Đoạn Đường Chiến Binh
NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG - LÊ DU MIÊN
(Có nhiều người ngồi nói chuyện với tôi họ hay hỏi; “Những ngày tháng cuối cùng của đất nước anh ở đâu?”. Xin thưa những ngày tháng ấy tôi chỉ là một cắc ké kỳ nhông, không biết nhiều về những tin tức chiến thuật,
Những Ngày Cuối Cùng
(Có nhiều người ngồi nói chuyện với tôi họ hay hỏi; “Những ngày tháng cuối cùng của đất nước anh ở đâu?”. Xin thưa những ngày tháng ấy tôi chỉ là một cắc ké kỳ nhông, không biết nhiều về những tin tức chiến thuật, chiến lược, không biết nhiều về những âm mưu chính trị của các thế lực Quốc Tế và hầu như cũng chẳng quan tâm lắm đến anh Mỹ, anh Nga hay anh Tàu…Và cũng như tất cả các người lính VNCH chúng tôi vẫn miệt mài chiến đấu ở khắp các mặt trận cho tới giờ phút cuối cùng…)
***
Trung úy Bửu người được Tiểu Đoàn đưa ra tạm thời thay thế tôi coi trung đội, nhận bàn giao, xoa hai tay vào nhau nói lời chúc tôi thuận buồm xuôi gió, thượng lộ bình an. Cả trung đội hơn ba chục cái đầu ngồi im dường như mỗi người một ý nghĩ. Tôi nhìn qua một lượt những khuôn mặt thân thương đã cùng tôi rong ruổi những đoạn đường chiến binh suốt từ miền biển Qui Nhơn, Tam Quan, Bồng Sơn, Phù Mỹ tới vùng rừng núi tam biên Dakto, Tân Cảnh, Thanh An, Đức Cơ trong hai năm qua khi tôi nhận trách nhiệm trung đội trưởng 1B của Pháo Đội. Tôi thật sự không biết nói gì ngoài một tiếng cám ơn. Xin cám ơn tất cả đã cùng tôi vào sinh ra tử, đã cùng tôi vất vả gian nan, đã cùng tôi làm tốt mọi phận sự mà cấp trên giao phó. Đó là những ngày trung tuần tháng hai năm 1975 khi tôi nhận lệnh thuyên chuyển về nguyên quán sau gần sáu năm lênh đênh với rừng dừa Bình Định và núi rừng trùng điệp Pleiku Kontum. Nhìn hai nòng súng vươn cao trong ụ trông giống như hai mỏ chim non vươn ra trong tổ mà tôi đã quen từng mảng da từng vết xước, lòng tôi chùng xuống. Tôi sắp xa nó như sắp phải xa người thân, sắp phải xa một quãng đời mình. Các người lính của tôi đã đứng lên lầm lũi đi về hầm trú ẩn. Tôi và Trung uý Bửu bước ra ngoài căn cứ vào ngồi trong góc một quán cà phê. Một vài tiếng đại bác vọng về đâu đó từ căn cứ Đệ Đức của Trung Đoàn 40. Những âm thanh rất quen thuộc của người dân vùng này và cả những tiếng đại bác 130 ly hay tiếng rít nghe muốn đứt màng nhĩ của hoả tiễn 122 ly mà địch rót từ mật khu An Lão vào thành phố cũng chẳng làm cho họ bồn chồn. Họ vẫn câm lặng bám mảnh đất mà cha ông để lại với mồ mả tổ tiên chẳng muốn di dời dù cái chết luôn được treo sẵn trên đầu giữa bao nhiêu lằn đạn.
Bửu đốt một điếu thuốc Capstan. Hai ngón tay vụng về cầm điếu thuốc trông nhà quê không chịu nổi. Bửu ít khi hút thuốc. Búng cái tàn thuốc rơi xuống đất, giọng Bửu trầm buồn:
-Tao hút với mày một điếu thuốc hôm nay. Ngày mai ra sao đâu ai biết … Ừ… Biết mình có còn dịp để gặp lại nhau không?
- Chắc chắn tao sẽ trở lại đây thăm mọi người khi có dịp…
Câu hứa ấy đã không bao giờ được thực hiện. Nó đã bị cuốn đi với cơn cuồng phong. Nó đã bị dập vùi với đống khói súng ngút ngàn từ Bắc vào Nam, từ đồng bằng lên tận cao nguyên và nó đã muôn đời nằm yên với Bửu trên bờ biển Qui nhơn những ngày cuối tháng ba năm ấy. Ngồi đối diện Bửu tôi đốt hết điếu thuốc này qua điếu thuốc khác. Những ngày đầu ra đơn vị quyện vào khói thuốc bay lên lởn vởn trong đầu tôi. Ngày tôi vác ba lô về trình diện Pháo đội trên đỉnh đèo Nhông, tôi đã gặp Bửu, nước da ngâm ngâm, sóng mũi cao và nhất là nụ cười múm mím đẹp như nụ cười con gái. Cuộc đời binh nghiệp dường như ưu đãi Bửu nhiều hơn bạn bè. Bửu được giao chức vụ trung đội trưởng sớm lắm trong khi các bạn cùng khoá vẫn còn khăn gói đi “DLO” mút chỉ cà tha. Về Pháo đội hôm trước thì sáng hôm sau tôi được Pháo đội trưởng Đại uý Nguyễn văn Vinh đưa xuống Phú Thọ đi DLO cho tiểu đoàn 1/41 của Đại uý Võ Ân thay thế cho Chuẩn uý Dư. Riêng phần tôi nằm trong nhóm con dì phước cùng với Tân, Quảng là những đứa mồ côi nên tối ngày lủi thủi trên rừng hứng chịu trên đầu mưa pháo, chân thì mìn bẫy, ngang hông thì tầm súng AK…Ăn cơm sấy ngủ võng đầy nước những đêm mưa. Nằm chơ vơ trên những đỉnh cao gió hú mơ về những hộp đêm xập xình ánh đèn màu. Mắt căng nhìn trong đêm như muốn rách toạc ra để canh giặc thù. Xã Phú Thọ thuộc quận Phù Mỹ là một xã hoàn toàn mất an ninh với cái hố mủ, hang động của bọn giặc phỉ trên dãy núi phía đông của đèo Nhông. Trên dãy núi đó có cả một bày bò hàng trăm con mà bọn Nông Trường 3 Sao Vàng thả nuôi. Ở Tiểu Đoàn 1/41 này tôi thường đi tiền sát theo Đại đội của Trung úy Thành khoá 22A võ bị Đà Lạt. Một đại Đội Trưởng gan dạ trong chiến đấu. Anh Thành sau này được vinh thăng Thiếu Tá và đã hy sinh tại chiến trường Bình Định.
Sáng sớm hôm sau tôi khăn gói quả mướp rời khỏi đơn vị về trình diện Bộ chỉ huy Tiểu Đoàn đóng tại trại Nỏ Thần, Diêu Trì. Vác ba lô ra khỏi cổng trại mà lòng bịn rịn chẳng muốn chia tay. Nhìn lại doanh trại trống vắng lòng ngậm ngùi. Mọi người như thường lệ đã kéo súng đi từ sáng sớm. Từ mấy năm nay theo chiến thuật mới, đời pháo thủ vất vả hơn nhiều. Không để súng nằm ở vị trí cố định nữa mà ban ngày phải di chuyển đại pháo tới một địa điểm mới, tránh pháo kích và yểm trợ quân bạn hiệu quả hơn…
Tôi lững thững bước đi những bước bâng khuâng, mới đây một tuần lòng luôn mong muốn xuôi Nam về gần Mẹ già ngày đêm mong đợi, mà hôm nay lại bịn rịn … Tiếng đại bác 105 ly bắn đi ở một vị trí nào đó tôi nhận ra ngay tiếng Pháo quen thuộc của trung đội tôi không lạc vào đâu được. Nước mắt tôi muốn rơi. Đúng lúc đó bên kia đường một bóng dáng mảnh mai đứng dưới gốc cây trứng cá với đôi mắt buồn sũng. Tôi biết cô bé đứng đó với bao nhiêu điều muốn nói. Tôi dừng lại :
-Ở lại nhé… Chú đi…
-Chú đi bình an…
Tôi không dám nhìn cô bé bởi tôi biết nước mắt ấy sẽ níu kéo chân tôi. Giờ chia tay chẳng nên kéo dài, mủi lòng nhau …
-Nhớ biên thư cho Đông Nghi nhé…
Tôi gật đầu và bước vội lên chiếc Daihatsu đang chờ sẵn. Chiếc xe lăn bánh. Tôi liếc nhìn nhanh Đông Nghi đang đưa tay áo dụi mắt. Có những hạt bụi cũng vương trong mắt tôi trên suốt con đường Quốc Lộ số một dẫn về Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn. Tôi thầm nghĩ thế là chia tay thật rồi. Xa rồi chiến trận miền Trung, xa rồi mùa hè đỏ lửa Tân Cảnh, năm 1972 thằng bạn cùng khoá Nguyễn hữu Dư đã nằm lại cùng với Tư Lệnh Sư Đoàn Lê Đức Đạt, xa rồi căn cứ 6, ngọn đồi 1001. Xa rồi mặt trận tái chiếm ba quận bắc Bình Định. Xa rồi những vườn dừa mát rượi nhưng cạm bẫy cũng nhiều lắm như rươi. Xa rồi Sa Huỳnh, Tam Quan, Bồng Sơn…
Xe đi ngang căn cứ Salem nơi mà bạn tôi Đinh Trọng Bình đã từng gọi pháo bắn trên đầu khi bị địch quân tràn ngập hồi mùa hè đỏ lửa. Hàm râu cá chốt và cái tẩu thuốc với những đụm khói Half and Half phì phà thơm râu lại như xuất hiện trước mặt làm tôi hoa cả mắt. Tôi đang đi dưới chân đèo Nhông nơi mà tôi cách đây hơn năm năm đã có một đêm trằn trọc của người lính trận xa quê, bơ vơ lạc lõng. Đêm đầu tiên nghe đạn réo và hoả châu soi sáng những chòi canh. Xa rồi những ngày quân hành trong vùng địch ở căn cứ điạ An Lão hiểm trở, căn cứ địa 226 đồi núi chập chùng. Tôi vẫy tay chào trại Nguyễn Hải Đằng nơi Bộ Chỉ Huy Trung đoàn 41/SĐ22BB đặt bản doanh. Tôi cười buồn với cà phê Lãnh, cái quán nho nhỏ có cô chủ xinh xinh.
Khoảng 12 giờ trưa tôi về tới trại Nỏ Thần, vào trình diện Tiểu đoàn trưởng. Ông nhìn tôi nửa con mắt: “Trung uý Du hả…Tôi về nhận Tiểu đoàn gần một năm rồi mà chưa biết mặt anh. Mấy lần ra Bồng Sơn thăm trung đội anh mà cũng chẳng gặp. …Gặp anh khó hơn gặp Tổng Thống Thiệu.”. Tôi đứng như trời trồng chẳng muốn giải thích.
Tôi chào ông bước ra ngoài, đi gặp Trung uý Hoành trưởng ban một, nhận sự vụ lệnh về đơn vị mới Tiểu Đoàn 183/PB mà BCH tiền phương nằm tại Long Bình. Hoành nói với tôi: “ May cho mày cái quyết định này về kịp … Nếu không mày sẽ được bổ sung cho Pháo Binh dù rồi… Tên mày đã được gởi đi…”. Tôi cười thầm nghĩ … Tôi đâu có chết nhát như Hoành nghĩ … Tôi con bà phước mà thả chỗ nào tôi cũng sẽ chơi hết mình, chơi rất đẹp không như mấy ông con ông cháu cha đâu, chỉ biết ru rú ở hậu cứ văn phòng.
Sau bảy ngày phép vui với gia đình, tôi cứ yên trí là về đây gần nhà rồi cuộc đời sẽ đổi thay chút chút …Ít ra là cũng chuẩn bị lấy vợ cho bà cụ vui lòng. Bà cụ tôi luôn nhắc “ con đã hai mươi tám tuổi rồi …già rồi lo bề gia thất cho mẹ yên lòng ….Coi chừng ế …”. Nhưng đời đâu có như mình muốn. Về đơn vị mới với những tin tức dồn dập. Mặt trận nơi tôi vừa dời chân đã bắt đầu sôi động. Việt cộng đã đánh chiếm đèo An Khê cắt đứt quốc lộ 19. Sư đoàn 22BB phải tung hai trung đoàn 47 và 42 để giải toả đường giao thông huyết mạch giữa vùng cao nguyên và duyên hải. Trung đội Pháo cũ của tôi đã được kéo về Bình Khê tham dự trận chiến. Tôi thật sự lo lắng cho những người anh em cũ …Rồi mặt trận Ban Mê Thuột bùng nổ dữ dội. Cuộc triệt thoái kinh hoàng trên tỉnh lộ số 7. Đài BBC với những tin tỉnh này bị tràn ngập, tỉnh kia bị thất thủ. Địch tiến quân như thế chẻ tre. Tôi thật sự hoang mang. Ruột gan nóng như lửa đốt. Qui Nhơn thất thủ. Những người lính trấn hải bình sơn của Sư Đoàn 22, trong đó có rất nhiều bạn bè tôi, bị dồn xuống bãi biển làm bia cho những họng súng đại liên 12ly 7 bắn trực xạ và những trái pháo 82ly nổ tung lên những xác người. Trung uý Nguyễn an Bửu đã nằm lại nơi đây. Điếu thuốc hôm nào Bửu hút cùng tôi như loé lên đốm lửa và làn khói quyện bay như khói nhang buồn. Vậy là hết rồi ước mơ một lần được về lại chốn xưa.
Đài BBC hằng ngày truyền đi những tin tức bất lợi, đâm những nhát dao trí mạng vào tử huyệt người lính VNCH…Nào là Sư Đoàn 1, 3, 23 tan hàng, Quân khu 2 tan rã…Huế đã lọt vào tay quân giải phóng…Quân đoàn 1 triệt thoái …Đà Nẵng thất thủ…Những tin tức dồn dập làm điên đầu mọi người. Dân chúng hoang mang tột dộ. Họ xôn xao tản cư chạy giặc. Những thành phố bỏ không trước khi bộ đội miền Bắc tới, cả chục ngày. Những chuyện lạ lùng như vậy đã xẩy ra không làm sao hiểu nổi. Vận nước tới hồi suy mạt. Cùng với những lao đao của người lính ở thời mạt vận, tôi theo Trung đoàn 48BB của Trung Tá Trần Minh Công trong cương vị là một Sĩ Quan Liên Lạc Pháo Binh của Trung Tâm Phối Hợp Hoả Lực chiến đoàn 48 lên Gò Dầu, Tây Ninh. Tôi thật sự giật mình lo sợ khi đoàn quân rầm rộ với những khẩu đại pháo kéo nhau vào căn cứ Trâm Vàng, một căn cứ do quân đội Mỹ để lại giữa ban ngày ban mặt, một mục tiêu quá tốt cho địch nã những quả đạn pháo rất chính xác, không cần điều chỉnh. Đúng như sự lo ngại của tôi, chỉ mười lăm phút sau khi mà BCH trung đoàn còn rềnh rang chưa ổn định được vị trí thì hàng trăm trái pháo đủ loại bọn Việt cộng đã rót vào, khói lửa bốc lên mù mịt, pháo binh của ta không kịp trở tay. Thiếu uý Khải, một trung đội trưởng Pháo mới cùng tôi nhậu thịt chó hôm qua ở Long Bình nay đã bị chó đớp gẫy chân. Tôi theo chân các chiến sĩ Trung Đoàn 48 hành quân giải toả áp lực Chi khu Khiêm Hanh và tăng viện cho TĐ/ BĐQ trên đường lui binh từ phía căn cứ Tống Lê Chân. Chúng tôi ăn cối 82 ly và những chạm súng lẻ tẻ chung quanh. Gặp thằng Lưu bạn cùng khoá vừa thoát ra từ vùng tử thần, màu áo rằn ri biệt động lấm lem, chia nhau từng hớp cà phê bí tất trong chiếc ca nhôm ôm nhau mừng rỡ, hạnh ngộ trong hoàn cảnh đất nước cực kỳ nguy khốn. Bầu trời với từng đám mây vần vũ kéo qua thỉnh thoảng che khuất bóng mặt trời, dưới giao thông hào lom khom những tay súng đang giằng co từng tấc đất quê hương, những trái bích kích pháo nổ tung, những giọt máu thấm đất, bụi cát phủ đầu, ca cà phê pha thêm đất đá đắng môi.
Trung đoàn 48 lại được lệnh bỏ lại Gò Dầu và trực chỉ Long Khánh. Đó là những ngày cuối tháng ba cay nghiệt. Trung đoàn về dàn quân vùng núi Thị. Ở chưa nóng đít lại được lệnh kéo về ngã ba Tân Phong phòng thủ mặt Đông Bắc, vùng núi Chứa Chan, ngăn chận hướng tiến của T54 địch quân trên QL1, trấn giữ các xã ấp Bảo Bình, Bảo Định….Tôi nằm trong TOC tại rừng cao su Tân Phong, cạnh ngã ba đi Long Giao, lại một vị trí không thuận lợi cho một BCH lớn như cấp chiến đoàn. Phía ngả ba Dầu Giây là Trung Đoàn 52 BB và một Thiết đoàn Chiến xa trấn giữ. Thị xã Xuân Lộc được bảo vệ bởi Trung Đoàn 43 BB do người hùng Đại Tá Lê Xuân Hiếu làm Trung Đoàn Trưởng cùng với các Tiểu đoàn ĐPQ của Tiểu Khu Long Khánh.
Vào khoảng 6 giờ sáng ngày 9 tháng 4/75. Sự êm ả thường ngày của thị xã bị phá vỡ bởi những loạt đạn pháo kích của cộng quân kéo dài khoảng 2 tiếng đồng hồ. Những tiếng nổ làm đinh tai nhức óc. Đủ các loại đạn 130 ly, 122ly, súng cối 82…rớt vào khu chợ, nhà thờ, khu dân cư …Nhà cửa đổ nát bốc cháy…Người dân chết rất nhiều. Sau hàng ngàn trái pháo cường tập. Quân cộng ồ ạt xua quân tấn công biển người nhưng chúng bị hai Tiểu đoàn của Trung đoàn 43 và các chiến sĩ ĐPQ anh dũng đẩy lui. Những chiến xa T54 và PT76 bị hạ bởi M72, bởi Pháo binh và những đợt oanh kích của không quân nằm rải rác cùng những xác chết của bộ đội Bắc việt nằm vắt vẻo ngoài hàng rào phòng thủ. Qua ngày hôm sau chúng lại mở những đợt tấn công liên tục vào thị xã với cấp số quân đoàn. Đó là Quân Đoàn 4 của Việt cộng được tăng cường thêm Sư Đoàn 325 và trung đoàn 95B cùng một trung đoàn xe tăng và một trung đoàn Pháo do tướng Hoàng Cầm làm tư lệnh, quân số được ước tính khoảng 40.000 quân. Chúng dùng thịt đè người. Nhưng chúng vẫn bị đẩy bật ra khỏi thành phố với hàng trăm xác chết. Bốn ngày sau Xuân Lộc được tăng cường thêm Lữ Đoàn 1 Dù từ Trảng Bơm vào trận địa. Với tinh thần quyết chiến sắt đá của các chiến sĩ VNCH sau 12 ngày đêm Thị xã vẫn trụ vững vàng. Việt cộng bỏ ý định đánh chiếm Long Khánh, một khúc xương khó nuốt. Chúng hướng về Biên Hoà. Do đó SĐ18 lại được lệnh rút về phòng thủ cho vòng đai phía đông Sài Gòn. Tôi lại theo SĐ lui binh lúc đó với bao nhiêu thắc mắc ngỡ ngàng. Tại sao Long Khánh đã được giải toả áp lực, sinh hoạt của người dân gần như đã trở lại bình thường thì tại sao lại rút bỏ. Trước đó hai ngày chúng tôi những quân nhân công giáo đã đi lễ nhà thờ, sau lễ đã cùng nhau ghé chợ ăn phở và uống cà phê. Nói tới đây tôi lại nhớ tới Đại uý Pháo thủ Na, một buổi chiều vừa cùng nhau ăn cơm chiều trên chiếc bàn dã chiến trước hầm hành quân. Bữa cơm đã xong, tôi đứng lên chui vào Trung Tâm Hành Quân thì một tiếng nổ rất lớn do địch pháo kích, tôi thấy Đại uý Na lảo đảo ôm ngực té xuống trước cửa hầm, tôi chạy lại vực ông dậy nhưng ông đã tắt thở bởi một miểng đạn rất nhỏ xuyên vào tim.
Buổi chiều lui binh một hình ảnh oai hùng nhưng không kém phần làm cho tôi xúc động, đó là hình ảnh Trung tá Đỉnh trong quân phục hoa dù ông đứng trên bờ đai phòng thủ của TOC, tóc gió bay bay, ông nhìn theo đoàn quân lui binh, vì lính dù sẽ rút quân sau cùng. Không hiểu tại sao lúc đó tôi muốn chảy nước mắt. Một hình ảnh oai hùng của người lính chiến nhưng qua đó nó cũng thể hiện một nỗi cô đơn, một sự ảm đạm, một sự thương cảm khó tả đối với những đơn vị tổng trừ bị thiện chiến nhất của Quân Đội. Một điều nữa làm tôi cảm động và phấn chấn trong lòng khi được biết Thiếu tướng Tư lệnh Lê Minh Đảo đã không dùng trực thăng mà cùng lui binh bằng đường bộ với các chiến sĩ của mình.
Về tới Long Bình hôm trước thì chiều hôm sau tôi lại theo BCH Trung đoàn 48 lên Trảng Bom. Trung đoàn vừa tới vườn cao su đang lui cui đào hầm hố cá nhân thì lại bị địch tiền pháo hậu xung. Sau một đêm quần thảo Trung đoàn đành lại phải rút quân theo một triền suối về lại Long Bình. Ở vị trí này tôi đã bị mất hết, cái mà tôi gọi là một chút “gia sản” đời lính, những hình ảnh thời tôi học Pháo Binh tại trường Pháo Binh Dục Mỹ, những hình ảnh sau những cuộc hành quân lớn tại Quân khu 2 mà tôi chụp lưu niệm cùng các bạn bè ở Pleiku, DakTo, Tân Cảnh, ở Qui Nhơn, Bồng Sơn, Tam Quan... Ở cửa biển Đề Gi khi trung đội tôi được hải vận, một điều hết sức khác thường, đại bác thường thì chỉ được không vận vào vùng yểm trợ khi đường bộ không cho phép, ít khi thấy được hải vận. Và nhất là những bức hình tôi chụp chung với Đông Nghi cùng với những bức thư tình của mối tình thơ mộng trong sáng…Tôi đã bỏ lại hết trên con mương thoát nước của rừng cao su Trảng Bom vào một đêm bất hạnh nhất của đời lính trận.
Kể từ những ngày tháng đó mỗi lần nhớ về em, nhớ về đời lính của mình, tôi tiếc những vật kỷ niệm đó vô cùng. Và bốn mươi năm rồi tôi chưa một lần được gặp lại em. Nhưng bù lại tôi rất hãnh diện được tham dự một trận chiến oanh liệt nhất và cũng là một chiến thắng vang dội cuối cùng của Quân Lực VNCH trong màu cờ sắc áo binh chủng Pháo Binh thuộc Sư Đoàn 18BB anh hùng.
Bây giờ tôi chỉ là một người lính già lưu vong nơi đất khách quê người, nhưng tinh thần chiến đấu và ước mơ cho một ngày đất nước thật sự thanh bình không cộng sản sẽ không bao giờ già trong tôi.
Lê Du Miên
(Oregon Thoi Bao 4/14)
Biên Hùng chuyển
Những Ngày Cuối Cùng
(Có nhiều người ngồi nói chuyện với tôi họ hay hỏi; “Những ngày tháng cuối cùng của đất nước anh ở đâu?”. Xin thưa những ngày tháng ấy tôi chỉ là một cắc ké kỳ nhông, không biết nhiều về những tin tức chiến thuật, chiến lược, không biết nhiều về những âm mưu chính trị của các thế lực Quốc Tế và hầu như cũng chẳng quan tâm lắm đến anh Mỹ, anh Nga hay anh Tàu…Và cũng như tất cả các người lính VNCH chúng tôi vẫn miệt mài chiến đấu ở khắp các mặt trận cho tới giờ phút cuối cùng…)
***
Trung úy Bửu người được Tiểu Đoàn đưa ra tạm thời thay thế tôi coi trung đội, nhận bàn giao, xoa hai tay vào nhau nói lời chúc tôi thuận buồm xuôi gió, thượng lộ bình an. Cả trung đội hơn ba chục cái đầu ngồi im dường như mỗi người một ý nghĩ. Tôi nhìn qua một lượt những khuôn mặt thân thương đã cùng tôi rong ruổi những đoạn đường chiến binh suốt từ miền biển Qui Nhơn, Tam Quan, Bồng Sơn, Phù Mỹ tới vùng rừng núi tam biên Dakto, Tân Cảnh, Thanh An, Đức Cơ trong hai năm qua khi tôi nhận trách nhiệm trung đội trưởng 1B của Pháo Đội. Tôi thật sự không biết nói gì ngoài một tiếng cám ơn. Xin cám ơn tất cả đã cùng tôi vào sinh ra tử, đã cùng tôi vất vả gian nan, đã cùng tôi làm tốt mọi phận sự mà cấp trên giao phó. Đó là những ngày trung tuần tháng hai năm 1975 khi tôi nhận lệnh thuyên chuyển về nguyên quán sau gần sáu năm lênh đênh với rừng dừa Bình Định và núi rừng trùng điệp Pleiku Kontum. Nhìn hai nòng súng vươn cao trong ụ trông giống như hai mỏ chim non vươn ra trong tổ mà tôi đã quen từng mảng da từng vết xước, lòng tôi chùng xuống. Tôi sắp xa nó như sắp phải xa người thân, sắp phải xa một quãng đời mình. Các người lính của tôi đã đứng lên lầm lũi đi về hầm trú ẩn. Tôi và Trung uý Bửu bước ra ngoài căn cứ vào ngồi trong góc một quán cà phê. Một vài tiếng đại bác vọng về đâu đó từ căn cứ Đệ Đức của Trung Đoàn 40. Những âm thanh rất quen thuộc của người dân vùng này và cả những tiếng đại bác 130 ly hay tiếng rít nghe muốn đứt màng nhĩ của hoả tiễn 122 ly mà địch rót từ mật khu An Lão vào thành phố cũng chẳng làm cho họ bồn chồn. Họ vẫn câm lặng bám mảnh đất mà cha ông để lại với mồ mả tổ tiên chẳng muốn di dời dù cái chết luôn được treo sẵn trên đầu giữa bao nhiêu lằn đạn.
Bửu đốt một điếu thuốc Capstan. Hai ngón tay vụng về cầm điếu thuốc trông nhà quê không chịu nổi. Bửu ít khi hút thuốc. Búng cái tàn thuốc rơi xuống đất, giọng Bửu trầm buồn:
-Tao hút với mày một điếu thuốc hôm nay. Ngày mai ra sao đâu ai biết … Ừ… Biết mình có còn dịp để gặp lại nhau không?
- Chắc chắn tao sẽ trở lại đây thăm mọi người khi có dịp…
Câu hứa ấy đã không bao giờ được thực hiện. Nó đã bị cuốn đi với cơn cuồng phong. Nó đã bị dập vùi với đống khói súng ngút ngàn từ Bắc vào Nam, từ đồng bằng lên tận cao nguyên và nó đã muôn đời nằm yên với Bửu trên bờ biển Qui nhơn những ngày cuối tháng ba năm ấy. Ngồi đối diện Bửu tôi đốt hết điếu thuốc này qua điếu thuốc khác. Những ngày đầu ra đơn vị quyện vào khói thuốc bay lên lởn vởn trong đầu tôi. Ngày tôi vác ba lô về trình diện Pháo đội trên đỉnh đèo Nhông, tôi đã gặp Bửu, nước da ngâm ngâm, sóng mũi cao và nhất là nụ cười múm mím đẹp như nụ cười con gái. Cuộc đời binh nghiệp dường như ưu đãi Bửu nhiều hơn bạn bè. Bửu được giao chức vụ trung đội trưởng sớm lắm trong khi các bạn cùng khoá vẫn còn khăn gói đi “DLO” mút chỉ cà tha. Về Pháo đội hôm trước thì sáng hôm sau tôi được Pháo đội trưởng Đại uý Nguyễn văn Vinh đưa xuống Phú Thọ đi DLO cho tiểu đoàn 1/41 của Đại uý Võ Ân thay thế cho Chuẩn uý Dư. Riêng phần tôi nằm trong nhóm con dì phước cùng với Tân, Quảng là những đứa mồ côi nên tối ngày lủi thủi trên rừng hứng chịu trên đầu mưa pháo, chân thì mìn bẫy, ngang hông thì tầm súng AK…Ăn cơm sấy ngủ võng đầy nước những đêm mưa. Nằm chơ vơ trên những đỉnh cao gió hú mơ về những hộp đêm xập xình ánh đèn màu. Mắt căng nhìn trong đêm như muốn rách toạc ra để canh giặc thù. Xã Phú Thọ thuộc quận Phù Mỹ là một xã hoàn toàn mất an ninh với cái hố mủ, hang động của bọn giặc phỉ trên dãy núi phía đông của đèo Nhông. Trên dãy núi đó có cả một bày bò hàng trăm con mà bọn Nông Trường 3 Sao Vàng thả nuôi. Ở Tiểu Đoàn 1/41 này tôi thường đi tiền sát theo Đại đội của Trung úy Thành khoá 22A võ bị Đà Lạt. Một đại Đội Trưởng gan dạ trong chiến đấu. Anh Thành sau này được vinh thăng Thiếu Tá và đã hy sinh tại chiến trường Bình Định.
Sáng sớm hôm sau tôi khăn gói quả mướp rời khỏi đơn vị về trình diện Bộ chỉ huy Tiểu Đoàn đóng tại trại Nỏ Thần, Diêu Trì. Vác ba lô ra khỏi cổng trại mà lòng bịn rịn chẳng muốn chia tay. Nhìn lại doanh trại trống vắng lòng ngậm ngùi. Mọi người như thường lệ đã kéo súng đi từ sáng sớm. Từ mấy năm nay theo chiến thuật mới, đời pháo thủ vất vả hơn nhiều. Không để súng nằm ở vị trí cố định nữa mà ban ngày phải di chuyển đại pháo tới một địa điểm mới, tránh pháo kích và yểm trợ quân bạn hiệu quả hơn…
Tôi lững thững bước đi những bước bâng khuâng, mới đây một tuần lòng luôn mong muốn xuôi Nam về gần Mẹ già ngày đêm mong đợi, mà hôm nay lại bịn rịn … Tiếng đại bác 105 ly bắn đi ở một vị trí nào đó tôi nhận ra ngay tiếng Pháo quen thuộc của trung đội tôi không lạc vào đâu được. Nước mắt tôi muốn rơi. Đúng lúc đó bên kia đường một bóng dáng mảnh mai đứng dưới gốc cây trứng cá với đôi mắt buồn sũng. Tôi biết cô bé đứng đó với bao nhiêu điều muốn nói. Tôi dừng lại :
-Ở lại nhé… Chú đi…
-Chú đi bình an…
Tôi không dám nhìn cô bé bởi tôi biết nước mắt ấy sẽ níu kéo chân tôi. Giờ chia tay chẳng nên kéo dài, mủi lòng nhau …
-Nhớ biên thư cho Đông Nghi nhé…
Tôi gật đầu và bước vội lên chiếc Daihatsu đang chờ sẵn. Chiếc xe lăn bánh. Tôi liếc nhìn nhanh Đông Nghi đang đưa tay áo dụi mắt. Có những hạt bụi cũng vương trong mắt tôi trên suốt con đường Quốc Lộ số một dẫn về Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn. Tôi thầm nghĩ thế là chia tay thật rồi. Xa rồi chiến trận miền Trung, xa rồi mùa hè đỏ lửa Tân Cảnh, năm 1972 thằng bạn cùng khoá Nguyễn hữu Dư đã nằm lại cùng với Tư Lệnh Sư Đoàn Lê Đức Đạt, xa rồi căn cứ 6, ngọn đồi 1001. Xa rồi mặt trận tái chiếm ba quận bắc Bình Định. Xa rồi những vườn dừa mát rượi nhưng cạm bẫy cũng nhiều lắm như rươi. Xa rồi Sa Huỳnh, Tam Quan, Bồng Sơn…
Xe đi ngang căn cứ Salem nơi mà bạn tôi Đinh Trọng Bình đã từng gọi pháo bắn trên đầu khi bị địch quân tràn ngập hồi mùa hè đỏ lửa. Hàm râu cá chốt và cái tẩu thuốc với những đụm khói Half and Half phì phà thơm râu lại như xuất hiện trước mặt làm tôi hoa cả mắt. Tôi đang đi dưới chân đèo Nhông nơi mà tôi cách đây hơn năm năm đã có một đêm trằn trọc của người lính trận xa quê, bơ vơ lạc lõng. Đêm đầu tiên nghe đạn réo và hoả châu soi sáng những chòi canh. Xa rồi những ngày quân hành trong vùng địch ở căn cứ điạ An Lão hiểm trở, căn cứ địa 226 đồi núi chập chùng. Tôi vẫy tay chào trại Nguyễn Hải Đằng nơi Bộ Chỉ Huy Trung đoàn 41/SĐ22BB đặt bản doanh. Tôi cười buồn với cà phê Lãnh, cái quán nho nhỏ có cô chủ xinh xinh.
Khoảng 12 giờ trưa tôi về tới trại Nỏ Thần, vào trình diện Tiểu đoàn trưởng. Ông nhìn tôi nửa con mắt: “Trung uý Du hả…Tôi về nhận Tiểu đoàn gần một năm rồi mà chưa biết mặt anh. Mấy lần ra Bồng Sơn thăm trung đội anh mà cũng chẳng gặp. …Gặp anh khó hơn gặp Tổng Thống Thiệu.”. Tôi đứng như trời trồng chẳng muốn giải thích.
Tôi chào ông bước ra ngoài, đi gặp Trung uý Hoành trưởng ban một, nhận sự vụ lệnh về đơn vị mới Tiểu Đoàn 183/PB mà BCH tiền phương nằm tại Long Bình. Hoành nói với tôi: “ May cho mày cái quyết định này về kịp … Nếu không mày sẽ được bổ sung cho Pháo Binh dù rồi… Tên mày đã được gởi đi…”. Tôi cười thầm nghĩ … Tôi đâu có chết nhát như Hoành nghĩ … Tôi con bà phước mà thả chỗ nào tôi cũng sẽ chơi hết mình, chơi rất đẹp không như mấy ông con ông cháu cha đâu, chỉ biết ru rú ở hậu cứ văn phòng.
Sau bảy ngày phép vui với gia đình, tôi cứ yên trí là về đây gần nhà rồi cuộc đời sẽ đổi thay chút chút …Ít ra là cũng chuẩn bị lấy vợ cho bà cụ vui lòng. Bà cụ tôi luôn nhắc “ con đã hai mươi tám tuổi rồi …già rồi lo bề gia thất cho mẹ yên lòng ….Coi chừng ế …”. Nhưng đời đâu có như mình muốn. Về đơn vị mới với những tin tức dồn dập. Mặt trận nơi tôi vừa dời chân đã bắt đầu sôi động. Việt cộng đã đánh chiếm đèo An Khê cắt đứt quốc lộ 19. Sư đoàn 22BB phải tung hai trung đoàn 47 và 42 để giải toả đường giao thông huyết mạch giữa vùng cao nguyên và duyên hải. Trung đội Pháo cũ của tôi đã được kéo về Bình Khê tham dự trận chiến. Tôi thật sự lo lắng cho những người anh em cũ …Rồi mặt trận Ban Mê Thuột bùng nổ dữ dội. Cuộc triệt thoái kinh hoàng trên tỉnh lộ số 7. Đài BBC với những tin tỉnh này bị tràn ngập, tỉnh kia bị thất thủ. Địch tiến quân như thế chẻ tre. Tôi thật sự hoang mang. Ruột gan nóng như lửa đốt. Qui Nhơn thất thủ. Những người lính trấn hải bình sơn của Sư Đoàn 22, trong đó có rất nhiều bạn bè tôi, bị dồn xuống bãi biển làm bia cho những họng súng đại liên 12ly 7 bắn trực xạ và những trái pháo 82ly nổ tung lên những xác người. Trung uý Nguyễn an Bửu đã nằm lại nơi đây. Điếu thuốc hôm nào Bửu hút cùng tôi như loé lên đốm lửa và làn khói quyện bay như khói nhang buồn. Vậy là hết rồi ước mơ một lần được về lại chốn xưa.
Đài BBC hằng ngày truyền đi những tin tức bất lợi, đâm những nhát dao trí mạng vào tử huyệt người lính VNCH…Nào là Sư Đoàn 1, 3, 23 tan hàng, Quân khu 2 tan rã…Huế đã lọt vào tay quân giải phóng…Quân đoàn 1 triệt thoái …Đà Nẵng thất thủ…Những tin tức dồn dập làm điên đầu mọi người. Dân chúng hoang mang tột dộ. Họ xôn xao tản cư chạy giặc. Những thành phố bỏ không trước khi bộ đội miền Bắc tới, cả chục ngày. Những chuyện lạ lùng như vậy đã xẩy ra không làm sao hiểu nổi. Vận nước tới hồi suy mạt. Cùng với những lao đao của người lính ở thời mạt vận, tôi theo Trung đoàn 48BB của Trung Tá Trần Minh Công trong cương vị là một Sĩ Quan Liên Lạc Pháo Binh của Trung Tâm Phối Hợp Hoả Lực chiến đoàn 48 lên Gò Dầu, Tây Ninh. Tôi thật sự giật mình lo sợ khi đoàn quân rầm rộ với những khẩu đại pháo kéo nhau vào căn cứ Trâm Vàng, một căn cứ do quân đội Mỹ để lại giữa ban ngày ban mặt, một mục tiêu quá tốt cho địch nã những quả đạn pháo rất chính xác, không cần điều chỉnh. Đúng như sự lo ngại của tôi, chỉ mười lăm phút sau khi mà BCH trung đoàn còn rềnh rang chưa ổn định được vị trí thì hàng trăm trái pháo đủ loại bọn Việt cộng đã rót vào, khói lửa bốc lên mù mịt, pháo binh của ta không kịp trở tay. Thiếu uý Khải, một trung đội trưởng Pháo mới cùng tôi nhậu thịt chó hôm qua ở Long Bình nay đã bị chó đớp gẫy chân. Tôi theo chân các chiến sĩ Trung Đoàn 48 hành quân giải toả áp lực Chi khu Khiêm Hanh và tăng viện cho TĐ/ BĐQ trên đường lui binh từ phía căn cứ Tống Lê Chân. Chúng tôi ăn cối 82 ly và những chạm súng lẻ tẻ chung quanh. Gặp thằng Lưu bạn cùng khoá vừa thoát ra từ vùng tử thần, màu áo rằn ri biệt động lấm lem, chia nhau từng hớp cà phê bí tất trong chiếc ca nhôm ôm nhau mừng rỡ, hạnh ngộ trong hoàn cảnh đất nước cực kỳ nguy khốn. Bầu trời với từng đám mây vần vũ kéo qua thỉnh thoảng che khuất bóng mặt trời, dưới giao thông hào lom khom những tay súng đang giằng co từng tấc đất quê hương, những trái bích kích pháo nổ tung, những giọt máu thấm đất, bụi cát phủ đầu, ca cà phê pha thêm đất đá đắng môi.
Trung đoàn 48 lại được lệnh bỏ lại Gò Dầu và trực chỉ Long Khánh. Đó là những ngày cuối tháng ba cay nghiệt. Trung đoàn về dàn quân vùng núi Thị. Ở chưa nóng đít lại được lệnh kéo về ngã ba Tân Phong phòng thủ mặt Đông Bắc, vùng núi Chứa Chan, ngăn chận hướng tiến của T54 địch quân trên QL1, trấn giữ các xã ấp Bảo Bình, Bảo Định….Tôi nằm trong TOC tại rừng cao su Tân Phong, cạnh ngã ba đi Long Giao, lại một vị trí không thuận lợi cho một BCH lớn như cấp chiến đoàn. Phía ngả ba Dầu Giây là Trung Đoàn 52 BB và một Thiết đoàn Chiến xa trấn giữ. Thị xã Xuân Lộc được bảo vệ bởi Trung Đoàn 43 BB do người hùng Đại Tá Lê Xuân Hiếu làm Trung Đoàn Trưởng cùng với các Tiểu đoàn ĐPQ của Tiểu Khu Long Khánh.
Vào khoảng 6 giờ sáng ngày 9 tháng 4/75. Sự êm ả thường ngày của thị xã bị phá vỡ bởi những loạt đạn pháo kích của cộng quân kéo dài khoảng 2 tiếng đồng hồ. Những tiếng nổ làm đinh tai nhức óc. Đủ các loại đạn 130 ly, 122ly, súng cối 82…rớt vào khu chợ, nhà thờ, khu dân cư …Nhà cửa đổ nát bốc cháy…Người dân chết rất nhiều. Sau hàng ngàn trái pháo cường tập. Quân cộng ồ ạt xua quân tấn công biển người nhưng chúng bị hai Tiểu đoàn của Trung đoàn 43 và các chiến sĩ ĐPQ anh dũng đẩy lui. Những chiến xa T54 và PT76 bị hạ bởi M72, bởi Pháo binh và những đợt oanh kích của không quân nằm rải rác cùng những xác chết của bộ đội Bắc việt nằm vắt vẻo ngoài hàng rào phòng thủ. Qua ngày hôm sau chúng lại mở những đợt tấn công liên tục vào thị xã với cấp số quân đoàn. Đó là Quân Đoàn 4 của Việt cộng được tăng cường thêm Sư Đoàn 325 và trung đoàn 95B cùng một trung đoàn xe tăng và một trung đoàn Pháo do tướng Hoàng Cầm làm tư lệnh, quân số được ước tính khoảng 40.000 quân. Chúng dùng thịt đè người. Nhưng chúng vẫn bị đẩy bật ra khỏi thành phố với hàng trăm xác chết. Bốn ngày sau Xuân Lộc được tăng cường thêm Lữ Đoàn 1 Dù từ Trảng Bơm vào trận địa. Với tinh thần quyết chiến sắt đá của các chiến sĩ VNCH sau 12 ngày đêm Thị xã vẫn trụ vững vàng. Việt cộng bỏ ý định đánh chiếm Long Khánh, một khúc xương khó nuốt. Chúng hướng về Biên Hoà. Do đó SĐ18 lại được lệnh rút về phòng thủ cho vòng đai phía đông Sài Gòn. Tôi lại theo SĐ lui binh lúc đó với bao nhiêu thắc mắc ngỡ ngàng. Tại sao Long Khánh đã được giải toả áp lực, sinh hoạt của người dân gần như đã trở lại bình thường thì tại sao lại rút bỏ. Trước đó hai ngày chúng tôi những quân nhân công giáo đã đi lễ nhà thờ, sau lễ đã cùng nhau ghé chợ ăn phở và uống cà phê. Nói tới đây tôi lại nhớ tới Đại uý Pháo thủ Na, một buổi chiều vừa cùng nhau ăn cơm chiều trên chiếc bàn dã chiến trước hầm hành quân. Bữa cơm đã xong, tôi đứng lên chui vào Trung Tâm Hành Quân thì một tiếng nổ rất lớn do địch pháo kích, tôi thấy Đại uý Na lảo đảo ôm ngực té xuống trước cửa hầm, tôi chạy lại vực ông dậy nhưng ông đã tắt thở bởi một miểng đạn rất nhỏ xuyên vào tim.
Buổi chiều lui binh một hình ảnh oai hùng nhưng không kém phần làm cho tôi xúc động, đó là hình ảnh Trung tá Đỉnh trong quân phục hoa dù ông đứng trên bờ đai phòng thủ của TOC, tóc gió bay bay, ông nhìn theo đoàn quân lui binh, vì lính dù sẽ rút quân sau cùng. Không hiểu tại sao lúc đó tôi muốn chảy nước mắt. Một hình ảnh oai hùng của người lính chiến nhưng qua đó nó cũng thể hiện một nỗi cô đơn, một sự ảm đạm, một sự thương cảm khó tả đối với những đơn vị tổng trừ bị thiện chiến nhất của Quân Đội. Một điều nữa làm tôi cảm động và phấn chấn trong lòng khi được biết Thiếu tướng Tư lệnh Lê Minh Đảo đã không dùng trực thăng mà cùng lui binh bằng đường bộ với các chiến sĩ của mình.
Về tới Long Bình hôm trước thì chiều hôm sau tôi lại theo BCH Trung đoàn 48 lên Trảng Bom. Trung đoàn vừa tới vườn cao su đang lui cui đào hầm hố cá nhân thì lại bị địch tiền pháo hậu xung. Sau một đêm quần thảo Trung đoàn đành lại phải rút quân theo một triền suối về lại Long Bình. Ở vị trí này tôi đã bị mất hết, cái mà tôi gọi là một chút “gia sản” đời lính, những hình ảnh thời tôi học Pháo Binh tại trường Pháo Binh Dục Mỹ, những hình ảnh sau những cuộc hành quân lớn tại Quân khu 2 mà tôi chụp lưu niệm cùng các bạn bè ở Pleiku, DakTo, Tân Cảnh, ở Qui Nhơn, Bồng Sơn, Tam Quan... Ở cửa biển Đề Gi khi trung đội tôi được hải vận, một điều hết sức khác thường, đại bác thường thì chỉ được không vận vào vùng yểm trợ khi đường bộ không cho phép, ít khi thấy được hải vận. Và nhất là những bức hình tôi chụp chung với Đông Nghi cùng với những bức thư tình của mối tình thơ mộng trong sáng…Tôi đã bỏ lại hết trên con mương thoát nước của rừng cao su Trảng Bom vào một đêm bất hạnh nhất của đời lính trận.
Kể từ những ngày tháng đó mỗi lần nhớ về em, nhớ về đời lính của mình, tôi tiếc những vật kỷ niệm đó vô cùng. Và bốn mươi năm rồi tôi chưa một lần được gặp lại em. Nhưng bù lại tôi rất hãnh diện được tham dự một trận chiến oanh liệt nhất và cũng là một chiến thắng vang dội cuối cùng của Quân Lực VNCH trong màu cờ sắc áo binh chủng Pháo Binh thuộc Sư Đoàn 18BB anh hùng.
Bây giờ tôi chỉ là một người lính già lưu vong nơi đất khách quê người, nhưng tinh thần chiến đấu và ước mơ cho một ngày đất nước thật sự thanh bình không cộng sản sẽ không bao giờ già trong tôi.
Lê Du Miên
(Oregon Thoi Bao 4/14)
Biên Hùng chuyển
Bàn ra tán vào (0)
NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG - LÊ DU MIÊN
(Có nhiều người ngồi nói chuyện với tôi họ hay hỏi; “Những ngày tháng cuối cùng của đất nước anh ở đâu?”. Xin thưa những ngày tháng ấy tôi chỉ là một cắc ké kỳ nhông, không biết nhiều về những tin tức chiến thuật,
Những Ngày Cuối Cùng
(Có nhiều người ngồi nói chuyện với tôi họ hay hỏi; “Những ngày tháng cuối cùng của đất nước anh ở đâu?”. Xin thưa những ngày tháng ấy tôi chỉ là một cắc ké kỳ nhông, không biết nhiều về những tin tức chiến thuật, chiến lược, không biết nhiều về những âm mưu chính trị của các thế lực Quốc Tế và hầu như cũng chẳng quan tâm lắm đến anh Mỹ, anh Nga hay anh Tàu…Và cũng như tất cả các người lính VNCH chúng tôi vẫn miệt mài chiến đấu ở khắp các mặt trận cho tới giờ phút cuối cùng…)
***
Trung úy Bửu người được Tiểu Đoàn đưa ra tạm thời thay thế tôi coi trung đội, nhận bàn giao, xoa hai tay vào nhau nói lời chúc tôi thuận buồm xuôi gió, thượng lộ bình an. Cả trung đội hơn ba chục cái đầu ngồi im dường như mỗi người một ý nghĩ. Tôi nhìn qua một lượt những khuôn mặt thân thương đã cùng tôi rong ruổi những đoạn đường chiến binh suốt từ miền biển Qui Nhơn, Tam Quan, Bồng Sơn, Phù Mỹ tới vùng rừng núi tam biên Dakto, Tân Cảnh, Thanh An, Đức Cơ trong hai năm qua khi tôi nhận trách nhiệm trung đội trưởng 1B của Pháo Đội. Tôi thật sự không biết nói gì ngoài một tiếng cám ơn. Xin cám ơn tất cả đã cùng tôi vào sinh ra tử, đã cùng tôi vất vả gian nan, đã cùng tôi làm tốt mọi phận sự mà cấp trên giao phó. Đó là những ngày trung tuần tháng hai năm 1975 khi tôi nhận lệnh thuyên chuyển về nguyên quán sau gần sáu năm lênh đênh với rừng dừa Bình Định và núi rừng trùng điệp Pleiku Kontum. Nhìn hai nòng súng vươn cao trong ụ trông giống như hai mỏ chim non vươn ra trong tổ mà tôi đã quen từng mảng da từng vết xước, lòng tôi chùng xuống. Tôi sắp xa nó như sắp phải xa người thân, sắp phải xa một quãng đời mình. Các người lính của tôi đã đứng lên lầm lũi đi về hầm trú ẩn. Tôi và Trung uý Bửu bước ra ngoài căn cứ vào ngồi trong góc một quán cà phê. Một vài tiếng đại bác vọng về đâu đó từ căn cứ Đệ Đức của Trung Đoàn 40. Những âm thanh rất quen thuộc của người dân vùng này và cả những tiếng đại bác 130 ly hay tiếng rít nghe muốn đứt màng nhĩ của hoả tiễn 122 ly mà địch rót từ mật khu An Lão vào thành phố cũng chẳng làm cho họ bồn chồn. Họ vẫn câm lặng bám mảnh đất mà cha ông để lại với mồ mả tổ tiên chẳng muốn di dời dù cái chết luôn được treo sẵn trên đầu giữa bao nhiêu lằn đạn.
Bửu đốt một điếu thuốc Capstan. Hai ngón tay vụng về cầm điếu thuốc trông nhà quê không chịu nổi. Bửu ít khi hút thuốc. Búng cái tàn thuốc rơi xuống đất, giọng Bửu trầm buồn:
-Tao hút với mày một điếu thuốc hôm nay. Ngày mai ra sao đâu ai biết … Ừ… Biết mình có còn dịp để gặp lại nhau không?
- Chắc chắn tao sẽ trở lại đây thăm mọi người khi có dịp…
Câu hứa ấy đã không bao giờ được thực hiện. Nó đã bị cuốn đi với cơn cuồng phong. Nó đã bị dập vùi với đống khói súng ngút ngàn từ Bắc vào Nam, từ đồng bằng lên tận cao nguyên và nó đã muôn đời nằm yên với Bửu trên bờ biển Qui nhơn những ngày cuối tháng ba năm ấy. Ngồi đối diện Bửu tôi đốt hết điếu thuốc này qua điếu thuốc khác. Những ngày đầu ra đơn vị quyện vào khói thuốc bay lên lởn vởn trong đầu tôi. Ngày tôi vác ba lô về trình diện Pháo đội trên đỉnh đèo Nhông, tôi đã gặp Bửu, nước da ngâm ngâm, sóng mũi cao và nhất là nụ cười múm mím đẹp như nụ cười con gái. Cuộc đời binh nghiệp dường như ưu đãi Bửu nhiều hơn bạn bè. Bửu được giao chức vụ trung đội trưởng sớm lắm trong khi các bạn cùng khoá vẫn còn khăn gói đi “DLO” mút chỉ cà tha. Về Pháo đội hôm trước thì sáng hôm sau tôi được Pháo đội trưởng Đại uý Nguyễn văn Vinh đưa xuống Phú Thọ đi DLO cho tiểu đoàn 1/41 của Đại uý Võ Ân thay thế cho Chuẩn uý Dư. Riêng phần tôi nằm trong nhóm con dì phước cùng với Tân, Quảng là những đứa mồ côi nên tối ngày lủi thủi trên rừng hứng chịu trên đầu mưa pháo, chân thì mìn bẫy, ngang hông thì tầm súng AK…Ăn cơm sấy ngủ võng đầy nước những đêm mưa. Nằm chơ vơ trên những đỉnh cao gió hú mơ về những hộp đêm xập xình ánh đèn màu. Mắt căng nhìn trong đêm như muốn rách toạc ra để canh giặc thù. Xã Phú Thọ thuộc quận Phù Mỹ là một xã hoàn toàn mất an ninh với cái hố mủ, hang động của bọn giặc phỉ trên dãy núi phía đông của đèo Nhông. Trên dãy núi đó có cả một bày bò hàng trăm con mà bọn Nông Trường 3 Sao Vàng thả nuôi. Ở Tiểu Đoàn 1/41 này tôi thường đi tiền sát theo Đại đội của Trung úy Thành khoá 22A võ bị Đà Lạt. Một đại Đội Trưởng gan dạ trong chiến đấu. Anh Thành sau này được vinh thăng Thiếu Tá và đã hy sinh tại chiến trường Bình Định.
Sáng sớm hôm sau tôi khăn gói quả mướp rời khỏi đơn vị về trình diện Bộ chỉ huy Tiểu Đoàn đóng tại trại Nỏ Thần, Diêu Trì. Vác ba lô ra khỏi cổng trại mà lòng bịn rịn chẳng muốn chia tay. Nhìn lại doanh trại trống vắng lòng ngậm ngùi. Mọi người như thường lệ đã kéo súng đi từ sáng sớm. Từ mấy năm nay theo chiến thuật mới, đời pháo thủ vất vả hơn nhiều. Không để súng nằm ở vị trí cố định nữa mà ban ngày phải di chuyển đại pháo tới một địa điểm mới, tránh pháo kích và yểm trợ quân bạn hiệu quả hơn…
Tôi lững thững bước đi những bước bâng khuâng, mới đây một tuần lòng luôn mong muốn xuôi Nam về gần Mẹ già ngày đêm mong đợi, mà hôm nay lại bịn rịn … Tiếng đại bác 105 ly bắn đi ở một vị trí nào đó tôi nhận ra ngay tiếng Pháo quen thuộc của trung đội tôi không lạc vào đâu được. Nước mắt tôi muốn rơi. Đúng lúc đó bên kia đường một bóng dáng mảnh mai đứng dưới gốc cây trứng cá với đôi mắt buồn sũng. Tôi biết cô bé đứng đó với bao nhiêu điều muốn nói. Tôi dừng lại :
-Ở lại nhé… Chú đi…
-Chú đi bình an…
Tôi không dám nhìn cô bé bởi tôi biết nước mắt ấy sẽ níu kéo chân tôi. Giờ chia tay chẳng nên kéo dài, mủi lòng nhau …
-Nhớ biên thư cho Đông Nghi nhé…
Tôi gật đầu và bước vội lên chiếc Daihatsu đang chờ sẵn. Chiếc xe lăn bánh. Tôi liếc nhìn nhanh Đông Nghi đang đưa tay áo dụi mắt. Có những hạt bụi cũng vương trong mắt tôi trên suốt con đường Quốc Lộ số một dẫn về Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn. Tôi thầm nghĩ thế là chia tay thật rồi. Xa rồi chiến trận miền Trung, xa rồi mùa hè đỏ lửa Tân Cảnh, năm 1972 thằng bạn cùng khoá Nguyễn hữu Dư đã nằm lại cùng với Tư Lệnh Sư Đoàn Lê Đức Đạt, xa rồi căn cứ 6, ngọn đồi 1001. Xa rồi mặt trận tái chiếm ba quận bắc Bình Định. Xa rồi những vườn dừa mát rượi nhưng cạm bẫy cũng nhiều lắm như rươi. Xa rồi Sa Huỳnh, Tam Quan, Bồng Sơn…
Xe đi ngang căn cứ Salem nơi mà bạn tôi Đinh Trọng Bình đã từng gọi pháo bắn trên đầu khi bị địch quân tràn ngập hồi mùa hè đỏ lửa. Hàm râu cá chốt và cái tẩu thuốc với những đụm khói Half and Half phì phà thơm râu lại như xuất hiện trước mặt làm tôi hoa cả mắt. Tôi đang đi dưới chân đèo Nhông nơi mà tôi cách đây hơn năm năm đã có một đêm trằn trọc của người lính trận xa quê, bơ vơ lạc lõng. Đêm đầu tiên nghe đạn réo và hoả châu soi sáng những chòi canh. Xa rồi những ngày quân hành trong vùng địch ở căn cứ điạ An Lão hiểm trở, căn cứ địa 226 đồi núi chập chùng. Tôi vẫy tay chào trại Nguyễn Hải Đằng nơi Bộ Chỉ Huy Trung đoàn 41/SĐ22BB đặt bản doanh. Tôi cười buồn với cà phê Lãnh, cái quán nho nhỏ có cô chủ xinh xinh.
Khoảng 12 giờ trưa tôi về tới trại Nỏ Thần, vào trình diện Tiểu đoàn trưởng. Ông nhìn tôi nửa con mắt: “Trung uý Du hả…Tôi về nhận Tiểu đoàn gần một năm rồi mà chưa biết mặt anh. Mấy lần ra Bồng Sơn thăm trung đội anh mà cũng chẳng gặp. …Gặp anh khó hơn gặp Tổng Thống Thiệu.”. Tôi đứng như trời trồng chẳng muốn giải thích.
Tôi chào ông bước ra ngoài, đi gặp Trung uý Hoành trưởng ban một, nhận sự vụ lệnh về đơn vị mới Tiểu Đoàn 183/PB mà BCH tiền phương nằm tại Long Bình. Hoành nói với tôi: “ May cho mày cái quyết định này về kịp … Nếu không mày sẽ được bổ sung cho Pháo Binh dù rồi… Tên mày đã được gởi đi…”. Tôi cười thầm nghĩ … Tôi đâu có chết nhát như Hoành nghĩ … Tôi con bà phước mà thả chỗ nào tôi cũng sẽ chơi hết mình, chơi rất đẹp không như mấy ông con ông cháu cha đâu, chỉ biết ru rú ở hậu cứ văn phòng.
Sau bảy ngày phép vui với gia đình, tôi cứ yên trí là về đây gần nhà rồi cuộc đời sẽ đổi thay chút chút …Ít ra là cũng chuẩn bị lấy vợ cho bà cụ vui lòng. Bà cụ tôi luôn nhắc “ con đã hai mươi tám tuổi rồi …già rồi lo bề gia thất cho mẹ yên lòng ….Coi chừng ế …”. Nhưng đời đâu có như mình muốn. Về đơn vị mới với những tin tức dồn dập. Mặt trận nơi tôi vừa dời chân đã bắt đầu sôi động. Việt cộng đã đánh chiếm đèo An Khê cắt đứt quốc lộ 19. Sư đoàn 22BB phải tung hai trung đoàn 47 và 42 để giải toả đường giao thông huyết mạch giữa vùng cao nguyên và duyên hải. Trung đội Pháo cũ của tôi đã được kéo về Bình Khê tham dự trận chiến. Tôi thật sự lo lắng cho những người anh em cũ …Rồi mặt trận Ban Mê Thuột bùng nổ dữ dội. Cuộc triệt thoái kinh hoàng trên tỉnh lộ số 7. Đài BBC với những tin tỉnh này bị tràn ngập, tỉnh kia bị thất thủ. Địch tiến quân như thế chẻ tre. Tôi thật sự hoang mang. Ruột gan nóng như lửa đốt. Qui Nhơn thất thủ. Những người lính trấn hải bình sơn của Sư Đoàn 22, trong đó có rất nhiều bạn bè tôi, bị dồn xuống bãi biển làm bia cho những họng súng đại liên 12ly 7 bắn trực xạ và những trái pháo 82ly nổ tung lên những xác người. Trung uý Nguyễn an Bửu đã nằm lại nơi đây. Điếu thuốc hôm nào Bửu hút cùng tôi như loé lên đốm lửa và làn khói quyện bay như khói nhang buồn. Vậy là hết rồi ước mơ một lần được về lại chốn xưa.
Đài BBC hằng ngày truyền đi những tin tức bất lợi, đâm những nhát dao trí mạng vào tử huyệt người lính VNCH…Nào là Sư Đoàn 1, 3, 23 tan hàng, Quân khu 2 tan rã…Huế đã lọt vào tay quân giải phóng…Quân đoàn 1 triệt thoái …Đà Nẵng thất thủ…Những tin tức dồn dập làm điên đầu mọi người. Dân chúng hoang mang tột dộ. Họ xôn xao tản cư chạy giặc. Những thành phố bỏ không trước khi bộ đội miền Bắc tới, cả chục ngày. Những chuyện lạ lùng như vậy đã xẩy ra không làm sao hiểu nổi. Vận nước tới hồi suy mạt. Cùng với những lao đao của người lính ở thời mạt vận, tôi theo Trung đoàn 48BB của Trung Tá Trần Minh Công trong cương vị là một Sĩ Quan Liên Lạc Pháo Binh của Trung Tâm Phối Hợp Hoả Lực chiến đoàn 48 lên Gò Dầu, Tây Ninh. Tôi thật sự giật mình lo sợ khi đoàn quân rầm rộ với những khẩu đại pháo kéo nhau vào căn cứ Trâm Vàng, một căn cứ do quân đội Mỹ để lại giữa ban ngày ban mặt, một mục tiêu quá tốt cho địch nã những quả đạn pháo rất chính xác, không cần điều chỉnh. Đúng như sự lo ngại của tôi, chỉ mười lăm phút sau khi mà BCH trung đoàn còn rềnh rang chưa ổn định được vị trí thì hàng trăm trái pháo đủ loại bọn Việt cộng đã rót vào, khói lửa bốc lên mù mịt, pháo binh của ta không kịp trở tay. Thiếu uý Khải, một trung đội trưởng Pháo mới cùng tôi nhậu thịt chó hôm qua ở Long Bình nay đã bị chó đớp gẫy chân. Tôi theo chân các chiến sĩ Trung Đoàn 48 hành quân giải toả áp lực Chi khu Khiêm Hanh và tăng viện cho TĐ/ BĐQ trên đường lui binh từ phía căn cứ Tống Lê Chân. Chúng tôi ăn cối 82 ly và những chạm súng lẻ tẻ chung quanh. Gặp thằng Lưu bạn cùng khoá vừa thoát ra từ vùng tử thần, màu áo rằn ri biệt động lấm lem, chia nhau từng hớp cà phê bí tất trong chiếc ca nhôm ôm nhau mừng rỡ, hạnh ngộ trong hoàn cảnh đất nước cực kỳ nguy khốn. Bầu trời với từng đám mây vần vũ kéo qua thỉnh thoảng che khuất bóng mặt trời, dưới giao thông hào lom khom những tay súng đang giằng co từng tấc đất quê hương, những trái bích kích pháo nổ tung, những giọt máu thấm đất, bụi cát phủ đầu, ca cà phê pha thêm đất đá đắng môi.
Trung đoàn 48 lại được lệnh bỏ lại Gò Dầu và trực chỉ Long Khánh. Đó là những ngày cuối tháng ba cay nghiệt. Trung đoàn về dàn quân vùng núi Thị. Ở chưa nóng đít lại được lệnh kéo về ngã ba Tân Phong phòng thủ mặt Đông Bắc, vùng núi Chứa Chan, ngăn chận hướng tiến của T54 địch quân trên QL1, trấn giữ các xã ấp Bảo Bình, Bảo Định….Tôi nằm trong TOC tại rừng cao su Tân Phong, cạnh ngã ba đi Long Giao, lại một vị trí không thuận lợi cho một BCH lớn như cấp chiến đoàn. Phía ngả ba Dầu Giây là Trung Đoàn 52 BB và một Thiết đoàn Chiến xa trấn giữ. Thị xã Xuân Lộc được bảo vệ bởi Trung Đoàn 43 BB do người hùng Đại Tá Lê Xuân Hiếu làm Trung Đoàn Trưởng cùng với các Tiểu đoàn ĐPQ của Tiểu Khu Long Khánh.
Vào khoảng 6 giờ sáng ngày 9 tháng 4/75. Sự êm ả thường ngày của thị xã bị phá vỡ bởi những loạt đạn pháo kích của cộng quân kéo dài khoảng 2 tiếng đồng hồ. Những tiếng nổ làm đinh tai nhức óc. Đủ các loại đạn 130 ly, 122ly, súng cối 82…rớt vào khu chợ, nhà thờ, khu dân cư …Nhà cửa đổ nát bốc cháy…Người dân chết rất nhiều. Sau hàng ngàn trái pháo cường tập. Quân cộng ồ ạt xua quân tấn công biển người nhưng chúng bị hai Tiểu đoàn của Trung đoàn 43 và các chiến sĩ ĐPQ anh dũng đẩy lui. Những chiến xa T54 và PT76 bị hạ bởi M72, bởi Pháo binh và những đợt oanh kích của không quân nằm rải rác cùng những xác chết của bộ đội Bắc việt nằm vắt vẻo ngoài hàng rào phòng thủ. Qua ngày hôm sau chúng lại mở những đợt tấn công liên tục vào thị xã với cấp số quân đoàn. Đó là Quân Đoàn 4 của Việt cộng được tăng cường thêm Sư Đoàn 325 và trung đoàn 95B cùng một trung đoàn xe tăng và một trung đoàn Pháo do tướng Hoàng Cầm làm tư lệnh, quân số được ước tính khoảng 40.000 quân. Chúng dùng thịt đè người. Nhưng chúng vẫn bị đẩy bật ra khỏi thành phố với hàng trăm xác chết. Bốn ngày sau Xuân Lộc được tăng cường thêm Lữ Đoàn 1 Dù từ Trảng Bơm vào trận địa. Với tinh thần quyết chiến sắt đá của các chiến sĩ VNCH sau 12 ngày đêm Thị xã vẫn trụ vững vàng. Việt cộng bỏ ý định đánh chiếm Long Khánh, một khúc xương khó nuốt. Chúng hướng về Biên Hoà. Do đó SĐ18 lại được lệnh rút về phòng thủ cho vòng đai phía đông Sài Gòn. Tôi lại theo SĐ lui binh lúc đó với bao nhiêu thắc mắc ngỡ ngàng. Tại sao Long Khánh đã được giải toả áp lực, sinh hoạt của người dân gần như đã trở lại bình thường thì tại sao lại rút bỏ. Trước đó hai ngày chúng tôi những quân nhân công giáo đã đi lễ nhà thờ, sau lễ đã cùng nhau ghé chợ ăn phở và uống cà phê. Nói tới đây tôi lại nhớ tới Đại uý Pháo thủ Na, một buổi chiều vừa cùng nhau ăn cơm chiều trên chiếc bàn dã chiến trước hầm hành quân. Bữa cơm đã xong, tôi đứng lên chui vào Trung Tâm Hành Quân thì một tiếng nổ rất lớn do địch pháo kích, tôi thấy Đại uý Na lảo đảo ôm ngực té xuống trước cửa hầm, tôi chạy lại vực ông dậy nhưng ông đã tắt thở bởi một miểng đạn rất nhỏ xuyên vào tim.
Buổi chiều lui binh một hình ảnh oai hùng nhưng không kém phần làm cho tôi xúc động, đó là hình ảnh Trung tá Đỉnh trong quân phục hoa dù ông đứng trên bờ đai phòng thủ của TOC, tóc gió bay bay, ông nhìn theo đoàn quân lui binh, vì lính dù sẽ rút quân sau cùng. Không hiểu tại sao lúc đó tôi muốn chảy nước mắt. Một hình ảnh oai hùng của người lính chiến nhưng qua đó nó cũng thể hiện một nỗi cô đơn, một sự ảm đạm, một sự thương cảm khó tả đối với những đơn vị tổng trừ bị thiện chiến nhất của Quân Đội. Một điều nữa làm tôi cảm động và phấn chấn trong lòng khi được biết Thiếu tướng Tư lệnh Lê Minh Đảo đã không dùng trực thăng mà cùng lui binh bằng đường bộ với các chiến sĩ của mình.
Về tới Long Bình hôm trước thì chiều hôm sau tôi lại theo BCH Trung đoàn 48 lên Trảng Bom. Trung đoàn vừa tới vườn cao su đang lui cui đào hầm hố cá nhân thì lại bị địch tiền pháo hậu xung. Sau một đêm quần thảo Trung đoàn đành lại phải rút quân theo một triền suối về lại Long Bình. Ở vị trí này tôi đã bị mất hết, cái mà tôi gọi là một chút “gia sản” đời lính, những hình ảnh thời tôi học Pháo Binh tại trường Pháo Binh Dục Mỹ, những hình ảnh sau những cuộc hành quân lớn tại Quân khu 2 mà tôi chụp lưu niệm cùng các bạn bè ở Pleiku, DakTo, Tân Cảnh, ở Qui Nhơn, Bồng Sơn, Tam Quan... Ở cửa biển Đề Gi khi trung đội tôi được hải vận, một điều hết sức khác thường, đại bác thường thì chỉ được không vận vào vùng yểm trợ khi đường bộ không cho phép, ít khi thấy được hải vận. Và nhất là những bức hình tôi chụp chung với Đông Nghi cùng với những bức thư tình của mối tình thơ mộng trong sáng…Tôi đã bỏ lại hết trên con mương thoát nước của rừng cao su Trảng Bom vào một đêm bất hạnh nhất của đời lính trận.
Kể từ những ngày tháng đó mỗi lần nhớ về em, nhớ về đời lính của mình, tôi tiếc những vật kỷ niệm đó vô cùng. Và bốn mươi năm rồi tôi chưa một lần được gặp lại em. Nhưng bù lại tôi rất hãnh diện được tham dự một trận chiến oanh liệt nhất và cũng là một chiến thắng vang dội cuối cùng của Quân Lực VNCH trong màu cờ sắc áo binh chủng Pháo Binh thuộc Sư Đoàn 18BB anh hùng.
Bây giờ tôi chỉ là một người lính già lưu vong nơi đất khách quê người, nhưng tinh thần chiến đấu và ước mơ cho một ngày đất nước thật sự thanh bình không cộng sản sẽ không bao giờ già trong tôi.
Lê Du Miên
(Oregon Thoi Bao 4/14)
Biên Hùng chuyển