Cà Kê Dê Ngỗng
NGƯỜI KHỔNG LỒ CÓ ĐÔI CHÂN ĐẤT SÉT : CÔNG NGHỆ TRUNG QUỐC.
Để đẩy mạnh tốc độ phát triển công nghệ, Trung Quốc thực hiện chiêu nhanh nhất và ít tốn kém nhất: Sao chép làm nhái của thiên hạ.
Sau cú ra đòn bất ngờ của những ông lớn công nghệ Mỹ như Google, Intel, Qualcomm, Xilinx Inc. Broadcom Inc… khi tuyên bố tạm ngưng hợp tác (dừng cung cấp phần cứng, phần mềm, dịch vụ) với Huawei, ZTE, người ta mới nhận ra rằng nền công nghệ hùng mạnh Trung Quốc chỉ là một gã khổng lồ với đôi chân bằng… đất sét.
Khi Mỹ và các nước châu Âu vận động đưa Trung Quốc vào Tổ chức Thương mại thế giới WTO năm 2001, họ nghĩ đơn giản rằng Trung Quốc sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, sẽ tuân thủ luật chơi quốc tế và phương Tây sẽ có một thị trường tiêu thụ khổng lồ hơn tỉ dân. Nhưng rồi, tất cả đều vỡ mộng!
Để đẩy mạnh tốc độ phát triển công nghệ, Trung Quốc thực hiện chiêu nhanh nhất và ít tốn kém nhất: Sao chép làm nhái của thiên hạ. Và người Nhật chính là nạn nhân đầu tiên. Từ đầu thập niên 1990 cho đến đầu thập niên 2000, những sản phẩm điện tử tiêu dùng nổi tiếng của xứ hoa đào mang thương hiệu JVC (Victor Company of Japan, Ltd), Kenwood (Kenwood Corporation), Panasonic, Pioneer đều bị các hãng Trung Quốc sao chép vô tội vạ và bán với giá rất rẻ để giành thị trường. Hậu quả là công nghệ điện tử tiêu dùng của Nhật đã sụp đổ tan tành, các hãng Nhật lừng lẫy một thời suýt nữa đi đến bờ vực phá sản.
Nước Mỹ cũng không tránh khỏi là nạn nhân của khát vọng muốn phát triến kiểu “vừa nhanh vừa rẻ” này. Các thương hiệu công nghệ của Mỹ cũng bị sao chép làm nhái theo cách khá xấu. Trung Quốc có cái may là nhờ luôn đi sau nên có thể hạn chế rủi ro thất bại. Họ rút kinh nghiệm từ những mô hình kinh doanh và phát minh sáng chế bị lỗi hay khiếm khuyết của người Mỹ để hoàn thiện nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư và sáng tạo trí tuệ.
Tất cả những gì liên quan đến công nghệ thông tin của Trung Quốc đều là copy theo sự sáng tạo của Mỹ: Baidu sao chép từ Google, QQ từ Gmail, WeChat từ Facebook và WhatsApp, Weibo từ Twitter, Tencent là một tập hợp sao chép từ YouTube, WhatsApp, TMall.com là mô hình sao chép từ Amazon, thanh toán điện từ AliPay là đồ nhái từ Visa và Master.
Xét trường hợp của Nhật và Hàn Quốc sau Thế chiến hai, vùng lãnh thổ Đài Loan thuở ban đầu, xuất phát điểm của họ cũng tương tự như Trung Quốc. Nhưng họ có chiến lược đường dài hợp lý: trước mắt tạm thời sao chép để thúc đẩy kinh tế. Nhưng, khi đã được bước phát triển nhất định, nỗ lực học hỏi và tiếp thu những kiến thức Tây phương để xây dựng một nền công nghệ tự lực, đi lên bằng chính đôi chân mình. Nhờ đó, các nước phương Tây phải nhìn họ với ánh mắt nể phục và phải đặt mua những linh kiện điện tử đưa vào sản xuất sản phẩm của mình. Ví dụ; điện thoại iPhone dùng chip xử lý A-series của TSCM (Đài Loan), RAM và pin của Samsung và LG (Hàn Quốc), camera, màn hình, bộ nhớ flash của Sharp (Nhật) và LG (Hàn Quốc)… Còn Trung Quốc? Họ chỉ gia công lắp ráp và cung cấp một ít linh kiện phụ trợ rẻ tiền như vỏ, ốc vít, keo dán và… nhân công.
Ngày 22/5/2019 Tổng thống đời thứ 45 của Mỹ Donald Trump đã đẩy cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung lên một mức cao mới với việc quyết định chặn Trung Quốc về mặt công nghệ với một cú đòn nhắm đánh thẳng vào niềm tự hào công nghệ số 1 của Bắc Kinh: Tập đoàn Huawei (Hoa Vĩ) cũng như một cú tấn công trực diện vào mũi nhọn mà Bắc Kinh dự tính sẽ đưa Trung Quốc lên vị thế đứng đầu thế giới về công nghệ: lĩnh vực 5G.
Quyết định ban bố trạng khẩn cấp quốc gia về công nghệ đã mở đường cho Washington cấm các công ty Mỹ sử dụng các thiết bị viễn thông được sản xuất bởi các công ty có thể gây nguy hại cho an ninh quốc gia.
Ngay lập tức, cả 3 công ty sản xuất chip lớn nhất thế giới Intel, Qualcomm và Broadcom của Mỹ đã cắt đứt mọi thỏa thuận hợp tác với Huawei sau khi Google tuyên bố dừng cập nhật hệ điều hành Android và hoạt động của các ứng dụng Google trên thiết bị của Huawei. Nhà sản xuất chip Đức Infineon Technologies được cho là cũng đã dừng cung cấp hàng cho Huawei theo lệnh cấm của Mỹ.
Trên thực tế, cuộc chiến công nghệ còn 90 ngày nữa để 2 bên chuẩn bị và có thể bùng nổ và lan rộng ra thế giới, đồng thời có thể ảnh hưởng tới ngành công nghiệp bán dẫn cũng như mạng 5G toàn cầu.
Dương Hoài Linh
ST chuyen
Bàn ra tán vào (1)
Don Vu
The gioi luon luon co hai phe : CHANH DAO va TA DAO,hay la QUAN TU va TIEU NHAN.Bai chuyen dich tren day da cho chung ta thay ro net ve tau cong.Va Cam on dang Hoa cong da cho TRUMP lam Tong Thong,de chi trong thoi gian ngan,Trump da vach ra bo mat gian tra,xao quyet lua dao cua tau cong,ma cac doi Bill-Bush-Obama da khong lam hoac da tiep tay cho no de pha hoai hoa binh the gioi,so di goi la ke pha hoai hoa binh vi nhin chung quanh,y thoc gay banh xe de cac nuoc ban tam doi pho va y ranh rang toan tinh THU TOM BIEN DONG,nao loan cac nuoc voi thu mua cac hai cang...Gio den toi da den,nhu TA BAT THANG CHANH,chi mot voi nuoc tuoi doi vao ban chan dat xet the la xong.Cam on Mr. TRUMP.
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
NGƯỜI KHỔNG LỒ CÓ ĐÔI CHÂN ĐẤT SÉT : CÔNG NGHỆ TRUNG QUỐC.
Để đẩy mạnh tốc độ phát triển công nghệ, Trung Quốc thực hiện chiêu nhanh nhất và ít tốn kém nhất: Sao chép làm nhái của thiên hạ.
Sau cú ra đòn bất ngờ của những ông lớn công nghệ Mỹ như Google, Intel, Qualcomm, Xilinx Inc. Broadcom Inc… khi tuyên bố tạm ngưng hợp tác (dừng cung cấp phần cứng, phần mềm, dịch vụ) với Huawei, ZTE, người ta mới nhận ra rằng nền công nghệ hùng mạnh Trung Quốc chỉ là một gã khổng lồ với đôi chân bằng… đất sét.
Khi Mỹ và các nước châu Âu vận động đưa Trung Quốc vào Tổ chức Thương mại thế giới WTO năm 2001, họ nghĩ đơn giản rằng Trung Quốc sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, sẽ tuân thủ luật chơi quốc tế và phương Tây sẽ có một thị trường tiêu thụ khổng lồ hơn tỉ dân. Nhưng rồi, tất cả đều vỡ mộng!
Để đẩy mạnh tốc độ phát triển công nghệ, Trung Quốc thực hiện chiêu nhanh nhất và ít tốn kém nhất: Sao chép làm nhái của thiên hạ. Và người Nhật chính là nạn nhân đầu tiên. Từ đầu thập niên 1990 cho đến đầu thập niên 2000, những sản phẩm điện tử tiêu dùng nổi tiếng của xứ hoa đào mang thương hiệu JVC (Victor Company of Japan, Ltd), Kenwood (Kenwood Corporation), Panasonic, Pioneer đều bị các hãng Trung Quốc sao chép vô tội vạ và bán với giá rất rẻ để giành thị trường. Hậu quả là công nghệ điện tử tiêu dùng của Nhật đã sụp đổ tan tành, các hãng Nhật lừng lẫy một thời suýt nữa đi đến bờ vực phá sản.
Nước Mỹ cũng không tránh khỏi là nạn nhân của khát vọng muốn phát triến kiểu “vừa nhanh vừa rẻ” này. Các thương hiệu công nghệ của Mỹ cũng bị sao chép làm nhái theo cách khá xấu. Trung Quốc có cái may là nhờ luôn đi sau nên có thể hạn chế rủi ro thất bại. Họ rút kinh nghiệm từ những mô hình kinh doanh và phát minh sáng chế bị lỗi hay khiếm khuyết của người Mỹ để hoàn thiện nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư và sáng tạo trí tuệ.
Tất cả những gì liên quan đến công nghệ thông tin của Trung Quốc đều là copy theo sự sáng tạo của Mỹ: Baidu sao chép từ Google, QQ từ Gmail, WeChat từ Facebook và WhatsApp, Weibo từ Twitter, Tencent là một tập hợp sao chép từ YouTube, WhatsApp, TMall.com là mô hình sao chép từ Amazon, thanh toán điện từ AliPay là đồ nhái từ Visa và Master.
Xét trường hợp của Nhật và Hàn Quốc sau Thế chiến hai, vùng lãnh thổ Đài Loan thuở ban đầu, xuất phát điểm của họ cũng tương tự như Trung Quốc. Nhưng họ có chiến lược đường dài hợp lý: trước mắt tạm thời sao chép để thúc đẩy kinh tế. Nhưng, khi đã được bước phát triển nhất định, nỗ lực học hỏi và tiếp thu những kiến thức Tây phương để xây dựng một nền công nghệ tự lực, đi lên bằng chính đôi chân mình. Nhờ đó, các nước phương Tây phải nhìn họ với ánh mắt nể phục và phải đặt mua những linh kiện điện tử đưa vào sản xuất sản phẩm của mình. Ví dụ; điện thoại iPhone dùng chip xử lý A-series của TSCM (Đài Loan), RAM và pin của Samsung và LG (Hàn Quốc), camera, màn hình, bộ nhớ flash của Sharp (Nhật) và LG (Hàn Quốc)… Còn Trung Quốc? Họ chỉ gia công lắp ráp và cung cấp một ít linh kiện phụ trợ rẻ tiền như vỏ, ốc vít, keo dán và… nhân công.
Ngày 22/5/2019 Tổng thống đời thứ 45 của Mỹ Donald Trump đã đẩy cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung lên một mức cao mới với việc quyết định chặn Trung Quốc về mặt công nghệ với một cú đòn nhắm đánh thẳng vào niềm tự hào công nghệ số 1 của Bắc Kinh: Tập đoàn Huawei (Hoa Vĩ) cũng như một cú tấn công trực diện vào mũi nhọn mà Bắc Kinh dự tính sẽ đưa Trung Quốc lên vị thế đứng đầu thế giới về công nghệ: lĩnh vực 5G.
Quyết định ban bố trạng khẩn cấp quốc gia về công nghệ đã mở đường cho Washington cấm các công ty Mỹ sử dụng các thiết bị viễn thông được sản xuất bởi các công ty có thể gây nguy hại cho an ninh quốc gia.
Ngay lập tức, cả 3 công ty sản xuất chip lớn nhất thế giới Intel, Qualcomm và Broadcom của Mỹ đã cắt đứt mọi thỏa thuận hợp tác với Huawei sau khi Google tuyên bố dừng cập nhật hệ điều hành Android và hoạt động của các ứng dụng Google trên thiết bị của Huawei. Nhà sản xuất chip Đức Infineon Technologies được cho là cũng đã dừng cung cấp hàng cho Huawei theo lệnh cấm của Mỹ.
Trên thực tế, cuộc chiến công nghệ còn 90 ngày nữa để 2 bên chuẩn bị và có thể bùng nổ và lan rộng ra thế giới, đồng thời có thể ảnh hưởng tới ngành công nghiệp bán dẫn cũng như mạng 5G toàn cầu.
Dương Hoài Linh
ST chuyen