Văn Học & Nghệ Thuật

NÓI VỀ HÀ THƯỢNG NHÂN - Lô Răng Phan Lạc Phúc

Khoảng giữa năm 2010, một số anh em làm văn, làm báo ở Hoa Kỳ có ý định thực hiện một tuyển tập thơ Phạm Xuân Ninh, bút danh Hà Thượng Nhân
Bài viết của ký giả Lô Răng Phan Lạc Phúc

 

- Chính danh

Khoảng giữa năm 2010, một số anh em làm văn, làm báo ở Hoa Kỳ có ý định thực hiện một tuyển tập thơ Phạm Xuân Ninh, bút danh Hà Thượng Nhân, xước danh Hà Chưởng Môn khi nhà thơ đại thụ này vừa bước qua ngưỡng cửa cửu tuần.

Sức khỏe nhà thơ đã suy phải vào nằm bệnh viện nên anh em gấp gáp, sợ không làm kịp. Có một điều “tréo cẳng ngỗng” là lão thi sĩ từng sáng tác không phải hàng ngàn mà hàng vạn bài thơ, hàng ngàn bài văn mà đến nay không có tác phẩm nào chính thức dưới tay.

Ông bạn nhà văn Giao Chỉ (cựu đại tá Vũ Văn Lộc) cùng ở San Jose với ông Hà có nói rằng: “Một người xứng đáng làm chủ tịchVăn Bút VN hải ngoại lại là người không có tác phẩm.” Đúng như thế, ông Hà quả nhiên là con chim “ngứa cổ hót chơi”, hót xong là bay đi, mặc cho tiếng hót của mình tan trong thinh không. Xét theo khía cạnh văn chương bình dân thì ông Hà là người sáng tác theo kiểu “xem qua rồi bỏ”.

Một điểm nữa khiến anh em đã vội lại càng thêm vội là tháng 8 vừa qua, thứ nam của ông Hà, cháu Xuân Dương vừa tạ thế. Để giảm thiểu phần nào thảm cảnh “lá vàng còn ở trên cây – lá xanh rụng xuống…”, Tuyển Tập Hà Thượng Nhân cần thực hiện sớm lúc nào hay lúc ấy. Nhằm chia buồn với anh chị Phạm Xuân Ninh, tôi có mấy dòng đăng báo phân ưu, viết rằng “Rất xúc động khi được tin cháu Phạm Hoàng Xuân Dương vừa mất”. Khác với mọi người, tôi thêm vào tên cháu chữ Hoàng. “Phạm Hoàng Xuân Dương”.

Thưa anh Ninh, có thể anh không bằng lòng khi tôi làm như vậy nhưng tôi đã nghĩ đến lúc trả cho Cesar cái gì của Cesar. Cái tên Phạm Xuân Ninh mà anh mang trên nửa thế kỷ này chỉ là cái tên “thời cuộc”, cái tên “mượn” mà thôi. Tên thật của anh, tên cha sinh mẹ đẻ, tên cúng cơm, tên mà người quê anh vẫn gọi anh không phải như thế. Anh không phải họ Phạm, anh họ Hoàng. Anh chưa nói ra với tôi nhưng bạn bè rất thân của anh như Lam Giang Phạm Quang Trứ, như Hữu Loan đã nói với tôi rằng tên anh không phải là Phạm Xuân Ninh mà là Hoàng Sĩ Trinh. Một người bạn đồng hương Thanh Hóa với anh, vào lứa tuổi anh (chỉ kém anh vài tuổi), cùng đi dạy, cùng đi “cướp chính quyền năm 1945 ngày ấy” là nhà thơ Trần Thiện Hiếu, 88 tuổi, ở Sydney bây giờ cũng nói anh là Hoàng Sĩ Trinh.

Một em trẻ (trẻ với chúng tôi thôi, cũng đã trên 70 rồi) là nhà thơ Hoàng Song Liêm, người cùng đồng hóa vô quân đội với anh (PXNinh cấp bậc đại úy, HSLiêm cấp bậc thiếu úy) nói: “Một bữa anh Ninh đưa tặng tôi một bài thơ của anh, dưới ký tên Hoàng S. Trinh”. Không những thế, trong tập thơ xướng họa Song Hoàng (Nhà xuất bản Thuận Hóa) giữa hai thi nhân họ Hoàng là nữ sĩ Hoàng Bích Dư và anh được ghi là Thi Hoàng, anh đã viết: “Giá như là mối tình đầu – Thì em sao thoát là dâu họ Hoàng”. Như vậy, chính anh đã tự nhận mình là họ Hoàng rồi, nên trong lời phân ưu, tôi mới ghi tên cháu là Phạm Hoàng Xuân Dương. Vả chăng, con trai đầu lòng của anh cũng mang tên Phạm Hoàng Chương, nên tôi theo đó mà ghi tên cháu cho đúng tên, đúng họ. Vì thế mục này được ghi là “Chính danh”.

Bút danh của anh là Hà Thượng Nhân ký trên mục thơ phiếm Đàn Ngang Cung trước ở báo Tự Do sau mang về Tiền Tuyến. Mục này trước do nhà thơ Đinh Hùng bút danh Thần Đăng phụ trách, rất được độc giả tán thưởng trên tờ Tự Do. Với danh tiếng sẵn có của Đinh Hùng, nhiều người đã lo cho người kế tục. Nhưng càng ngày bút hiệu Hà Thượng Nhân càng tỏ ra vững vàng, mục Đàn Ngang Cung vẫn luôn xôm tụ, “bạn làng Ngang” có nhiều nhà thơ nổi tiếng tham gia. Có lần anh giải thích về bút hiệu của mình. “Tôi nguyên quán làng Hà Thượng, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa, nên bút hiệu này là để nhớ về nơi chôn nhau, cắt rốn của mình”. Rõ ràng là thế, nhưng cũng từ bút danh này, Lam Giang Nguyễn Quang Trứ, ông đồ già xứ “nẩu”, người tự nhận là bạn tâm giao của anh đã phân tách rất văn hoa: “Hà Thượng Nhân là người đi chơi trên dòng sông cuộc đời”. Với ý niệm này, mỗi dòng sông là một nguồn tâm sự. Dòng sông là chỗ chia tay “ôi cảnh biệt ly sao mà buồn vậy” mà cũng là nơi hội ngộ “Em vẫn chờ anh trên nghĩa nặng vợ chồng”. “Dòng sông bên lở bên bồi”. đó cũng cái lẽ biến thiên, chuyển dịch. Dòng sông nào rồi cũng trôi ra biển, nhưng “Nước trôi ra biển lại mưa về nguồn - Nước non hội ngộ còn luôn - Bảo cho non chớ có buồn làm chi”.

Có lần tôi hỏi ông đồ già: “Theo anh chữ “Hà” trong bút hiệu của chưởng môn nghĩa là con sông. Giả thử chữ “Hà” được hiểu như một dấu hỏi như hà cớ, hà sự, Thượng là trên, Nhân là người thì danh xưng này có thể hiểu là “có ai trên ta không?”

Lam Giang vốn nghiêm túc, liền “át giọng” tôi: “Ông không nên suy diễn kiểu Tạp Ghi như thế”. Tôi xưa nay vẫn kính trọng học vấn của các bậc đàn anh (nhất là về chữ Nho vì vốn liếng Hán văn của tôi không đầy lá mít) nên tôi không dám cãi. Mục Tạp Ghi do tôi phụ trách là một góc bù khú, xả hơi cũng như tôi luôn mong nhận được những nụ cười trong tòa soạn. Cái xước danh Hà Chưởng Môn để gọi ông chủ nhiệm cũng do tôi khởi xướng. Nó bắt đầu từ chuyện võ hiệp Kim Dung lúc đó đang làm mưa làm gió trên văn đàn Đông Nam Á. Kim Dung là người thừa hưởng hơi thở bát ngát của “truyện Tàu” cộng thêm kỹ thuật dựng “toát mồ hôi lạnh” của roman policier, tâm lý nhân vật vừa có cái ly kỳ sẵn có của Trung Hoa vừa có cái ẩn ức của phân tâm học nên là tác giả được đọc nhiều nhất thời bấy giờ. Tòa báo Tiền Tuyến chúng tôi lúc đó “đóng đô” ở cục Tâm Lý Chiến (gần cầu Thị Nghè) nhưng được coi như một tờ báo dân sự nên nhân viên tòa soạn được phép mặc thường phục, không ai mang “lon lá” gì. Vô tòa báo thấy “ai cũng như ai”. Trong trường hợp đó mà lại xưng hô “thưa trung tá, thưa thiếu tá, thưa thượng sĩ” thì khó nghe quá. Gặp chủ nhiệm chào “thưa chưởng môn” vừa hợp thời, vừa vui, vừa “được việc”. Ông Hà cũng hân hoan chấp nhận danh xưng này. Ông nói: “Chúng ta ở đây làm việc bằng đầu óc mà đầu óc thì chưa chắc ai đã hơn ai. Giao việc cho một anh em cấp bậc trung sĩ, anh ta “bôi” ra đấy, nói rằng “tôi trung sĩ chỉ viết được như vậy không lẽ mình phạt trọng cấm anh em được à?”

Anh em trong tòa soạn quý cái nết xuề xòa, dễ dãi ấy của ông chủ nhiệm nhưng cái gì thuộc về nguyên tắc ông lại trân mình bảo vệ thật găng. Chúng tôi là báo “nhà nước”, báo của Quân Đội nhưng khi bộ Kinh Tế nâng giá giấy, khi bộ Thông Tin tăng cường “phối hợp nghệ thuật” - kiểm duyệt – là chúng tôi sát cánh cùng các báo đồng nghiệp phản đối tới cùng.

Ông Thảo Trường ơi, có một việc tôi muốn nhờ ông đứng ra làm chứng mà ông lại bỏ anh em mà đi rồi! Ông là người viết feuilleton cho Tiền Tuyến lâu năm, truyện ông “ăn khách”. Năm ấy ông viết chuyện Bà Phi, một “phu nhân” chịu chơi hết mình, lăng nhăng quá cỡ. Không biết có vị phu nhân nào ngoài đời giống như thế hay không mà tòa soạn chúng tôi bị áp lực từ nhiều phía “ngưng đăng Bà Phi” hay chuyển hướng cho Bà Phi sống cho phải đạo (politically corrected). Ngay cả ông xếp lớn của chúng tôi cũng nhăn nhíu mặt mày “các toa làm phiền moa quá”. Chúng tôi liền thưa với xếp lớn: “Thưa trung tướng, nếu trung tướng muốn báo nhà còn có người đọc, nếu muốn kêu gọi điều gì còn có người nghe thì cũng xin cấp trên cho anh em chúng tôi đôi chút tự do”. Phải thưa ở đây là ông xếp lớn của chúng tôi vốn người quảng đại. Kết cuộc là Bà Phi vẫn cứ là Bà Phi. Tôi muốn nhờ tác giả Thảo Trường minh chứng cho là suốt thời kỳ căng thẳng đó chủ nhiệm họ Hà, chủ bút là tôi có bao giờ can thiệp vào việc viết lách của bạn? Lúc nào bạn cũng free như gió. Nhưng bài báo này xuất hiện hơi muộn. Bạn văn Thảo Trường của chúng tôi vừa mới về nước Thiên Đàng.

 

- Con đường xưa, căn nhà cũ!

Như đã thưa ở trên, ông Giao Chỉ khi viết bài về Hà Chưởng Môn, có gửi cho tôi vì “Bác và bác Ninh thân nhau từ Tiền Tuyến”. Cảm ơn sự chu tất của ông nhưng thưa ông Giao Chỉ, chúng tôi gần nhau từ lâu, trước khi Tiền Tuyến ra đời vào khoảng 1957-58. Sau thời kỳ Tiền Tuyến, chúng tôi cùng đi tù lao cải – ông Ninh 8 năm vì đã giải ngũ, tôi 10 năm - càng thân nhau lúc được tha về. Tôi với ông Ninh không những là bạn đồng nghiệp, đồng tù mà còn là bạn ngoài đời Mẹ cháu cũng rất thân với chị Ninh: Con gái đầu của anh Ninh, Minh Phi, là “gia sư” của mấy đứa con tôi. Minh Phi học chương trình Pháp, đậu “Bac” xong là đến “kèm” cho con gái đầu của tôi sửa soạn thi Brevet. Chị em nó chơi đùa, học hành với nhau rất thân thiết. Lúc bấy giờ anh chị Ninh không còn ở cư xá sĩ quan Chí Hòa mà anh chị và gia đình đã dọn về căn nhà trong hẻm cuối đường Trương Minh Giảng, gần Lăng Cha Cả. Đây là căn nhà kỷ niệm vì anh chị Ninh ở đó cho đến khi HO đi Mỹ (1990), là nơi gặp gỡ bạn bè ngoài Bắc như Hữu Loan, Trần Q., trong Nam như Thanh Tâm Tuyền, Cung Trầm Tưởng, Nguyễn Xuân Thiệp, Lam Giang và tôi. Trời cho anh cái nết xuề xòa lại thêm không biết sợ nên anh cứ việc mở rộng cửa nhà chào đón anh em. Gia đình tôi không được như anh, khi tôi đi tù cải tạo được vài năm (1978) là nhà bị “quản lý”, vợ con đi kinh tế mới ở Thủ Thừa gần Đồng Tháp Mười. Sống không nổi nên trốn về lại Sài Gòn. Mẹ cháu kể rằng “một bữa gặp Minh Phi. Con gái đầu của tôi là Minh Cẩn liền ôm lấy Minh Phi, hai chị em nó cứ ôm nhau mà khóc. Bữa sau Minh Phi trở lại nói với nhà tôi: “Mẹ cháu mời bác và các em về nhà cháu ở”.

Đang cơn hoạn nạn, tứ cố vô thân, quí biết bao tấm lòng bạn hữu. Sau mẹ cháu bòn mót, lo lắng cho 4 đứa con đầu vượt biên, vì con cái gia đình “ngụy” như chúng tôi, học không được học, làm không được làm, chỉ có một cách đâm đầu vào chỗ chết may ra mới tìm ra lối sống. Sau nhiều lần trật vuột, mất mát, tù tội, nhờ Trời thương, Phật độ mấy đứa con tôi cũng đến được bến bờ Tự Do, định cư ở Úc. Mẹ cháu và đứa con gái út của tôi về tá túc với ông bà ngoại trong khu vườn nhỏ Hóc Môn đợi tôi đi cải tạo về.

Khi tôi được tha thì nghe nói vài năm trước bác Ninh rồi bác Tâm (Thanh Tâm Tuyền) cũng đã được về. Ít tháng sau đến lượt bác Tiên (Tô Thùy Yên). Năm 1987 nghe nói có một đợt tha tù khá đông. Tôi lên Sài Gòn, đến khu Chí Hòa đón người bạn tù già Thích Thanh Long. Có thể là một cái duyên nên người bạn tù thượng tọa khi về trụ trì tại chùa Giác Ngạn tọa lạc tại đường Trương Minh Giảng cũ, qua cổng xe lửa chừng 300 mét rẽ phải là tới cổng chùa. Từ chùa Giác Ngạn tới nhà bác Ninh chừng 7, 8 trăm mét. Lúc ấy đường Trương Minh Giảng đổi tên thành Lê Văn Sĩ (tôi có biết Lê Văn Sĩ là thằng cha căng chú kiết nào đâu).

Thời “phỏng dế” thì mình không dám chơi với ai mà cũng ít ai dám chơi với mình ngoài những người bạn cũ. Tôi có một “con đường bạn bè” khởi đầu từ Hóc Môn. Sau khi xin phép “tạm vắng” ở Công An phường, tôi theo đường tỉnh lộ (mà không đi đường số 1) qua Quang Trung tới Gò Vấp, rẽ vào bạn Tô Thùy Yên uống café, có khi bạn còn rủ đi ăn sáng. Vào khoảng nửa buổi, tôi từ Gò Vấp phi sang Bình Hòa, chỗ sau tòa Bố Gia Định thăm Thanh Tâm Tuyền. Trong phòng mờ mờ tối, bạn đọc tôi nghe những bài thơ trong nước cũng như ngoài nước mà bạn cho là ý vị hoặc thư từ ngoại quốc gửi về. Tôi thường ăn trưa nhà bạn. Món canh chua của bà Tâm tuyệt vời. Xế trưa tôi từ tòa Bố Gia Định quẹo ra đường Chi Lăng đi tuốt về Lăng Cha Cả.

Tôi thường đến thăm ông bạn tù già trước. Vài năm sau, ông từ thượng tọa đã lên hòa thượng. Đi tù đói rách quá có lúc tôi và ông phải hút thuốc lào “lá cải”. Bây giờ ông không hút điếu bát mà hút điếu cày để nhớ “chuyện xưa”. Chúng tôi rít thuốc lào Vĩnh Bảo say lừ đừ. Điểm cuối cùng của “con đường bè bạn” là nhà Hà Thượng. Ông Ninh xưa nay vẫn vậy, ham vui và không biết sợ bao giờ. Nhà ông luôn luôn có khách. Nhà thơ Hữu Loan năm 1989 vô Nam đã ăn dầm nằm dề hàng mấy tháng tại nhà Hà Thượng. Rồi những chuyện gặp gỡ, ăn nhậu của anh em văn nghệ thường tổ chức ở nhà ông. Có năm mùng 4 Tết sau một “tăng” quần ẩm, Hà Thượng Nhân, Cung Trầm Tưởng, Thanh Tâm Tuyền và tôi kéo nhau sang con hẻm Công Lý (cũ) mừng tuổi lão họa sĩ Nguyễn Gia Trí. Nhưng có một hôm tới nhà Hà Thượng, tôi giật mình. Nhà đang có tang. Màn đen, cờ đen, vòng hoa xếp lớp, nhang đăng nghi ngút. Linh cữu ai quàn ở giữa nhà? Lúc ấy cụ thân sinh anh Ninh đã 90 ngoài, mới vào thăm anh chị Ninh mấy năm nay nên tôi nghĩ không chừng là đám tang của cụ. Vào nhà gặp anh Ninh, tôi mới biết là không phải vậy. Đám tang của ông anh em cột chèo với anh Ninh là ông Lê Ngọc Chấn.

Ngày xưa, hai cô thiếu nữ đẹp nổi tiếng của tỉnh Thanh, cô chị lấy ông huyện Lê Ngọc Chấn, cô em lấy giáo sư kiêm danh sĩ Hoàng Sĩ Trinh – bây giờ là ông Phạm Xuân Ninh. Ông Lê Ngọc Chấn thời đệ nhất Cộng Hòa là tổng trưởng Quốc Phòng, thời đệ nhị là đại sứ VNCH ở Anh Quốc, nhưng hai vị này đều kẹt lại VN sau ngày “bể dĩa”. Có lẽ ông Lê Ngọc Chấn được Anh Quốc can thiệp nên được tha về sớm. Hai ông bà đã làm thủ tục để sẵn sàng xuất ngoại (nhà cửa đã thanh toán xong) thì ông Lê Ngọc Chấn bị bạo bệnh qua đời. Do vậy, tang lễ của ông Lê Ngọc Chấn mới tổ chức tại nhà ông bà Ninh. Đây là việc lớn không phải việc nhỏ, nhất là trong nhà đang có cha già, mẹ yếu. Mấy ai có được tấm lòng yêu thương rộng mở với anh em, bè bạn như anh chị Phạm Xuân Ninh. Tôi định nói về Hà Chưởng Môn nhiều nữa nhưng vài ba năm nay nghỉ viết, gõ computer thấy ngại, lại thêm tuổi tác già nua, nói trước quên sau nên xin ngừng viết ở đây. Có một điều muốn thưa với anh Ninh – hay anh Trinh - dựa theo ý của một câu phương ngôn Pháp “Người nào được ân sủng yêu người và được người yêu lại, cuộc đời người ấy vô cùng giàu có – Quand quelqu’un a le privilège d’ aimer et d’ être aimé, sa vie est extrêmement riche”. Người ấy là anh đấy, anh Ninh.

[Australia, 2010] 

Ký giả Lô Răng PHAN LẠC PHÚC

Hồ Công Tâm chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

NÓI VỀ HÀ THƯỢNG NHÂN - Lô Răng Phan Lạc Phúc

Khoảng giữa năm 2010, một số anh em làm văn, làm báo ở Hoa Kỳ có ý định thực hiện một tuyển tập thơ Phạm Xuân Ninh, bút danh Hà Thượng Nhân
Bài viết của ký giả Lô Răng Phan Lạc Phúc

 

- Chính danh

Khoảng giữa năm 2010, một số anh em làm văn, làm báo ở Hoa Kỳ có ý định thực hiện một tuyển tập thơ Phạm Xuân Ninh, bút danh Hà Thượng Nhân, xước danh Hà Chưởng Môn khi nhà thơ đại thụ này vừa bước qua ngưỡng cửa cửu tuần.

Sức khỏe nhà thơ đã suy phải vào nằm bệnh viện nên anh em gấp gáp, sợ không làm kịp. Có một điều “tréo cẳng ngỗng” là lão thi sĩ từng sáng tác không phải hàng ngàn mà hàng vạn bài thơ, hàng ngàn bài văn mà đến nay không có tác phẩm nào chính thức dưới tay.

Ông bạn nhà văn Giao Chỉ (cựu đại tá Vũ Văn Lộc) cùng ở San Jose với ông Hà có nói rằng: “Một người xứng đáng làm chủ tịchVăn Bút VN hải ngoại lại là người không có tác phẩm.” Đúng như thế, ông Hà quả nhiên là con chim “ngứa cổ hót chơi”, hót xong là bay đi, mặc cho tiếng hót của mình tan trong thinh không. Xét theo khía cạnh văn chương bình dân thì ông Hà là người sáng tác theo kiểu “xem qua rồi bỏ”.

Một điểm nữa khiến anh em đã vội lại càng thêm vội là tháng 8 vừa qua, thứ nam của ông Hà, cháu Xuân Dương vừa tạ thế. Để giảm thiểu phần nào thảm cảnh “lá vàng còn ở trên cây – lá xanh rụng xuống…”, Tuyển Tập Hà Thượng Nhân cần thực hiện sớm lúc nào hay lúc ấy. Nhằm chia buồn với anh chị Phạm Xuân Ninh, tôi có mấy dòng đăng báo phân ưu, viết rằng “Rất xúc động khi được tin cháu Phạm Hoàng Xuân Dương vừa mất”. Khác với mọi người, tôi thêm vào tên cháu chữ Hoàng. “Phạm Hoàng Xuân Dương”.

Thưa anh Ninh, có thể anh không bằng lòng khi tôi làm như vậy nhưng tôi đã nghĩ đến lúc trả cho Cesar cái gì của Cesar. Cái tên Phạm Xuân Ninh mà anh mang trên nửa thế kỷ này chỉ là cái tên “thời cuộc”, cái tên “mượn” mà thôi. Tên thật của anh, tên cha sinh mẹ đẻ, tên cúng cơm, tên mà người quê anh vẫn gọi anh không phải như thế. Anh không phải họ Phạm, anh họ Hoàng. Anh chưa nói ra với tôi nhưng bạn bè rất thân của anh như Lam Giang Phạm Quang Trứ, như Hữu Loan đã nói với tôi rằng tên anh không phải là Phạm Xuân Ninh mà là Hoàng Sĩ Trinh. Một người bạn đồng hương Thanh Hóa với anh, vào lứa tuổi anh (chỉ kém anh vài tuổi), cùng đi dạy, cùng đi “cướp chính quyền năm 1945 ngày ấy” là nhà thơ Trần Thiện Hiếu, 88 tuổi, ở Sydney bây giờ cũng nói anh là Hoàng Sĩ Trinh.

Một em trẻ (trẻ với chúng tôi thôi, cũng đã trên 70 rồi) là nhà thơ Hoàng Song Liêm, người cùng đồng hóa vô quân đội với anh (PXNinh cấp bậc đại úy, HSLiêm cấp bậc thiếu úy) nói: “Một bữa anh Ninh đưa tặng tôi một bài thơ của anh, dưới ký tên Hoàng S. Trinh”. Không những thế, trong tập thơ xướng họa Song Hoàng (Nhà xuất bản Thuận Hóa) giữa hai thi nhân họ Hoàng là nữ sĩ Hoàng Bích Dư và anh được ghi là Thi Hoàng, anh đã viết: “Giá như là mối tình đầu – Thì em sao thoát là dâu họ Hoàng”. Như vậy, chính anh đã tự nhận mình là họ Hoàng rồi, nên trong lời phân ưu, tôi mới ghi tên cháu là Phạm Hoàng Xuân Dương. Vả chăng, con trai đầu lòng của anh cũng mang tên Phạm Hoàng Chương, nên tôi theo đó mà ghi tên cháu cho đúng tên, đúng họ. Vì thế mục này được ghi là “Chính danh”.

Bút danh của anh là Hà Thượng Nhân ký trên mục thơ phiếm Đàn Ngang Cung trước ở báo Tự Do sau mang về Tiền Tuyến. Mục này trước do nhà thơ Đinh Hùng bút danh Thần Đăng phụ trách, rất được độc giả tán thưởng trên tờ Tự Do. Với danh tiếng sẵn có của Đinh Hùng, nhiều người đã lo cho người kế tục. Nhưng càng ngày bút hiệu Hà Thượng Nhân càng tỏ ra vững vàng, mục Đàn Ngang Cung vẫn luôn xôm tụ, “bạn làng Ngang” có nhiều nhà thơ nổi tiếng tham gia. Có lần anh giải thích về bút hiệu của mình. “Tôi nguyên quán làng Hà Thượng, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa, nên bút hiệu này là để nhớ về nơi chôn nhau, cắt rốn của mình”. Rõ ràng là thế, nhưng cũng từ bút danh này, Lam Giang Nguyễn Quang Trứ, ông đồ già xứ “nẩu”, người tự nhận là bạn tâm giao của anh đã phân tách rất văn hoa: “Hà Thượng Nhân là người đi chơi trên dòng sông cuộc đời”. Với ý niệm này, mỗi dòng sông là một nguồn tâm sự. Dòng sông là chỗ chia tay “ôi cảnh biệt ly sao mà buồn vậy” mà cũng là nơi hội ngộ “Em vẫn chờ anh trên nghĩa nặng vợ chồng”. “Dòng sông bên lở bên bồi”. đó cũng cái lẽ biến thiên, chuyển dịch. Dòng sông nào rồi cũng trôi ra biển, nhưng “Nước trôi ra biển lại mưa về nguồn - Nước non hội ngộ còn luôn - Bảo cho non chớ có buồn làm chi”.

Có lần tôi hỏi ông đồ già: “Theo anh chữ “Hà” trong bút hiệu của chưởng môn nghĩa là con sông. Giả thử chữ “Hà” được hiểu như một dấu hỏi như hà cớ, hà sự, Thượng là trên, Nhân là người thì danh xưng này có thể hiểu là “có ai trên ta không?”

Lam Giang vốn nghiêm túc, liền “át giọng” tôi: “Ông không nên suy diễn kiểu Tạp Ghi như thế”. Tôi xưa nay vẫn kính trọng học vấn của các bậc đàn anh (nhất là về chữ Nho vì vốn liếng Hán văn của tôi không đầy lá mít) nên tôi không dám cãi. Mục Tạp Ghi do tôi phụ trách là một góc bù khú, xả hơi cũng như tôi luôn mong nhận được những nụ cười trong tòa soạn. Cái xước danh Hà Chưởng Môn để gọi ông chủ nhiệm cũng do tôi khởi xướng. Nó bắt đầu từ chuyện võ hiệp Kim Dung lúc đó đang làm mưa làm gió trên văn đàn Đông Nam Á. Kim Dung là người thừa hưởng hơi thở bát ngát của “truyện Tàu” cộng thêm kỹ thuật dựng “toát mồ hôi lạnh” của roman policier, tâm lý nhân vật vừa có cái ly kỳ sẵn có của Trung Hoa vừa có cái ẩn ức của phân tâm học nên là tác giả được đọc nhiều nhất thời bấy giờ. Tòa báo Tiền Tuyến chúng tôi lúc đó “đóng đô” ở cục Tâm Lý Chiến (gần cầu Thị Nghè) nhưng được coi như một tờ báo dân sự nên nhân viên tòa soạn được phép mặc thường phục, không ai mang “lon lá” gì. Vô tòa báo thấy “ai cũng như ai”. Trong trường hợp đó mà lại xưng hô “thưa trung tá, thưa thiếu tá, thưa thượng sĩ” thì khó nghe quá. Gặp chủ nhiệm chào “thưa chưởng môn” vừa hợp thời, vừa vui, vừa “được việc”. Ông Hà cũng hân hoan chấp nhận danh xưng này. Ông nói: “Chúng ta ở đây làm việc bằng đầu óc mà đầu óc thì chưa chắc ai đã hơn ai. Giao việc cho một anh em cấp bậc trung sĩ, anh ta “bôi” ra đấy, nói rằng “tôi trung sĩ chỉ viết được như vậy không lẽ mình phạt trọng cấm anh em được à?”

Anh em trong tòa soạn quý cái nết xuề xòa, dễ dãi ấy của ông chủ nhiệm nhưng cái gì thuộc về nguyên tắc ông lại trân mình bảo vệ thật găng. Chúng tôi là báo “nhà nước”, báo của Quân Đội nhưng khi bộ Kinh Tế nâng giá giấy, khi bộ Thông Tin tăng cường “phối hợp nghệ thuật” - kiểm duyệt – là chúng tôi sát cánh cùng các báo đồng nghiệp phản đối tới cùng.

Ông Thảo Trường ơi, có một việc tôi muốn nhờ ông đứng ra làm chứng mà ông lại bỏ anh em mà đi rồi! Ông là người viết feuilleton cho Tiền Tuyến lâu năm, truyện ông “ăn khách”. Năm ấy ông viết chuyện Bà Phi, một “phu nhân” chịu chơi hết mình, lăng nhăng quá cỡ. Không biết có vị phu nhân nào ngoài đời giống như thế hay không mà tòa soạn chúng tôi bị áp lực từ nhiều phía “ngưng đăng Bà Phi” hay chuyển hướng cho Bà Phi sống cho phải đạo (politically corrected). Ngay cả ông xếp lớn của chúng tôi cũng nhăn nhíu mặt mày “các toa làm phiền moa quá”. Chúng tôi liền thưa với xếp lớn: “Thưa trung tướng, nếu trung tướng muốn báo nhà còn có người đọc, nếu muốn kêu gọi điều gì còn có người nghe thì cũng xin cấp trên cho anh em chúng tôi đôi chút tự do”. Phải thưa ở đây là ông xếp lớn của chúng tôi vốn người quảng đại. Kết cuộc là Bà Phi vẫn cứ là Bà Phi. Tôi muốn nhờ tác giả Thảo Trường minh chứng cho là suốt thời kỳ căng thẳng đó chủ nhiệm họ Hà, chủ bút là tôi có bao giờ can thiệp vào việc viết lách của bạn? Lúc nào bạn cũng free như gió. Nhưng bài báo này xuất hiện hơi muộn. Bạn văn Thảo Trường của chúng tôi vừa mới về nước Thiên Đàng.

 

- Con đường xưa, căn nhà cũ!

Như đã thưa ở trên, ông Giao Chỉ khi viết bài về Hà Chưởng Môn, có gửi cho tôi vì “Bác và bác Ninh thân nhau từ Tiền Tuyến”. Cảm ơn sự chu tất của ông nhưng thưa ông Giao Chỉ, chúng tôi gần nhau từ lâu, trước khi Tiền Tuyến ra đời vào khoảng 1957-58. Sau thời kỳ Tiền Tuyến, chúng tôi cùng đi tù lao cải – ông Ninh 8 năm vì đã giải ngũ, tôi 10 năm - càng thân nhau lúc được tha về. Tôi với ông Ninh không những là bạn đồng nghiệp, đồng tù mà còn là bạn ngoài đời Mẹ cháu cũng rất thân với chị Ninh: Con gái đầu của anh Ninh, Minh Phi, là “gia sư” của mấy đứa con tôi. Minh Phi học chương trình Pháp, đậu “Bac” xong là đến “kèm” cho con gái đầu của tôi sửa soạn thi Brevet. Chị em nó chơi đùa, học hành với nhau rất thân thiết. Lúc bấy giờ anh chị Ninh không còn ở cư xá sĩ quan Chí Hòa mà anh chị và gia đình đã dọn về căn nhà trong hẻm cuối đường Trương Minh Giảng, gần Lăng Cha Cả. Đây là căn nhà kỷ niệm vì anh chị Ninh ở đó cho đến khi HO đi Mỹ (1990), là nơi gặp gỡ bạn bè ngoài Bắc như Hữu Loan, Trần Q., trong Nam như Thanh Tâm Tuyền, Cung Trầm Tưởng, Nguyễn Xuân Thiệp, Lam Giang và tôi. Trời cho anh cái nết xuề xòa lại thêm không biết sợ nên anh cứ việc mở rộng cửa nhà chào đón anh em. Gia đình tôi không được như anh, khi tôi đi tù cải tạo được vài năm (1978) là nhà bị “quản lý”, vợ con đi kinh tế mới ở Thủ Thừa gần Đồng Tháp Mười. Sống không nổi nên trốn về lại Sài Gòn. Mẹ cháu kể rằng “một bữa gặp Minh Phi. Con gái đầu của tôi là Minh Cẩn liền ôm lấy Minh Phi, hai chị em nó cứ ôm nhau mà khóc. Bữa sau Minh Phi trở lại nói với nhà tôi: “Mẹ cháu mời bác và các em về nhà cháu ở”.

Đang cơn hoạn nạn, tứ cố vô thân, quí biết bao tấm lòng bạn hữu. Sau mẹ cháu bòn mót, lo lắng cho 4 đứa con đầu vượt biên, vì con cái gia đình “ngụy” như chúng tôi, học không được học, làm không được làm, chỉ có một cách đâm đầu vào chỗ chết may ra mới tìm ra lối sống. Sau nhiều lần trật vuột, mất mát, tù tội, nhờ Trời thương, Phật độ mấy đứa con tôi cũng đến được bến bờ Tự Do, định cư ở Úc. Mẹ cháu và đứa con gái út của tôi về tá túc với ông bà ngoại trong khu vườn nhỏ Hóc Môn đợi tôi đi cải tạo về.

Khi tôi được tha thì nghe nói vài năm trước bác Ninh rồi bác Tâm (Thanh Tâm Tuyền) cũng đã được về. Ít tháng sau đến lượt bác Tiên (Tô Thùy Yên). Năm 1987 nghe nói có một đợt tha tù khá đông. Tôi lên Sài Gòn, đến khu Chí Hòa đón người bạn tù già Thích Thanh Long. Có thể là một cái duyên nên người bạn tù thượng tọa khi về trụ trì tại chùa Giác Ngạn tọa lạc tại đường Trương Minh Giảng cũ, qua cổng xe lửa chừng 300 mét rẽ phải là tới cổng chùa. Từ chùa Giác Ngạn tới nhà bác Ninh chừng 7, 8 trăm mét. Lúc ấy đường Trương Minh Giảng đổi tên thành Lê Văn Sĩ (tôi có biết Lê Văn Sĩ là thằng cha căng chú kiết nào đâu).

Thời “phỏng dế” thì mình không dám chơi với ai mà cũng ít ai dám chơi với mình ngoài những người bạn cũ. Tôi có một “con đường bạn bè” khởi đầu từ Hóc Môn. Sau khi xin phép “tạm vắng” ở Công An phường, tôi theo đường tỉnh lộ (mà không đi đường số 1) qua Quang Trung tới Gò Vấp, rẽ vào bạn Tô Thùy Yên uống café, có khi bạn còn rủ đi ăn sáng. Vào khoảng nửa buổi, tôi từ Gò Vấp phi sang Bình Hòa, chỗ sau tòa Bố Gia Định thăm Thanh Tâm Tuyền. Trong phòng mờ mờ tối, bạn đọc tôi nghe những bài thơ trong nước cũng như ngoài nước mà bạn cho là ý vị hoặc thư từ ngoại quốc gửi về. Tôi thường ăn trưa nhà bạn. Món canh chua của bà Tâm tuyệt vời. Xế trưa tôi từ tòa Bố Gia Định quẹo ra đường Chi Lăng đi tuốt về Lăng Cha Cả.

Tôi thường đến thăm ông bạn tù già trước. Vài năm sau, ông từ thượng tọa đã lên hòa thượng. Đi tù đói rách quá có lúc tôi và ông phải hút thuốc lào “lá cải”. Bây giờ ông không hút điếu bát mà hút điếu cày để nhớ “chuyện xưa”. Chúng tôi rít thuốc lào Vĩnh Bảo say lừ đừ. Điểm cuối cùng của “con đường bè bạn” là nhà Hà Thượng. Ông Ninh xưa nay vẫn vậy, ham vui và không biết sợ bao giờ. Nhà ông luôn luôn có khách. Nhà thơ Hữu Loan năm 1989 vô Nam đã ăn dầm nằm dề hàng mấy tháng tại nhà Hà Thượng. Rồi những chuyện gặp gỡ, ăn nhậu của anh em văn nghệ thường tổ chức ở nhà ông. Có năm mùng 4 Tết sau một “tăng” quần ẩm, Hà Thượng Nhân, Cung Trầm Tưởng, Thanh Tâm Tuyền và tôi kéo nhau sang con hẻm Công Lý (cũ) mừng tuổi lão họa sĩ Nguyễn Gia Trí. Nhưng có một hôm tới nhà Hà Thượng, tôi giật mình. Nhà đang có tang. Màn đen, cờ đen, vòng hoa xếp lớp, nhang đăng nghi ngút. Linh cữu ai quàn ở giữa nhà? Lúc ấy cụ thân sinh anh Ninh đã 90 ngoài, mới vào thăm anh chị Ninh mấy năm nay nên tôi nghĩ không chừng là đám tang của cụ. Vào nhà gặp anh Ninh, tôi mới biết là không phải vậy. Đám tang của ông anh em cột chèo với anh Ninh là ông Lê Ngọc Chấn.

Ngày xưa, hai cô thiếu nữ đẹp nổi tiếng của tỉnh Thanh, cô chị lấy ông huyện Lê Ngọc Chấn, cô em lấy giáo sư kiêm danh sĩ Hoàng Sĩ Trinh – bây giờ là ông Phạm Xuân Ninh. Ông Lê Ngọc Chấn thời đệ nhất Cộng Hòa là tổng trưởng Quốc Phòng, thời đệ nhị là đại sứ VNCH ở Anh Quốc, nhưng hai vị này đều kẹt lại VN sau ngày “bể dĩa”. Có lẽ ông Lê Ngọc Chấn được Anh Quốc can thiệp nên được tha về sớm. Hai ông bà đã làm thủ tục để sẵn sàng xuất ngoại (nhà cửa đã thanh toán xong) thì ông Lê Ngọc Chấn bị bạo bệnh qua đời. Do vậy, tang lễ của ông Lê Ngọc Chấn mới tổ chức tại nhà ông bà Ninh. Đây là việc lớn không phải việc nhỏ, nhất là trong nhà đang có cha già, mẹ yếu. Mấy ai có được tấm lòng yêu thương rộng mở với anh em, bè bạn như anh chị Phạm Xuân Ninh. Tôi định nói về Hà Chưởng Môn nhiều nữa nhưng vài ba năm nay nghỉ viết, gõ computer thấy ngại, lại thêm tuổi tác già nua, nói trước quên sau nên xin ngừng viết ở đây. Có một điều muốn thưa với anh Ninh – hay anh Trinh - dựa theo ý của một câu phương ngôn Pháp “Người nào được ân sủng yêu người và được người yêu lại, cuộc đời người ấy vô cùng giàu có – Quand quelqu’un a le privilège d’ aimer et d’ être aimé, sa vie est extrêmement riche”. Người ấy là anh đấy, anh Ninh.

[Australia, 2010] 

Ký giả Lô Răng PHAN LẠC PHÚC

Hồ Công Tâm chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm