Đoạn Đường Chiến Binh

NHỚ CHIẾN TRƯỜNG XƯA: CHIẾN TRƯỜNG VIỆT NAM NHỮNG CON SỐ BIẾT NÓI - Trần Văn Ngà

(HNPD) Những con số biết nói về những năm tháng nghiệt ngã trong các trại tù khổ sai "cải tạo" của cộng sản VN đối với những người ngã ngựa, chỉ vì tội yêu nước, yêu dân chủ tự do mà phải trả một cái giá quá đắt cho một kiếp người bị thua cuộc.


NHỚ CHIẾN TRƯỜNG XƯA


CHIẾN TRƯỜNG VIỆT NAM

NHỮNG CON SỐ BIẾT NÓI

 

Nhân một chuyến về quê thăm gia đình, tôi có dịp đi thăm bà con ở nhiều tỉnh Miền Tây - Đồng bằng sông Cửu Long, "những kỷ niệm xưa còn gợi ta chi?!" (một câu thơ của một nhà thơ) như là những mũi kim đâm vào da thịt, làm cho tôi nhớ lại chiến trường xưa ở Miền Tây đã nuốt trọn những năm tháng trai trẻ tươi đẹp nhứt cúa tôi - từ năm 1963 đến năm 1970.

Thời oanh liệt, nay còn đâu?! Sau hơn nửa thế kỷ, bây giờ đã qua tuổi 82, kỷ niệm chiến trường xưa lại dồn dập quay về trong ký ức.

Những biến cố về quân sự, những  trận chiến ác liệt khác khắp các Vùng Chiến Thuật cũng trở lại trong tâm thức, những con số tử vong giữa ta và địch (VC), đồng minh. Những con số biết nói về những năm tháng nghiệt ngã trong các trại tù khổ sai "cải tạo" của cộng sản VN đối với những người ngã ngựa, chỉ vì tội yêu nước, yêu dân chủ tự do mà phải trả một cái giá quá đắt cho một kiếp người bị thua cuộc.

Tôi miên man suy tư, nhớ nhiều, vội ghi lại để chúng ta những chiến sĩ già về tuổi tác mà sự nhận xét và suy nghĩ  vẫn còn tinh anh và trung thực, ôn cố tri tân.

Trong loạt bài này, tôi viết trước về các Chiến Trường đẫm máu mà quân đội Đồng Minh - Mỹ trách nhiệm tại các vùng chiến thuật, chiến lược- địa đầu giới tuyến hay nơi đèo heo hút gió biên giới Việt Miên Lào...

Một điều dễ hiểu, các cây bút Việt Nam thường chăm chú các trận đánh lớn của QLVNCH, tôi muốn bổ túc cho thêm phong phú về các chiến trường xưa,các trận đánh lớn nhớ đời của cuộc chiến tranh Việt Nam từ sau Hiệp Định Genève 20.7.1954 đến ngàỷ0.4.1975.

 

                                                                           KÝ SỰ - Trần Văn Ngà

 

*****

 

Trước khi viết lại những chiến trường xưa do Quân Đội Mỹ trách nhiệm, tôi viết tổng lược những sự kiện lịch sử qua những con số biết nói.

Tôi còn nhớ một câu nói của một nhà văn Pháp: Tout passe, tout casse, tout lasse, le souvenir seul est vivace (Mọi sự đều qua đi, đều gãy đổ, đều mệt chán, chỉ có kỷ niệm là sống mãi). Người chiến sĩ thứ thiệt lại còn chịu chơi, trong mọi hoàn cảnh “hoạn nạn tương cứu, sanh tử bất ly” nên thường nhớ thời quá khứ xa xưa.

Dấu ấn thời gian một thuở tung hoành, nay tuổi già xế bóng, ngoảnh mặt lại, chỉ còn trông thấy một màu xanh xanh đang nhô lên, ló dạng ở chân trờì hay ống khói cao ngất vẫy gọi...

Nhân ngày Cựu Chiến Binh (Veterans Day 2014) 11 – 11 vừa qua, Mitch Stacy viết một bài, trong mục Remembering WW II veterans, hảng thông tấn Associated Press phổ  biến, với tựa đề: U.S. is losing its WWII heroes và với phụ đề bên dưới: Nearly 1,000 vets die each day nationwide; within 15 years the “greatest generation” may be nearly gone. Những chiến sĩ tham dự Đại Chiến Thế Giới II, những năm 40 “thế hệ vĩ đại nhất” của  Hoa Kỳ (và nhiều nước khác) đang lụi tàn và sẽ mất hút trong vòng 10 năm nữa.

Hiện nay, mỗi ngày có khoảng 1,000 ngườì cựu chiến binh thời Đệ Nhị Thế Chiến (39 – 45), chỉ riêng ở Hoa Kỳ, đã ra đi.

Hoa Kỳ đã tham chiến ở hải ngoại gọi là Foreign Wars, rất nhiều lần, từ đệ nhất, đệ nhị thế chiến, chiến tranh Hàn Quốc, Việt Nam và gần đây chiến tranh vùng Vịnh, Kuwait, Afghanistan, Iraq... chỉ có cuộc chiến tranh VN có thể nói theo cách nói của các nhà ngoại giao Mỹ “không thắng không thua”. Nhưng, chúng ta biết, Mỹ chỉ có ôm đầu máu “bỏ của chạy lấy người” và nướng miền Nam Việt Nam vào lò thiêu của tập đoàn CS quốc tế. Còn những cuộc tham chiến khác, Hoa Kỳ đều chiến thắng và vẻ vang nhất là trận chiến thế giới lần thứ hai nên người Mỹ gọi thế hệ tham chiến này là Greatest Generation.

Những chiến binh đệ nhất thế chiến (1914 – 1918), nay nếu còn sống cũng trên trăm tuổi, chẳng còn mấy người. Những chiến binh thời đệ nhị thế chiến, trẻ nhất,18 tuổi vào năm 1945, đến năm 2014, gần trọn 70 năm sau, đến nay cũng đã ngoài 88 tuổi. Chiến tranh Hàn Quốc (50 – 53) và cuộc chiến Việt Nam mà Mỹ trực tiếp tham chiến (65 – 73 ), nói đúng hơn, HK đã bắt đầu tham chiến ở Việt Nam từ năm 1955, nay các cựu chiến binh Mỹ cũng già nua, tàn tạ, xếp hàng chờ lệnh "lên đường" sang qua biên giới khác.

Các thế hệ chiến binh trong các cuộc chiến gần đây, chừng một hai thập niên nữa cũng đến thời điểm giã từ vũ khí, về với cát bụi.

Nghĩ cho cùng, kẻ chiến thắng, người thua cuộc, trước sau gì cũng đến ngày đi về “Cõi Vô Cùng” (tên một cuốn truyện của nhà văn nữ, đang ở Houston - Texas, Nguyên Nhung).

Nhiều vì sao đã lần lượt rơi rụng dần của 2 miền Nam Bắc VN, những vị tướng trẻ nhất  trong QLVNCH còn sống khỏe hiện nay, cũng đã qua tuổi 80 như Chuẩn Tướng Mạch Văn Trưởng (cựu Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh - đang sinh sống tại Houston - Texas), Thiếu Tướng Lê Minh Đảo (cựu Tư Lệnh Sư Đoàn 18 Bộ Binh - định cư ở Connecticut), cuộc đời của 2 Tướng quân này cũng đang lụi tàn dần theo năm tháng.

Thế hệ thanh niên trong cuộc chiến ý thức hệ quốc cộng - hay còn gọi là cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn đẫm máu nhất trong lịch sử Việt Nam rồi cũng tan biến vào cõi hư vô và lúc ấy chế độ cộng sản vào cõi hư không, đất nước Việt Nam sẽ hồi sanh, an bình ấm no thạnh phúc, không còn hận thù và chắc chắn dân giàu nước mạnh, người viết cầu mong như thế!.

 

QUÂN SỐ QLVNCH & TÙ CẢI TẠO

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 , tất cả quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa đều trở thành đối tượng của “chế độ tù lao động cải tạo”, một chính sách do cộng sản Việt Nam du nhập từ Trung cộng và được tôi luyện từ miền Tây Bá Lợi Á của "thiên đường" Nga sô viết.
Tài liệu của Viện Bảo Tàng Việt Nam tại San Jose ghi nhận số lượng tù cải tạo như sau:
* - Năm 1975 QLVNCH có 
980.000 quân nhân gồm 1/10 cấp Tá và cấp Tướng tổng cộng 9.600, cấp úy là 80.000, còn lại là hạ sỹ quan và binh sĩ.

Thời cao điểm nhứt, quân số Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa lên trên 1 triệu 100 ngàn chiến sĩ, được xếp hạng tư (quân số cộng sản Bắc Việt cũng được xếp hạng như vậy) trên thế giới, chỉ đứng sau Trung Cộng, Liên  Xô và Hoa Kỳ.

Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, gồm có chủ lực quân và địa phương quân & nghĩa quân, với: 11 Sư đoàn Bộ Binh (SĐ: 1 - 2 - 3 - 5 - 7 - 9 - 18 - 21 - 22 - 23 - 25), và đơn vị tổng trừ bị cấp trung ương và cấp Quân Khu hay còn gọi Vùng chiến thuật: 1 Sư đoàn Dù - 1 Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến, nhiều Liên đoàn Biệt Động Quân (quân số trên 2 Sư Đoàn và những tháng cuối cùng trước ngày chính thể VNCH sụp đổ 30.4.75, Biệt Động Quân đã thành lập xong 2 Sư Đoàn đặt thuộc dụng Biệt Khu Thủ Đô). Một Sư đoàn Bộ Binh (BB) hay lực lượng tổng trừ bị, ước tính có quân số khả dụng trên 10 ngàn chiến binh) - Quân chủng Không Quân và Hải Quân cũng lập thành sư đoàn: 6 Sư Đoàn Không Quân và Hải Quân cũng có 5 Vùng Duyên Hải và 2 Vùng Sông Ngòi (Vùng III và Vùng IV Sông Ngòi) cũng kể tương đương như Sư đoàn Lục Quân, nhưng quân số ít hơn nhiều so với Sư đoàn BB - Dù - TQLC hay BĐQ...

Còn các binh chủng có quân số cũng khá nhiều như Thiết Giáp, Pháo Binh, Công Binh, Quân Y, Quân Cảnh, Truyền Tin, Nữ Quân Nhân và các binh chủng, binh sở, chuyên môn...Tính chung chủ lực quân, cộng lại cũng sẽ đạt được con số 1/3 hay cao hơn 1 chút của 1 triệu 100 ngàn quân - từ 300 đến 400 ngàn chiến sĩ. Tất cả số quân còn lại là Địa Phương Quân và Nghĩa Quân - những chiến sĩ diện địa -  chiếm gần  2/3 quân số của toàn thể QLVNCH, một lực lương hứng chịu nhiều thiếu thốn, gian khổ, trực tiếp đối đầu thường trực với cán binh VC ở điạ phương.
- Cấp Tướng tại ngũ đến 30 tháng 4 năm 75 là 112, bị tù cải tạo: 32 vị, 80 tướng lãnh di tản và còn vài vị tướng không bị bắt giam trong các đợt đi tù cải tạo tập thể.
- Ðại tá có 600, bị tù 366.
- Trung tá có 2.500, bị tù 1.700.
- Thiếu tá có 6.500, bị tù 
5.500.
- Cấp úy có 80.000, bị tù 
72.000.

Trong số tù "cải tạo" này chưa kể đến các thành viên đảng phái và các cấp chính quyền, cảnh sát, cán bộ...
Ðây là con số ghi nhận được từ phía Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa, không có tài liệu của các trại giam phía cộng sản để đối chiếu; và không có con số chính xác tù cải tạo bị chết trong khi giam cầm, một con số khá lớn.
Ghi chú: Tất cả danh từ “học tập cải tạo” thực sự đều là tù của người thua cuộc, tù chính trị bị khổ sai, không có bản án.


NHỮNG NGƯỜI TÙ KHÔNG ÁN
Không kể thành phần bị bắt trước 1975, nhưng không được trao trả tù binh sau 1973, khi có  Hiệp Định Paris, thời gian tù “cải tạo” kéo dài từ 1 năm đến 17 năm. Từ 1975 đến 1992. Năm 1988 gần như là năm cuối cùng, hầu hết tù được trả tự do. Suốt 4 năm tiếp theo - đến năm 1992 - chỉ còn lại 120 tù bị giam tại Z30D gọi là Trại Thủ Ðức (Rừng Lá) Hàm Tân. Trong số này có 9 vị tướng lãnh. Ðại tá Phạm Duy Khang khóa 6 Võ bị, làm thư ký Trại còn nhớ tên từng người. 4 Thiếu tướng: Lê Minh Ðảo, Ðỗ kế Giai, Trần Bá Di, Hoàng Lạc, và 5 Chuẩn Tướng: Lê Văn Thân, Nguyễn Ngọc Sang, Mạch Văn Trường, Trần Quang Khôi, Phạm Duy Tất.
Cấp Ðại tá có 22 người, 20 thiếu tá và các thành viên cảnh sát, đảng phái...
(H: Cảnh 1 trại tù cải tạo ở miền Nam hay miền Trung, miền Bắc, cũng đều rập khuôn như trong hình).
Thiếu tướng Ðỗ Kế Giai (vừa mới mất tại Dallas, tháng 3.2016) tả lại quang cảnh khi tất cả mọi người được thả hết chỉ còn mấy ông Tướng. Trại Hàm Tân hoàn toàn vắng lặng. Cộng sản cho xe chở 5 ông tướng về chuyến cuối cùng. Vì đường đi thuận tiện, xe về Saigon, chạy đến nhà các vị Tướng, hết 1 vòng, Thiếu Tướng Ðỗ Kế Giai là người về sau cùng. Ông bước xuống xe, tâm trạng thực băn khoăn khó tả, tù vừa tròn 17 năm. Những ông tướng khác về trước ông chừng nửa giờ nên Tướng Giai là người sau cùng, theo ý nghĩa tiêu biểu của lịch sử.
Hỏi chuyện ngục tù, ông Giai nhắc lại câu danh ngôn của người xưa: “Bại binh chi tướng, bất khả ngôn dũng“ (Tướng quân thua trận, không thể nói mạnh).
Lại hỏi rằng, suốt thời kỳ 17 năm có thấy các nhà báo cộng sản hay thế giới tự do vào quay phim hay chụp hình để bây giờ có thể đi tìm dấu tích của những năm dài “cải tạo”; vị Chỉ Huy Trưởng binh chủng Biệt Động Quân cho biết, dường như chẳng thấy gì.


NHỮNG NĂM THÁNG KHÔNG QUÊN:
1975 : Hàng trăm ngàn quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa bị cộng sản tập trung “cải tạo” (bị bắt bỏ tù).
1980 : Sau 5 năm tranh đấu, dư luận Mỹ và thế giới áp lực Hà Nội phải thả tù .
1982 : Tại Pháp, Phạm văn Ðồng, Thủ tướng Hà Nội thách thức sẽ trả tự do nếu Mỹ nhận hết tù cải tạo.
1982 : Ngoại trưởng Mỹ điều trần tại Quốc Hội cho biết sẽ nhận 10.000 tù chính trị Việt Nam (tù cải tạo) và gia đình.
1985 : Lần đầu tiên , cơ quan IRCC,Inc. tại San Jose (của cựu Đại Tá Vũ Văn Lộc) nhận được 1 video tape do phóng viên tự do Hoa Kỳ quay tại Việt Nam. Trong đó có ba đoạn hết sức đặc biệt:
1) Phi công Việt Nam Cộng Hòa, vừa được tự do
2) Vợ con tù thăm nuôi tại Hàm Tân;
3) Ban văn nghệ của Trại Hàm Tân;
4) Phỏng vấn 1 người tù cụt chân cấp Thiếu tá.
1985 : Hoa Kỳ và Việt Nam gặp nhau tại New York bàn về việc thả tù cải tạo.
1987 : Lần đầu tiên nhà báo Thụy Ðiển được vào làm phóng sự tại Trại Nam Hà, tiếp theo Hà Nội bắt đầu chuyển thêm tù cải tạo vào Nam và trả tự do từng đợt .
Tháng 7 năm 1988 : Phái đoàn Hoa Kỳ Funseth đi Hà nội họp về việc nhận tù cải tạo.
Tháng 8 năm 1988 : Hà Nội đơn phương loan báo (làm eo, đưa thêm yêu sách) đình chỉ việc thảo luận.
Tháng 1 năm 1989 : Lần đầu tiên Hồng Thập Tự Hoa Kỳ được phép gửi quà cho tù “cải tạo”.
Một chiến dịch gửi quà rầm rộ được phát động tại hải ngoại .
Tháng 4 năm 1989 : Phái đoàn Quốc hội Cali về Việt Nam thảo luận về đề tài xã hội và tù “cải tạo”. Có các thành phần tỵ nạn Việt Nam cùng đi. Ðại diện IRCC trách nhiệm tiểu ban tù chính trị. Phái đoàn yêu cầu trả tự do cho ông Võ Ðại Tôn. Phỏng vấn thu thanh nhà văn Quân Đội Phan Nhật Nam vừa được tự do tại Saigon.
Tháng 6 tháng 1989 : Thượng viện Mỹ tuyên bố yêu cầu Hà Nội trả tự do cho tù “cải tạo” và Hoa Kỳ sẽ đón nhận .
Tháng 7 năm 1989 : Phái đoàn Hoa kỳ về Việt Nam ký thỏa ước nhận định cư tù “cải tạo” (với nhiều điều kiện, giới hạn...)
Tháng 8 tháng 1989 : Báo San Jose Mercury News gửi phóng viên về Saigon làm một loạt bài phỏng vấn “tù cải tạo” sắp ra đi có gia đình chờ đợi tại San Jose.
Tháng 1 tháng 1990 : 15 gia đình H.01 đi chuyến đầu tiên đến phi trường San Francisco, có 4 gia đình về Bắc Cali. 11 gia đình chuyển tiếp đến các tiểu bang khác và Quận Cam.
Tháng 8 năm1992 : Ðại tá Phạm Duy Khang, sau 17 năm tù đã trở về đợt sau cùng với 120 người. Ông đến San Jose và dự lễ thượng kỳ ngày 8/8/1993 .
Sau đó các đợt HO bổ túc và chương trình đoàn tụ gia đình HO lần lượt tiếp diễn suốt 15 năm từ 1994 đến 2009. Cho đến tháng 4 năm 2009 vẫn còn gia đình thuộc diện “tù cải tạo” đến Hoa Kỳ. ( Bài vìết này, tôi sưu tầm của IRCC - cựu Đại Tá

Vũ Văn Lộc và tôi bổ túc thêm).

 

Trần Văn Ngà (HNPD)

(Email: tranvannga35@gmail.com - Tel: 916.519.8961)

Bàn ra tán vào (2)

Linhngayxua
Neu quan doi VNCH khong bi Duong Van Minh va nhom ton giao hoa giai hoa hop luong gat la da co gai phap Hoa Giai voi "nguoi anh em phia ben kia" va ra lenh cac cap chi huy VNCH o lai ban giao voi CSVN thi CS da khong bat duoc nhieu si quan cao cap cua VNCH. Ngay dau hang, DVM cung khong mo mieng xin CSVN an xa cho quan doi VNCH. Trong khi do nguoi My da trang lai lo di tan nhung nguoi bi nguy hiem voi CS, va chinh ngoai truong My thoi TT Reagan xin CS tha tu cai tao de cho ho di dinh cu My. Mia mai thay den gio phut cuoi nguoi My biet lo lang cho so phan cua nguoi Viet, nhung nguoi Viet lai xua day nhau vao chon dia nguc tran gian tu kho sai kinh te moi cua cong san. Xua day hang trieu nguoi vao chon dia nguc tran gian la cai nghiep bao lon cua nhom Hoa Giai Hoa Hop.

----------------------------------------------------------------------------------

Linhngayxua
Trong bai phong van voi Mac Lam nam 2015 (?), cuu Tuong Le Minh Dao nhan xet "Mỹ dùng chiến tranh Việt Nam để rồi bắt tay được với Trung Quốc. Họ đã hóa giải được với Trung cộng để kéo Trung Quốc về làm lực lượng của mình để rồi tiếp tục sức mạnh của Mỹ với sự để yên của Trung Quốc và chấp cánh thêm để đập tan Xã hội chủ nghĩa của Liên xô là mối đe dọa của thế giới tự do thì tôi thấy Mỹ đã thắng." Dung vay, quan VNCH chien dau va thua tran de My dap tan khoi Nga so, mot dong gop hy sinh to lon voi the gioi tu do, nhat la Tay Duc va Nam Han.

----------------------------------------------------------------------------------

Comment




  • Input symbols

NHỚ CHIẾN TRƯỜNG XƯA: CHIẾN TRƯỜNG VIỆT NAM NHỮNG CON SỐ BIẾT NÓI - Trần Văn Ngà

(HNPD) Những con số biết nói về những năm tháng nghiệt ngã trong các trại tù khổ sai "cải tạo" của cộng sản VN đối với những người ngã ngựa, chỉ vì tội yêu nước, yêu dân chủ tự do mà phải trả một cái giá quá đắt cho một kiếp người bị thua cuộc.


NHỚ CHIẾN TRƯỜNG XƯA


CHIẾN TRƯỜNG VIỆT NAM

NHỮNG CON SỐ BIẾT NÓI

 

Nhân một chuyến về quê thăm gia đình, tôi có dịp đi thăm bà con ở nhiều tỉnh Miền Tây - Đồng bằng sông Cửu Long, "những kỷ niệm xưa còn gợi ta chi?!" (một câu thơ của một nhà thơ) như là những mũi kim đâm vào da thịt, làm cho tôi nhớ lại chiến trường xưa ở Miền Tây đã nuốt trọn những năm tháng trai trẻ tươi đẹp nhứt cúa tôi - từ năm 1963 đến năm 1970.

Thời oanh liệt, nay còn đâu?! Sau hơn nửa thế kỷ, bây giờ đã qua tuổi 82, kỷ niệm chiến trường xưa lại dồn dập quay về trong ký ức.

Những biến cố về quân sự, những  trận chiến ác liệt khác khắp các Vùng Chiến Thuật cũng trở lại trong tâm thức, những con số tử vong giữa ta và địch (VC), đồng minh. Những con số biết nói về những năm tháng nghiệt ngã trong các trại tù khổ sai "cải tạo" của cộng sản VN đối với những người ngã ngựa, chỉ vì tội yêu nước, yêu dân chủ tự do mà phải trả một cái giá quá đắt cho một kiếp người bị thua cuộc.

Tôi miên man suy tư, nhớ nhiều, vội ghi lại để chúng ta những chiến sĩ già về tuổi tác mà sự nhận xét và suy nghĩ  vẫn còn tinh anh và trung thực, ôn cố tri tân.

Trong loạt bài này, tôi viết trước về các Chiến Trường đẫm máu mà quân đội Đồng Minh - Mỹ trách nhiệm tại các vùng chiến thuật, chiến lược- địa đầu giới tuyến hay nơi đèo heo hút gió biên giới Việt Miên Lào...

Một điều dễ hiểu, các cây bút Việt Nam thường chăm chú các trận đánh lớn của QLVNCH, tôi muốn bổ túc cho thêm phong phú về các chiến trường xưa,các trận đánh lớn nhớ đời của cuộc chiến tranh Việt Nam từ sau Hiệp Định Genève 20.7.1954 đến ngàỷ0.4.1975.

 

                                                                           KÝ SỰ - Trần Văn Ngà

 

*****

 

Trước khi viết lại những chiến trường xưa do Quân Đội Mỹ trách nhiệm, tôi viết tổng lược những sự kiện lịch sử qua những con số biết nói.

Tôi còn nhớ một câu nói của một nhà văn Pháp: Tout passe, tout casse, tout lasse, le souvenir seul est vivace (Mọi sự đều qua đi, đều gãy đổ, đều mệt chán, chỉ có kỷ niệm là sống mãi). Người chiến sĩ thứ thiệt lại còn chịu chơi, trong mọi hoàn cảnh “hoạn nạn tương cứu, sanh tử bất ly” nên thường nhớ thời quá khứ xa xưa.

Dấu ấn thời gian một thuở tung hoành, nay tuổi già xế bóng, ngoảnh mặt lại, chỉ còn trông thấy một màu xanh xanh đang nhô lên, ló dạng ở chân trờì hay ống khói cao ngất vẫy gọi...

Nhân ngày Cựu Chiến Binh (Veterans Day 2014) 11 – 11 vừa qua, Mitch Stacy viết một bài, trong mục Remembering WW II veterans, hảng thông tấn Associated Press phổ  biến, với tựa đề: U.S. is losing its WWII heroes và với phụ đề bên dưới: Nearly 1,000 vets die each day nationwide; within 15 years the “greatest generation” may be nearly gone. Những chiến sĩ tham dự Đại Chiến Thế Giới II, những năm 40 “thế hệ vĩ đại nhất” của  Hoa Kỳ (và nhiều nước khác) đang lụi tàn và sẽ mất hút trong vòng 10 năm nữa.

Hiện nay, mỗi ngày có khoảng 1,000 ngườì cựu chiến binh thời Đệ Nhị Thế Chiến (39 – 45), chỉ riêng ở Hoa Kỳ, đã ra đi.

Hoa Kỳ đã tham chiến ở hải ngoại gọi là Foreign Wars, rất nhiều lần, từ đệ nhất, đệ nhị thế chiến, chiến tranh Hàn Quốc, Việt Nam và gần đây chiến tranh vùng Vịnh, Kuwait, Afghanistan, Iraq... chỉ có cuộc chiến tranh VN có thể nói theo cách nói của các nhà ngoại giao Mỹ “không thắng không thua”. Nhưng, chúng ta biết, Mỹ chỉ có ôm đầu máu “bỏ của chạy lấy người” và nướng miền Nam Việt Nam vào lò thiêu của tập đoàn CS quốc tế. Còn những cuộc tham chiến khác, Hoa Kỳ đều chiến thắng và vẻ vang nhất là trận chiến thế giới lần thứ hai nên người Mỹ gọi thế hệ tham chiến này là Greatest Generation.

Những chiến binh đệ nhất thế chiến (1914 – 1918), nay nếu còn sống cũng trên trăm tuổi, chẳng còn mấy người. Những chiến binh thời đệ nhị thế chiến, trẻ nhất,18 tuổi vào năm 1945, đến năm 2014, gần trọn 70 năm sau, đến nay cũng đã ngoài 88 tuổi. Chiến tranh Hàn Quốc (50 – 53) và cuộc chiến Việt Nam mà Mỹ trực tiếp tham chiến (65 – 73 ), nói đúng hơn, HK đã bắt đầu tham chiến ở Việt Nam từ năm 1955, nay các cựu chiến binh Mỹ cũng già nua, tàn tạ, xếp hàng chờ lệnh "lên đường" sang qua biên giới khác.

Các thế hệ chiến binh trong các cuộc chiến gần đây, chừng một hai thập niên nữa cũng đến thời điểm giã từ vũ khí, về với cát bụi.

Nghĩ cho cùng, kẻ chiến thắng, người thua cuộc, trước sau gì cũng đến ngày đi về “Cõi Vô Cùng” (tên một cuốn truyện của nhà văn nữ, đang ở Houston - Texas, Nguyên Nhung).

Nhiều vì sao đã lần lượt rơi rụng dần của 2 miền Nam Bắc VN, những vị tướng trẻ nhất  trong QLVNCH còn sống khỏe hiện nay, cũng đã qua tuổi 80 như Chuẩn Tướng Mạch Văn Trưởng (cựu Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh - đang sinh sống tại Houston - Texas), Thiếu Tướng Lê Minh Đảo (cựu Tư Lệnh Sư Đoàn 18 Bộ Binh - định cư ở Connecticut), cuộc đời của 2 Tướng quân này cũng đang lụi tàn dần theo năm tháng.

Thế hệ thanh niên trong cuộc chiến ý thức hệ quốc cộng - hay còn gọi là cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn đẫm máu nhất trong lịch sử Việt Nam rồi cũng tan biến vào cõi hư vô và lúc ấy chế độ cộng sản vào cõi hư không, đất nước Việt Nam sẽ hồi sanh, an bình ấm no thạnh phúc, không còn hận thù và chắc chắn dân giàu nước mạnh, người viết cầu mong như thế!.

 

QUÂN SỐ QLVNCH & TÙ CẢI TẠO

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 , tất cả quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa đều trở thành đối tượng của “chế độ tù lao động cải tạo”, một chính sách do cộng sản Việt Nam du nhập từ Trung cộng và được tôi luyện từ miền Tây Bá Lợi Á của "thiên đường" Nga sô viết.
Tài liệu của Viện Bảo Tàng Việt Nam tại San Jose ghi nhận số lượng tù cải tạo như sau:
* - Năm 1975 QLVNCH có 
980.000 quân nhân gồm 1/10 cấp Tá và cấp Tướng tổng cộng 9.600, cấp úy là 80.000, còn lại là hạ sỹ quan và binh sĩ.

Thời cao điểm nhứt, quân số Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa lên trên 1 triệu 100 ngàn chiến sĩ, được xếp hạng tư (quân số cộng sản Bắc Việt cũng được xếp hạng như vậy) trên thế giới, chỉ đứng sau Trung Cộng, Liên  Xô và Hoa Kỳ.

Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, gồm có chủ lực quân và địa phương quân & nghĩa quân, với: 11 Sư đoàn Bộ Binh (SĐ: 1 - 2 - 3 - 5 - 7 - 9 - 18 - 21 - 22 - 23 - 25), và đơn vị tổng trừ bị cấp trung ương và cấp Quân Khu hay còn gọi Vùng chiến thuật: 1 Sư đoàn Dù - 1 Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến, nhiều Liên đoàn Biệt Động Quân (quân số trên 2 Sư Đoàn và những tháng cuối cùng trước ngày chính thể VNCH sụp đổ 30.4.75, Biệt Động Quân đã thành lập xong 2 Sư Đoàn đặt thuộc dụng Biệt Khu Thủ Đô). Một Sư đoàn Bộ Binh (BB) hay lực lượng tổng trừ bị, ước tính có quân số khả dụng trên 10 ngàn chiến binh) - Quân chủng Không Quân và Hải Quân cũng lập thành sư đoàn: 6 Sư Đoàn Không Quân và Hải Quân cũng có 5 Vùng Duyên Hải và 2 Vùng Sông Ngòi (Vùng III và Vùng IV Sông Ngòi) cũng kể tương đương như Sư đoàn Lục Quân, nhưng quân số ít hơn nhiều so với Sư đoàn BB - Dù - TQLC hay BĐQ...

Còn các binh chủng có quân số cũng khá nhiều như Thiết Giáp, Pháo Binh, Công Binh, Quân Y, Quân Cảnh, Truyền Tin, Nữ Quân Nhân và các binh chủng, binh sở, chuyên môn...Tính chung chủ lực quân, cộng lại cũng sẽ đạt được con số 1/3 hay cao hơn 1 chút của 1 triệu 100 ngàn quân - từ 300 đến 400 ngàn chiến sĩ. Tất cả số quân còn lại là Địa Phương Quân và Nghĩa Quân - những chiến sĩ diện địa -  chiếm gần  2/3 quân số của toàn thể QLVNCH, một lực lương hứng chịu nhiều thiếu thốn, gian khổ, trực tiếp đối đầu thường trực với cán binh VC ở điạ phương.
- Cấp Tướng tại ngũ đến 30 tháng 4 năm 75 là 112, bị tù cải tạo: 32 vị, 80 tướng lãnh di tản và còn vài vị tướng không bị bắt giam trong các đợt đi tù cải tạo tập thể.
- Ðại tá có 600, bị tù 366.
- Trung tá có 2.500, bị tù 1.700.
- Thiếu tá có 6.500, bị tù 
5.500.
- Cấp úy có 80.000, bị tù 
72.000.

Trong số tù "cải tạo" này chưa kể đến các thành viên đảng phái và các cấp chính quyền, cảnh sát, cán bộ...
Ðây là con số ghi nhận được từ phía Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa, không có tài liệu của các trại giam phía cộng sản để đối chiếu; và không có con số chính xác tù cải tạo bị chết trong khi giam cầm, một con số khá lớn.
Ghi chú: Tất cả danh từ “học tập cải tạo” thực sự đều là tù của người thua cuộc, tù chính trị bị khổ sai, không có bản án.


NHỮNG NGƯỜI TÙ KHÔNG ÁN
Không kể thành phần bị bắt trước 1975, nhưng không được trao trả tù binh sau 1973, khi có  Hiệp Định Paris, thời gian tù “cải tạo” kéo dài từ 1 năm đến 17 năm. Từ 1975 đến 1992. Năm 1988 gần như là năm cuối cùng, hầu hết tù được trả tự do. Suốt 4 năm tiếp theo - đến năm 1992 - chỉ còn lại 120 tù bị giam tại Z30D gọi là Trại Thủ Ðức (Rừng Lá) Hàm Tân. Trong số này có 9 vị tướng lãnh. Ðại tá Phạm Duy Khang khóa 6 Võ bị, làm thư ký Trại còn nhớ tên từng người. 4 Thiếu tướng: Lê Minh Ðảo, Ðỗ kế Giai, Trần Bá Di, Hoàng Lạc, và 5 Chuẩn Tướng: Lê Văn Thân, Nguyễn Ngọc Sang, Mạch Văn Trường, Trần Quang Khôi, Phạm Duy Tất.
Cấp Ðại tá có 22 người, 20 thiếu tá và các thành viên cảnh sát, đảng phái...
(H: Cảnh 1 trại tù cải tạo ở miền Nam hay miền Trung, miền Bắc, cũng đều rập khuôn như trong hình).
Thiếu tướng Ðỗ Kế Giai (vừa mới mất tại Dallas, tháng 3.2016) tả lại quang cảnh khi tất cả mọi người được thả hết chỉ còn mấy ông Tướng. Trại Hàm Tân hoàn toàn vắng lặng. Cộng sản cho xe chở 5 ông tướng về chuyến cuối cùng. Vì đường đi thuận tiện, xe về Saigon, chạy đến nhà các vị Tướng, hết 1 vòng, Thiếu Tướng Ðỗ Kế Giai là người về sau cùng. Ông bước xuống xe, tâm trạng thực băn khoăn khó tả, tù vừa tròn 17 năm. Những ông tướng khác về trước ông chừng nửa giờ nên Tướng Giai là người sau cùng, theo ý nghĩa tiêu biểu của lịch sử.
Hỏi chuyện ngục tù, ông Giai nhắc lại câu danh ngôn của người xưa: “Bại binh chi tướng, bất khả ngôn dũng“ (Tướng quân thua trận, không thể nói mạnh).
Lại hỏi rằng, suốt thời kỳ 17 năm có thấy các nhà báo cộng sản hay thế giới tự do vào quay phim hay chụp hình để bây giờ có thể đi tìm dấu tích của những năm dài “cải tạo”; vị Chỉ Huy Trưởng binh chủng Biệt Động Quân cho biết, dường như chẳng thấy gì.


NHỮNG NĂM THÁNG KHÔNG QUÊN:
1975 : Hàng trăm ngàn quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa bị cộng sản tập trung “cải tạo” (bị bắt bỏ tù).
1980 : Sau 5 năm tranh đấu, dư luận Mỹ và thế giới áp lực Hà Nội phải thả tù .
1982 : Tại Pháp, Phạm văn Ðồng, Thủ tướng Hà Nội thách thức sẽ trả tự do nếu Mỹ nhận hết tù cải tạo.
1982 : Ngoại trưởng Mỹ điều trần tại Quốc Hội cho biết sẽ nhận 10.000 tù chính trị Việt Nam (tù cải tạo) và gia đình.
1985 : Lần đầu tiên , cơ quan IRCC,Inc. tại San Jose (của cựu Đại Tá Vũ Văn Lộc) nhận được 1 video tape do phóng viên tự do Hoa Kỳ quay tại Việt Nam. Trong đó có ba đoạn hết sức đặc biệt:
1) Phi công Việt Nam Cộng Hòa, vừa được tự do
2) Vợ con tù thăm nuôi tại Hàm Tân;
3) Ban văn nghệ của Trại Hàm Tân;
4) Phỏng vấn 1 người tù cụt chân cấp Thiếu tá.
1985 : Hoa Kỳ và Việt Nam gặp nhau tại New York bàn về việc thả tù cải tạo.
1987 : Lần đầu tiên nhà báo Thụy Ðiển được vào làm phóng sự tại Trại Nam Hà, tiếp theo Hà Nội bắt đầu chuyển thêm tù cải tạo vào Nam và trả tự do từng đợt .
Tháng 7 năm 1988 : Phái đoàn Hoa Kỳ Funseth đi Hà nội họp về việc nhận tù cải tạo.
Tháng 8 năm 1988 : Hà Nội đơn phương loan báo (làm eo, đưa thêm yêu sách) đình chỉ việc thảo luận.
Tháng 1 năm 1989 : Lần đầu tiên Hồng Thập Tự Hoa Kỳ được phép gửi quà cho tù “cải tạo”.
Một chiến dịch gửi quà rầm rộ được phát động tại hải ngoại .
Tháng 4 năm 1989 : Phái đoàn Quốc hội Cali về Việt Nam thảo luận về đề tài xã hội và tù “cải tạo”. Có các thành phần tỵ nạn Việt Nam cùng đi. Ðại diện IRCC trách nhiệm tiểu ban tù chính trị. Phái đoàn yêu cầu trả tự do cho ông Võ Ðại Tôn. Phỏng vấn thu thanh nhà văn Quân Đội Phan Nhật Nam vừa được tự do tại Saigon.
Tháng 6 tháng 1989 : Thượng viện Mỹ tuyên bố yêu cầu Hà Nội trả tự do cho tù “cải tạo” và Hoa Kỳ sẽ đón nhận .
Tháng 7 năm 1989 : Phái đoàn Hoa kỳ về Việt Nam ký thỏa ước nhận định cư tù “cải tạo” (với nhiều điều kiện, giới hạn...)
Tháng 8 tháng 1989 : Báo San Jose Mercury News gửi phóng viên về Saigon làm một loạt bài phỏng vấn “tù cải tạo” sắp ra đi có gia đình chờ đợi tại San Jose.
Tháng 1 tháng 1990 : 15 gia đình H.01 đi chuyến đầu tiên đến phi trường San Francisco, có 4 gia đình về Bắc Cali. 11 gia đình chuyển tiếp đến các tiểu bang khác và Quận Cam.
Tháng 8 năm1992 : Ðại tá Phạm Duy Khang, sau 17 năm tù đã trở về đợt sau cùng với 120 người. Ông đến San Jose và dự lễ thượng kỳ ngày 8/8/1993 .
Sau đó các đợt HO bổ túc và chương trình đoàn tụ gia đình HO lần lượt tiếp diễn suốt 15 năm từ 1994 đến 2009. Cho đến tháng 4 năm 2009 vẫn còn gia đình thuộc diện “tù cải tạo” đến Hoa Kỳ. ( Bài vìết này, tôi sưu tầm của IRCC - cựu Đại Tá

Vũ Văn Lộc và tôi bổ túc thêm).

 

Trần Văn Ngà (HNPD)

(Email: tranvannga35@gmail.com - Tel: 916.519.8961)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm