ
Phùng Quán rất tiết kiệm, anh tận dụng mọi thứ người ta phế thải để sử dụng” .
Sau ngày đất nước thống nhất, ông Khải
vào Đồng Nai làm ở xí nghiệp chăn nuôi heo, trước muôn vàn khó khăn về “đủ thứ
chuyện” mà nhà thơ Phúng Quán lặn lội vào Đồng Nai thăm cậu em vợ tử tế của
mình, lại còn làm một bài thơ ca ngợi xí nghiệp chăn nuôi do ông Khải làm giám
đốc. Một người có tính cách mạnh mẽ như nhà thơ Phùng Quán mà chịu làm thơ ca
ngợi chuyện chăn nuôi, hẳn nể phục lắm cậu em mình lắm. Bài thơ có đoạn như
sau:
Nhìn ánh ngọc long lanh màu hạnh phúc.
Gương mặt công nhân ấm áp nghĩa tìnhThông minh, kết đoàn, bền gan, nỗ lực.
Nỗi đau trong tôi như được chữa lành!
Bụi bẩn cuộc đời, tôi được gột sạch
Khi mang ủng đi qua phòng thuốc sát trùng!
Chuyện đứng tên cho nhà thơ Phùng Quán
kiếm sống lúc đó khá nhiều văn nghệ sĩ làm, nhưng ông Khải, một người không
dính líu văn chương là một kỹ sư trẻ đầy triển vọng để phấn đấu thành lãnh đạo
vẫn dũng cảm giúp anh rể của mình - đó là chuyện hiếm hoi, đáng nể vậy!
Ông Khải,
người em rể tận tâm của nhà thơ Phùng Quán (ảnh chụp năm 2007)
|
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
NGƯỜI ĐỨNG TÊN THAY CHO NHÀ THƠ PHÙNG QUÁN
“ Tôi sinh năm Quí Mùi (1943), cái tuổi có nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng. Các cụ bảo: Trai Đinh, Nhâm, Quí thì tài mà tôi không có chút năng khiếu gì về văn chương cả, nên tôi mới làm nghề chăn nuôi! T
Nguyễn Một
Vũ Quang Khải |
“ Tôi sinh năm Quí Mùi (1943), cái tuổi
có nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng. Các cụ bảo: Trai Đinh, Nhâm, Quí thì tài
mà tôi không có chút năng khiếu gì về văn chương cả, nên tôi mới làm nghề chăn
nuôi! Tác phẩm mang tên tôi: Như cánh cò vàng trong cổ tích.- Giải nhất cuộc
thi sáng tác năm VHNT năm 1970, là của người anh vợ tài hoa và long đong- nhà
thơ Phùng Quán”- ông Vũ Quang Khải chia sẻ.
Những tháng ngày mà nhà thơ Phùng Quán phải sống trong cảnh “Văn chui, rượu chịu, câu cá trộm”, nhiều bậc tiền bối đã kể nhiều lần rồi, tôi là hậu sinh chỉ nghe và không biết tại sao lúc ấy ông bị đối xử như vậy? Chuyện qua rồi đúng sai chẳng phải phần minh phân định. Hôm nay tôi kể câu chuyện của một người đã làm một việc nhỏ cho nhà thơ mà tôi có cơ duyện quen ông, một câu chuyện tử tế hiếm có giữa thời “nguy hiểm rập rình” và nó góp phần vào vô vàn chuyện tử tế để giúp nhà thơ long đong có tinh thần vượt qua sóng gió. Đó là chuyện của người đã đứng tên thay cho nhà thơ. Người đó là em vợ của nhà thơ - Ông Vũ Quang Khải.
Năm 1997, lần đầu tiên ra Hà Nội, với
lòng kính phục tác giả của câu thơ đầy khí phách: Yêu ai cứ bảo là yêu. Ghét ai
cứ bảo là ghét(Lời mẹ dặn) của thi sĩ Phùng Quán, tôi đã lần đến ngôi nhà nhỏ
của ông ven hồ Tây để thắp cho ông một nén nhang, cầu xin ông ban cho tôi chút
dũng khí khi bước vào con đường văn nghiệp. Lần ấy, tôi gặp vợ nhà thơ- cô giáo
Bội Trâm, một con người lịch lãm, có phong thái đặc thù của Hà Nội xưa. Nghe
tôi ở Đồng Nai, bà tỏ ra rất quý, bà luôn nhắc đến tên cậu em út đang "nuôi
heo" ở Đồng Nai với ánh mắt khá trìu mến và tự hào rằng đó cậu em được nhà
thơ Phùng Quán yêu quý nhất vì cách sống đàng hoàng tử tế.
Nghe vậy mà mãi gần chục năm sau tôi mới
có cơ hội gặp ông. Ông kể, năm 1967, ông tốt nghiệp đại học nông lâm, rời Hà
Nội về công tác ở Nghệ An. Đây cũng là quãng thời gian mà ông có kỷ niệm không
quên với ông anh rể - nhà thơ Phùng Quán. Một buổi sáng, bất ngờ ông nhận được
giấy mời đi nhận giải nhất cuộc thi sáng tác văn học, bạn bè xúm lại chúc mừng,
ông cũng mừng, nhưng tủm tỉm cười không nói gì, vì ông biết đây là tác phẩm của
ông anh rể. Ông đón tàu về Hà Nội lãnh giải, còn nhà thơ Phùng Quán đứng chờ
bên ngoài. Ông còn nhớ phần thưởng là chiếc xe đạp Liên Xô, (thời bấy giờ gọi
là xe trâu vì nó to lớn kềnh càng), xe đã có nhưng đang chờ người ta ráp. Nhà
thơ nghe nói vậy cứ tiếc mãi, bảo: “Sao cậu dại thế, không nhận về nhà mình ráp
có phải được cái thùng gỗ, đóng bao nhiêu thứ không?” Kể lại chuyện này xong,
ông buồn rầu nói: “ Ngày đó ai cũng nghèo nhưng anh chị tôi nghèo lắm, nhà thơ
Phùng Quán rất tiết kiệm, anh tận dụng mọi thứ người ta phế thải để sử dụng” .
Sau ngày đất nước thống nhất, ông Khải
vào Đồng Nai làm ở xí nghiệp chăn nuôi heo, trước muôn vàn khó khăn về “đủ thứ
chuyện” mà nhà thơ Phúng Quán lặn lội vào Đồng Nai thăm cậu em vợ tử tế của
mình, lại còn làm một bài thơ ca ngợi xí nghiệp chăn nuôi do ông Khải làm giám
đốc. Một người có tính cách mạnh mẽ như nhà thơ Phùng Quán mà chịu làm thơ ca
ngợi chuyện chăn nuôi, hẳn nể phục lắm cậu em mình lắm. Bài thơ có đoạn như
sau:
Nhìn ánh ngọc long lanh màu hạnh phúc.
Gương mặt công nhân ấm áp nghĩa tìnhThông minh, kết đoàn, bền gan, nỗ lực.
Nỗi đau trong tôi như được chữa lành!
Bụi bẩn cuộc đời, tôi được gột sạch
Khi mang ủng đi qua phòng thuốc sát trùng!
Chuyện đứng tên cho nhà thơ Phùng Quán
kiếm sống lúc đó khá nhiều văn nghệ sĩ làm, nhưng ông Khải, một người không
dính líu văn chương là một kỹ sư trẻ đầy triển vọng để phấn đấu thành lãnh đạo
vẫn dũng cảm giúp anh rể của mình - đó là chuyện hiếm hoi, đáng nể vậy!
Ông Khải,
người em rể tận tâm của nhà thơ Phùng Quán (ảnh chụp năm 2007)
|