Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
NGƯỜI HỒI GIÁO Ở PHÁP CÓ THỰC SỰ BỊ KỲ THỊ?
“Luật pháp của nhà nước thế tục Pháp luôn đi theo tinh thần của Hiến pháp, đảm bảo quyền tự do, dân chủ, bình đẳng giữa con người với con người, giữa các tôn giáo tồn tại trên lãnh thổ. Bởi vậy nói những người theo đạo Hồi, hay đạo Hồi bị kỳ thị ở Pháp, trên phương diện pháp lý là hoàn toàn sai lầm”.
Quan sát những cuộc tranh luận sôi nổi sau vụ thảm sát các nhà báo của tờ “Charlie Hebdo” xung quanh các đề tài thế nào là tự do ngôn luận, giới hạn của nó dừng ở đâu, trách nhiệm của nhà báo, của chính phủ Pháp trong vụ việc này, có thể thấy dù với thái độ tranh luận nghiêm túc, xác đáng hay hời hợt, ngụy biện do bị cảm xúc chi phối hoặc do thiếu thông tin, nhưng các thảo luận ấy cũng đã đem lại cho người tham gia và người quan sát những thông tin và cái nhìn đa chiều về vấn đề.
Nói đến nguyên nhân gián tiếp của vụ thảm sát, nhiều người đã không ngại ngần nhận định rằng, đạo Hồi cũng như người theo Hồi giáo ở Pháp không được tôn trọng, họ bị kỳ thị, qua những ví dụ rất “dễ dàng” mà ở đây tôi có thể nói là sai thực tế, như “bắt học sinh theo đạo Hồi ăn thịt lợn ở căng-tin”, “không cho ăn thịt Halal”, “cấm trùm khăn”, “cấm thể hiện tín ngưỡng”, v.v…
Người theo đạo Hồi ở Pháp có bị kỳ thị hay không? Hãy cùng nhau nhìn nhận vấn đề này qua hai góc độ: pháp luật và cảm tính.
Góc nhìn pháp luật
Như chúng ta đều biết, kể từ năm 1905, Pháp áp dụng chính sách biệt lập tôn giáo và chính trị. Nói đến nhà nước thế tục mô hình của Pháp, người ta nói đến tổ hợp của các giá trị dân sự, công dân, và chính trị có từ Tuyên ngôn về Quyền Con người năm 1789 và những nguyên tắc cơ bản được công nhận bởi luật pháp của nền Cộng hòa. Những giá trị này tạo nên lương tâm đạo đức của nền Cộng hòa và là tôn giáo dân sự của nhà nước – Tự do, Bình đẳng, Bác ái.
Chính vì vậy, các điều luật đều được xây dựng trên tinh thần của Hiến pháp Pháp và để đảm bảo quyền lợi của mỗi con người, mỗi công dân, bất kể nguồn gốc, tôn giáo sinh sống trên lãnh thổ nước này.
Ở Pháp, có điều lệ quy định tinh thần đạo đức của công nhân viên chức nhà nước thế tục, “tất cả công nhân viên chức nhà nước phải tôn trọng và có nghĩa vụ áp dụng tính trung lập khi làm việc”. Công nhân viên chức nhà nước không được phép thể hiện niềm tin, tín ngưỡng của mình nơi làm việc, phải đảm bảo sự bình đẳng không phân biệt đối xử (sắc tộc, tôn giáo, giới tính) trong các hoạt động của nhà nước.
Hãy cùng nhau xem lại những điều luật hay được đưa ra như một minh chứng cho sự kỳ thị người theo đạo Hồi trên đất Pháp.
Luật 2004-228 ra ngày 15-3-2004 nghiêm cấm “tất cả các hình thức biểu hiện tôn giáo lộ liễu ở trường học”, điều này áp dụng không chỉ cho khăn trùm đầu hijab của đạo Hồi, mà cho cả việc đeo dây thánh giá của Công giáo, mũ kippa của đạo Do Thái. Không thể nói đây là một điều luật kỳ thị nhằm vào những người theo đạo Hồi.
Luật này được áp dụng ở các trường công cấp 1, cấp 2, cấp 3, nơi có học sinh là những vị thành niên. Tất cả các trường đại học, học nghề, trường tư đều không nằm trong chế tài luật này. Trường học là môi trường đặc biệt, trẻ em vị thành niên đến thụ hưởng kiến thức, trên tinh thần thế tục hóa. Việc giảng dạy kiến thức về tôn giáo không đồng nghĩa với việc tuyên truyền tôn giáo. Các giáo viên không thể hiện tín ngưỡng của mình theo điều luật của công nhân viên chức để không ảnh hưởng đến đến học sinh.
Các trẻ vị thành niên được tôn trọng như một công dân tự do, có toàn quyền tự nhận thức, tự tìm cho mình niềm tin tín ngưỡng khi trưởng thành. Việc quy định cấm học sinh tuổi vị thành niên mang trên mình biểu tượng tôn giáo (ở đây có thể hiểu là do cha mẹ áp đặt) ở trường công là sự tôn trọng tinh thần đạo đức của nhà nước thế tục, tôn trọng quyền con người của trẻ nhỏ. Khi trưởng thành, theo luật ở Pháp là 18 tuổi, các công dân này có đầy đủ quyền được thể hiện tín ngưỡng tôn giáo của mình. Bởi vậy điều luật này không áp dụng cho các trường đại học, học nghề công dành cho sinh viên trên 18 tuổi.
Luật ra ngày 11-10-2010 “cấm che mặt” tại nơi công cộng. Luật này nghiêm cấm việc che mặt ở những nơi công cộng dù bằng mũ bịt mặt hay, mặt nạ, hay trùm burqa (khăn trùm kín từ đầu đến chân mắt nhìn qua lưới) hay niqab (khăn trùm kín từ đầu đến chân chỉ hở hai mắt). Ở đây vấn đề không phải ở việc thể hiện tín ngưỡng mà là vấn đề đảm bảo điều kiện chung sống và an ninh, một đòi hỏi hoàn toàn hợp lý. Chính vì vậy khăn hijab (khăn trùm đầu và cổ) không nằm trong luật cấm này.
Điều luật này áp dụng ở các nơi công cộng như trên đường phố, trên các phương tiện giao thông công cộng, bảo tàng, rạp chiếu phim, nhà hát, bệnh viện, trường học, tòa án, và các công sở nhà nước. Luật này đã được Tòa án Nhân quyền Châu Âu chấp thuận. Ngày 19-11-2011, một người đàn ông 24 tuổi đã phản ứng bằng vũ lực với đội ngũ y bác sĩ tại một bệnh viện khi họ yêu cầu vợ của ông này bỏ khăn trùm trong phòng đẻ. Người đàn ông này đã bị kết án sáu tháng tù ngày 21-12-2011.
Gần đây, có nhiều phụ huynh theo đạo Hồi đòi hỏi thị trưởng thành phố nơi mình sinh sống thay đổi thực đơn căng-tin ở trường học, không đưa thịt lợn vào menu, hay phục vụ thịt halal cho con em họ. Họ cũng đề nghị dịp Giáng sinh không được trang trí cây thông Noël ở trường, ở tòa thị chính các thành phố (cây thông Noël, chứ không phải Chúa Jesus, biểu tượng của Công giáo). Nếu đáp ứng những nhu cầu này, liệu nhà nước Pháp có còn là nhà nước thế tục, không chịu ảnh hưởng của tôn giáo ?
Nếu đáp ứng những nhu cầu này, liệu quyền bình đẳng giữa những người theo đạo Hồi và những người không theo đạo này còn được tôn trọng? Không ! Nếu nhà nước Pháp đáp ứng tất cả những yêu cầu mang tính tôn giáo như thế này trong trường học, những yêu cầu tưởng chừng như đơn thuần chỉ là đòi quyền tôn trọng tự do tín ngưỡng, thì chính là đang truất đi quyền tự do của tất cả những người không theo đạo này. Không! Chính bởi vậy, những người công dân Pháp theo đạo Hồi đòi hỏi những điều này có lẽ nên nhìn lại quyền hạn và nghĩa vụ công dân của mình.
Luật pháp của nhà nước thế tục Pháp luôn đi theo tinh thần của Hiến pháp, đảm bảo quyền tự do, dân chủ, bình đẳng giữa con người với con người, giữa các tôn giáo tồn tại trên lãnh thổ. Bởi vậy nói những người theo đạo Hồi, hay đạo Hồi bị kỳ thị ở Pháp, trên phương diện pháp lý là hoàn toàn sai lầm. Trong một đất nước đa tôn giáo, đa văn hóa như ở Pháp, mỗi công dân được hưởng quyền lợi như nhau và nhà nước Pháp cũng có quyền đòi hỏi các công dân này phải có nghĩa vụ như nhau với nhà nước, với xã hội họ đang sinh sống.
Liệu tất cả các công dân theo đạo Hồi, những người đang hưởng thụ các quyền lợi trên đất Pháp có ý thức được nghĩa vụ của mình?
Phần 2
“Chúng ta muốn họ đến với chúng ta bởi họ tôn trọng và muốn cùng chia sẻ những giá trị, những nét đẹp của văn hóa Pháp chứ không phải vì cái khác. Nếu họ không thấy thoải mái và hài lòng, họ có thể chuyển tới ở một nước khác mà họ thấy tốt hơn cho mình!”.
Thực tiễn hội nhập
Với 12% tổng dân số là người có nguồn gốc nhập cư từ các nước khác nhau, Pháp là một nước đa văn hóa và đa tôn giáo. Hiện tại có khoảng gần sáu triệu công dân Pháp theo đạo Hồi. Họ là những người nhập cư từ các nước Algeria, Maroc, Tunisia, Thổ Nhĩ Kỳ hay vùng Châu Phi hạ Sahara thế hệ thứ nhất, thứ hai và thứ ba. Và hàng năm có khoảng 250.000 nghìn người tiếp tục nhập cư vào Pháp.
Nếu thế hệ những người nhập cư đầu tiên vào Pháp là “kết quả” của thời kỳ thuộc địa, thì những năm trở lại đây số người mới nhập cư vì lý do kinh tế chiếm đa phần. Với hệ thống an sinh xã hội ưu việt, các khoản trợ cấp xã hội, hệ thống chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng được Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá là tốt nhất thế giới, nước Pháp là điểm đến hứa hẹn của những người nghèo.
Một thực tế dễ dàng nhận thấy là không phải tất cả các cộng đồng người nhập cư đều có khả năng thích nghi, hòa đồng với xã hội mới như nhau. Người nhập cư từ các nước Châu Á, Châu Âu cũng như từ các nước Hồi giáo đều gặp phải những khó khăn trong quá trình này. Nhưng điều gì đã khiến cộng đồng nhập cư từ các nước Hồi giáo luôn thu hút sự để ý của công luận và truyền thông bản địa, trong khi các cộng đồng nhập cư khác thì không ?
Đồng ý là những vấn đề cá nhân hay xã hội có thể đẩy con người ở bất cứ nền văn hóa nào đến những hành động mang tính phản kháng, và những người đến từ các nền văn hóa khác nhau có những đòi hỏi khác nhau để giải quyết các vấn đề. Người theo đạo Hồi được giáo dục bằng những đạo luật hà khắc, trong khi đó người bản xứ lại sử dụng phương pháp thỏa hiệp và tự chủ để xử lý các vấn đề. Điều này trong văn hóa Hồi giáo bị coi như một điểm yếu.
Người Hồi giáo khó có thể hiểu được là có thể giải quyết các vấn đề xã hội bằng đối thoại, thông qua ngôn từ mềm mỏng. Nếu trong văn hóa Á Đông, người ta thường hối hận khi có hành động hay lời nói quá đà lúc nóng giận và tránh nó, xấu hổ vì nó thì trong văn hóa Hồi giáo, sự tức giận, hung hãn được chấp nhận, được coi là thế mạnh và là điều đáng tự hào. Đây là một trong những lý do, hàng ngày trên các bản tin báo đài, truyền hình về các vụ đập phá nơi công cộng, hay ẩu đả đánh nhau tại Pháp, thường liên qua đến người Hồi giáo.
Có một thực tế nữa là người Hồi giáo luôn khẳng định đặt cái tôi – người theo đạo Hồi lên trên cái tôi – công dân của một nước. Và đây chính là lý do sâu xa khiến họ thường có thái độ đối kháng với pháp luật và các điều lệ chung của xã hội sở tại, đối kháng với sự hòa nhập. Văn hóa Hồi rất mạnh mẽ và mang đậm lòng kiêu hãnh. Điều này lịch sử Hôi giáo đã chứng minh. Nhưng chính sự kiêu hãnh này đã giam cầm những con chiên của mình, tước đi của họ khả năng chấp nhận những giá trị khác.
Chỉ 14% công dân Pháp theo đạo Hồi nhận mình đặt vai trò công dân lên trên vai trò của một người theo đạo, phần còn lại cảm thấy “sống tự do như một công dân Pháp, nhưng không cảm thấy sự tự do của một người Hồi giáo”. Con số này trở nên đáng lo ngại hơn nữa khi có thể nhận thấy rằng ngay cả người Hồi giáo thế hệ thứ hai, thứ ba trên đất Pháp cũng có suy nghĩ như trên. Khi nói đến bản sắc, họ không nhắc đến bản sắc văn hóa Pháp, họ nhắc đến đạo Hồi.
Nếu thế hệ thứ nhất nhập cư sau chiến tranh Algeria đều có công ăn việc làm, một điều vô cùng quan trọng giúp họ hòa nhập vào xã hội mới, thì các thế hệ sau này, và những người mới nhập cư gặp phải khó khăn nhiều hơn do tình trạng thiếu việc làm tại Pháp hiện nay. Với xu thế toàn cầu hóa, các công ty xí nghiệp, các ngành công nghiệp chuyển dần sang các nước thứ ba, công việc càng ngày càng ít, tính cạnh tranh khi tìm việc làm ngày càng cao.
Tình hình mới đòi hỏi mỗi người đều phải trang bị cho mình kiến thức chuyên môn, mà một số không nhỏ những người theo đạo Hồi ít có ý chí học hỏi nên khả năng họ tìm được việc không nhiều. Điều này gây tâm lý bất mãn tràn lan, cộng với lòng kiêu hãnh và bầu “máu nóng”, các thanh niên theo đạo Hồi từng nhiều lần xuống đường đốt phá, tấn công cảnh sát trong khi thi hành nhiệm vụ, và lý giải những việc làm của mình là để chống lại sự kỳ thị, phân biệt đối xử với họ.
Một câu hỏi được đặt ra là liệu những người Hồi giáo gặp vấn đề trong việc hòa nhập bởi vì họ nghèo khó, hay họ nghèo khó bởi vì họ không hòa nhập?
Có thể nhận thấy rõ ràng là phần lớn người theo đạo Hồi ở Pháp, hay cả ở những nước Hồi giáo, đều không ưu tiên công tác giáo dục, đào tạo, không có ý thức chuẩn bị nghề nghiệp cho tương lai – điều này có thể coi như một nét văn hóa của họ. Một người không có chuyên môn, bằng cấp, luôn có thái độ bất tuân luật lệ, quy định sẽ có rất ít cơ hội tìm được việc làm có lương khá ở một nước có dân trí cao và tinh thần thượng tôn pháp luật như ở Pháp.
Chính sự không thích nghi với xã hội đã khiến những công dân này nghèo chứ không phải là cái nghèo khiến họ không hội nhập được vào xã hội. Không thể lấy cái nghèo để biện minh, bởi trong xã hội còn biết bao người nghèo nhập cư từ các nên văn hóa khác, tôn giáo khác, họ vẫn cố gắng hòa nhập và hòa nhập rất tốt vậy. Và ở đây không hề có vấn đề kỳ thị, phân biệt đối xử!
Theo kết quả thăm dò của Ipsos năm 2013, 74% người được hỏi ở Pháp cho rằng đạo Hồi là một tôn giáo “không bao dung”, 80% cho rằng đạo Hồi muốn “áp đặt phương thức vận hành của mình cho những người khác”. Nhưng trong cuộc thăm dò dư luận của Ifop, người Pháp cũng tuyên bố, sau vụ tàn sát ở tòa báo “Charlie Hebdo”, 66 % không bỏ những kẻ Hồi giáo cực đoan và người theo đạo Hồi bình thường “vào cùng một rọ”.
Để kết thúc bài viết, xin được trích một số câu nói của người Pháp về vấn đề người Hồi giáo trong xã hội: “Chúng ta muốn họ đến với chúng ta bởi họ tôn trọng và muốn cùng chia sẻ những giá trị, những nét đẹp của văn hóa Pháp chứ không phải vì cái khác”, và “nếu họ không thấy thoải mái và hài lòng, họ có thể chuyển tới ở một nước khác mà họ thấy tốt hơn cho mình”!
Khánh Hà, từ Lyon
Theo Nhịp Cầu Thế Giới
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
NGƯỜI HỒI GIÁO Ở PHÁP CÓ THỰC SỰ BỊ KỲ THỊ?
“Luật pháp của nhà nước thế tục Pháp luôn đi theo tinh thần của Hiến pháp, đảm bảo quyền tự do, dân chủ, bình đẳng giữa con người với con người, giữa các tôn giáo tồn tại trên lãnh thổ. Bởi vậy nói những người theo đạo Hồi, hay đạo Hồi bị kỳ thị ở Pháp, trên phương diện pháp lý là hoàn toàn sai lầm”.
Quan sát những cuộc tranh luận sôi nổi sau vụ thảm sát các nhà báo của tờ “Charlie Hebdo” xung quanh các đề tài thế nào là tự do ngôn luận, giới hạn của nó dừng ở đâu, trách nhiệm của nhà báo, của chính phủ Pháp trong vụ việc này, có thể thấy dù với thái độ tranh luận nghiêm túc, xác đáng hay hời hợt, ngụy biện do bị cảm xúc chi phối hoặc do thiếu thông tin, nhưng các thảo luận ấy cũng đã đem lại cho người tham gia và người quan sát những thông tin và cái nhìn đa chiều về vấn đề.
Nói đến nguyên nhân gián tiếp của vụ thảm sát, nhiều người đã không ngại ngần nhận định rằng, đạo Hồi cũng như người theo Hồi giáo ở Pháp không được tôn trọng, họ bị kỳ thị, qua những ví dụ rất “dễ dàng” mà ở đây tôi có thể nói là sai thực tế, như “bắt học sinh theo đạo Hồi ăn thịt lợn ở căng-tin”, “không cho ăn thịt Halal”, “cấm trùm khăn”, “cấm thể hiện tín ngưỡng”, v.v…
Người theo đạo Hồi ở Pháp có bị kỳ thị hay không? Hãy cùng nhau nhìn nhận vấn đề này qua hai góc độ: pháp luật và cảm tính.
Góc nhìn pháp luật
Như chúng ta đều biết, kể từ năm 1905, Pháp áp dụng chính sách biệt lập tôn giáo và chính trị. Nói đến nhà nước thế tục mô hình của Pháp, người ta nói đến tổ hợp của các giá trị dân sự, công dân, và chính trị có từ Tuyên ngôn về Quyền Con người năm 1789 và những nguyên tắc cơ bản được công nhận bởi luật pháp của nền Cộng hòa. Những giá trị này tạo nên lương tâm đạo đức của nền Cộng hòa và là tôn giáo dân sự của nhà nước – Tự do, Bình đẳng, Bác ái.
Chính vì vậy, các điều luật đều được xây dựng trên tinh thần của Hiến pháp Pháp và để đảm bảo quyền lợi của mỗi con người, mỗi công dân, bất kể nguồn gốc, tôn giáo sinh sống trên lãnh thổ nước này.
Ở Pháp, có điều lệ quy định tinh thần đạo đức của công nhân viên chức nhà nước thế tục, “tất cả công nhân viên chức nhà nước phải tôn trọng và có nghĩa vụ áp dụng tính trung lập khi làm việc”. Công nhân viên chức nhà nước không được phép thể hiện niềm tin, tín ngưỡng của mình nơi làm việc, phải đảm bảo sự bình đẳng không phân biệt đối xử (sắc tộc, tôn giáo, giới tính) trong các hoạt động của nhà nước.
Hãy cùng nhau xem lại những điều luật hay được đưa ra như một minh chứng cho sự kỳ thị người theo đạo Hồi trên đất Pháp.
Luật 2004-228 ra ngày 15-3-2004 nghiêm cấm “tất cả các hình thức biểu hiện tôn giáo lộ liễu ở trường học”, điều này áp dụng không chỉ cho khăn trùm đầu hijab của đạo Hồi, mà cho cả việc đeo dây thánh giá của Công giáo, mũ kippa của đạo Do Thái. Không thể nói đây là một điều luật kỳ thị nhằm vào những người theo đạo Hồi.
Luật này được áp dụng ở các trường công cấp 1, cấp 2, cấp 3, nơi có học sinh là những vị thành niên. Tất cả các trường đại học, học nghề, trường tư đều không nằm trong chế tài luật này. Trường học là môi trường đặc biệt, trẻ em vị thành niên đến thụ hưởng kiến thức, trên tinh thần thế tục hóa. Việc giảng dạy kiến thức về tôn giáo không đồng nghĩa với việc tuyên truyền tôn giáo. Các giáo viên không thể hiện tín ngưỡng của mình theo điều luật của công nhân viên chức để không ảnh hưởng đến đến học sinh.
Các trẻ vị thành niên được tôn trọng như một công dân tự do, có toàn quyền tự nhận thức, tự tìm cho mình niềm tin tín ngưỡng khi trưởng thành. Việc quy định cấm học sinh tuổi vị thành niên mang trên mình biểu tượng tôn giáo (ở đây có thể hiểu là do cha mẹ áp đặt) ở trường công là sự tôn trọng tinh thần đạo đức của nhà nước thế tục, tôn trọng quyền con người của trẻ nhỏ. Khi trưởng thành, theo luật ở Pháp là 18 tuổi, các công dân này có đầy đủ quyền được thể hiện tín ngưỡng tôn giáo của mình. Bởi vậy điều luật này không áp dụng cho các trường đại học, học nghề công dành cho sinh viên trên 18 tuổi.
Luật ra ngày 11-10-2010 “cấm che mặt” tại nơi công cộng. Luật này nghiêm cấm việc che mặt ở những nơi công cộng dù bằng mũ bịt mặt hay, mặt nạ, hay trùm burqa (khăn trùm kín từ đầu đến chân mắt nhìn qua lưới) hay niqab (khăn trùm kín từ đầu đến chân chỉ hở hai mắt). Ở đây vấn đề không phải ở việc thể hiện tín ngưỡng mà là vấn đề đảm bảo điều kiện chung sống và an ninh, một đòi hỏi hoàn toàn hợp lý. Chính vì vậy khăn hijab (khăn trùm đầu và cổ) không nằm trong luật cấm này.
Điều luật này áp dụng ở các nơi công cộng như trên đường phố, trên các phương tiện giao thông công cộng, bảo tàng, rạp chiếu phim, nhà hát, bệnh viện, trường học, tòa án, và các công sở nhà nước. Luật này đã được Tòa án Nhân quyền Châu Âu chấp thuận. Ngày 19-11-2011, một người đàn ông 24 tuổi đã phản ứng bằng vũ lực với đội ngũ y bác sĩ tại một bệnh viện khi họ yêu cầu vợ của ông này bỏ khăn trùm trong phòng đẻ. Người đàn ông này đã bị kết án sáu tháng tù ngày 21-12-2011.
Gần đây, có nhiều phụ huynh theo đạo Hồi đòi hỏi thị trưởng thành phố nơi mình sinh sống thay đổi thực đơn căng-tin ở trường học, không đưa thịt lợn vào menu, hay phục vụ thịt halal cho con em họ. Họ cũng đề nghị dịp Giáng sinh không được trang trí cây thông Noël ở trường, ở tòa thị chính các thành phố (cây thông Noël, chứ không phải Chúa Jesus, biểu tượng của Công giáo). Nếu đáp ứng những nhu cầu này, liệu nhà nước Pháp có còn là nhà nước thế tục, không chịu ảnh hưởng của tôn giáo ?
Nếu đáp ứng những nhu cầu này, liệu quyền bình đẳng giữa những người theo đạo Hồi và những người không theo đạo này còn được tôn trọng? Không ! Nếu nhà nước Pháp đáp ứng tất cả những yêu cầu mang tính tôn giáo như thế này trong trường học, những yêu cầu tưởng chừng như đơn thuần chỉ là đòi quyền tôn trọng tự do tín ngưỡng, thì chính là đang truất đi quyền tự do của tất cả những người không theo đạo này. Không! Chính bởi vậy, những người công dân Pháp theo đạo Hồi đòi hỏi những điều này có lẽ nên nhìn lại quyền hạn và nghĩa vụ công dân của mình.
Luật pháp của nhà nước thế tục Pháp luôn đi theo tinh thần của Hiến pháp, đảm bảo quyền tự do, dân chủ, bình đẳng giữa con người với con người, giữa các tôn giáo tồn tại trên lãnh thổ. Bởi vậy nói những người theo đạo Hồi, hay đạo Hồi bị kỳ thị ở Pháp, trên phương diện pháp lý là hoàn toàn sai lầm. Trong một đất nước đa tôn giáo, đa văn hóa như ở Pháp, mỗi công dân được hưởng quyền lợi như nhau và nhà nước Pháp cũng có quyền đòi hỏi các công dân này phải có nghĩa vụ như nhau với nhà nước, với xã hội họ đang sinh sống.
Liệu tất cả các công dân theo đạo Hồi, những người đang hưởng thụ các quyền lợi trên đất Pháp có ý thức được nghĩa vụ của mình?
Phần 2
“Chúng ta muốn họ đến với chúng ta bởi họ tôn trọng và muốn cùng chia sẻ những giá trị, những nét đẹp của văn hóa Pháp chứ không phải vì cái khác. Nếu họ không thấy thoải mái và hài lòng, họ có thể chuyển tới ở một nước khác mà họ thấy tốt hơn cho mình!”.
Thực tiễn hội nhập
Với 12% tổng dân số là người có nguồn gốc nhập cư từ các nước khác nhau, Pháp là một nước đa văn hóa và đa tôn giáo. Hiện tại có khoảng gần sáu triệu công dân Pháp theo đạo Hồi. Họ là những người nhập cư từ các nước Algeria, Maroc, Tunisia, Thổ Nhĩ Kỳ hay vùng Châu Phi hạ Sahara thế hệ thứ nhất, thứ hai và thứ ba. Và hàng năm có khoảng 250.000 nghìn người tiếp tục nhập cư vào Pháp.
Nếu thế hệ những người nhập cư đầu tiên vào Pháp là “kết quả” của thời kỳ thuộc địa, thì những năm trở lại đây số người mới nhập cư vì lý do kinh tế chiếm đa phần. Với hệ thống an sinh xã hội ưu việt, các khoản trợ cấp xã hội, hệ thống chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng được Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá là tốt nhất thế giới, nước Pháp là điểm đến hứa hẹn của những người nghèo.
Một thực tế dễ dàng nhận thấy là không phải tất cả các cộng đồng người nhập cư đều có khả năng thích nghi, hòa đồng với xã hội mới như nhau. Người nhập cư từ các nước Châu Á, Châu Âu cũng như từ các nước Hồi giáo đều gặp phải những khó khăn trong quá trình này. Nhưng điều gì đã khiến cộng đồng nhập cư từ các nước Hồi giáo luôn thu hút sự để ý của công luận và truyền thông bản địa, trong khi các cộng đồng nhập cư khác thì không ?
Đồng ý là những vấn đề cá nhân hay xã hội có thể đẩy con người ở bất cứ nền văn hóa nào đến những hành động mang tính phản kháng, và những người đến từ các nền văn hóa khác nhau có những đòi hỏi khác nhau để giải quyết các vấn đề. Người theo đạo Hồi được giáo dục bằng những đạo luật hà khắc, trong khi đó người bản xứ lại sử dụng phương pháp thỏa hiệp và tự chủ để xử lý các vấn đề. Điều này trong văn hóa Hồi giáo bị coi như một điểm yếu.
Người Hồi giáo khó có thể hiểu được là có thể giải quyết các vấn đề xã hội bằng đối thoại, thông qua ngôn từ mềm mỏng. Nếu trong văn hóa Á Đông, người ta thường hối hận khi có hành động hay lời nói quá đà lúc nóng giận và tránh nó, xấu hổ vì nó thì trong văn hóa Hồi giáo, sự tức giận, hung hãn được chấp nhận, được coi là thế mạnh và là điều đáng tự hào. Đây là một trong những lý do, hàng ngày trên các bản tin báo đài, truyền hình về các vụ đập phá nơi công cộng, hay ẩu đả đánh nhau tại Pháp, thường liên qua đến người Hồi giáo.
Có một thực tế nữa là người Hồi giáo luôn khẳng định đặt cái tôi – người theo đạo Hồi lên trên cái tôi – công dân của một nước. Và đây chính là lý do sâu xa khiến họ thường có thái độ đối kháng với pháp luật và các điều lệ chung của xã hội sở tại, đối kháng với sự hòa nhập. Văn hóa Hồi rất mạnh mẽ và mang đậm lòng kiêu hãnh. Điều này lịch sử Hôi giáo đã chứng minh. Nhưng chính sự kiêu hãnh này đã giam cầm những con chiên của mình, tước đi của họ khả năng chấp nhận những giá trị khác.
Chỉ 14% công dân Pháp theo đạo Hồi nhận mình đặt vai trò công dân lên trên vai trò của một người theo đạo, phần còn lại cảm thấy “sống tự do như một công dân Pháp, nhưng không cảm thấy sự tự do của một người Hồi giáo”. Con số này trở nên đáng lo ngại hơn nữa khi có thể nhận thấy rằng ngay cả người Hồi giáo thế hệ thứ hai, thứ ba trên đất Pháp cũng có suy nghĩ như trên. Khi nói đến bản sắc, họ không nhắc đến bản sắc văn hóa Pháp, họ nhắc đến đạo Hồi.
Nếu thế hệ thứ nhất nhập cư sau chiến tranh Algeria đều có công ăn việc làm, một điều vô cùng quan trọng giúp họ hòa nhập vào xã hội mới, thì các thế hệ sau này, và những người mới nhập cư gặp phải khó khăn nhiều hơn do tình trạng thiếu việc làm tại Pháp hiện nay. Với xu thế toàn cầu hóa, các công ty xí nghiệp, các ngành công nghiệp chuyển dần sang các nước thứ ba, công việc càng ngày càng ít, tính cạnh tranh khi tìm việc làm ngày càng cao.
Tình hình mới đòi hỏi mỗi người đều phải trang bị cho mình kiến thức chuyên môn, mà một số không nhỏ những người theo đạo Hồi ít có ý chí học hỏi nên khả năng họ tìm được việc không nhiều. Điều này gây tâm lý bất mãn tràn lan, cộng với lòng kiêu hãnh và bầu “máu nóng”, các thanh niên theo đạo Hồi từng nhiều lần xuống đường đốt phá, tấn công cảnh sát trong khi thi hành nhiệm vụ, và lý giải những việc làm của mình là để chống lại sự kỳ thị, phân biệt đối xử với họ.
Một câu hỏi được đặt ra là liệu những người Hồi giáo gặp vấn đề trong việc hòa nhập bởi vì họ nghèo khó, hay họ nghèo khó bởi vì họ không hòa nhập?
Có thể nhận thấy rõ ràng là phần lớn người theo đạo Hồi ở Pháp, hay cả ở những nước Hồi giáo, đều không ưu tiên công tác giáo dục, đào tạo, không có ý thức chuẩn bị nghề nghiệp cho tương lai – điều này có thể coi như một nét văn hóa của họ. Một người không có chuyên môn, bằng cấp, luôn có thái độ bất tuân luật lệ, quy định sẽ có rất ít cơ hội tìm được việc làm có lương khá ở một nước có dân trí cao và tinh thần thượng tôn pháp luật như ở Pháp.
Chính sự không thích nghi với xã hội đã khiến những công dân này nghèo chứ không phải là cái nghèo khiến họ không hội nhập được vào xã hội. Không thể lấy cái nghèo để biện minh, bởi trong xã hội còn biết bao người nghèo nhập cư từ các nên văn hóa khác, tôn giáo khác, họ vẫn cố gắng hòa nhập và hòa nhập rất tốt vậy. Và ở đây không hề có vấn đề kỳ thị, phân biệt đối xử!
Theo kết quả thăm dò của Ipsos năm 2013, 74% người được hỏi ở Pháp cho rằng đạo Hồi là một tôn giáo “không bao dung”, 80% cho rằng đạo Hồi muốn “áp đặt phương thức vận hành của mình cho những người khác”. Nhưng trong cuộc thăm dò dư luận của Ifop, người Pháp cũng tuyên bố, sau vụ tàn sát ở tòa báo “Charlie Hebdo”, 66 % không bỏ những kẻ Hồi giáo cực đoan và người theo đạo Hồi bình thường “vào cùng một rọ”.
Để kết thúc bài viết, xin được trích một số câu nói của người Pháp về vấn đề người Hồi giáo trong xã hội: “Chúng ta muốn họ đến với chúng ta bởi họ tôn trọng và muốn cùng chia sẻ những giá trị, những nét đẹp của văn hóa Pháp chứ không phải vì cái khác”, và “nếu họ không thấy thoải mái và hài lòng, họ có thể chuyển tới ở một nước khác mà họ thấy tốt hơn cho mình”!
Khánh Hà, từ Lyon
Theo Nhịp Cầu Thế Giới