Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
NHỚ NGÀY 19/01/1974 _ Việt Nhân.
(HNPĐ) Chuyện đã quá lâu 39 năm rồi, quá nhiều biến đổi trong đời không thể nào bắt đầu óc mình nhớ lại hết được, vả trận đánh hôm đó với công tâm mỗ tôi mà nói, thì nó cũng là một trận đánh như các trận đánh của bao đơn vị QL.VNCH. Có chăng nó làm chúng ta nhớ vì nó chấm dứt với một phần lãnh thổ đất nước ta bị cướp bởi giặc ngoài, cùng với con số thương vong khá lớn 74 chiến sĩ Hải Quân hy sinh, nói lớn đây là nhìn theo dòng Hải sử của Quân chủng, nhưng so với Lục Quân có những trận người nằm xuống hơn hẳn con số đó.
Nói thế vì trên sông, các chiến sĩ Hải quân cũng có những trận đánh rất dũng mãnh, nhưng không ai biết và nhớ trừ chính cá nhân họ, bởi đây cũng chỉ như tất cả những trân đánh của QL.VNCH cùng bọn giặc trong. Bước chân thằng lính mỗ tôi theo đường đi ngoằn ngoèo, của những con sông rạch vùng III hay vùng IV sông ngòi, nghe những trận đánh của bạn, nhớ những trận của mình. Những An Long Đồng Tiến, Tuyên Nhơn Mộc Hóa hay Trà Cú Bến Kéo Tây Ninh... nhiều quá không nhớ hết, những trận đánh hàng đêm trên Kinh Vĩnh Tế luôn phối hợp cùng bạn Biệt Kích Vĩnh Gia. Những địa danh nhắc lại một thời các bạn đồng đội mỗ tôi nằm xuống Giang Thành, Phước Xuyên, Tràm Chim, Ấp Bắc, Bà Bèo... nhiều quá cũng có nhớ hết đâu, lại còn Đồng Sơn, Chợ Gạo,Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, kéo qua Đồng Tranh, Lòng Tào...
Có những chiến đĩnh cái thì chìm, cái thì bể đầu bể đít, hoặc giữa thân bắp chuối phá toang một lổ cả sải tay, kẻ chết người bị thương, có cái B40 ghim ngay phòng lái không để lại một thứ gì, hay thổi bay ụ đại liên 50 đôi phía trước, xạ thủ chỉ còn sót lại đôi ống chân. Chuyện như thế đến với đời lính là thường, cái chết giữa trận tuyến là cái chết anh dũng, chiến đấu cho đất nước nằm xuống lịch sử ghi ơn, bạn mỗ tôi, đồng đội mỗ tôi thân xác chúng cờ phũ áo quan. Câu chuyện hôm nay, mỗ tôi nhắc lại đôi chút những ngày còn cầm súng, để thấy rằng có những cái chết đẹp, rất đẹp khi xưa trong cuộc chiến, nhưng nay cũng những cái chết như vậy lại có người mong đem tuyên dương công trạng “liệt sĩ” để góp phần hòa giải dân tộc.
Vậy những gì Quốc Gia VNCH hay QL.VNCH đã làm cho các tử sĩ đó không đủ giá trị hay sao mà phải cần được cộng sản vinh danh? Trận chiến Hoàng Sa, mỗ tôi được cái hân hạnh theo dõi từ ngay lúc đầu, sáng hôm đó có chút công việc do yêu cầu của Đại Tá TMP/HQ, mà mỗ tôi có mặt tại phòng Hành Quân BTL.HQ Saigon, nên cũng biết được diễn tiến. Tương quan lực lượng đôi bên quá chênh lệch, tầu của Trung cộng vừa hiện đại lại đông, tuy cuộc chiến ngắn ngủi nhưng HQVN đã anh dũng chiến đấu, và cuộc chiến dứt khi có sự xuất hiện của các phi tiễn đỉnh Komar với hỏa tiễn Styx. Nếu không thì cuộc chiến sẽ kéo dài thêm đôi chút, đương nhiên như thế sự tổn thất sẽ nhiều hơn, và ba chiếc HQ4, HQ5, và HQ16 không chừng đã có chiếc nằm lại, và dĩ nhiên phía Trung cộng cũng không phải chỉ tổn thất bao nhiêu đó, cũng sẽ phải nhiều hơn.
Vào dịp này năm rồi, mỗ tôi cũng nghe chuyện có người đề nghị nhà nước cộng sản, vinh danh những người lính VNCH chết trong trận Hoàng Sa, trong đó có cả một vị tướng HQ chỉ huy hôm 19/01/1974, cũng nói lên cái mong muốn này (BBC 17/01/2013 Vinh danh liệt sĩ HS). Ông nói “Tôi có ước mong một điều là các liệt sỹ VNCH hy sinh ở Hoàng Sa cũng được vinh danh ở trong nước. Sau đó tôi có được nghe rằng các báo cũng nói thêm vào, và chính quyền Hà Nội có định làm một tượng đài ở Đà Nẵng. Thế nhưng tới nay tôi chưa nhìn thấy chứng cứ hay hình ảnh nào cho việc này”. Khi nghe chuyện như thế, thật lòng mỗ tôi thấy đau và tủi cho những cái chết đó, thiết nghĩ điều gì chạm đến danh dự, những chiến sĩ đồng đội của mình đã vì nước hy sinh, thì trước khi nói cần phải suy cùng, nghĩ tận hẳn hoi rồi mới nói.
Cuộc chiến đã qua gần bốn mươi năm, nhưng làm sao mỗ tôi quên được mình và đồng đội vì lý tưởng chống cộng mà đã chiến đấu, Tầu cộng hay Việt Cộng đều là cộng sản, vậy những cái chết trong đất liền hay ngoài biển cả, của những người lính VNCH có phải đều là do cộng sản gây nên? Nay ta ước mong cộng sản, vinh danh những người lính chúng ta ngã gục đó có là điều đúng đắn, liệu danh dự những người đã chết cho trận Hoàng Sa 19/01/1974 có vì thế mà bị nhơ? Cái chính danh của người lính, cái chính nghĩa mà người lính đã hy sinh, xin làm ơn để lịch sử phán xét – Cộng sản gọi mỗ tôi là Ngụy, cái tên gọi này chắc chắn rằng lịch sử sẽ tẩy xóa nó, cũng như rửa sạch những gì cộng sản bôi bẩn anh em mỗ tôi.
Câu chuyện sẽ khác đi, nếu tự phía nhà nước cộng sản đơn phương vinh danh, những chiến sĩ Hải Quân VNCH hy sinh ngoài Hoàng Sa, lúc đó hành động của chúng sẽ mang tính cách ngưỡng phục hay xin lỗi. Chuyện hòa giải dân tộc liệu có là cái cần chính đáng nơi những kẻ được liệt là bên thua trận, và bị miệt thị là Ngụy, tại sao lại tự bôi tro vào mặt mình với câu nói “Tôi nghĩ đây là việc nên làm, vì đây là sự hy sinh của người công dân Việt Nam. Cần xúc tiến càng sớm càng tốt, để đỡ sự buồn tủi cho gia đình các chiến sỹ ̣đã hy sinh” – Xin hỏi tại sao lại buồn tủi khi xả thân chống quân xâm lược TQ, và có ý gì một khi được cộng sản vinh danh sẽ bớt đi buồn tủi, gia đình các người lính Hải Quân hy sinh tại Hoàng Sa vì thế mà tủi nhục sao?
Cần phải xét lại những ý nghĩ đó! Trong khi chính ngay người lính cộng sản vừa mới đây thôi, chuyện cải táng hài cốt Lê Đình Chinh, chết trong cuộc chiến biên giới 25/08/1978, ngay lý do cái chết mà bọn An Nam cộng đảng còn sợ không dám nêu danh Tầu cộng sát hại. Thì thiết nghĩ chuyện mong ước nhà nước cộng sản vinh danh liệt sĩ, cùng dựng tượng cho các người lính Hải Quân VNCH, gục ngã vì chống quân Tầu cộng xâm lăng biển đảo, e rằng đó là điều hão huyền. Chưa muốn nói đến cái công hàm bán nước 19/04/1958, cùng các động thái nhịp nhàng lùi từng bước, của bọn xã nghĩa trước sự lấn chiếm công khai của TQ, đã đủ cho thấy cái thực chất trong quan hệ giữa chủ tớ bọn chúng – Chỉ cần nhìn vụ Gạc Ma 1988 là có thể hiểu hết mọi chuyện.
Nhớ ngày 19/01/1974, nhớ những tử sĩ Hoàng Sa, ta thấy vui vào lúc cuối đời mình nhìn lại, là đã có lúc ta và đồng đội đã đỗ những giọt máu, bảo vệ giang sơn gấm vóc của cha ông, và không khỏi căm thù bọn cộng nô đã bán nước. Xin anh linh những đứa con đã vì nước hy sinh, trong đất liền hay ngoài biển khơi, hãy phù trợ cho lớp trẻ đang đứng lên đấu tranh chống ngoại xâm TQ, quét sạch được bọn tay sai, giành lại sự ấm no hạnh phúc cho người dân, cùng sự vẹn toàn của đất nước.
Việt Nhân (HNPĐ)
NHỚ NGÀY 19/01/1974 _ Việt Nhân.
(HNPĐ) Chuyện đã quá lâu 39 năm rồi, quá nhiều biến đổi trong đời không thể nào bắt đầu óc mình nhớ lại hết được, vả trận đánh hôm đó với công tâm mỗ tôi mà nói, thì nó cũng là một trận đánh như các trận đánh của bao đơn vị QL.VNCH. Có chăng nó làm chúng ta nhớ vì nó chấm dứt với một phần lãnh thổ đất nước ta bị cướp bởi giặc ngoài, cùng với con số thương vong khá lớn 74 chiến sĩ Hải Quân hy sinh, nói lớn đây là nhìn theo dòng Hải sử của Quân chủng, nhưng so với Lục Quân có những trận người nằm xuống hơn hẳn con số đó.
Nói thế vì trên sông, các chiến sĩ Hải quân cũng có những trận đánh rất dũng mãnh, nhưng không ai biết và nhớ trừ chính cá nhân họ, bởi đây cũng chỉ như tất cả những trân đánh của QL.VNCH cùng bọn giặc trong. Bước chân thằng lính mỗ tôi theo đường đi ngoằn ngoèo, của những con sông rạch vùng III hay vùng IV sông ngòi, nghe những trận đánh của bạn, nhớ những trận của mình. Những An Long Đồng Tiến, Tuyên Nhơn Mộc Hóa hay Trà Cú Bến Kéo Tây Ninh... nhiều quá không nhớ hết, những trận đánh hàng đêm trên Kinh Vĩnh Tế luôn phối hợp cùng bạn Biệt Kích Vĩnh Gia. Những địa danh nhắc lại một thời các bạn đồng đội mỗ tôi nằm xuống Giang Thành, Phước Xuyên, Tràm Chim, Ấp Bắc, Bà Bèo... nhiều quá cũng có nhớ hết đâu, lại còn Đồng Sơn, Chợ Gạo,Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, kéo qua Đồng Tranh, Lòng Tào...
Có những chiến đĩnh cái thì chìm, cái thì bể đầu bể đít, hoặc giữa thân bắp chuối phá toang một lổ cả sải tay, kẻ chết người bị thương, có cái B40 ghim ngay phòng lái không để lại một thứ gì, hay thổi bay ụ đại liên 50 đôi phía trước, xạ thủ chỉ còn sót lại đôi ống chân. Chuyện như thế đến với đời lính là thường, cái chết giữa trận tuyến là cái chết anh dũng, chiến đấu cho đất nước nằm xuống lịch sử ghi ơn, bạn mỗ tôi, đồng đội mỗ tôi thân xác chúng cờ phũ áo quan. Câu chuyện hôm nay, mỗ tôi nhắc lại đôi chút những ngày còn cầm súng, để thấy rằng có những cái chết đẹp, rất đẹp khi xưa trong cuộc chiến, nhưng nay cũng những cái chết như vậy lại có người mong đem tuyên dương công trạng “liệt sĩ” để góp phần hòa giải dân tộc.
Vậy những gì Quốc Gia VNCH hay QL.VNCH đã làm cho các tử sĩ đó không đủ giá trị hay sao mà phải cần được cộng sản vinh danh? Trận chiến Hoàng Sa, mỗ tôi được cái hân hạnh theo dõi từ ngay lúc đầu, sáng hôm đó có chút công việc do yêu cầu của Đại Tá TMP/HQ, mà mỗ tôi có mặt tại phòng Hành Quân BTL.HQ Saigon, nên cũng biết được diễn tiến. Tương quan lực lượng đôi bên quá chênh lệch, tầu của Trung cộng vừa hiện đại lại đông, tuy cuộc chiến ngắn ngủi nhưng HQVN đã anh dũng chiến đấu, và cuộc chiến dứt khi có sự xuất hiện của các phi tiễn đỉnh Komar với hỏa tiễn Styx. Nếu không thì cuộc chiến sẽ kéo dài thêm đôi chút, đương nhiên như thế sự tổn thất sẽ nhiều hơn, và ba chiếc HQ4, HQ5, và HQ16 không chừng đã có chiếc nằm lại, và dĩ nhiên phía Trung cộng cũng không phải chỉ tổn thất bao nhiêu đó, cũng sẽ phải nhiều hơn.
Vào dịp này năm rồi, mỗ tôi cũng nghe chuyện có người đề nghị nhà nước cộng sản, vinh danh những người lính VNCH chết trong trận Hoàng Sa, trong đó có cả một vị tướng HQ chỉ huy hôm 19/01/1974, cũng nói lên cái mong muốn này (BBC 17/01/2013 Vinh danh liệt sĩ HS). Ông nói “Tôi có ước mong một điều là các liệt sỹ VNCH hy sinh ở Hoàng Sa cũng được vinh danh ở trong nước. Sau đó tôi có được nghe rằng các báo cũng nói thêm vào, và chính quyền Hà Nội có định làm một tượng đài ở Đà Nẵng. Thế nhưng tới nay tôi chưa nhìn thấy chứng cứ hay hình ảnh nào cho việc này”. Khi nghe chuyện như thế, thật lòng mỗ tôi thấy đau và tủi cho những cái chết đó, thiết nghĩ điều gì chạm đến danh dự, những chiến sĩ đồng đội của mình đã vì nước hy sinh, thì trước khi nói cần phải suy cùng, nghĩ tận hẳn hoi rồi mới nói.
Cuộc chiến đã qua gần bốn mươi năm, nhưng làm sao mỗ tôi quên được mình và đồng đội vì lý tưởng chống cộng mà đã chiến đấu, Tầu cộng hay Việt Cộng đều là cộng sản, vậy những cái chết trong đất liền hay ngoài biển cả, của những người lính VNCH có phải đều là do cộng sản gây nên? Nay ta ước mong cộng sản, vinh danh những người lính chúng ta ngã gục đó có là điều đúng đắn, liệu danh dự những người đã chết cho trận Hoàng Sa 19/01/1974 có vì thế mà bị nhơ? Cái chính danh của người lính, cái chính nghĩa mà người lính đã hy sinh, xin làm ơn để lịch sử phán xét – Cộng sản gọi mỗ tôi là Ngụy, cái tên gọi này chắc chắn rằng lịch sử sẽ tẩy xóa nó, cũng như rửa sạch những gì cộng sản bôi bẩn anh em mỗ tôi.
Câu chuyện sẽ khác đi, nếu tự phía nhà nước cộng sản đơn phương vinh danh, những chiến sĩ Hải Quân VNCH hy sinh ngoài Hoàng Sa, lúc đó hành động của chúng sẽ mang tính cách ngưỡng phục hay xin lỗi. Chuyện hòa giải dân tộc liệu có là cái cần chính đáng nơi những kẻ được liệt là bên thua trận, và bị miệt thị là Ngụy, tại sao lại tự bôi tro vào mặt mình với câu nói “Tôi nghĩ đây là việc nên làm, vì đây là sự hy sinh của người công dân Việt Nam. Cần xúc tiến càng sớm càng tốt, để đỡ sự buồn tủi cho gia đình các chiến sỹ ̣đã hy sinh” – Xin hỏi tại sao lại buồn tủi khi xả thân chống quân xâm lược TQ, và có ý gì một khi được cộng sản vinh danh sẽ bớt đi buồn tủi, gia đình các người lính Hải Quân hy sinh tại Hoàng Sa vì thế mà tủi nhục sao?
Cần phải xét lại những ý nghĩ đó! Trong khi chính ngay người lính cộng sản vừa mới đây thôi, chuyện cải táng hài cốt Lê Đình Chinh, chết trong cuộc chiến biên giới 25/08/1978, ngay lý do cái chết mà bọn An Nam cộng đảng còn sợ không dám nêu danh Tầu cộng sát hại. Thì thiết nghĩ chuyện mong ước nhà nước cộng sản vinh danh liệt sĩ, cùng dựng tượng cho các người lính Hải Quân VNCH, gục ngã vì chống quân Tầu cộng xâm lăng biển đảo, e rằng đó là điều hão huyền. Chưa muốn nói đến cái công hàm bán nước 19/04/1958, cùng các động thái nhịp nhàng lùi từng bước, của bọn xã nghĩa trước sự lấn chiếm công khai của TQ, đã đủ cho thấy cái thực chất trong quan hệ giữa chủ tớ bọn chúng – Chỉ cần nhìn vụ Gạc Ma 1988 là có thể hiểu hết mọi chuyện.
Nhớ ngày 19/01/1974, nhớ những tử sĩ Hoàng Sa, ta thấy vui vào lúc cuối đời mình nhìn lại, là đã có lúc ta và đồng đội đã đỗ những giọt máu, bảo vệ giang sơn gấm vóc của cha ông, và không khỏi căm thù bọn cộng nô đã bán nước. Xin anh linh những đứa con đã vì nước hy sinh, trong đất liền hay ngoài biển khơi, hãy phù trợ cho lớp trẻ đang đứng lên đấu tranh chống ngoại xâm TQ, quét sạch được bọn tay sai, giành lại sự ấm no hạnh phúc cho người dân, cùng sự vẹn toàn của đất nước.
Việt Nhân (HNPĐ)