Đoạn Đường Chiến Binh
NHỚ CHIẾN TRƯỜNG XƯA - BÀI 7 - KÝ SỰ - Trần Văn Ngà
QUÂN TRÚ PHÒNG
: 6 NGÀN THỦY QUÂN LỤC CHIẾN MỸ + 1 TIỂU ĐOÀN BĐQ/QLVNCH + 1 TRẠI LỰC LƯỢNG ĐẶC BIỆT + SƯ ĐOÀN I KHÔNG KỴ MỸ & NHIỀU ĐƠN VỊ...YỄM TRỢ
QUÂN CHÁNH QUY CỘNG SẢN BV: TRÊN 17,200 QUÂN: SƯ ĐOÀN 325 - 304...HÀNG CHỤC TRUNG, TIỂU ĐOÀN CHUYÊN MÔN VÀ ĐỊA PHƯƠNG: PHÁO BINH, CÔNG BINH, TRUYỀN TIN, QUÂN Y, THIẾT GIÁP... 6 THÁNG BAO VÂY KHE SANH - LỰC LƯỢNG TRỪ BỊ: 16 NGÀN QUÂN ĐƯỢC BỐ TRÍ TRÊN ĐƯỜNG SỐ 9 NAM LÀO: 2 SƯ ĐOÀN 320 & 324 - QUÂN CSBV SỬ DỤNG LẦN ĐẦU TIÊN TRONG CHIẾN TRANH VN XE TĂNG & THIẾT GIÁP ĐÁNH CHIẾM LANG VEI VÀ BAN HOUEI SANE CỦA QUÂN HOÀNG GIA LÀO.
TỔN THẤT - TỪ 21.1 ĐẾN 5.7.1968 TẠI CỨ ĐIỂM KHE SANH (KHE SANH COMBAT BASE - KSCB): MỸ 1,500 CHẾT 8 NGÀN BỊ THƯƠNG - HOÀNG GIA LÀO 3,5 NGÀN CHẾT 9 NGÀN BỊ THƯƠNG - VNCH VỚI 2 NGÀN CHẾT ( DÂN SỰ CHIẾN ĐẤU HƠN 1,5 NGÀN CHẾT - 229 BĐQ & 436 BỊ THƯƠNG VÀ 250/500 DÂN SỰ CHIẾN ĐẤU CHẾT HOẶC BỊ BẮT Ở TRẠI LLĐB LANG VEI) - QUÂN CHÍNH QUY CỘNG SẢN BẮC VIỆT CHẾT TỪ 10 ĐẾN 15 NGÀN.
BOM & PHÁ0 CỦA MỸ SỬ DỤNG: 100,000 TẤN BOM - TRUNG BÌNH MỖI NGÀY 1,300 TẤN VÀ SỐ ĐẠN PHÁO KỶ LỤC 158,000 QUẢ - ĐẠI TƯỚNG WESTMORELAND ĐỀ NGHỊ TĂNG VIỆN 206 NGÀN QUÂN MỚI CÓ THỂ CHIẾN THẮNG QUÂN CSBV - BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG McNAMARA TÍNH ĐẾN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG VŨ KHÍ NGUYÊN TỬ (CHIẾN THUẬT) HOẶC VŨ KHÍ HÓA HỌC ĐỂ GIẢI VÂY KHE SANH
Từ ngày 21.1.1968, nhiều sư đoàn quân chánh quy CSBV (từ 2 đến 3 sư đoàn) từ từ siết chặt vòng vây cứ điểm chiến lược Khe Sanh. Theo tài liệu, Khe Sanh Combat Base bao gồm luôn Trại Lực Lượng Đặc Biệt Làng Vei và tiền đồn - Trại Lực Lượng Đặc Biệt của Hoàng Gia Lào Ban Houei Sane, làng Khe Sanh cách Khe Sanh Combat Base 3 km, các tiền đồn khác... Đến ngày 9.7.1968 cộng quân hoàn toàn làm chủ căn cứ chiến lược Khe Sanh. Quân trú phòng đã di tản chiến thuật, rút hết ra khỏi Khe Sanh từ ngày 5.7, mãi đến ngày 9.7.1968, cộng quân mới vào chiếm căn cứ chiến lược này, chúng dựng cờ tại sân bay Ta Con (Khe Sanh). Cộng quân không ngờ quân Mỹ rút chạy khỏi địa ngục trần gian Khe Sanh. Với trận đánh khốc liệt dai dẳng nhứt hơn 6 tháng và số tử vong cao nhứt trong lịch sử chiến tranh Việt Nam mà quân Mỹ đã gặp phải tại Khe Sanh Combat Base, tổn thất khá cao 1,500 chết và hơn 8 ngàn bị thương. Quân Mỹ ném trên 100,000 tấn bom, tương đương với khối lượng chất nổ, gấp 5 lần quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống Hiroshima năm 1945. Trung bình mỗi ngày, không lực Mỹ ném 1,300 tấn bom lên 20,000 cộng quân bao vây Khe Sanh, trung bình mỗi tên lãnh 5 tấn bom. Quân Mỹ phải sử dụng các pháo đài bay B 52 từ các căn cứ xa xôi: đảo Guam - Okinawa - Thái Lan và nhiều chiến đấu cơ, oanh tạc cơ đến trợ chiến. Số lượng đạn pháo binh của quân Mỹ bắn lên các đồi núi chung quanh căn cứ Khe Sanh 158,000 quả pháo. Như vậy, đạn pháo rơi trên đầu mỗi cộng quân, lãnh đủ 8 quả. Quân tham chiến trực tiếp và trừ bị của Mỹ lên đến con số 45 ngàn quân với các đơn vị thiện chiến sừng sõ như Thủy Quân Lục Chiến, Không Kỵ (airmobile)...
Các nhà báo và các nhà quan sát thời cuộc so sánh trận chiến khốc liệt tại Cứ Điểm chiến lược Khe Sanh - Khe Sanh Combat Base, như là một Điện Biên Phủ thứ 2. Việt Minh (CSBV) đã chiến thắng quân viễn chinh Pháp năm 1954 tại lòng chảo Điện Biên Phủ, đi đến ký kết Hiệp Ước Đình Chiến Quốc Tế tại Genève-Thụy Sĩ ngày 20.7.1954, kết thúc chiến tranh Đông Dương (Việt - Miên - Lào). Căn cứ chiến lược Khe Sanh, năm 1968, không bị thất thủ như căn cứ chiến lược ở khu lòng chảo Điện Biên Phủ, năm 1954. Vì không lực của Quân đội Mỹ là một không lực hùng mạnh vĩ đại nhứt thế giới, ngăn chặn được chiến thuật biển người cố hữu của quân cộng sản ở mọi nơi như trận chiến Cao Ly , năm 1950 - 1953, trận Điện Biên Phủ năm 1954...Nhưng, CSBV cũng đạt được quyết tâm chiếm được Khe Sanh dù phải trả giá đắt. Quân Mỹ muốn rút ra khỏi Khe Sanh phải sử dụng kế hoạch di tản chiến thuật và thành công, không bị thất thủ nhục nhã như quân Pháp tại Điện Biên Phủ, 1954. Từ sự bỏ ngõ Căn Cứ Khe Sanh, Mỹ cũng kết thúc chiến tranh Việt Nam bằng Hiệp Định Paris năm 1973 và 2 năm sau, CSBV chiếm được hoàn toàn Miền Nam VN năm 1975.
Chính Tổng Thống Mỹ Lyndon Johnson ra lệnh cho các cấp chỉ huy quân sự phải giữ căn cứ chiến lược Khe Sanh bằng mọi giá - President Lyndon Johnson's order to hold the base of Khe Sanh at all costs và Tổng Thống không muốn cứ điểm Khe Sanh Combat Base trở thành một Điện Biên Phủ như của quân Pháp bị thất thủ năm 1954 - Khe Sanh not to be American Dien Bien Phu. Khi Khe Sanh Combat Base nguy ngập, sắp thất thủ như Điện Biên Phủ, ông Bộ Trưởng Quốc Phòng Robert McNamara tính đến việc sử dụng vũ khí nguyên tử chiến thuật hoặc vũ khí hóa học để kết thúc trận chiến và bảo toàn được sanh mạng quân trú phòng Khe Sanh. Bản báo cáo tối mật 152 trang đó đã gởi lên Tổng Thống Johnson, không được chấp thuận và báo cáo tối mật này được giải mật năm 2005. Trước đó, Đại Tướng Tổng Tư Lệnh Quân Đội Mỹ tại chiến trường Việt Nam Westmoreland cũng đã từng thỉnh cầu tăng viện 206,000 quân với tốn phí thêm khoảng 10 tỷ đôla, mới có thể chiến thắng quân CSBV, cũng bị bác bỏ...
(H: Tổng Thống Lyndon Johnson - Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Walt W. Restow đang xem phóng đồ Khe Sanh Combat Base)
Cứ điểm chiến lược Khe Sanh - Khe Sanh Combat Base vô cùng quan yếu vì thất thủ Khe Sanh sẽ mất cả một vùng phòng ngự giới tuyến, đưa đến mất Vùng I & II Chiến Thuật, kéo theo mất cả lãnh thổ VNCH. Điều này xảy ra y chang như quân viễn chinh Pháp mất Điện Biên Phủ năm 1954, chỉ 2 tháng sau chính phủ Pháp ký Hiệp Định Genève 20.7.1954, mất cả 3 nước Đông Dương (Việt Miên Lào). Năm 1968, quân Mỹ để mất Khe Sanh, còn kéo dài được 7 năm hay sau 2 năm ký Hiệp Định Paris, năm 1973 mới mất cả Miền Nam Việt Nam vào ngày 30.4.1975.
HÀNG RÀO ĐIỆN TỬ McNAMARA
Chiến tranh Việt Nam, một loại chiến tranh tổng hợp vừa là chiến tranh du kích vừa là chiến tranh quy ước và trận địa chiến với các đơn vị chính quy thiện chiến của đôi bên, trực diện thử sức về tài lãnh đạo chỉ huy, tiếp vận, chiến thuật, chiến lược, sự gan lỳ chịu đựng trong chiến đấu, thử nghiệm vũ khí mới và các phương tiện chiến tranh hiện đại.
Từ bên này bờ sông Bến Hải thuộc lãnh thổ VNCH, quân Mỹ đã thiết đặt một hệ thống phòng thủ chiến lược vô cùng tốn kém bằng các căn cứ hỏa lực lớn nhỏ và nhiều Trại Lực Lượng Đặc Biệt nhằm án ngữ, ngăn chặn, triệt tiêu đường xâm nhập của cộng quân từ Bắc vào Nam. Với các căn cứ hỏa lực hoặc Trại LLĐB: Bradley - Goodman - Airborne - Pepper - Eagle's Net - Georgia - Berchterga - A Lưới - Tà Bạt - Hamburger Hill - A Shau - Lang Vei... thuộc lãnh thổ Vùng I Chiến Thuật. Hệ thống phòng ngự này được nối tiếp chạy xuống miền Nam, dọc theo dãy Trường Sơn cho đến Vùng II với hàng bao nhiêu căn cứ hỏa lực, trại LLĐB khác: Ia Drang - Pleime - Đức Cơ - Ben Het - Chu Pong - Chu Pao - Dakto - Daksut... đến Vùng III Chiến Thuật dọc theo biên giới Việt Miên và kéo dài qua các tỉnh miền Tây: Kiến Tường, Kiến Phong, Châu Đốc cho đến Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang) thuộc Vùng IV Chiến Thuật.
Với những dụng cụ điện tử mới phát minh của quân Mỹ được phi cơ thả xuống, hoặc nguỵ trang cài đặt khắp vùng phi quân sự, đường mòn Hồ Chí Minh, dọc theo biên giới Việt Lào...nhằm phát hiện sự di chuyển của cộng quân trên đường xâm nhập miền Nam. Tất cả những phương tiện điện tử tình báo và hệ thống căn cứ hỏa lực và các trại LLĐB tạo thành một chuỗi mắc xích đều khắp như là một hàng rào điện tử chiến lược do kế sách của ông Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ McNamara nghĩ ra.
(H: từ phải ĐT Westmoreland - TT Lownds Tư Lệnh SĐ3 TQLC - Tướng Tư Lệnh III Marine Amphibious Force - III MAF).
Nhưng, kế hoạch thiết đặt hàng rào điện tử McNamara không còn hữu hiệu khi quân CSBV ồ ạt xâm nhập đều khắp, chiếm được hàng loạt các cứ điểm quân sự của Mỹ hoặc bị áp lực nặng của CSBV, các căn cứ hỏa lực này hay Trại LLĐB phải di tản chiến thuật, bỏ ngõ vùng địa đầu giới tuyến. Như vậy,
kế hoạch thiết đặt hàng rào điện tử McNamara hoàn toàn thất bại - termination of McNamara line,từ sau ngày thất thủ tiền đồn - Trại Lực Lượng Đặc Biệt A Shau và mất Khe Sanh vào quân CSBV, là tiền đề của sự phòng ngự kiên cố ở vùng địa đầu giới tuyến bị phá vỡ. Quân Mỹ lại có kế hoạch Việt Nam Hóa Chiến Tranh và rút khỏi Việt Nam thông qua Hiệp Định Paris 1973. Điều trớ trêu, chính Mỹ tự ý đưa đại quân đến đánh giúp Việt Nam mà chẳng có ai chánh thức mời mọc, nay "bỏ của chạy lấy người" mà còn nhẫn tâm cắt mọi viện trợ đưa đến sự kết thúc bi thảm, mất hoàn toàn lãnh thổ miền Nam và chánh thể VNCH vào tay CSBV từ ngày 30.4.1975.
CẤP CHỈ HUY CHIẾN TRƯỜNG KHE SANH: MỸ & CỘNG SẢN BẮC VIỆT
Một điều quan trọng, người Việt quốc gia cần lưu ý, từ năm 1965, quân Mỹ ồ ạt vào Miền Nam VN cũng là thời điểm mà quân Mỹ có đầu óc "kẻ cả", các trận đánh lớn nhỏ hay các tiền đồn, căn cứ hỏa lực, cứ điểm chiến thuật, chiến lược, hệ thống Trại LLĐB, ở Vùng I & II Chiến Thuật đều do quân Mỹ đảm trách. Điều dễ hiểu, đây là những vùng quan yếu, hiểm trở nhứt và suốt con đường mòn HCM - con đường xâm nhập chính của quân CSBV, quân Mỹ cậy vào phương tiện tối ưu của họ về không lực và vũ khí tối tân, cho nên những căn cứ này đều do họ tự ý xây dựng, cũng như quân trú phòng hoàn toàn do quân Mỹ đảm trách. Ngoại trừ, cứ điểm chiến lược Khe Sanh có kết hợp với QLVNCH cùng trú phòng (1 Tiểu đoàn BĐQ), cũng có hình thức tượng trưng vì cấp chỉ huy chiến trường và chiến lược tổng quát đều do Bộ Tư Lệnh quân Mỹ ở Việt Nam hoạch định chỉ đạo. Với 2 vị Tổng Tư Lệnh quân Mỹ tại chiến trường Việt Nam, khi có kế hoạch thiết lập cứ điểm chiến lược Khe Sanh dưới thời Đại Tướng Creighton Abrams và khi cuộc chiến tại cứ điểm Khe Sanh nổ lớn với mấy chục ngàn quân CSBV bao vây gần và xa đều dưới thời tân Tổng Tư Lệnh quân Mỹ tại chiến trường VN - Đại Tướng William Westmoreland. Trực tiếp chỉ huy chiến đấu tại cứ điểm Khe Sanh - Tư Lệnh chiến trường Khe Sanh Combat Base: Thiếu Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến David E. Lownds và cấp chỉ huy các đơn vị Lực Lượng Đặc Biệt Mỹ: Đại Tá Rathvon M. Tompkins.
Về phía địch - cộng sản Bắc Việt với Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng với Quân Ủy Trung Ương lãnh đạo chỉ huy tổng quát và 2 Tư Lệnh chiến trường, về quân sự Trần Quý Hải, về chính trị Lê Quang Đạo cùng với 4 sư đoàn chính quy của CSBV...
TƯƠNG QUAN LỰC LƯỢNG TRÚ PHÒNG KHE SANH & QUÂN CHÍNH QUY CỘNG SẢN BẮC VIỆT
Lực lượng trú phòng Khe Sanh Combat Base, chủ yếu là Sư đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến Mỹ với 6 ngàn quân - 1 Tiểu đoàn Biệt Động Quân QLVNCH - 1 Trại LLĐB lớn - Phòng thủ vòng ngoài có Trại LLĐB Lang Vei, Trại LLĐB của quân Hoàng Gia Lào Ban Houei Sane, các tiền đồn nhỏ... Nhiều đơn vị yễm trợ trực tiếp cho Khe Sanh: đơn vị III MAF (III Marine Amphibious Force) - Sư Đoàn I Không Kỵ (1st Cavalary Division) - US Seventh Air Force - nhiều đơn vị khác và toàn thể SĐ 3 TQLC Mỹ cùng tham chiến. Các cuộc hành quân giải tỏa áp lực địch đang siết chặt vòng vây cứ điểm Khe Sanh, ít nhứt có 4 cuộc hành quân lớn nối tiếp nhau:
1 - Scotland I, diễn ra từ ngày 1.11.1967 đến ngày 31.3.1968
2 - Cuộc hành quân Pegasus, từ 1 đến 14 tháng 4 năm 1968 , quân Mỹ có số tử vong khá cao với 730 chết, 2,642 bị thương và 7 mất tích.
3 - Cuộc hành quân Scotland II, từ 15.4 đến 7.6 năm 1968, quân Mỹ cũng tổn thất khá cao với 485 chết, 2,396 bị thương.
4 - Cuộc hành quân cuối cùng được gọi là cuộc hành quân Final Evacuation - cuộc hành quân di tản, có tên là cuộc hành quân Charlie, từ 19.6 - 5.7.1968 có 11 TQLC Mỹ chết và hàng chục bị thương.
(H: Khe Sanh di tản)
Quan điểm chiến lược của Mỹ muốn biến cứ điểm Khe Sanh - Khe Sanh Combat Base thành một US Marine Corp, chỉ huy, điều phối các căn cứ hỏa lực và các Trại LLĐB vào một hệ thống chiến đấu chung bảo vệ vùng giới tuyến và Khe Sanh Combat Base là cứ điểm đầu não. Với khái niệm đặt tầm quan trọng chiến lược vào cứ điểm Khe Sanh, từ mùa hè năm 1967 kéo dài cho hết thu và đông với nhiều cuộc hành quân lớn nhỏ tìm diệt địch và phá hủy sào huyệt, lán trại nuôi dưỡng quân, huấn luyện và hậu cần của CSBV. Đặc biệt, cuộc hành quân quy mô không tập (do US Air Force với nhiều pháo đài bay B 52) chủ động như thác đổ, được đặt tên là cuộc hành quân Niagara (tên 1 cái thác nổi tiếng nhứt thế giới, giữa New York và Toronto, Canada). Cuộc hành quân này, dội hàng chục tấn bom, dọn quang khu vực quanh Khe Sanh để các lực lượng bộ chiến, nhứt là công binh lo xây dựng doanh trại, phi trường, kho tàng tiếp liệu, vòng rào kiên cố phòng thủ...và các đơn vị lo thiết đặt các công sự chiến đấu, giao thông hào, các ụ pháo binh, các ụ bảo vệ phi cơ...
Về lực lượng của cộng sản Bắc Việt đưa vào chiến trường Khe Sanh với 4 Sư đoàn chính quy thiện chiến: 304 - 320 - 324 - 325 - Trung đoàn 270 độc lập - 5 Trung đoàn pháo (16 - 45 - 84 - 204 - 675) với 212 khẩu pháo các loại: 152 ly - 130 ly - 122 ly - 105 ly - 100 ly và các dàn phóng hỏa tiển (122 ly...). Một điều lưu ý, đại bác 130 ly của CSBV rất thông dụng, di chuyển tương đối không cồng kềnh như pháo 155 ly và 105 ly của Mỹ. (Pháo 130 ly của quân CSBV có tầm bắn xa đến 19 miles, trong khi đó, đại bác 105 ly bắn xa được 9 miles và đại bác 155 ly bắn xa được 14.6 miles) - 1 Trung đoàn công binh + 1 Tiểu đoàn công binh độc lập - 1 tiểu đoàn truyền tin, quân y... và còn nhiều đơn vị địa phương khác cùng trợ chiến vào chiến dịch đánh chiếm căn cứ chiến lược Khe Sanh.
NHẬN ĐỊNH CHUNG VỀ HÀNG RÀO ĐIỆN TỬ McNAMARA
Cuộc phòng ngự chiến tuyến - căn cứ chiến lược Khe Sanh, Tổng Thống Mỹ Lyndon Johnson chỉ thị không để Khe Sanh Combat Base trở thành (not to be American Dien Bien Phu) như cuộc bao vây Điện Biên Phủ 1954 mà quân viễn chinh Pháp đã thất thủ - Như chúng ta biết, dưới những con mắt có tầm nhìn chiến thuật chiến lược của cấp chỉ huy chiến trường và các nhà quân sự lỗi lạc của Mỹ từ chính quốc cho đến đang hiện diện ở Việt Nam, đã được đúc kết báo cáo điều nghiên kỹ càng. Và trình lên Bộ Quốc Phòng cũng như chánh phủ (Tòa Bạch Ốc) chuẩn thuận, họ mới có ngân sách thực hiện kế hoạch chiến lược quy mô này. Muốn phòng thủ vững chắc vùng giới tuyến của VNCH phải tốn ngân sách hàng nhiều tỷ Mỹ Kim. Vì vậy, đích thân các cấp lãnh đạo cao nhứt của Ngũ Giác Đài với Đại Tướng Chủ Tịch Ủy Ban Tham Mưu Liên Quân (Tổng Tham Mưu Trưởng), Bộ Trưởng Quốc Phòng và nhiều phái đoàn cao cấp Mỹ đến VN kinh lý, quan sát tại chỗ để trình với Quốc Hội chuẩn thuận. Và đưa đến sự bố trí hệ thống phòng thủ chiến lược nhiều tốn phí này, gọi là "Hàng Rào Điện Tử McNamara" được thiết đặt khắp sát vùng phi quân sự. Hệ thống phòng ngự báo động này còn kéo dài xuống hướng Nam qua QL 546 - 547 & 548, biên giới Việt Lào và đường mòn Hồ Chí Minh dọc theo dãy
Trường Sơn...(H: quang cảnh chiến trường Khe Sanh)
Sự phòng thủ chiến lược vùng giới tuyến vô cùng quan yếu đối với sự bảo toàn lãnh thổ và chánh thể VNCH, nếu để mất vùng lãnh thổ này, cộng sản BV tha hồ, tự do xâm nhập vào miền Nam Việt Nam.
Nếu tôi nhớ không lầm, khi ông McNamara từ giã chức Chủ tịch Motor company, được Quốc Hội chấp thuận cho ông giữ chức vụ Bộ Trưởng Quốc Phòng theo đề nghị của Tòa Bạch Ốc. Sau khi rời chức vụ Bộ Trưởng Quốc Phòng, ông McNamara được đắc cử vào chức Chủ Tịch Ngân Hàng Thế Giới - President of World Bank- một chức vụ danh giá trong lãnh vực ngân hàng tài chánh thế giới. Sau 7 năm phục vụ trong chức Bộ Trưởng Quốc Phòng dưới thời 2 Tổng Thống Kennedy và Johnson từ năm 1961 đến năm 1968. Ông McNamara là một chiến lược gia - nhà kiến trúc tài giỏi xây dựng chính sách quốc phòng Mỹ lúc bấy giờ, cũng như ông thuyết phục thúc đẩy Tổng Thống Johnson gia tăng oanh tạc miền Bắc, năm 1964, để thúc ép CSBV phải vào bàn hội nghị Paris...và ông là cha đẻ hàng rào điện tử phòng thủ vùng giới tuyến VNCH, được mang tên ông.
Khi mới nhận chức Bộ Trưởng Quốc Phòng, trong một cuộc họp báo ở Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn, ông McNamara "trình làng" sách lược của ông về bàn cờ quân sự của Mỹ trên thế giới và đặc biệt đối với chiến tranh Việt Nam. Khi trình bày trước các người khó tánh và hay thắc mắc - ký giả quốc tế, ông không cần nhìn vào tài liệu mà bộ nhớ của ông vô cùng tuyệt hảo, trình bày thao thao bất tận từng chi tiết các đơn vị quân đội Mỹ đang có mặt khắp thế giới cũng như ông đưa ra kế hoạch phòng thủ vùng giới tuyến lãnh thổ VNCH. Sau khi, ông Mc Namara giải đáp mọi thắc mắc thỏa đáng, đám nhà báo Mỹ và quốc tế phục lăn sự bén nhạy tinh tế và trí nhớ phi thường, các ký giả không tiếc lời khen ngợi của ông.
Ông Robert S. McNamara, sanh ngày 9 tháng 6 năm 1916 và mất ngày 6 tháng 7 năm 2009, hưởng đại thọ 93 tuổi...
(H: Ông Robert S. McNamara)
Nhưng than ôi, thiên tài quân sự Mỹ vẫn không tiên đoán nổi sự nhục nhã của quân đội đại siêu cường quốc Mỹ không bảo vệ nổi cứ điếm chiến lược Khe Sanh - Khe Sanh Combat Base, để phải "Di tản chiến thuật" - một hình thức thua chạy...Mất Khe Sanh vào tay CSBV đưa đến toàn bộ hệ thống hàng rào điện tử của Ngài Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Mc Namara tiêu vong. Báo chí Mỹ đã có nhận xét về sư kiện quân Mỹ để mất Khe Sanh như sau: It was the first time in the war (Vietnam) that the Americans abandoned a major combat base because of ennemy pressure. Vì áp lực quân sự của cộng sản quá mạnh, cấp chỉ huy CSBV không sợ thí quân, trong khi đó quân Mỹ "chết nhác" cứ dùng phi pháo kể cả pháo đài bay B52, thay thế bộ chiến, trút hàng trăm ngàn tấn bom và sử dụng trên 150 ngàn quả đạn pháo cày nát chung quanh Khe Sanh. Quân CSBV chui rút dưới hầm hố kiên cố, giao thông hào tránh bom, pháo, chúng còn sống chiến đấu và chiến thắng dù cũng phải trả giá đắt. Nhận xét này của các nhà báo Mỹ nói lên sự thất bại của quân Mỹ đã rút chạy khỏi Khe Sanh Combat Base, nhằm bảo toàn sinh mạng của lính Mỹ và phó mặc cuộc chiến xoay chuyển sự chiến thắng cho địch quân trong tương lai...
Muốn chiến thắng quân CSBV, vị Tổng Tư Lệnh Quân Đội Mỹ tại Việt Nam - Đại Tướng Wesmoreland đã từng gởi báo cáo về trung ương xin tăng viện thêm 206,000 quân - tốn phí thêm chừng $10 tỷ, bị bác bỏ. Đặc biệt, Bộ Trưởng Quốc Phòng Robert McNamara, khi Khe Sanh Combat Base bị nguy ngập, có thể thất thủ nhục nhã như Điện Biên Phủ, ông xin phép - ngày 19.2.1968 - cho Quân đội Mỹ sử dụng vũ khí nguyên tử (loại nhẹ) hoặc vũ khí hóa học được ghi trong 1 báo cáo tối mật 152 trang gởi lên Tổng Thống Lyndon Johnson, đã được giải mật 106 trang năm 2005... Chuyện sử dụng vũ khí giết người hàng loạt này cũng không xảy ra, chỉ có kế hoạch di tản chiến thuật Khe Sanh được áp dụng như cách bảo toàn sanh mạng 6 ngàn quân TQLC Mỹ tinh nhuệ bằng cách "bỏ của chạy lấy người". Cách thua chạy ra khỏi Khe Sanh cũng gây sốc cấp chỉ huy, lắm chua cay, nhục nhã cho đạo quân hùng mạnh nhất thế giới phải bị thua cuộc đạo quân dép râu nón cối. (còn tiếp 1 bài về cứ điểm chiến lược Khe Sanh).@
Người viết: Trần Văn Ngà
Bàn ra tán vào (0)
NHỚ CHIẾN TRƯỜNG XƯA - BÀI 7 - KÝ SỰ - Trần Văn Ngà
QUÂN TRÚ PHÒNG
: 6 NGÀN THỦY QUÂN LỤC CHIẾN MỸ + 1 TIỂU ĐOÀN BĐQ/QLVNCH + 1 TRẠI LỰC LƯỢNG ĐẶC BIỆT + SƯ ĐOÀN I KHÔNG KỴ MỸ & NHIỀU ĐƠN VỊ...YỄM TRỢ
QUÂN CHÁNH QUY CỘNG SẢN BV: TRÊN 17,200 QUÂN: SƯ ĐOÀN 325 - 304...HÀNG CHỤC TRUNG, TIỂU ĐOÀN CHUYÊN MÔN VÀ ĐỊA PHƯƠNG: PHÁO BINH, CÔNG BINH, TRUYỀN TIN, QUÂN Y, THIẾT GIÁP... 6 THÁNG BAO VÂY KHE SANH - LỰC LƯỢNG TRỪ BỊ: 16 NGÀN QUÂN ĐƯỢC BỐ TRÍ TRÊN ĐƯỜNG SỐ 9 NAM LÀO: 2 SƯ ĐOÀN 320 & 324 - QUÂN CSBV SỬ DỤNG LẦN ĐẦU TIÊN TRONG CHIẾN TRANH VN XE TĂNG & THIẾT GIÁP ĐÁNH CHIẾM LANG VEI VÀ BAN HOUEI SANE CỦA QUÂN HOÀNG GIA LÀO.
TỔN THẤT - TỪ 21.1 ĐẾN 5.7.1968 TẠI CỨ ĐIỂM KHE SANH (KHE SANH COMBAT BASE - KSCB): MỸ 1,500 CHẾT 8 NGÀN BỊ THƯƠNG - HOÀNG GIA LÀO 3,5 NGÀN CHẾT 9 NGÀN BỊ THƯƠNG - VNCH VỚI 2 NGÀN CHẾT ( DÂN SỰ CHIẾN ĐẤU HƠN 1,5 NGÀN CHẾT - 229 BĐQ & 436 BỊ THƯƠNG VÀ 250/500 DÂN SỰ CHIẾN ĐẤU CHẾT HOẶC BỊ BẮT Ở TRẠI LLĐB LANG VEI) - QUÂN CHÍNH QUY CỘNG SẢN BẮC VIỆT CHẾT TỪ 10 ĐẾN 15 NGÀN.
BOM & PHÁ0 CỦA MỸ SỬ DỤNG: 100,000 TẤN BOM - TRUNG BÌNH MỖI NGÀY 1,300 TẤN VÀ SỐ ĐẠN PHÁO KỶ LỤC 158,000 QUẢ - ĐẠI TƯỚNG WESTMORELAND ĐỀ NGHỊ TĂNG VIỆN 206 NGÀN QUÂN MỚI CÓ THỂ CHIẾN THẮNG QUÂN CSBV - BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG McNAMARA TÍNH ĐẾN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG VŨ KHÍ NGUYÊN TỬ (CHIẾN THUẬT) HOẶC VŨ KHÍ HÓA HỌC ĐỂ GIẢI VÂY KHE SANH
Từ ngày 21.1.1968, nhiều sư đoàn quân chánh quy CSBV (từ 2 đến 3 sư đoàn) từ từ siết chặt vòng vây cứ điểm chiến lược Khe Sanh. Theo tài liệu, Khe Sanh Combat Base bao gồm luôn Trại Lực Lượng Đặc Biệt Làng Vei và tiền đồn - Trại Lực Lượng Đặc Biệt của Hoàng Gia Lào Ban Houei Sane, làng Khe Sanh cách Khe Sanh Combat Base 3 km, các tiền đồn khác... Đến ngày 9.7.1968 cộng quân hoàn toàn làm chủ căn cứ chiến lược Khe Sanh. Quân trú phòng đã di tản chiến thuật, rút hết ra khỏi Khe Sanh từ ngày 5.7, mãi đến ngày 9.7.1968, cộng quân mới vào chiếm căn cứ chiến lược này, chúng dựng cờ tại sân bay Ta Con (Khe Sanh). Cộng quân không ngờ quân Mỹ rút chạy khỏi địa ngục trần gian Khe Sanh. Với trận đánh khốc liệt dai dẳng nhứt hơn 6 tháng và số tử vong cao nhứt trong lịch sử chiến tranh Việt Nam mà quân Mỹ đã gặp phải tại Khe Sanh Combat Base, tổn thất khá cao 1,500 chết và hơn 8 ngàn bị thương. Quân Mỹ ném trên 100,000 tấn bom, tương đương với khối lượng chất nổ, gấp 5 lần quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống Hiroshima năm 1945. Trung bình mỗi ngày, không lực Mỹ ném 1,300 tấn bom lên 20,000 cộng quân bao vây Khe Sanh, trung bình mỗi tên lãnh 5 tấn bom. Quân Mỹ phải sử dụng các pháo đài bay B 52 từ các căn cứ xa xôi: đảo Guam - Okinawa - Thái Lan và nhiều chiến đấu cơ, oanh tạc cơ đến trợ chiến. Số lượng đạn pháo binh của quân Mỹ bắn lên các đồi núi chung quanh căn cứ Khe Sanh 158,000 quả pháo. Như vậy, đạn pháo rơi trên đầu mỗi cộng quân, lãnh đủ 8 quả. Quân tham chiến trực tiếp và trừ bị của Mỹ lên đến con số 45 ngàn quân với các đơn vị thiện chiến sừng sõ như Thủy Quân Lục Chiến, Không Kỵ (airmobile)...
Các nhà báo và các nhà quan sát thời cuộc so sánh trận chiến khốc liệt tại Cứ Điểm chiến lược Khe Sanh - Khe Sanh Combat Base, như là một Điện Biên Phủ thứ 2. Việt Minh (CSBV) đã chiến thắng quân viễn chinh Pháp năm 1954 tại lòng chảo Điện Biên Phủ, đi đến ký kết Hiệp Ước Đình Chiến Quốc Tế tại Genève-Thụy Sĩ ngày 20.7.1954, kết thúc chiến tranh Đông Dương (Việt - Miên - Lào). Căn cứ chiến lược Khe Sanh, năm 1968, không bị thất thủ như căn cứ chiến lược ở khu lòng chảo Điện Biên Phủ, năm 1954. Vì không lực của Quân đội Mỹ là một không lực hùng mạnh vĩ đại nhứt thế giới, ngăn chặn được chiến thuật biển người cố hữu của quân cộng sản ở mọi nơi như trận chiến Cao Ly , năm 1950 - 1953, trận Điện Biên Phủ năm 1954...Nhưng, CSBV cũng đạt được quyết tâm chiếm được Khe Sanh dù phải trả giá đắt. Quân Mỹ muốn rút ra khỏi Khe Sanh phải sử dụng kế hoạch di tản chiến thuật và thành công, không bị thất thủ nhục nhã như quân Pháp tại Điện Biên Phủ, 1954. Từ sự bỏ ngõ Căn Cứ Khe Sanh, Mỹ cũng kết thúc chiến tranh Việt Nam bằng Hiệp Định Paris năm 1973 và 2 năm sau, CSBV chiếm được hoàn toàn Miền Nam VN năm 1975.
Chính Tổng Thống Mỹ Lyndon Johnson ra lệnh cho các cấp chỉ huy quân sự phải giữ căn cứ chiến lược Khe Sanh bằng mọi giá - President Lyndon Johnson's order to hold the base of Khe Sanh at all costs và Tổng Thống không muốn cứ điểm Khe Sanh Combat Base trở thành một Điện Biên Phủ như của quân Pháp bị thất thủ năm 1954 - Khe Sanh not to be American Dien Bien Phu. Khi Khe Sanh Combat Base nguy ngập, sắp thất thủ như Điện Biên Phủ, ông Bộ Trưởng Quốc Phòng Robert McNamara tính đến việc sử dụng vũ khí nguyên tử chiến thuật hoặc vũ khí hóa học để kết thúc trận chiến và bảo toàn được sanh mạng quân trú phòng Khe Sanh. Bản báo cáo tối mật 152 trang đó đã gởi lên Tổng Thống Johnson, không được chấp thuận và báo cáo tối mật này được giải mật năm 2005. Trước đó, Đại Tướng Tổng Tư Lệnh Quân Đội Mỹ tại chiến trường Việt Nam Westmoreland cũng đã từng thỉnh cầu tăng viện 206,000 quân với tốn phí thêm khoảng 10 tỷ đôla, mới có thể chiến thắng quân CSBV, cũng bị bác bỏ...
(H: Tổng Thống Lyndon Johnson - Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Walt W. Restow đang xem phóng đồ Khe Sanh Combat Base)
Cứ điểm chiến lược Khe Sanh - Khe Sanh Combat Base vô cùng quan yếu vì thất thủ Khe Sanh sẽ mất cả một vùng phòng ngự giới tuyến, đưa đến mất Vùng I & II Chiến Thuật, kéo theo mất cả lãnh thổ VNCH. Điều này xảy ra y chang như quân viễn chinh Pháp mất Điện Biên Phủ năm 1954, chỉ 2 tháng sau chính phủ Pháp ký Hiệp Định Genève 20.7.1954, mất cả 3 nước Đông Dương (Việt Miên Lào). Năm 1968, quân Mỹ để mất Khe Sanh, còn kéo dài được 7 năm hay sau 2 năm ký Hiệp Định Paris, năm 1973 mới mất cả Miền Nam Việt Nam vào ngày 30.4.1975.
HÀNG RÀO ĐIỆN TỬ McNAMARA
Chiến tranh Việt Nam, một loại chiến tranh tổng hợp vừa là chiến tranh du kích vừa là chiến tranh quy ước và trận địa chiến với các đơn vị chính quy thiện chiến của đôi bên, trực diện thử sức về tài lãnh đạo chỉ huy, tiếp vận, chiến thuật, chiến lược, sự gan lỳ chịu đựng trong chiến đấu, thử nghiệm vũ khí mới và các phương tiện chiến tranh hiện đại.
Từ bên này bờ sông Bến Hải thuộc lãnh thổ VNCH, quân Mỹ đã thiết đặt một hệ thống phòng thủ chiến lược vô cùng tốn kém bằng các căn cứ hỏa lực lớn nhỏ và nhiều Trại Lực Lượng Đặc Biệt nhằm án ngữ, ngăn chặn, triệt tiêu đường xâm nhập của cộng quân từ Bắc vào Nam. Với các căn cứ hỏa lực hoặc Trại LLĐB: Bradley - Goodman - Airborne - Pepper - Eagle's Net - Georgia - Berchterga - A Lưới - Tà Bạt - Hamburger Hill - A Shau - Lang Vei... thuộc lãnh thổ Vùng I Chiến Thuật. Hệ thống phòng ngự này được nối tiếp chạy xuống miền Nam, dọc theo dãy Trường Sơn cho đến Vùng II với hàng bao nhiêu căn cứ hỏa lực, trại LLĐB khác: Ia Drang - Pleime - Đức Cơ - Ben Het - Chu Pong - Chu Pao - Dakto - Daksut... đến Vùng III Chiến Thuật dọc theo biên giới Việt Miên và kéo dài qua các tỉnh miền Tây: Kiến Tường, Kiến Phong, Châu Đốc cho đến Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang) thuộc Vùng IV Chiến Thuật.
Với những dụng cụ điện tử mới phát minh của quân Mỹ được phi cơ thả xuống, hoặc nguỵ trang cài đặt khắp vùng phi quân sự, đường mòn Hồ Chí Minh, dọc theo biên giới Việt Lào...nhằm phát hiện sự di chuyển của cộng quân trên đường xâm nhập miền Nam. Tất cả những phương tiện điện tử tình báo và hệ thống căn cứ hỏa lực và các trại LLĐB tạo thành một chuỗi mắc xích đều khắp như là một hàng rào điện tử chiến lược do kế sách của ông Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ McNamara nghĩ ra.
(H: từ phải ĐT Westmoreland - TT Lownds Tư Lệnh SĐ3 TQLC - Tướng Tư Lệnh III Marine Amphibious Force - III MAF).
Nhưng, kế hoạch thiết đặt hàng rào điện tử McNamara không còn hữu hiệu khi quân CSBV ồ ạt xâm nhập đều khắp, chiếm được hàng loạt các cứ điểm quân sự của Mỹ hoặc bị áp lực nặng của CSBV, các căn cứ hỏa lực này hay Trại LLĐB phải di tản chiến thuật, bỏ ngõ vùng địa đầu giới tuyến. Như vậy,
kế hoạch thiết đặt hàng rào điện tử McNamara hoàn toàn thất bại - termination of McNamara line,từ sau ngày thất thủ tiền đồn - Trại Lực Lượng Đặc Biệt A Shau và mất Khe Sanh vào quân CSBV, là tiền đề của sự phòng ngự kiên cố ở vùng địa đầu giới tuyến bị phá vỡ. Quân Mỹ lại có kế hoạch Việt Nam Hóa Chiến Tranh và rút khỏi Việt Nam thông qua Hiệp Định Paris 1973. Điều trớ trêu, chính Mỹ tự ý đưa đại quân đến đánh giúp Việt Nam mà chẳng có ai chánh thức mời mọc, nay "bỏ của chạy lấy người" mà còn nhẫn tâm cắt mọi viện trợ đưa đến sự kết thúc bi thảm, mất hoàn toàn lãnh thổ miền Nam và chánh thể VNCH vào tay CSBV từ ngày 30.4.1975.
CẤP CHỈ HUY CHIẾN TRƯỜNG KHE SANH: MỸ & CỘNG SẢN BẮC VIỆT
Một điều quan trọng, người Việt quốc gia cần lưu ý, từ năm 1965, quân Mỹ ồ ạt vào Miền Nam VN cũng là thời điểm mà quân Mỹ có đầu óc "kẻ cả", các trận đánh lớn nhỏ hay các tiền đồn, căn cứ hỏa lực, cứ điểm chiến thuật, chiến lược, hệ thống Trại LLĐB, ở Vùng I & II Chiến Thuật đều do quân Mỹ đảm trách. Điều dễ hiểu, đây là những vùng quan yếu, hiểm trở nhứt và suốt con đường mòn HCM - con đường xâm nhập chính của quân CSBV, quân Mỹ cậy vào phương tiện tối ưu của họ về không lực và vũ khí tối tân, cho nên những căn cứ này đều do họ tự ý xây dựng, cũng như quân trú phòng hoàn toàn do quân Mỹ đảm trách. Ngoại trừ, cứ điểm chiến lược Khe Sanh có kết hợp với QLVNCH cùng trú phòng (1 Tiểu đoàn BĐQ), cũng có hình thức tượng trưng vì cấp chỉ huy chiến trường và chiến lược tổng quát đều do Bộ Tư Lệnh quân Mỹ ở Việt Nam hoạch định chỉ đạo. Với 2 vị Tổng Tư Lệnh quân Mỹ tại chiến trường Việt Nam, khi có kế hoạch thiết lập cứ điểm chiến lược Khe Sanh dưới thời Đại Tướng Creighton Abrams và khi cuộc chiến tại cứ điểm Khe Sanh nổ lớn với mấy chục ngàn quân CSBV bao vây gần và xa đều dưới thời tân Tổng Tư Lệnh quân Mỹ tại chiến trường VN - Đại Tướng William Westmoreland. Trực tiếp chỉ huy chiến đấu tại cứ điểm Khe Sanh - Tư Lệnh chiến trường Khe Sanh Combat Base: Thiếu Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến David E. Lownds và cấp chỉ huy các đơn vị Lực Lượng Đặc Biệt Mỹ: Đại Tá Rathvon M. Tompkins.
Về phía địch - cộng sản Bắc Việt với Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng với Quân Ủy Trung Ương lãnh đạo chỉ huy tổng quát và 2 Tư Lệnh chiến trường, về quân sự Trần Quý Hải, về chính trị Lê Quang Đạo cùng với 4 sư đoàn chính quy của CSBV...
TƯƠNG QUAN LỰC LƯỢNG TRÚ PHÒNG KHE SANH & QUÂN CHÍNH QUY CỘNG SẢN BẮC VIỆT
Lực lượng trú phòng Khe Sanh Combat Base, chủ yếu là Sư đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến Mỹ với 6 ngàn quân - 1 Tiểu đoàn Biệt Động Quân QLVNCH - 1 Trại LLĐB lớn - Phòng thủ vòng ngoài có Trại LLĐB Lang Vei, Trại LLĐB của quân Hoàng Gia Lào Ban Houei Sane, các tiền đồn nhỏ... Nhiều đơn vị yễm trợ trực tiếp cho Khe Sanh: đơn vị III MAF (III Marine Amphibious Force) - Sư Đoàn I Không Kỵ (1st Cavalary Division) - US Seventh Air Force - nhiều đơn vị khác và toàn thể SĐ 3 TQLC Mỹ cùng tham chiến. Các cuộc hành quân giải tỏa áp lực địch đang siết chặt vòng vây cứ điểm Khe Sanh, ít nhứt có 4 cuộc hành quân lớn nối tiếp nhau:
1 - Scotland I, diễn ra từ ngày 1.11.1967 đến ngày 31.3.1968
2 - Cuộc hành quân Pegasus, từ 1 đến 14 tháng 4 năm 1968 , quân Mỹ có số tử vong khá cao với 730 chết, 2,642 bị thương và 7 mất tích.
3 - Cuộc hành quân Scotland II, từ 15.4 đến 7.6 năm 1968, quân Mỹ cũng tổn thất khá cao với 485 chết, 2,396 bị thương.
4 - Cuộc hành quân cuối cùng được gọi là cuộc hành quân Final Evacuation - cuộc hành quân di tản, có tên là cuộc hành quân Charlie, từ 19.6 - 5.7.1968 có 11 TQLC Mỹ chết và hàng chục bị thương.
(H: Khe Sanh di tản)
Quan điểm chiến lược của Mỹ muốn biến cứ điểm Khe Sanh - Khe Sanh Combat Base thành một US Marine Corp, chỉ huy, điều phối các căn cứ hỏa lực và các Trại LLĐB vào một hệ thống chiến đấu chung bảo vệ vùng giới tuyến và Khe Sanh Combat Base là cứ điểm đầu não. Với khái niệm đặt tầm quan trọng chiến lược vào cứ điểm Khe Sanh, từ mùa hè năm 1967 kéo dài cho hết thu và đông với nhiều cuộc hành quân lớn nhỏ tìm diệt địch và phá hủy sào huyệt, lán trại nuôi dưỡng quân, huấn luyện và hậu cần của CSBV. Đặc biệt, cuộc hành quân quy mô không tập (do US Air Force với nhiều pháo đài bay B 52) chủ động như thác đổ, được đặt tên là cuộc hành quân Niagara (tên 1 cái thác nổi tiếng nhứt thế giới, giữa New York và Toronto, Canada). Cuộc hành quân này, dội hàng chục tấn bom, dọn quang khu vực quanh Khe Sanh để các lực lượng bộ chiến, nhứt là công binh lo xây dựng doanh trại, phi trường, kho tàng tiếp liệu, vòng rào kiên cố phòng thủ...và các đơn vị lo thiết đặt các công sự chiến đấu, giao thông hào, các ụ pháo binh, các ụ bảo vệ phi cơ...
Về lực lượng của cộng sản Bắc Việt đưa vào chiến trường Khe Sanh với 4 Sư đoàn chính quy thiện chiến: 304 - 320 - 324 - 325 - Trung đoàn 270 độc lập - 5 Trung đoàn pháo (16 - 45 - 84 - 204 - 675) với 212 khẩu pháo các loại: 152 ly - 130 ly - 122 ly - 105 ly - 100 ly và các dàn phóng hỏa tiển (122 ly...). Một điều lưu ý, đại bác 130 ly của CSBV rất thông dụng, di chuyển tương đối không cồng kềnh như pháo 155 ly và 105 ly của Mỹ. (Pháo 130 ly của quân CSBV có tầm bắn xa đến 19 miles, trong khi đó, đại bác 105 ly bắn xa được 9 miles và đại bác 155 ly bắn xa được 14.6 miles) - 1 Trung đoàn công binh + 1 Tiểu đoàn công binh độc lập - 1 tiểu đoàn truyền tin, quân y... và còn nhiều đơn vị địa phương khác cùng trợ chiến vào chiến dịch đánh chiếm căn cứ chiến lược Khe Sanh.
NHẬN ĐỊNH CHUNG VỀ HÀNG RÀO ĐIỆN TỬ McNAMARA
Cuộc phòng ngự chiến tuyến - căn cứ chiến lược Khe Sanh, Tổng Thống Mỹ Lyndon Johnson chỉ thị không để Khe Sanh Combat Base trở thành (not to be American Dien Bien Phu) như cuộc bao vây Điện Biên Phủ 1954 mà quân viễn chinh Pháp đã thất thủ - Như chúng ta biết, dưới những con mắt có tầm nhìn chiến thuật chiến lược của cấp chỉ huy chiến trường và các nhà quân sự lỗi lạc của Mỹ từ chính quốc cho đến đang hiện diện ở Việt Nam, đã được đúc kết báo cáo điều nghiên kỹ càng. Và trình lên Bộ Quốc Phòng cũng như chánh phủ (Tòa Bạch Ốc) chuẩn thuận, họ mới có ngân sách thực hiện kế hoạch chiến lược quy mô này. Muốn phòng thủ vững chắc vùng giới tuyến của VNCH phải tốn ngân sách hàng nhiều tỷ Mỹ Kim. Vì vậy, đích thân các cấp lãnh đạo cao nhứt của Ngũ Giác Đài với Đại Tướng Chủ Tịch Ủy Ban Tham Mưu Liên Quân (Tổng Tham Mưu Trưởng), Bộ Trưởng Quốc Phòng và nhiều phái đoàn cao cấp Mỹ đến VN kinh lý, quan sát tại chỗ để trình với Quốc Hội chuẩn thuận. Và đưa đến sự bố trí hệ thống phòng thủ chiến lược nhiều tốn phí này, gọi là "Hàng Rào Điện Tử McNamara" được thiết đặt khắp sát vùng phi quân sự. Hệ thống phòng ngự báo động này còn kéo dài xuống hướng Nam qua QL 546 - 547 & 548, biên giới Việt Lào và đường mòn Hồ Chí Minh dọc theo dãy
Trường Sơn...(H: quang cảnh chiến trường Khe Sanh)
Sự phòng thủ chiến lược vùng giới tuyến vô cùng quan yếu đối với sự bảo toàn lãnh thổ và chánh thể VNCH, nếu để mất vùng lãnh thổ này, cộng sản BV tha hồ, tự do xâm nhập vào miền Nam Việt Nam.
Nếu tôi nhớ không lầm, khi ông McNamara từ giã chức Chủ tịch Motor company, được Quốc Hội chấp thuận cho ông giữ chức vụ Bộ Trưởng Quốc Phòng theo đề nghị của Tòa Bạch Ốc. Sau khi rời chức vụ Bộ Trưởng Quốc Phòng, ông McNamara được đắc cử vào chức Chủ Tịch Ngân Hàng Thế Giới - President of World Bank- một chức vụ danh giá trong lãnh vực ngân hàng tài chánh thế giới. Sau 7 năm phục vụ trong chức Bộ Trưởng Quốc Phòng dưới thời 2 Tổng Thống Kennedy và Johnson từ năm 1961 đến năm 1968. Ông McNamara là một chiến lược gia - nhà kiến trúc tài giỏi xây dựng chính sách quốc phòng Mỹ lúc bấy giờ, cũng như ông thuyết phục thúc đẩy Tổng Thống Johnson gia tăng oanh tạc miền Bắc, năm 1964, để thúc ép CSBV phải vào bàn hội nghị Paris...và ông là cha đẻ hàng rào điện tử phòng thủ vùng giới tuyến VNCH, được mang tên ông.
Khi mới nhận chức Bộ Trưởng Quốc Phòng, trong một cuộc họp báo ở Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn, ông McNamara "trình làng" sách lược của ông về bàn cờ quân sự của Mỹ trên thế giới và đặc biệt đối với chiến tranh Việt Nam. Khi trình bày trước các người khó tánh và hay thắc mắc - ký giả quốc tế, ông không cần nhìn vào tài liệu mà bộ nhớ của ông vô cùng tuyệt hảo, trình bày thao thao bất tận từng chi tiết các đơn vị quân đội Mỹ đang có mặt khắp thế giới cũng như ông đưa ra kế hoạch phòng thủ vùng giới tuyến lãnh thổ VNCH. Sau khi, ông Mc Namara giải đáp mọi thắc mắc thỏa đáng, đám nhà báo Mỹ và quốc tế phục lăn sự bén nhạy tinh tế và trí nhớ phi thường, các ký giả không tiếc lời khen ngợi của ông.
Ông Robert S. McNamara, sanh ngày 9 tháng 6 năm 1916 và mất ngày 6 tháng 7 năm 2009, hưởng đại thọ 93 tuổi...
(H: Ông Robert S. McNamara)
Nhưng than ôi, thiên tài quân sự Mỹ vẫn không tiên đoán nổi sự nhục nhã của quân đội đại siêu cường quốc Mỹ không bảo vệ nổi cứ điếm chiến lược Khe Sanh - Khe Sanh Combat Base, để phải "Di tản chiến thuật" - một hình thức thua chạy...Mất Khe Sanh vào tay CSBV đưa đến toàn bộ hệ thống hàng rào điện tử của Ngài Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Mc Namara tiêu vong. Báo chí Mỹ đã có nhận xét về sư kiện quân Mỹ để mất Khe Sanh như sau: It was the first time in the war (Vietnam) that the Americans abandoned a major combat base because of ennemy pressure. Vì áp lực quân sự của cộng sản quá mạnh, cấp chỉ huy CSBV không sợ thí quân, trong khi đó quân Mỹ "chết nhác" cứ dùng phi pháo kể cả pháo đài bay B52, thay thế bộ chiến, trút hàng trăm ngàn tấn bom và sử dụng trên 150 ngàn quả đạn pháo cày nát chung quanh Khe Sanh. Quân CSBV chui rút dưới hầm hố kiên cố, giao thông hào tránh bom, pháo, chúng còn sống chiến đấu và chiến thắng dù cũng phải trả giá đắt. Nhận xét này của các nhà báo Mỹ nói lên sự thất bại của quân Mỹ đã rút chạy khỏi Khe Sanh Combat Base, nhằm bảo toàn sinh mạng của lính Mỹ và phó mặc cuộc chiến xoay chuyển sự chiến thắng cho địch quân trong tương lai...
Muốn chiến thắng quân CSBV, vị Tổng Tư Lệnh Quân Đội Mỹ tại Việt Nam - Đại Tướng Wesmoreland đã từng gởi báo cáo về trung ương xin tăng viện thêm 206,000 quân - tốn phí thêm chừng $10 tỷ, bị bác bỏ. Đặc biệt, Bộ Trưởng Quốc Phòng Robert McNamara, khi Khe Sanh Combat Base bị nguy ngập, có thể thất thủ nhục nhã như Điện Biên Phủ, ông xin phép - ngày 19.2.1968 - cho Quân đội Mỹ sử dụng vũ khí nguyên tử (loại nhẹ) hoặc vũ khí hóa học được ghi trong 1 báo cáo tối mật 152 trang gởi lên Tổng Thống Lyndon Johnson, đã được giải mật 106 trang năm 2005... Chuyện sử dụng vũ khí giết người hàng loạt này cũng không xảy ra, chỉ có kế hoạch di tản chiến thuật Khe Sanh được áp dụng như cách bảo toàn sanh mạng 6 ngàn quân TQLC Mỹ tinh nhuệ bằng cách "bỏ của chạy lấy người". Cách thua chạy ra khỏi Khe Sanh cũng gây sốc cấp chỉ huy, lắm chua cay, nhục nhã cho đạo quân hùng mạnh nhất thế giới phải bị thua cuộc đạo quân dép râu nón cối. (còn tiếp 1 bài về cứ điểm chiến lược Khe Sanh).@
Người viết: Trần Văn Ngà