Cà Kê Dê Ngỗng

NHỮNG RÀO CẢN VÔ HÌNH - FB Giao Thanh Pham

Cha mẹ, có khi lại là chính những hàng rào cản ghì bước tiến của con cái lại mà ngay họ cũng vô tư không nhận ra.



Quanh khu tôi ở, đất đai còn mênh mông, chẳng thế mà nhà nào cũng có những mảnh vườn rộng hàng mấy mẫu Tây. Có những “trang trại” lớn hàng chục, hàng trăm mẫu. Hầu hết, họ chẳng trồng cấy gì cả, chúng đơn giản hoặc là những thảm cỏ xanh rờn tít tắp, hoặc là những rặng rừng thông ngút ngàn, nhưng tuyệt nhiên, nhà nào cũng có nuôi … vài ba con ngựa.

Ngựa thường được “nhốt” ở những khu vực quanh nhà bằng những hàng rào thấp lè tè, với những hàng cọc lưa thưa gọi là “cho có”. Chúng thường nhởn nhơ trong những khu vực nhỏ nhoi như là đất cấm ấy, mà không bao giờ thấy bén mảng đến gần hàng rào, hoặc “tìm cách đào tẩu” ra những cánh rừng, những cánh đồng gần như là vô tận ở mé bên kia cái "dậu thưa" thấp lè tè đó.

Hỏi ra thì mới biết, bố mẹ ngựa xưa kia khi còn nhỏ, từ những trang trại “huấn luyện” ra, đã từng trải qua những thời kỳ “giáo huấn” từ các chủ trại. Họ làm những hàng rào có gắn điện. Hễ chúng mon men đến gần, và khi bị điện giựt vài lần, thì chúng tởn … tới già.

Điều vô cùng ngạc nhiên và lý thú là “dường như” sau này, chúng “truyền lại những kinh nghiệm đắng cay” đó cho con cái chúng. Bởi thế, nhìn những hàng rào thấp, thưa thớt mà chỉ cần một cái nhún là chúng có thể qua được, vậy mà chúng phải Khuất Phục một cách ngoan ngoãn.


CON NGƯỜI CŨNG KHÔNG KHÁC.

Cha mẹ, có khi lại là chính những hàng rào cản ghì bước tiến của con cái lại mà ngay họ cũng vô tư không nhận ra. Chúng ta lo cho con cái từ khi còn lẫm đẫm mới bắt đầu tập đi. Chúng ta lo sợ chúng té ngã trầy da sứt trán lác đầu gối. Chúng ta “vây quanh” chúng bằng những “hàng rào” vô hình của những “luồng điện” không hiện hữu, không có thật cũng chỉ vì những lần thất bại, những lần bị điện giựt qua kinh nghiệm của chính chúng ta trong đời.

Cha mẹ “tự tạo ra những rào cản” để giữ chân con cái lại, không cho chúng tiến bước, ngăn cản đà phát triển tự nhiên.

Ở Mỹ, khi đứa trẻ khoảng hơn một tuổi, bản năng tự nhiên là sẽ đòi tập tành cầm đũa, cầm muỗng, cha mẹ để tự chúng đút ăn lấy. Mới đầu ăn một, đổ tháo hai ba, nhưng dần dà, chúng tự biết được cách chăm sóc cho mình qua kinh nghiệm bản thân.

Khi lớn lên một tí nữa, khoảng 6-7 tuổi, thì chúng đòi để tự tắm rửa, hoặc tự làm vệ sinh cá nhân một mình cũng theo bản năng tự nhiên. Mới đầu, tuy có nhem nhuốc, nhưng lâu dần, chúng tự biết được cách lo lắng cho chính bản thân.

Lớn lên một chút nữa, chúng đối mặt với những cái mà chúng cho là sai, chúng “gân cổ” cãi lại, nhưng phải nói cho đúng thực tế, thì chẳng cha mẹ nào “cái gì” cũng đúng. Mới đầu, tuy những điều cãi lại của chúng, nhiều phần là sai, và phải gánh lấy những hậu quả của việc sai trái chúng làm, nhưng lâu ngày, chúng tự tìm ra được cái chân lý sống cho bản thân đúng đắn, để không phải dựa vào “người lớn”.

Càng lớn, chúng càng có khả năng tự quyết định một số việc có tầm quan trọng hơn lên. Lúc đó, cha mẹ không cần phải nắm tay chúng dẫn đi từng bước như thuở còn ấu thơ nữa. Hầu hết các quyết định khá quan trọng ở đời, chúng đã tự cáng đáng với sự trợ giúp qua ý kiến đóng góp của cha mẹ.

Mười sáu mười bảy tuổi đầu, là chúng nó đã tự tìm việc làm bán thời gian, tự kiếm cho mình một số tiền hàng tháng để chi tiêu riêng. Hầu hết, chúng đã biết cách tiêu xài tiền bạc. Hầu hết, chúng đã biết khá rõ ràng về giá trị của tiền bạc, và hầu hết, chúng đã có một số tiền để dành nhất định của riêng mình.

Bởi thế, khi đến tuổi 18-20, phần đông chúng đã có khả năng tự lập, đã biết ít nhiều về những khó khăn của cuộc sống, và chúng ít nhiều đã có khả năng để khỏi nương tựa vào cha mẹ.

Những việc quan trọng sau cái tuổi 18 của chúng, thường đã được tự chúng suy xét, tìm hiểu và đi đến quyết định một mình với một ít ý kiến từ cha mẹ qua kinh nghiệm họ đã trải qua. Mặc dầu, có những quyết định của chúng, dẫn đến thất bại, dẫn đến cái giá phải trả, nhưng trên thực tế, đó là những bài học xương máu mà cha mẹ đã tập cho chúng tự đào luyện từ thuở mới lẫm đẫm tập đi.

Kinh nghiệm học được từ những thất bại khi còn bé, chính là những kinh nghiệm mà tự chúng đã được “đào tạo” từ cái trang trại huấn luyện ở gia đình mà chúng lớn lên. Ta có thể so sánh nơi đó như là những quân trường huấn luyện. Nó gợi cho tôi nhớ đến câu nói rất hay mà ngày xưa hay được nghe “Quân trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu”. Những lần vấp té hồi còn thơ bé, sẽ là những bài học giá trị để chúng khỏi vấp té khi đến tuổi trưởng thành bước vào đời.

Ở Việt Nam thì lại hoàn toàn khác. Có những bậc cha mẹ lúc nào cũng coi con cái như những cái bong bóng mỏng manh đụng nhẹ vào là vỡ. Họ lo cho chúng từng muỗng cơm, từng ngụm nước. Có nhiều đứa đến 7-8 tuổi vẫn còn phải đút cho từng miếng. Có khi lại còn phải có người hô hào, người làm trò, người cổ võ cho chúng mỗi bữa cơm kéo dài hàng tiếng đồng hồ. Có những cha mẹ lo cho con cái mình đến độ mỗi lần chúng đi vệ sinh thì hoặc bố, hoặc mẹ phải đứng canh chừng.

Lớn lên một tí, từng cái hắt xì của con là cha mẹ bấn xúc xích như nó đang bước vào … cửa tử. Cái hàng rào vô hình mà họ đặt ra đó luôn trói buộc đứa trẻ trong suốt cuộc đời chúng. Cái vùng cấm địa của cha mẹ vẽ ra, có khi nó vô cùng nhỏ bé khiến đứa trẻ không thể nhúc nhích được.

Đôi khi ta có thể so sánh chúng như những cây tùng, cây bách được trồng trong cái chậu kiểng bé tí xíu. Nó bó chặt cuộc đời chúng lại khiến chúng không thể lớn lên được. Chúng không khác những con ngựa đã trưởng thành về tuổi tác, dư khả năng nhảy qua vực sâu cả chục mét, nhưng lại chỉ dám đứng nhìn trong vô vọng cái hàng rào chỉ cao hơn đầu gối.


Tôi nhìn hình ảnh người mẹ gầy gò lội lướt thướt trong mưa, hết sức đẩy chiếc xe gắn máy chết ngộp trong làn nước triều cường dâng cao ở thành phố, trong khi đứa con cao hơn mẹ, vóc dáng to khỏe hơn mẹ, lại ngồi chễm chệ trên yên xe, co chân lên để khỏi bị ướt, là tôi đủ dữ kiện để bảo đảm rằng, những đứa bé ấy, khi đủ tuổi để bước vào đời, nhưng trong trí óc, thì vẫn còn run rẩy như những chú chim chưa có một cọng lông cánh.

Chẳng phải là trong gia đình người Việt, không thiếu gì những “đứa trẻ” ngoài 25 mà vẫn còn chưa chịu lớn?

Chẳng phải là ở đất nước chúng ta, cả bao nhiêu triệu người dân vẫn còn chưa trưởng thành?

Cái hàng rào vô hình mà cha mẹ tự rào con cái lại ấy, đã ghịt lại những cú nhảy dài của chúng, để chúng thoát ra được những cái ràng buộc không có thực ở trên đời là vậy.

Nếu không thay đổi cái suy nghĩ thiển cận đó, con cái chúng ta sẽ chỉ lớn về thân xác, nhưng lại chẳng bao giờ trưởng thành.

Hoang Pham

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

NHỮNG RÀO CẢN VÔ HÌNH - FB Giao Thanh Pham

Cha mẹ, có khi lại là chính những hàng rào cản ghì bước tiến của con cái lại mà ngay họ cũng vô tư không nhận ra.



Quanh khu tôi ở, đất đai còn mênh mông, chẳng thế mà nhà nào cũng có những mảnh vườn rộng hàng mấy mẫu Tây. Có những “trang trại” lớn hàng chục, hàng trăm mẫu. Hầu hết, họ chẳng trồng cấy gì cả, chúng đơn giản hoặc là những thảm cỏ xanh rờn tít tắp, hoặc là những rặng rừng thông ngút ngàn, nhưng tuyệt nhiên, nhà nào cũng có nuôi … vài ba con ngựa.

Ngựa thường được “nhốt” ở những khu vực quanh nhà bằng những hàng rào thấp lè tè, với những hàng cọc lưa thưa gọi là “cho có”. Chúng thường nhởn nhơ trong những khu vực nhỏ nhoi như là đất cấm ấy, mà không bao giờ thấy bén mảng đến gần hàng rào, hoặc “tìm cách đào tẩu” ra những cánh rừng, những cánh đồng gần như là vô tận ở mé bên kia cái "dậu thưa" thấp lè tè đó.

Hỏi ra thì mới biết, bố mẹ ngựa xưa kia khi còn nhỏ, từ những trang trại “huấn luyện” ra, đã từng trải qua những thời kỳ “giáo huấn” từ các chủ trại. Họ làm những hàng rào có gắn điện. Hễ chúng mon men đến gần, và khi bị điện giựt vài lần, thì chúng tởn … tới già.

Điều vô cùng ngạc nhiên và lý thú là “dường như” sau này, chúng “truyền lại những kinh nghiệm đắng cay” đó cho con cái chúng. Bởi thế, nhìn những hàng rào thấp, thưa thớt mà chỉ cần một cái nhún là chúng có thể qua được, vậy mà chúng phải Khuất Phục một cách ngoan ngoãn.


CON NGƯỜI CŨNG KHÔNG KHÁC.

Cha mẹ, có khi lại là chính những hàng rào cản ghì bước tiến của con cái lại mà ngay họ cũng vô tư không nhận ra. Chúng ta lo cho con cái từ khi còn lẫm đẫm mới bắt đầu tập đi. Chúng ta lo sợ chúng té ngã trầy da sứt trán lác đầu gối. Chúng ta “vây quanh” chúng bằng những “hàng rào” vô hình của những “luồng điện” không hiện hữu, không có thật cũng chỉ vì những lần thất bại, những lần bị điện giựt qua kinh nghiệm của chính chúng ta trong đời.

Cha mẹ “tự tạo ra những rào cản” để giữ chân con cái lại, không cho chúng tiến bước, ngăn cản đà phát triển tự nhiên.

Ở Mỹ, khi đứa trẻ khoảng hơn một tuổi, bản năng tự nhiên là sẽ đòi tập tành cầm đũa, cầm muỗng, cha mẹ để tự chúng đút ăn lấy. Mới đầu ăn một, đổ tháo hai ba, nhưng dần dà, chúng tự biết được cách chăm sóc cho mình qua kinh nghiệm bản thân.

Khi lớn lên một tí nữa, khoảng 6-7 tuổi, thì chúng đòi để tự tắm rửa, hoặc tự làm vệ sinh cá nhân một mình cũng theo bản năng tự nhiên. Mới đầu, tuy có nhem nhuốc, nhưng lâu dần, chúng tự biết được cách lo lắng cho chính bản thân.

Lớn lên một chút nữa, chúng đối mặt với những cái mà chúng cho là sai, chúng “gân cổ” cãi lại, nhưng phải nói cho đúng thực tế, thì chẳng cha mẹ nào “cái gì” cũng đúng. Mới đầu, tuy những điều cãi lại của chúng, nhiều phần là sai, và phải gánh lấy những hậu quả của việc sai trái chúng làm, nhưng lâu ngày, chúng tự tìm ra được cái chân lý sống cho bản thân đúng đắn, để không phải dựa vào “người lớn”.

Càng lớn, chúng càng có khả năng tự quyết định một số việc có tầm quan trọng hơn lên. Lúc đó, cha mẹ không cần phải nắm tay chúng dẫn đi từng bước như thuở còn ấu thơ nữa. Hầu hết các quyết định khá quan trọng ở đời, chúng đã tự cáng đáng với sự trợ giúp qua ý kiến đóng góp của cha mẹ.

Mười sáu mười bảy tuổi đầu, là chúng nó đã tự tìm việc làm bán thời gian, tự kiếm cho mình một số tiền hàng tháng để chi tiêu riêng. Hầu hết, chúng đã biết cách tiêu xài tiền bạc. Hầu hết, chúng đã biết khá rõ ràng về giá trị của tiền bạc, và hầu hết, chúng đã có một số tiền để dành nhất định của riêng mình.

Bởi thế, khi đến tuổi 18-20, phần đông chúng đã có khả năng tự lập, đã biết ít nhiều về những khó khăn của cuộc sống, và chúng ít nhiều đã có khả năng để khỏi nương tựa vào cha mẹ.

Những việc quan trọng sau cái tuổi 18 của chúng, thường đã được tự chúng suy xét, tìm hiểu và đi đến quyết định một mình với một ít ý kiến từ cha mẹ qua kinh nghiệm họ đã trải qua. Mặc dầu, có những quyết định của chúng, dẫn đến thất bại, dẫn đến cái giá phải trả, nhưng trên thực tế, đó là những bài học xương máu mà cha mẹ đã tập cho chúng tự đào luyện từ thuở mới lẫm đẫm tập đi.

Kinh nghiệm học được từ những thất bại khi còn bé, chính là những kinh nghiệm mà tự chúng đã được “đào tạo” từ cái trang trại huấn luyện ở gia đình mà chúng lớn lên. Ta có thể so sánh nơi đó như là những quân trường huấn luyện. Nó gợi cho tôi nhớ đến câu nói rất hay mà ngày xưa hay được nghe “Quân trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu”. Những lần vấp té hồi còn thơ bé, sẽ là những bài học giá trị để chúng khỏi vấp té khi đến tuổi trưởng thành bước vào đời.

Ở Việt Nam thì lại hoàn toàn khác. Có những bậc cha mẹ lúc nào cũng coi con cái như những cái bong bóng mỏng manh đụng nhẹ vào là vỡ. Họ lo cho chúng từng muỗng cơm, từng ngụm nước. Có nhiều đứa đến 7-8 tuổi vẫn còn phải đút cho từng miếng. Có khi lại còn phải có người hô hào, người làm trò, người cổ võ cho chúng mỗi bữa cơm kéo dài hàng tiếng đồng hồ. Có những cha mẹ lo cho con cái mình đến độ mỗi lần chúng đi vệ sinh thì hoặc bố, hoặc mẹ phải đứng canh chừng.

Lớn lên một tí, từng cái hắt xì của con là cha mẹ bấn xúc xích như nó đang bước vào … cửa tử. Cái hàng rào vô hình mà họ đặt ra đó luôn trói buộc đứa trẻ trong suốt cuộc đời chúng. Cái vùng cấm địa của cha mẹ vẽ ra, có khi nó vô cùng nhỏ bé khiến đứa trẻ không thể nhúc nhích được.

Đôi khi ta có thể so sánh chúng như những cây tùng, cây bách được trồng trong cái chậu kiểng bé tí xíu. Nó bó chặt cuộc đời chúng lại khiến chúng không thể lớn lên được. Chúng không khác những con ngựa đã trưởng thành về tuổi tác, dư khả năng nhảy qua vực sâu cả chục mét, nhưng lại chỉ dám đứng nhìn trong vô vọng cái hàng rào chỉ cao hơn đầu gối.


Tôi nhìn hình ảnh người mẹ gầy gò lội lướt thướt trong mưa, hết sức đẩy chiếc xe gắn máy chết ngộp trong làn nước triều cường dâng cao ở thành phố, trong khi đứa con cao hơn mẹ, vóc dáng to khỏe hơn mẹ, lại ngồi chễm chệ trên yên xe, co chân lên để khỏi bị ướt, là tôi đủ dữ kiện để bảo đảm rằng, những đứa bé ấy, khi đủ tuổi để bước vào đời, nhưng trong trí óc, thì vẫn còn run rẩy như những chú chim chưa có một cọng lông cánh.

Chẳng phải là trong gia đình người Việt, không thiếu gì những “đứa trẻ” ngoài 25 mà vẫn còn chưa chịu lớn?

Chẳng phải là ở đất nước chúng ta, cả bao nhiêu triệu người dân vẫn còn chưa trưởng thành?

Cái hàng rào vô hình mà cha mẹ tự rào con cái lại ấy, đã ghịt lại những cú nhảy dài của chúng, để chúng thoát ra được những cái ràng buộc không có thực ở trên đời là vậy.

Nếu không thay đổi cái suy nghĩ thiển cận đó, con cái chúng ta sẽ chỉ lớn về thân xác, nhưng lại chẳng bao giờ trưởng thành.

Hoang Pham

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm