Nhân Vật
NHỮNG CON NGƯỜI KỲ LẠ
Google Doodle ngày hôm nay (30/01) dành trang nhà của mình để vinh danh sinh nhật của Fred Korematsu. Korematsu là một người Mỹ gốc Nhật sống tại bang California, Mỹ. Năm 1941, Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng và tuyên chiến với nước Mỹ. Lo sợ rằng 110.000 người Mỹ gốc Nhật sẽ trở thành lực lượng điệp viên, tình báo, phá hoại cho quân đội Nhật Hoàng, tổng thống Roosevelt đã ký sắc lệnh bắt buộc tất cả người Mỹ gốc Nhật phải vào các trại tập trung. Korematsu, cũng như nhiều người Nhật khác, nằm trong diện tập trung và họ, cũng như phần còn lại của thế giới, không biết được việc tập trung này sẽ kéo dài trong bao lâu (cho đến khi chiến tranh chấm dứt, nhưng ai biết khi nào?).
Đứng trước tình thế đó, Korematsu quyết định phải lên tiếng. Ông kiện chính phủ Mỹ ra tòa và vụ kiện kéo dài hơn 3 năm và cuối cùng được Tối Cao Pháp Viện phân xử. Vụ án năm 1944 của Korematsu chống lại nước Mỹ kết thúc bằng việc Tối Cao Pháp Viện tuyên rằng lệnh của Tổng thống là “đúng hiến pháp” và Korematsu thua cuộc. Năm đó, Korematsu mới 25 tuổi và Roosevelt về sau trở thành một trong những Tổng thống vĩ đại nhất nước Mỹ. Một năm sau, nước Nhật đầu hàng và 110.000 người Mỹ gốc Nhật được phóng thích.
Nhưng cuộc đấu tranh pháp lý của Korematsu trở thành biểu tưởng của sự không khuất phục mà một người Mỹ (cho dù gốc gì) thể hiện trước điều họ cho là bất công. Vụ án của ông được lật lại vào thập niên 80 và ông được đích thân tổng thống Bill Clinton trao huân chương Tổng thống vào thập niên 90. Ngày sinh của ông trở thành ngày lễ kỷ niệm chính thức tại bang California. Năm 2005, Korematsu qua đời và người ta nhớ đến ông qua câu nói nổi tiếng: “Nếu bạn cảm thấy có gì đó không đúng, đừng e ngại, hãy lên tiếng”.
Korematsu gần như là người Mỹ gốc Nhật duy nhất dám kiện chính phủ ra tòa. Kiện chính phủ ra tòa là một điều không quá quen thuộc với chúng ta.
Mình từng hỏi một người bạn Mỹ của mình rằng điều gì với họ là quan trọng nhất. Thật bất ngờ, người bạn này trả lời mình rằng đó là “Thuế”. Hiểu được sự ngạc nhiên của mình, anh giải thích rằng thuế đối với họ chính là “giấy chứng nhận” cho chủ quyền của họ đối với xứ sở mà họ sinh sống. Rằng quan điểm của họ về Tổ quốc chính là bầu không khí mà họ hít thở hàng ngày và chính phủ như ta biết chỉ là một công cụ, một chế độ để bảo vệ và phục vụ cho họ (chứ không phải là lãnh đạo, như một vài quốc gia). Do đó, nếu họ thấy điều gì sai, thì với tư cách là một ông chủ của quốc gia, họ sẽ lên tiếng.
Chính phủ, đối với họ, là một dạng “thuê bao trả trước” và nếu họ không sử dụng, họ xem như đã đánh mất số tiền họ đã trả.
Những gì diễn ra trên truyền hình nhiều ngày qua, về hàng trăm luật sư tình nguyện ngồi lăn lê ở các sân bay, ở nhà hàng, quán ăn, sẵn sàng giúp đỡ không công cho người nhập cảnh bị hải quan chặn lại có thể khiến người Việt bất ngờ. Chúng ta có lẽ sẽ đặt câu hỏi về động cơ của những luật sư này, hay của Google Doodle. Chúng ta cũng có thể vẽ ra những thuyết âm mưu chính trị, rằng đây là một nỗ lực chính trị của phe Dân chủ nhằm phá rối chính quyền Trump. Tóm lại, nhiều người sẽ không hiểu nổi tại sao các luật sư lại chịu làm không công, tại sao phụ nữ lại xuống đường biểu tình, tại sao Google lại vinh danh Korematsu. Nhưng mình nghĩ nó không lạ nếu ta hiểu rằng ông chủ của nước Mỹ không phải là Đảng Cộng Hòa hay tổng thống Trump mà chính là người dân Mỹ. Khi ngôi nhà mà chúng ta làm chủ gặp chuyện, ai là người sẽ xắn tay áo nếu không phải là chúng ta? Tính làm chủ của người dân với xứ sở là ở chỗ đó, và nó gọi là dân chủ. Hiểu như vậy thì có thể thấy người Mỹ không kỳ lạ, và người Pháp, người Đức, Nhật, Úc, Hàn Quốc cũng không kỳ lạ – mà chính chúng ta mới là những người kỳ lạ.
****
“Nỗi sợ và định kiến dành cho các nhóm thiểu số rất dễ bị khơi gợi và phóng đại – thường là để phục vụ cho mưu đồ chính trị của kẻ gây ra nỗi sợ đó. Tôi hiểu cảm giác bị “tế thần” là như thế nào, và tôi càng hiểu sự khó khăn của việc phải lấy lại thanh danh của bản thân khi những nghi ngờ vô căn cứ chống lại mình bị chính phủ tuyên truyền như là sự thật.
Nếu kẻ nào đó thực sự làm gián điệp hoặc khủng bố, thì hành vi của hắn phải bị trừng trị. Nhưng không một ai đáng bị bắt giam chỉ vì họ cùng chủng tộc, dân tộc, hoặc tôn giáo với tên gián điệp hoặc kẻ khủng bố. Nếu chúng ta vẫn chưa hiểu được nguyên tắc này thông qua bài học của việc cách ly người Mỹ gốc Nhật, thì nền dân chủ của chúng ta quả thật đang lâm nguy” (Fred Korematsu)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
NHỮNG CON NGƯỜI KỲ LẠ
Google Doodle ngày hôm nay (30/01) dành trang nhà của mình để vinh danh sinh nhật của Fred Korematsu. Korematsu là một người Mỹ gốc Nhật sống tại bang California, Mỹ. Năm 1941, Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng và tuyên chiến với nước Mỹ. Lo sợ rằng 110.000 người Mỹ gốc Nhật sẽ trở thành lực lượng điệp viên, tình báo, phá hoại cho quân đội Nhật Hoàng, tổng thống Roosevelt đã ký sắc lệnh bắt buộc tất cả người Mỹ gốc Nhật phải vào các trại tập trung. Korematsu, cũng như nhiều người Nhật khác, nằm trong diện tập trung và họ, cũng như phần còn lại của thế giới, không biết được việc tập trung này sẽ kéo dài trong bao lâu (cho đến khi chiến tranh chấm dứt, nhưng ai biết khi nào?).
Đứng trước tình thế đó, Korematsu quyết định phải lên tiếng. Ông kiện chính phủ Mỹ ra tòa và vụ kiện kéo dài hơn 3 năm và cuối cùng được Tối Cao Pháp Viện phân xử. Vụ án năm 1944 của Korematsu chống lại nước Mỹ kết thúc bằng việc Tối Cao Pháp Viện tuyên rằng lệnh của Tổng thống là “đúng hiến pháp” và Korematsu thua cuộc. Năm đó, Korematsu mới 25 tuổi và Roosevelt về sau trở thành một trong những Tổng thống vĩ đại nhất nước Mỹ. Một năm sau, nước Nhật đầu hàng và 110.000 người Mỹ gốc Nhật được phóng thích.
Nhưng cuộc đấu tranh pháp lý của Korematsu trở thành biểu tưởng của sự không khuất phục mà một người Mỹ (cho dù gốc gì) thể hiện trước điều họ cho là bất công. Vụ án của ông được lật lại vào thập niên 80 và ông được đích thân tổng thống Bill Clinton trao huân chương Tổng thống vào thập niên 90. Ngày sinh của ông trở thành ngày lễ kỷ niệm chính thức tại bang California. Năm 2005, Korematsu qua đời và người ta nhớ đến ông qua câu nói nổi tiếng: “Nếu bạn cảm thấy có gì đó không đúng, đừng e ngại, hãy lên tiếng”.
Korematsu gần như là người Mỹ gốc Nhật duy nhất dám kiện chính phủ ra tòa. Kiện chính phủ ra tòa là một điều không quá quen thuộc với chúng ta.
Mình từng hỏi một người bạn Mỹ của mình rằng điều gì với họ là quan trọng nhất. Thật bất ngờ, người bạn này trả lời mình rằng đó là “Thuế”. Hiểu được sự ngạc nhiên của mình, anh giải thích rằng thuế đối với họ chính là “giấy chứng nhận” cho chủ quyền của họ đối với xứ sở mà họ sinh sống. Rằng quan điểm của họ về Tổ quốc chính là bầu không khí mà họ hít thở hàng ngày và chính phủ như ta biết chỉ là một công cụ, một chế độ để bảo vệ và phục vụ cho họ (chứ không phải là lãnh đạo, như một vài quốc gia). Do đó, nếu họ thấy điều gì sai, thì với tư cách là một ông chủ của quốc gia, họ sẽ lên tiếng.
Chính phủ, đối với họ, là một dạng “thuê bao trả trước” và nếu họ không sử dụng, họ xem như đã đánh mất số tiền họ đã trả.
Những gì diễn ra trên truyền hình nhiều ngày qua, về hàng trăm luật sư tình nguyện ngồi lăn lê ở các sân bay, ở nhà hàng, quán ăn, sẵn sàng giúp đỡ không công cho người nhập cảnh bị hải quan chặn lại có thể khiến người Việt bất ngờ. Chúng ta có lẽ sẽ đặt câu hỏi về động cơ của những luật sư này, hay của Google Doodle. Chúng ta cũng có thể vẽ ra những thuyết âm mưu chính trị, rằng đây là một nỗ lực chính trị của phe Dân chủ nhằm phá rối chính quyền Trump. Tóm lại, nhiều người sẽ không hiểu nổi tại sao các luật sư lại chịu làm không công, tại sao phụ nữ lại xuống đường biểu tình, tại sao Google lại vinh danh Korematsu. Nhưng mình nghĩ nó không lạ nếu ta hiểu rằng ông chủ của nước Mỹ không phải là Đảng Cộng Hòa hay tổng thống Trump mà chính là người dân Mỹ. Khi ngôi nhà mà chúng ta làm chủ gặp chuyện, ai là người sẽ xắn tay áo nếu không phải là chúng ta? Tính làm chủ của người dân với xứ sở là ở chỗ đó, và nó gọi là dân chủ. Hiểu như vậy thì có thể thấy người Mỹ không kỳ lạ, và người Pháp, người Đức, Nhật, Úc, Hàn Quốc cũng không kỳ lạ – mà chính chúng ta mới là những người kỳ lạ.
****
“Nỗi sợ và định kiến dành cho các nhóm thiểu số rất dễ bị khơi gợi và phóng đại – thường là để phục vụ cho mưu đồ chính trị của kẻ gây ra nỗi sợ đó. Tôi hiểu cảm giác bị “tế thần” là như thế nào, và tôi càng hiểu sự khó khăn của việc phải lấy lại thanh danh của bản thân khi những nghi ngờ vô căn cứ chống lại mình bị chính phủ tuyên truyền như là sự thật.
Nếu kẻ nào đó thực sự làm gián điệp hoặc khủng bố, thì hành vi của hắn phải bị trừng trị. Nhưng không một ai đáng bị bắt giam chỉ vì họ cùng chủng tộc, dân tộc, hoặc tôn giáo với tên gián điệp hoặc kẻ khủng bố. Nếu chúng ta vẫn chưa hiểu được nguyên tắc này thông qua bài học của việc cách ly người Mỹ gốc Nhật, thì nền dân chủ của chúng ta quả thật đang lâm nguy” (Fred Korematsu)