Văn Học & Nghệ Thuật
NHÀ VĂN THANH CHÂU NÓI VỀ T.T.KH.
Nhân việc này, nhà văn Đoàn Minh Tuấn đã gặp nhà văn Thanh Châu – người đã đăng bài thơ của T.T.KH. lên báo năm 1934 – để hỏi rõ ngọn ngành.
Nhà văn Thanh Châu tên thật Ngô Hoan, sinh ngày 17 tháng 9 năm 1912 tại thị xã Thanh Hóa. Quê nội ông ở Diễn Châu (Nghệ An). Năm 1926, học trường cao đẳng tiểu học Vinh, sau đó ra Hà Nội học trường đạo (Thiên chúa giáo), chung với Phạm Huy Thông. Thấy Phạm Huy Thông và Nguyễn Nhược Pháp viết, ông cũng cầm bút theo. Năm 17 tuổi, truyện ngắn đầu tay Bó hoa quá đẹpđược in. Nhờ truyện ngắn này mà ông được mời cộng tác với tuần báo Tiểu thuyết thứ 7 của Vũ Đình Long (1934).Ông trở thành cây bút chủ chốt tờ báo này trong suốt 10 năm. Sau cách mạng tháng 8, tham gia quân đội, phụ trách báo Vệquốc quân của Sư đoàn 304. Hòa bình (1954) lập lại, ông công tác ở báo Văn nghệ, Văn (Hội nhà văn). Kể từ tập truyện ngắn đầu tiên Trong bóng tối (1934), đến tập truyện ngắn Cún số 5 (Nxb Kim Đồng, 1992), ông đã có gần 20 đầu sách. Ông mất tại Thành phố Hồ Chí Minh vào lúc 11 giờ 30 phút ngày 8 tháng 5 năm 2007, thọ 95 tuổi.
NHÀ VĂN THANH CHÂU NÓI VỀ T.T.KH.
ĐOÀN MINH TUẤN thực hiện.
Được biết tác giả Thế Nhật, qua Nxb Văn hóa- thông tin, đã cho ra mắt cuốn T.T.KH., NÀNG LÀ AI?, tôi vừa mừng vừa lo. Mừng, vì một nghi án văn chương kéo dài hơn nửa thế kỷ, nay có lời giải. Lo vì tính chính xác và khoa học của tác phẩm. Mỗt buổi sáng mùa thu, cuối tháng 8 năm 1994, tôi đến thăm nhà văn Thanh Châu, tác giả truyện ngắn Hoa ti- gôn – người khơi nguồn của nữ sĩ bí ấn có tên là T.T.KH. Bởi, nhà văn Tô Hoài đã có lần khích: “Câu chuyện tình u uẩn mà nhiều báo một thời bàn tán sôi nổi, nào Hai sắc hoa ti- gôn, nào T.T.KH, nào Thâm Tâm vàKhánh là ai? Những éo le mơ hồ, các anh Thanh Châu, Thâm Tâm, Trần Huyền Trân, Nguyễn Bính - những đồng tác giả ấy, hôm nay cũng còn có bạn có thể kể lại rành rẽ được, hay là cứ để mờ ảo mãi như thế…? (báo Văn nghệsố 45, tháng 11- 1986).
Người có thể kể rành rẽ được về T.T.KH. chi còn duy nhất là nhà văn Thanh Châu.
Nhà ông nằm trên phố Trần Quốc Toản – một phố nhỏ yên tĩnh trong lòng Hà Nội. Nhà văn đã già, gương mặt đôn hậu, đôi mắt tinh anh, nhanh nhẹn dẫn tôi lên gác 2. Phòng trang trí đơn giản, có treo tranh Trần Duy, Nguyễn Gia Trí và Nguyễn Tiến Chung . Một gia sách nhỏ nhắn, phần lớn là sách văn học.
Chưa biết tôi đến với mục đích gì, ông Thanh Châu vừa pha trà vừa say sưa kể cho nghe về công cuôc tỉm mộ nhà thơ Thâm Tâm tại Cao Bằng, mà ông đang tham gia, nhưng chưa có kết quả cụ thể. Câu chuyện tìm mộ Thâm Tâm, tuy chưa kết thúc, nhưng thật cảm động.
Tôi hỏi: - Thưa nhà văn Thanh Châu, trong cuốn sách của Thế Nhật có nói rằng, đã phát hiện ra T.T.KH., nữ sĩ đó có tên thật Trần Thị Vân Chung. Xin hỏi, ông có biết người đó là ai ?
Nhà văn chợt ngẩng lên, ánh nhìn như dừng lại, đôi mắt dõi vào ký ức xa xăm. Giọng ông trầm xuống :
-Đó là chuyện một thời với bạn bè cùng sinh trưởng ở thi xã, quê cũ Thanh Hóa. (Trần Thị) Vân Chung lớn lên, lấy một sinh viên Trường Luật, tên là Lê Ngọc Chấn. Ông này có thời làm tông trưởng quốc phòng thời Mỹ-Diệm và đại sứ ở Luân Đôn. Sau ngày giải phóng miền Nam, năm 1976, tôi có tìm gặp (Trần Thị Vân Chung). Và khi nghe tin ông Chấn mất, tôi có gửi lời chia buồn trước khi bà (Trần Thị) Vân Chung sang Pháp ở với các con.
- Thưa ông, bà (Trần Thị) Vân Chung có làm thơ không ?
- Theo tôi biết, bà (Trần Thị) Vân Chung có học ở trường tỉnh Thanh, trước Cách mạng. Thời Mỹ-Diệm ở Sài Gòn, hình như ở nhà, bà Vân Chung thường có một tổ thơ, gồm các phu nhân hay gặp gỡ, xướng, họa cùng nhau. Bà Vân Chung tuyệt nhiên không hề biết gì về T.T.KH. Tôi còn nhớ lúc đó sau giải phóng Sài Gòn, báo chí có lục lại vấn đề T.T.KH. – bà Vân Chung nói đùa với tôi:
“… Thơ T.T.KH. lại do Thanh Châu bịa ra, chứ còn ai ?”
Tôi lấy làm lạ, tại sao lại có cuốn sách nào đặt vấn đề T.T.KH. là bà Vân Nương?
Câu chuyện giữa chúng tôi đang vui, lại có tiếng gọi của bà vợ ông Thanh Châu ở nhà dưới. Nhà văn buồn, kể cho nghe về tai nạn của bà, 2 lần bị ngã từ trên gác xuống; nay ảnh hưởng tới thần kinh – ông và con gái là Quỳnh Châu, công tác đạo diễn ở Đài truyền hình Việt Nam phải chăm sóc.
Ông nói tiếp:
- Còn T.T.KH. là ai , tôi đã nói hết trong cuốn Thâm Tâm và T.T.KH (Hoài Việt - TP ghi) , do Nxb Hội nhà văn ấn hành 1991 rồi.
Nhà văn Thanh Châu đưa tôi xem cuốn sách đó. Ông kể( tiếp):
- Sau khi truyện ngắn Hoa ti-gôn in ra, tôi có nhận được bài thơ đầu tiên của T.T.KH, kèm theo một bức thư, xin chữ ký. Bức thư nói về hoàn cảnh riêng, nên bà ta không tiện giao dịch với nhà báo; nên từ đấy, cũng không biết thêm về bà.
- Ông có thể cho biết vì sao ông không giữ lại bức thư đó?
- Thời trẻ mà, tính tình bừa bãi, đang tuổi ăn chơi, lại nhiều bạn gái - ông Thanh Châu cười hóm hỉnh – Hơn nữa, tôi vẫn nghĩ, phụ nữ làm thơ phần lớn đều không xinh đẹp… Tôi cũng muốn biết địa chỉ của T.T.KH., để gửi báo biếu và khuyến khích, nhưng biết bà cố giấu, nên rồi cũng bỏ qua.
-Năm 1990, trong bài Nói thêm về…, ông có nhắc tới chuyện, hình như là T.T.KH có đến thăm ông ?
-Vâng, dạo đó tôi vắng nhà. Một hôm, nghe mẹ tôi nói: có 2 người con gái đến chơi, không chịu xưng tên; chỉ để lại 1 bó hoa ti-gôn, rồi ra về. Tôi đoán rằng, có thể 1 trong 2 người đó là T.T.KH. chăng?
-Trên thi đàn hồi đó, có mấy người nhận mình là người yêu của T.T.KH.?
-Chuyện đời lạ lắm. Hiếm có người con gái nào làm mấy bài thơ là nổi tiếng ngay, như T.T.KH – khiến 2 ông Hoài Thanh + Hoài Chân phải đưa vào Thi nhân Việt Nam. Tôi nghĩ, chắc thấy T.T.KH. làm thơ hay, Nguyễn Bính cũngghé mấy bài. (Cô gái vườn Thanh và Dòng dư lệ) - còn Thâm Tâm cũng có bài Các anh. Nhưng tôi biết, hơi thơcủa các ông bạn tôi hơi cổ, khác xa thơ T.T.KH. Chắc bà ta là người có học, nên theo kịp trào lưu thơ mới.
Tôi còn tới thăm nhà văn Thanh Châu vài lần nữa, để nghe ông nói hết những gì mà tôi muốn biết thêm vềT.T.KH. Tôi hỏi :
-Thực tình ông có đoán được T.T.KH là người thế nào không?
- Chắc là một phụ nữ có hoàn cảnh gia đình không tiện nói ra, nên chỉ thổ lộ bằng mấy bài thơ, rồi im bặt .
Tôi đã mở Thi nhân Việtnam đọc lại những dòng viết về T.T.KH:
“Ai biết ‘ Cô gái vườn Thanh’ bây giờ thế nào? Liệu người ta có thể lẳng lặng ôm nỗi buồn riêng cho đến khi về 9 suối?…” (tháng 11- 1941).
Hơn 50 năm sau, mùa thu 1990, trong bài: ‘Nói thêm về T.T.KH.’ Thanh Châu viết tiếp :
“…Tôi không tin rằng ai đó đã gặp (được) bà, được bà sẵn lòng cho gặp. Một người đã cố tình quên đi, đào sâu, chôn chặt mối tình đau xót, bất hạnh nhất của mình (mà đã có những bài thơ như thế, chỉ bộc lộ 1 lần rồi dập tắt) – hẳn không giống kẻ kém đức, chỉ mong nổi tiếng với 1 bài thơ tình được đăng lên báo?”.
Thời gian nói chuyện đã lâu, tôi đứng dậy, xin phép ra về. Ông Thanh Châu ra tiễn, lại vui Chuyện:
- ‘Hữu xạ tự nhiên hương’. Chuyện về T,.T.KH, sách báo trong Nam, ngoài Bắc, đã nói quá nhiều – ngoài ra cỏn có các băng ghi âm ở trong và ngoài nước của những ca sĩ mến mộ thơ bà để lại. Tôi mong chuyện này sớm được khép lại.
Đêm thu Hà Nội mát rượi, bầu trời sâu thẳm, long lanh những vì sao. Tôi đi qua phố Hàng Bông, nơi trước kia, tại ngôi nhà số 93, từng là trụ sở tuần báo Tiểu thuyết thứ 7 – nơi hơn nửa thế kỷ trước- những bài thơ của T.T.KH. đã được gửi tới địa chỉ này. Thời gian trôi đi, cảnh cũ, người xưa không còn nữa, chỉ có những ngôi sao vẫn long lanh, bí ấn, như những viên ngọc tỏa sáng giữa bầu trời.
Hà Nội, mùa thu 1994.
ĐOÀN MINH TUẤN (1932 - )
____
T.T.KH., nàng là ai? của Thế Nhật – (tên ghép của Thế Phong và Trần Nhật Thu) – Nxb văn hóa – thông tin tái bản, Hà Nội 2001 .
Bàn ra tán vào (0)
NHÀ VĂN THANH CHÂU NÓI VỀ T.T.KH.
Nhân việc này, nhà văn Đoàn Minh Tuấn đã gặp nhà văn Thanh Châu – người đã đăng bài thơ của T.T.KH. lên báo năm 1934 – để hỏi rõ ngọn ngành.
Nhà văn Thanh Châu tên thật Ngô Hoan, sinh ngày 17 tháng 9 năm 1912 tại thị xã Thanh Hóa. Quê nội ông ở Diễn Châu (Nghệ An). Năm 1926, học trường cao đẳng tiểu học Vinh, sau đó ra Hà Nội học trường đạo (Thiên chúa giáo), chung với Phạm Huy Thông. Thấy Phạm Huy Thông và Nguyễn Nhược Pháp viết, ông cũng cầm bút theo. Năm 17 tuổi, truyện ngắn đầu tay Bó hoa quá đẹpđược in. Nhờ truyện ngắn này mà ông được mời cộng tác với tuần báo Tiểu thuyết thứ 7 của Vũ Đình Long (1934).Ông trở thành cây bút chủ chốt tờ báo này trong suốt 10 năm. Sau cách mạng tháng 8, tham gia quân đội, phụ trách báo Vệquốc quân của Sư đoàn 304. Hòa bình (1954) lập lại, ông công tác ở báo Văn nghệ, Văn (Hội nhà văn). Kể từ tập truyện ngắn đầu tiên Trong bóng tối (1934), đến tập truyện ngắn Cún số 5 (Nxb Kim Đồng, 1992), ông đã có gần 20 đầu sách. Ông mất tại Thành phố Hồ Chí Minh vào lúc 11 giờ 30 phút ngày 8 tháng 5 năm 2007, thọ 95 tuổi.
NHÀ VĂN THANH CHÂU NÓI VỀ T.T.KH.
ĐOÀN MINH TUẤN thực hiện.
Được biết tác giả Thế Nhật, qua Nxb Văn hóa- thông tin, đã cho ra mắt cuốn T.T.KH., NÀNG LÀ AI?, tôi vừa mừng vừa lo. Mừng, vì một nghi án văn chương kéo dài hơn nửa thế kỷ, nay có lời giải. Lo vì tính chính xác và khoa học của tác phẩm. Mỗt buổi sáng mùa thu, cuối tháng 8 năm 1994, tôi đến thăm nhà văn Thanh Châu, tác giả truyện ngắn Hoa ti- gôn – người khơi nguồn của nữ sĩ bí ấn có tên là T.T.KH. Bởi, nhà văn Tô Hoài đã có lần khích: “Câu chuyện tình u uẩn mà nhiều báo một thời bàn tán sôi nổi, nào Hai sắc hoa ti- gôn, nào T.T.KH, nào Thâm Tâm vàKhánh là ai? Những éo le mơ hồ, các anh Thanh Châu, Thâm Tâm, Trần Huyền Trân, Nguyễn Bính - những đồng tác giả ấy, hôm nay cũng còn có bạn có thể kể lại rành rẽ được, hay là cứ để mờ ảo mãi như thế…? (báo Văn nghệsố 45, tháng 11- 1986).
Người có thể kể rành rẽ được về T.T.KH. chi còn duy nhất là nhà văn Thanh Châu.
Nhà ông nằm trên phố Trần Quốc Toản – một phố nhỏ yên tĩnh trong lòng Hà Nội. Nhà văn đã già, gương mặt đôn hậu, đôi mắt tinh anh, nhanh nhẹn dẫn tôi lên gác 2. Phòng trang trí đơn giản, có treo tranh Trần Duy, Nguyễn Gia Trí và Nguyễn Tiến Chung . Một gia sách nhỏ nhắn, phần lớn là sách văn học.
Chưa biết tôi đến với mục đích gì, ông Thanh Châu vừa pha trà vừa say sưa kể cho nghe về công cuôc tỉm mộ nhà thơ Thâm Tâm tại Cao Bằng, mà ông đang tham gia, nhưng chưa có kết quả cụ thể. Câu chuyện tìm mộ Thâm Tâm, tuy chưa kết thúc, nhưng thật cảm động.
Tôi hỏi: - Thưa nhà văn Thanh Châu, trong cuốn sách của Thế Nhật có nói rằng, đã phát hiện ra T.T.KH., nữ sĩ đó có tên thật Trần Thị Vân Chung. Xin hỏi, ông có biết người đó là ai ?
Nhà văn chợt ngẩng lên, ánh nhìn như dừng lại, đôi mắt dõi vào ký ức xa xăm. Giọng ông trầm xuống :
-Đó là chuyện một thời với bạn bè cùng sinh trưởng ở thi xã, quê cũ Thanh Hóa. (Trần Thị) Vân Chung lớn lên, lấy một sinh viên Trường Luật, tên là Lê Ngọc Chấn. Ông này có thời làm tông trưởng quốc phòng thời Mỹ-Diệm và đại sứ ở Luân Đôn. Sau ngày giải phóng miền Nam, năm 1976, tôi có tìm gặp (Trần Thị Vân Chung). Và khi nghe tin ông Chấn mất, tôi có gửi lời chia buồn trước khi bà (Trần Thị) Vân Chung sang Pháp ở với các con.
- Thưa ông, bà (Trần Thị) Vân Chung có làm thơ không ?
- Theo tôi biết, bà (Trần Thị) Vân Chung có học ở trường tỉnh Thanh, trước Cách mạng. Thời Mỹ-Diệm ở Sài Gòn, hình như ở nhà, bà Vân Chung thường có một tổ thơ, gồm các phu nhân hay gặp gỡ, xướng, họa cùng nhau. Bà Vân Chung tuyệt nhiên không hề biết gì về T.T.KH. Tôi còn nhớ lúc đó sau giải phóng Sài Gòn, báo chí có lục lại vấn đề T.T.KH. – bà Vân Chung nói đùa với tôi:
“… Thơ T.T.KH. lại do Thanh Châu bịa ra, chứ còn ai ?”
Tôi lấy làm lạ, tại sao lại có cuốn sách nào đặt vấn đề T.T.KH. là bà Vân Nương?
Câu chuyện giữa chúng tôi đang vui, lại có tiếng gọi của bà vợ ông Thanh Châu ở nhà dưới. Nhà văn buồn, kể cho nghe về tai nạn của bà, 2 lần bị ngã từ trên gác xuống; nay ảnh hưởng tới thần kinh – ông và con gái là Quỳnh Châu, công tác đạo diễn ở Đài truyền hình Việt Nam phải chăm sóc.
Ông nói tiếp:
- Còn T.T.KH. là ai , tôi đã nói hết trong cuốn Thâm Tâm và T.T.KH (Hoài Việt - TP ghi) , do Nxb Hội nhà văn ấn hành 1991 rồi.
Nhà văn Thanh Châu đưa tôi xem cuốn sách đó. Ông kể( tiếp):
- Sau khi truyện ngắn Hoa ti-gôn in ra, tôi có nhận được bài thơ đầu tiên của T.T.KH, kèm theo một bức thư, xin chữ ký. Bức thư nói về hoàn cảnh riêng, nên bà ta không tiện giao dịch với nhà báo; nên từ đấy, cũng không biết thêm về bà.
- Ông có thể cho biết vì sao ông không giữ lại bức thư đó?
- Thời trẻ mà, tính tình bừa bãi, đang tuổi ăn chơi, lại nhiều bạn gái - ông Thanh Châu cười hóm hỉnh – Hơn nữa, tôi vẫn nghĩ, phụ nữ làm thơ phần lớn đều không xinh đẹp… Tôi cũng muốn biết địa chỉ của T.T.KH., để gửi báo biếu và khuyến khích, nhưng biết bà cố giấu, nên rồi cũng bỏ qua.
-Năm 1990, trong bài Nói thêm về…, ông có nhắc tới chuyện, hình như là T.T.KH có đến thăm ông ?
-Vâng, dạo đó tôi vắng nhà. Một hôm, nghe mẹ tôi nói: có 2 người con gái đến chơi, không chịu xưng tên; chỉ để lại 1 bó hoa ti-gôn, rồi ra về. Tôi đoán rằng, có thể 1 trong 2 người đó là T.T.KH. chăng?
-Trên thi đàn hồi đó, có mấy người nhận mình là người yêu của T.T.KH.?
-Chuyện đời lạ lắm. Hiếm có người con gái nào làm mấy bài thơ là nổi tiếng ngay, như T.T.KH – khiến 2 ông Hoài Thanh + Hoài Chân phải đưa vào Thi nhân Việt Nam. Tôi nghĩ, chắc thấy T.T.KH. làm thơ hay, Nguyễn Bính cũngghé mấy bài. (Cô gái vườn Thanh và Dòng dư lệ) - còn Thâm Tâm cũng có bài Các anh. Nhưng tôi biết, hơi thơcủa các ông bạn tôi hơi cổ, khác xa thơ T.T.KH. Chắc bà ta là người có học, nên theo kịp trào lưu thơ mới.
Tôi còn tới thăm nhà văn Thanh Châu vài lần nữa, để nghe ông nói hết những gì mà tôi muốn biết thêm vềT.T.KH. Tôi hỏi :
-Thực tình ông có đoán được T.T.KH là người thế nào không?
- Chắc là một phụ nữ có hoàn cảnh gia đình không tiện nói ra, nên chỉ thổ lộ bằng mấy bài thơ, rồi im bặt .
Tôi đã mở Thi nhân Việtnam đọc lại những dòng viết về T.T.KH:
“Ai biết ‘ Cô gái vườn Thanh’ bây giờ thế nào? Liệu người ta có thể lẳng lặng ôm nỗi buồn riêng cho đến khi về 9 suối?…” (tháng 11- 1941).
Hơn 50 năm sau, mùa thu 1990, trong bài: ‘Nói thêm về T.T.KH.’ Thanh Châu viết tiếp :
“…Tôi không tin rằng ai đó đã gặp (được) bà, được bà sẵn lòng cho gặp. Một người đã cố tình quên đi, đào sâu, chôn chặt mối tình đau xót, bất hạnh nhất của mình (mà đã có những bài thơ như thế, chỉ bộc lộ 1 lần rồi dập tắt) – hẳn không giống kẻ kém đức, chỉ mong nổi tiếng với 1 bài thơ tình được đăng lên báo?”.
Thời gian nói chuyện đã lâu, tôi đứng dậy, xin phép ra về. Ông Thanh Châu ra tiễn, lại vui Chuyện:
- ‘Hữu xạ tự nhiên hương’. Chuyện về T,.T.KH, sách báo trong Nam, ngoài Bắc, đã nói quá nhiều – ngoài ra cỏn có các băng ghi âm ở trong và ngoài nước của những ca sĩ mến mộ thơ bà để lại. Tôi mong chuyện này sớm được khép lại.
Đêm thu Hà Nội mát rượi, bầu trời sâu thẳm, long lanh những vì sao. Tôi đi qua phố Hàng Bông, nơi trước kia, tại ngôi nhà số 93, từng là trụ sở tuần báo Tiểu thuyết thứ 7 – nơi hơn nửa thế kỷ trước- những bài thơ của T.T.KH. đã được gửi tới địa chỉ này. Thời gian trôi đi, cảnh cũ, người xưa không còn nữa, chỉ có những ngôi sao vẫn long lanh, bí ấn, như những viên ngọc tỏa sáng giữa bầu trời.
Hà Nội, mùa thu 1994.
ĐOÀN MINH TUẤN (1932 - )
____
T.T.KH., nàng là ai? của Thế Nhật – (tên ghép của Thế Phong và Trần Nhật Thu) – Nxb văn hóa – thông tin tái bản, Hà Nội 2001 .