Thân Hữu Tiếp Tay...

NHỚ NGÀY GIỖ TỔ: ĐỀN HÙNG VƯƠNG VÀ ÔNG TỪ COI ĐỀN – NGUYỄN VĂN LUẬN

( HNPĐ ) Từ xa xưa, người Việt Nam có huyền thoại về nguồn gốc "Con Rồng Cháu Tiên".Lạc Long Quân lấy nàng Âu Cơ, sinh ra 100 người con.




( HNPĐ )
Từ xa xưa, người Việt Nam có huyền thoại về nguồn gốc  "Con Rồng Cháu Tiên".
Lạc Long Quân lấy nàng Âu Cơ, sinh ra 100 người con. Sau đó 50 con theo cha lên núi vì cha là thần Rồng hiện xuống xứ Việt, 50 người theo mẹ xuống biển vì mẹ là tiên nữ Thủy Cung,
Con trưởng  Lạc Long Quân tập hợp bộ lạc Việt, lập nên nườc Văn Lang, xưng là Hùng Vương, cách đây hơn 4.000 năm nên ta thường nói nườc ta có bốn ngàn năm văn hiến. Hùng Vương , thường gọi là Vua Hùng  truyền ngôi được 18 đời. Nước Văn Lang đổi tên nhiều lần, nay là nước Việt Nam.
Nhớ ơn các Vua Hùng dựng nước, dân Việt  lập Đền thờ , gọi là Đền Hùng còn đến ngày nay. Đền Hùng thờ 18 vua Hùng, được xây dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, phủ Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (Bắc Việt). Hàng năm, ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch là ngày giỗ Tổ Hùng Vương.

Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3.


Đi đường bộ, dùng xe lửa Hà nội - Lào Cai tới ga Kiến Lương rồi từ đó đi tới chân núi Nghĩa Lĩnh. Đường thủy thì ngược sông Hồng tới tỉnh Việt Trì rồi đi bộ tới thôn Cổ Tích. Thời xưa dân đi chẩy hội tấp nập ngay từ đầu tháng 3. Núi Nghĩa Lĩnh còn gọi là Núi Đen, núi đất trên ngọn đồi cao, quanh năm vắng vẻ nhưng rất nhộn nhịp ngày hội Tổ. Chân núi có đền Giếng (đền Hạ) thờ 2 công chúa Tiên Dung và Ngọc Dung, không biết là con vua Hùng đời nào. Từ đền Giếng lên cao đến đền Trung và đền Thượng, phải leo cả thảy 296 bậc đá.
Đền Thượng được trùng tu năm 1914, trước đền có bức hoành "Nam Việt Triều Tổ".
Trong đền có bài vị, chính giữa ghi giòng chữ (chữ Nho) "Đột ngột cao sơn cổ Việt hưng thị thập bát thánh vương vị". Gần đền có ngôi mộ vua Hùng thứ 6, có bia khắc 5 chữ "Sắc kiến Hùng vương lãng". Đứng trên đền Hùng trông ra bốn phía bao la bát ngát miền trung du, bên núi đồi, bên đồng ruộng. Nhìn về phía đông thấy núi Tam Đảo (thuộc tỉnh Vĩnh Yên và Thái Nguyên). Về phía nam thấy ngọn Ba Vì (thuộc tỉnh Sơn Tây), có sông Lô và sông Thao uốn khúc quanh co rồi nhập vào nhau tại Bạch Hạc (thuộc tỉnh Việt Trì).
Việc thờ các vua Hùng có từ cuối thế kỷ 14, dưới triều Lê Thánh Tông, các truyền thuyết về Hùng Vương đã được ghi chép vào sử sách… Năm 1470, vua Lê Thánh Tông đã cho lập Ngọc phả Hùng Vương, tôn Hùng Vương là Thánh Vương ngàn đời của nước Việt.
Từ thế kỷ 3 TCN, trên núi Nghĩa Lĩnh còn có 4 di tích:
1. Miếu thờ trời “Kính thiên lĩnh điện”, thờ thần Lúa (mảnh trấu thần) và thần Núi “Đột ngột Cao Sơn” (nay là đền Thượng).
2. Mộ vua Hùng thứ 6 (nay là lăng).
3. Quán nghỉ chân khi làm lễ Điện Kinh Thiên, hóng mát và bàn việc nước, cơ mật của Vua và Lạc hầu, Lạc tướng (nay là đền Trung).
4. Giếng Ngọc của 2 công chúa Tiên Dung, Ngọc Hoa (nay là đền Giếng).
Sau năm 258 TCN, Thục Phán lập bài vị 18 đời vua Hùng đưa lên thờ “Hùng đô thập bát thế thánh vương thánh vị”, đồng thời mời dòng tộc nhà Vua đến ở quanh núi Nghĩa Lĩnh để trông nom đền miếu.
Thời Bắc thuộc, dân ta tiếp tục sửa sang đền đài thờ tự. Đến đời nhà Lê bắt đầu viết ngọc phả. Bản sớm nhất là năm Thiên Phúc nguyên niên đời vua Lê Đại Hành (980), bản muộn nhất là năm Hoàng Định thứ nhất đời vua Lê Kính Tông (1601) ghi chép: trên núi Nghĩa Lĩnh có đền Thượng, mộ vua Hùng thứ 6, 2 cột đá thề của Thục Phán, đền Trung, đền Hạ và chùa. Đền Giếng được làm vào cuối thời Lê. Sắc chỉ của vua Quang Trung đã nói tới đền Giếng.
Vua Tự Đức năm 1874 sai Tổng đốc Tam Tuyên (Sơn Tây, Hưng Hóa, Tuyên Quang) Nguyễn Bá Nghi trùng tu đền Thượng và lăng, đặt lệ quốc tế vào mùa thu. Năm 1917 tuần phủ Phú Thọ Lê Trung Ngọc xin triều đình cho tế vào ngày 10 tháng 3 trước giỗ Tổ Hùng Vương 1 ngày, để hôm sau dân sở tại làm lễ. Từ đó ấn định hàng năm, tế lễ vào ngày 10 tháng 3, phẩm vật là tam sinh (bò, dê, lợn). Kinh phí lấy từ hoa lợi phát canh 25 mẫu ruộng triều đình giao cho các xã cấy nộp thóc về Hy Cương và cấp thêm 100 đồng bạc trắng. Riêng Vua gửi về 3 đấu gạo nếp thơm làm xôi cúng. Triều đình ủy nhiệm cho Tuần phủ Phú Thọ đứng chủ tế hàng năm. Các bồi tế, thông đạo tán, chấp sự là các quan tỉnh, huyện. Các thủ tục dâng lễ tấu sớ được tuân thủ theo các quy định nghiêm ngặt của Nho giáo

Đền Hùng có một ông Từ trông coi, sống cô quạnh nơi đền Tổ, dân xã Hy Cương phục dịch đèn nhang quanh năm. Đến ngày hội, theo lệnh triều đình Huế, quan đầu tỉnh Phú Thọ đứng chủ tế và tổ chức các trò chơi như đu tiên, đánh cờ, múa quyền, thả diều, thi thơ, ca hát...

Từ 1950 ít người đi đền Hùng vì chiến tranh. Sau 1954, nhà cầm quyền cộng sản miền Bắc không cho mở hội, sợ dân chúng tụ tập. Đền Hùng trở nên hoang vắng, điêu tàn.
Cộng sản Việt Nam lờ đi ngày giỗ Tổ Hùng Vương vì chữ Vương là vua quan, phong kiến. Báo chí, loa đài suốt hơn 20 năm chửi phong kiến, đế quốc. Chính quyền triệt hạ đình chùa miếu mạo, huỷ hoại văn hóa tiền nhân. Nếu Việt Nam có cuộc "Cách mạng văn hóa" kiểu Mao thì chắc đền Hùng đã bị phá bỏ. Âu cũng nhờ khí  thiêng sông núi, nòi giống Việt bất khuất, đến năm 2000 người cộng sản đã phải đến quỳ lạy trước bàn thờ Tổ. Rồi đến một ngày, họ sẽ phải sám hối để nước Việt, người Việt được thật sự Tự Do và Hạnh Phúc.

Khi cuộc chiến Việt Nam đến độ "leo thang", máy bay Mỹ đánh phá tới miền Bắc thì chính quyền cộng sản xiết chặt đời sống người dân trong một trại tù khổng lồ. Mang danh giai cấp bóc lột, lúc nào cũng bị nghi là phản động hoặc gián điệp CIA , tôi đã "sơ tán " lên Phú Thọ, có thể an thân vừa mới ra tù, vì Phú thọ hoang vu miền ngược, là "vùng tự do " của Việt Minh trước kia hay còn gọi là "hậu phương" kháng Pháp.
Và, nơi đây thật là "lạc hậu", những đồi trọc trồng dứa, trồng chè , dân rách rưới lam lũ, lầm lỳ như tù nhân trong trại. Tôi đã sống nơi đây, có đền Tổ Hùng vương mà như người bị đày ra hoang đảo. Tôi đã nghe, đã nhớ và ghi lại chuyện ông Từ đền Tổ.

Từ năm 1954, đền Hùng vẫn có một ông Từ, lầm lũi, câm nín, đèn nhang bàn thờ Tổ.
Ông không có tên, không nhớ tuổi, không nhớ cả tên cha mẹ. Hình như ông mồ côi từ nhỏ nên không nhớ gì hết, nhất là khi có chính quyền mới, với những người "cán bộ" rất xa lạ đối với ông từ áo quần ăn vận đến ngôn ngữ ông nghe mà không hiều. Người ta coi ông là câm, điếc nhưng dân làng Cổ Tích biết ông không câm, không điếc.
Điều duy nhất ông nhớ rất chính xác là ngày giỗ Tổ, dù đã bao năm sau, miền "nông thôn" miền Bắc không có lịch. Lịch chỉ "phân phối cơ quan", và không ghi những ngày lịch sử. Ngày âm lịch xê xích hàng năm so với dương lịch. Do linh cảm, nhìn trời mây, trăng sao, cảnh vật núi đồi nên ông đã nghiệm đúng ngày giỗ Tổ, vua Hùng.
Cuộc " Cải cách ruộng đất" ở miền Bắc , không ai động chạm tới ông, vì ông không có ruộng, có nhà, nhưng " Bài trừ văn hóa nô dịch " thì ông bị vì ông có một bộ lễ phục: cái áo the đen, chiếc quần chúc bâu và cái khăn xếp. Nói cho đúng, cái áo the cũ rích, loang lổ, 2 vạt thân và 2 ống tay ngắn cũn, chiếc quần cháo lòng và chiếc khăn là xếp vải chắp vá, khâu dúm dó. Ông chỉ mặc bộ lễ phục này mỗi năm, ngày giỗ Tổ rồi gấp lại cẩn thận, gói cất sau bàn thờ, hơn 20 năm không giặt.
Đối với cộng sản, áo the khăn xếp là phong kiến , đế quốc, phải "diệt trừ triệt để".
Ông không bị đấu tố vì đã vô sản hơn cả bần cố nông, nhưng ông vẫn bị lôi về xã Hy Cương để "tham gia học tập". Ông không câm nhưng đã thành câm từ lâu, không điếc nhưng không nghe thấy gì cả, không mù nhưng đã thành mù. Thân xác còn động đậy nhưng không hồn, chẳng có gì để "tiếp thu, cải tạo". Ông được trở về đền Tổ vì đó là nhà của ông, không có sổ hộ khẩu. Ông thờ tổ Hùng vương như tự thâm tâm người Việt, dù thân xác bị đày đọa do chế độ cộng sản tạo nên cuộc sống đói rách thê thảm ở miền Bắc thời bấy giờ.
Suốt năm sống với sắn, khoai, nhờ những người già trong thôn đùm bọc, ông chỉ được ăn cơm, bữa cơm thực, ngày giỗ Tổ, đó là oản cơm. Dân làng "bí mật" gom được lon gạo, nén nhang, mang lên đền cùng chiếc nồi đất. Ông Từ thổi cơm, gần hết ngày mới nắm xong 18 chiếc oản thật tròn, cao bằng nhau, vét từng hạt cơm, trân trọng , kiên nhẫn như người nghệ sĩ mang hết tâm hồn để hoàn thành tác phẩm .
Chiều tối mới lễ Tổ để tránh cái nóng Phú Thọ, sợ cơm thiu. Ông chỉ nói mỗi năm một lần, thì thầm khấn Tổ bằng những lời mộc mạc của ông. Không ai nghe được tiếng ông ngoài Tổ Hùng vương. Chắc chắn ông không biết gì về miền Nam, miền Bắc chia đôi, không biết gì về cộng sản, nhưng ông hiểu là hội giỗ Tổ bị cấm, không như xưa kia, người người lớp lớp nườm nượp lên đền lễ Tổ, vui tươi.
Ông đã không hề thù ghét, oán giận, sống hơn hai chục năm làm ông Từ giữ đền thờ Tổ, câm nín, chịu đựng cảnh đọa đày của người dân nông thôn miền Bắc
Nguyện cầu gì cũng không phải cho ông mà cho cả dân tộc Việt Nam , ông nguyện cầu hai tiếng Tự Do nhưng không biết diễn tả thế nào trong lời khấn Tổ hàng năm.
Đúng vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông từ đền Hùng mất, trùng vào ngày cộng sản chiếm trọn miền Nam tự do.

Ai về Việt Nam bây giờ đều thấy Đền Hùng được sang sửa , rất "hoành tráng", khác xưa, gọi là "Khu quần thể đền Hùng". Tường vách, cột đá được tô vẽ xanh đỏ lòe loẹt, cờ quạt lung tung, sơn son thếp vàng, lư đồng, tượng hạc mới toanh, bóng loáng. Trước đền san đất , láng xi măng như "quảng trường" xếp bậc thang dài nhiều bậc lên cao tới cửa đền để các quan cộng sản cùng dân rước kiệu vào đền.
Rồi khu đền Hùng có Nhà Bảo Tàng Hùng Vương, trưng bày di vật khảo cổ ở Phú Thọ,
có những cục đá tròn tròn, dài dài...Rồi có Nhà Lưu niệm bác Hồ...trồng cây Thiên Tuế
sống đã 80 năm...rồi câu thơ bác "nói" với  đức Thánh Trần : Bác tôi, tôi Bác cũng anh hùng...Người dân Phú Thọ đã lắc đầu ngao ngán, gọi là Hồ tặc, cao ngạo, mất dạy...!
Đi lễ đền Hùng bây giờ giống như đi thăm Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, Tầu cộng: di tích lịch sử đều được sửa lại để kiếm tiền du khách và tuyên truyền.

Nguyễn văn Luận ( HNPĐ )
4/2015

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

NHỚ NGÀY GIỖ TỔ: ĐỀN HÙNG VƯƠNG VÀ ÔNG TỪ COI ĐỀN – NGUYỄN VĂN LUẬN

( HNPĐ ) Từ xa xưa, người Việt Nam có huyền thoại về nguồn gốc "Con Rồng Cháu Tiên".Lạc Long Quân lấy nàng Âu Cơ, sinh ra 100 người con.




( HNPĐ )
Từ xa xưa, người Việt Nam có huyền thoại về nguồn gốc  "Con Rồng Cháu Tiên".
Lạc Long Quân lấy nàng Âu Cơ, sinh ra 100 người con. Sau đó 50 con theo cha lên núi vì cha là thần Rồng hiện xuống xứ Việt, 50 người theo mẹ xuống biển vì mẹ là tiên nữ Thủy Cung,
Con trưởng  Lạc Long Quân tập hợp bộ lạc Việt, lập nên nườc Văn Lang, xưng là Hùng Vương, cách đây hơn 4.000 năm nên ta thường nói nườc ta có bốn ngàn năm văn hiến. Hùng Vương , thường gọi là Vua Hùng  truyền ngôi được 18 đời. Nước Văn Lang đổi tên nhiều lần, nay là nước Việt Nam.
Nhớ ơn các Vua Hùng dựng nước, dân Việt  lập Đền thờ , gọi là Đền Hùng còn đến ngày nay. Đền Hùng thờ 18 vua Hùng, được xây dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, phủ Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (Bắc Việt). Hàng năm, ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch là ngày giỗ Tổ Hùng Vương.

Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3.


Đi đường bộ, dùng xe lửa Hà nội - Lào Cai tới ga Kiến Lương rồi từ đó đi tới chân núi Nghĩa Lĩnh. Đường thủy thì ngược sông Hồng tới tỉnh Việt Trì rồi đi bộ tới thôn Cổ Tích. Thời xưa dân đi chẩy hội tấp nập ngay từ đầu tháng 3. Núi Nghĩa Lĩnh còn gọi là Núi Đen, núi đất trên ngọn đồi cao, quanh năm vắng vẻ nhưng rất nhộn nhịp ngày hội Tổ. Chân núi có đền Giếng (đền Hạ) thờ 2 công chúa Tiên Dung và Ngọc Dung, không biết là con vua Hùng đời nào. Từ đền Giếng lên cao đến đền Trung và đền Thượng, phải leo cả thảy 296 bậc đá.
Đền Thượng được trùng tu năm 1914, trước đền có bức hoành "Nam Việt Triều Tổ".
Trong đền có bài vị, chính giữa ghi giòng chữ (chữ Nho) "Đột ngột cao sơn cổ Việt hưng thị thập bát thánh vương vị". Gần đền có ngôi mộ vua Hùng thứ 6, có bia khắc 5 chữ "Sắc kiến Hùng vương lãng". Đứng trên đền Hùng trông ra bốn phía bao la bát ngát miền trung du, bên núi đồi, bên đồng ruộng. Nhìn về phía đông thấy núi Tam Đảo (thuộc tỉnh Vĩnh Yên và Thái Nguyên). Về phía nam thấy ngọn Ba Vì (thuộc tỉnh Sơn Tây), có sông Lô và sông Thao uốn khúc quanh co rồi nhập vào nhau tại Bạch Hạc (thuộc tỉnh Việt Trì).
Việc thờ các vua Hùng có từ cuối thế kỷ 14, dưới triều Lê Thánh Tông, các truyền thuyết về Hùng Vương đã được ghi chép vào sử sách… Năm 1470, vua Lê Thánh Tông đã cho lập Ngọc phả Hùng Vương, tôn Hùng Vương là Thánh Vương ngàn đời của nước Việt.
Từ thế kỷ 3 TCN, trên núi Nghĩa Lĩnh còn có 4 di tích:
1. Miếu thờ trời “Kính thiên lĩnh điện”, thờ thần Lúa (mảnh trấu thần) và thần Núi “Đột ngột Cao Sơn” (nay là đền Thượng).
2. Mộ vua Hùng thứ 6 (nay là lăng).
3. Quán nghỉ chân khi làm lễ Điện Kinh Thiên, hóng mát và bàn việc nước, cơ mật của Vua và Lạc hầu, Lạc tướng (nay là đền Trung).
4. Giếng Ngọc của 2 công chúa Tiên Dung, Ngọc Hoa (nay là đền Giếng).
Sau năm 258 TCN, Thục Phán lập bài vị 18 đời vua Hùng đưa lên thờ “Hùng đô thập bát thế thánh vương thánh vị”, đồng thời mời dòng tộc nhà Vua đến ở quanh núi Nghĩa Lĩnh để trông nom đền miếu.
Thời Bắc thuộc, dân ta tiếp tục sửa sang đền đài thờ tự. Đến đời nhà Lê bắt đầu viết ngọc phả. Bản sớm nhất là năm Thiên Phúc nguyên niên đời vua Lê Đại Hành (980), bản muộn nhất là năm Hoàng Định thứ nhất đời vua Lê Kính Tông (1601) ghi chép: trên núi Nghĩa Lĩnh có đền Thượng, mộ vua Hùng thứ 6, 2 cột đá thề của Thục Phán, đền Trung, đền Hạ và chùa. Đền Giếng được làm vào cuối thời Lê. Sắc chỉ của vua Quang Trung đã nói tới đền Giếng.
Vua Tự Đức năm 1874 sai Tổng đốc Tam Tuyên (Sơn Tây, Hưng Hóa, Tuyên Quang) Nguyễn Bá Nghi trùng tu đền Thượng và lăng, đặt lệ quốc tế vào mùa thu. Năm 1917 tuần phủ Phú Thọ Lê Trung Ngọc xin triều đình cho tế vào ngày 10 tháng 3 trước giỗ Tổ Hùng Vương 1 ngày, để hôm sau dân sở tại làm lễ. Từ đó ấn định hàng năm, tế lễ vào ngày 10 tháng 3, phẩm vật là tam sinh (bò, dê, lợn). Kinh phí lấy từ hoa lợi phát canh 25 mẫu ruộng triều đình giao cho các xã cấy nộp thóc về Hy Cương và cấp thêm 100 đồng bạc trắng. Riêng Vua gửi về 3 đấu gạo nếp thơm làm xôi cúng. Triều đình ủy nhiệm cho Tuần phủ Phú Thọ đứng chủ tế hàng năm. Các bồi tế, thông đạo tán, chấp sự là các quan tỉnh, huyện. Các thủ tục dâng lễ tấu sớ được tuân thủ theo các quy định nghiêm ngặt của Nho giáo

Đền Hùng có một ông Từ trông coi, sống cô quạnh nơi đền Tổ, dân xã Hy Cương phục dịch đèn nhang quanh năm. Đến ngày hội, theo lệnh triều đình Huế, quan đầu tỉnh Phú Thọ đứng chủ tế và tổ chức các trò chơi như đu tiên, đánh cờ, múa quyền, thả diều, thi thơ, ca hát...

Từ 1950 ít người đi đền Hùng vì chiến tranh. Sau 1954, nhà cầm quyền cộng sản miền Bắc không cho mở hội, sợ dân chúng tụ tập. Đền Hùng trở nên hoang vắng, điêu tàn.
Cộng sản Việt Nam lờ đi ngày giỗ Tổ Hùng Vương vì chữ Vương là vua quan, phong kiến. Báo chí, loa đài suốt hơn 20 năm chửi phong kiến, đế quốc. Chính quyền triệt hạ đình chùa miếu mạo, huỷ hoại văn hóa tiền nhân. Nếu Việt Nam có cuộc "Cách mạng văn hóa" kiểu Mao thì chắc đền Hùng đã bị phá bỏ. Âu cũng nhờ khí  thiêng sông núi, nòi giống Việt bất khuất, đến năm 2000 người cộng sản đã phải đến quỳ lạy trước bàn thờ Tổ. Rồi đến một ngày, họ sẽ phải sám hối để nước Việt, người Việt được thật sự Tự Do và Hạnh Phúc.

Khi cuộc chiến Việt Nam đến độ "leo thang", máy bay Mỹ đánh phá tới miền Bắc thì chính quyền cộng sản xiết chặt đời sống người dân trong một trại tù khổng lồ. Mang danh giai cấp bóc lột, lúc nào cũng bị nghi là phản động hoặc gián điệp CIA , tôi đã "sơ tán " lên Phú Thọ, có thể an thân vừa mới ra tù, vì Phú thọ hoang vu miền ngược, là "vùng tự do " của Việt Minh trước kia hay còn gọi là "hậu phương" kháng Pháp.
Và, nơi đây thật là "lạc hậu", những đồi trọc trồng dứa, trồng chè , dân rách rưới lam lũ, lầm lỳ như tù nhân trong trại. Tôi đã sống nơi đây, có đền Tổ Hùng vương mà như người bị đày ra hoang đảo. Tôi đã nghe, đã nhớ và ghi lại chuyện ông Từ đền Tổ.

Từ năm 1954, đền Hùng vẫn có một ông Từ, lầm lũi, câm nín, đèn nhang bàn thờ Tổ.
Ông không có tên, không nhớ tuổi, không nhớ cả tên cha mẹ. Hình như ông mồ côi từ nhỏ nên không nhớ gì hết, nhất là khi có chính quyền mới, với những người "cán bộ" rất xa lạ đối với ông từ áo quần ăn vận đến ngôn ngữ ông nghe mà không hiều. Người ta coi ông là câm, điếc nhưng dân làng Cổ Tích biết ông không câm, không điếc.
Điều duy nhất ông nhớ rất chính xác là ngày giỗ Tổ, dù đã bao năm sau, miền "nông thôn" miền Bắc không có lịch. Lịch chỉ "phân phối cơ quan", và không ghi những ngày lịch sử. Ngày âm lịch xê xích hàng năm so với dương lịch. Do linh cảm, nhìn trời mây, trăng sao, cảnh vật núi đồi nên ông đã nghiệm đúng ngày giỗ Tổ, vua Hùng.
Cuộc " Cải cách ruộng đất" ở miền Bắc , không ai động chạm tới ông, vì ông không có ruộng, có nhà, nhưng " Bài trừ văn hóa nô dịch " thì ông bị vì ông có một bộ lễ phục: cái áo the đen, chiếc quần chúc bâu và cái khăn xếp. Nói cho đúng, cái áo the cũ rích, loang lổ, 2 vạt thân và 2 ống tay ngắn cũn, chiếc quần cháo lòng và chiếc khăn là xếp vải chắp vá, khâu dúm dó. Ông chỉ mặc bộ lễ phục này mỗi năm, ngày giỗ Tổ rồi gấp lại cẩn thận, gói cất sau bàn thờ, hơn 20 năm không giặt.
Đối với cộng sản, áo the khăn xếp là phong kiến , đế quốc, phải "diệt trừ triệt để".
Ông không bị đấu tố vì đã vô sản hơn cả bần cố nông, nhưng ông vẫn bị lôi về xã Hy Cương để "tham gia học tập". Ông không câm nhưng đã thành câm từ lâu, không điếc nhưng không nghe thấy gì cả, không mù nhưng đã thành mù. Thân xác còn động đậy nhưng không hồn, chẳng có gì để "tiếp thu, cải tạo". Ông được trở về đền Tổ vì đó là nhà của ông, không có sổ hộ khẩu. Ông thờ tổ Hùng vương như tự thâm tâm người Việt, dù thân xác bị đày đọa do chế độ cộng sản tạo nên cuộc sống đói rách thê thảm ở miền Bắc thời bấy giờ.
Suốt năm sống với sắn, khoai, nhờ những người già trong thôn đùm bọc, ông chỉ được ăn cơm, bữa cơm thực, ngày giỗ Tổ, đó là oản cơm. Dân làng "bí mật" gom được lon gạo, nén nhang, mang lên đền cùng chiếc nồi đất. Ông Từ thổi cơm, gần hết ngày mới nắm xong 18 chiếc oản thật tròn, cao bằng nhau, vét từng hạt cơm, trân trọng , kiên nhẫn như người nghệ sĩ mang hết tâm hồn để hoàn thành tác phẩm .
Chiều tối mới lễ Tổ để tránh cái nóng Phú Thọ, sợ cơm thiu. Ông chỉ nói mỗi năm một lần, thì thầm khấn Tổ bằng những lời mộc mạc của ông. Không ai nghe được tiếng ông ngoài Tổ Hùng vương. Chắc chắn ông không biết gì về miền Nam, miền Bắc chia đôi, không biết gì về cộng sản, nhưng ông hiểu là hội giỗ Tổ bị cấm, không như xưa kia, người người lớp lớp nườm nượp lên đền lễ Tổ, vui tươi.
Ông đã không hề thù ghét, oán giận, sống hơn hai chục năm làm ông Từ giữ đền thờ Tổ, câm nín, chịu đựng cảnh đọa đày của người dân nông thôn miền Bắc
Nguyện cầu gì cũng không phải cho ông mà cho cả dân tộc Việt Nam , ông nguyện cầu hai tiếng Tự Do nhưng không biết diễn tả thế nào trong lời khấn Tổ hàng năm.
Đúng vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông từ đền Hùng mất, trùng vào ngày cộng sản chiếm trọn miền Nam tự do.

Ai về Việt Nam bây giờ đều thấy Đền Hùng được sang sửa , rất "hoành tráng", khác xưa, gọi là "Khu quần thể đền Hùng". Tường vách, cột đá được tô vẽ xanh đỏ lòe loẹt, cờ quạt lung tung, sơn son thếp vàng, lư đồng, tượng hạc mới toanh, bóng loáng. Trước đền san đất , láng xi măng như "quảng trường" xếp bậc thang dài nhiều bậc lên cao tới cửa đền để các quan cộng sản cùng dân rước kiệu vào đền.
Rồi khu đền Hùng có Nhà Bảo Tàng Hùng Vương, trưng bày di vật khảo cổ ở Phú Thọ,
có những cục đá tròn tròn, dài dài...Rồi có Nhà Lưu niệm bác Hồ...trồng cây Thiên Tuế
sống đã 80 năm...rồi câu thơ bác "nói" với  đức Thánh Trần : Bác tôi, tôi Bác cũng anh hùng...Người dân Phú Thọ đã lắc đầu ngao ngán, gọi là Hồ tặc, cao ngạo, mất dạy...!
Đi lễ đền Hùng bây giờ giống như đi thăm Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, Tầu cộng: di tích lịch sử đều được sửa lại để kiếm tiền du khách và tuyên truyền.

Nguyễn văn Luận ( HNPĐ )
4/2015

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm