Thân Hữu Tiếp Tay...
NƯỚC MỸ VÀ VẤN ĐỀ HÒA GIẢI DÂN TỘC CỦA NGƯỜI VIỆT NAM
Mấy ngày gần đây, trên báo chí xôn xao việc ông Hoàng Duy Hùng, một lãnh đạo chống cộng ở hải ngoại đã về Việt Nam và phát biểu trên báo chí lề phải về vấn đề hòa giải dân tộc
Mấy ngày gần đây, trên báo chí xôn xao việc ông Hoàng Duy Hùng, một lãnh đạo chống cộng ở hải ngoại đã về Việt Nam và phát biểu trên báo chí lề phải về vấn đề hòa giải dân tộc. Điều này làm nhớ lại cách đây khoảng 10 năm, có hai nhân vật nổi tiếng ở hải ngoại cũng trở về Việt Nam và cũng gây đình đám, đó là Thiền sư Nhất Hạnh và cựu Phó Tổng thống VNCH Nguyễn Cao Kỳ. Cả hai vị này lúc đó đều kêu gọi hòa hợp, hòa giải dân tộc. Trong những lần về nước của các nhân vật này đều xuất hiện những lời kêu gọi hòa hợp, hòa giải dân tộc từ cả hai phía: chính quyền trong nước (tạm gọi là Việt cộng) và cộng đồng người Việt hải ngoại (tạm gọi là Việt kiều).
Có một điều trùng hợp là, cả hai lần trở về này đều diễn ra trong bối cảnh Việt Nam đang đàm phán để gia nhập các tổ chức quốc tế, WTO - ở lần trước và TPP ở lần này. Và một điều trùng hợp nữa là đối tượng đàm phán chủ yếu của cả hai lần gia nhập, đều là nước Mỹ. Vậy nước Mỹ có liên quan gì đến việc trở về của các nhân vật nói trên và những lời kêu gọi hòa hợp, hòa giải dân tộc? Có thể sự gán ghép trên là khiên cưỡng nhưng cũng thử phân tích xem có sự liên quan nào giữa việc đàm phán với Mỹ (trong việc gia nhập WTO và TPP) và sự kêu gọi hòa giải dân tộc của cả hai phía, chính quyền Việt Nam và cộng đồng hải ngoại hay không.
Trong bài phỏng vấn của BBC nói về quan hệ Việt-Mỹ ngày 26-4-2010, Thượng nghị sĩ Mỹ Jim Webb đã kể rằng ông ta đã dành nhiều thời gian trong cuộc đời ông ta để giải quyết các vấn đề: quan hệ giữa hai quốc gia, bảo vệ những người Việt từng cùng chiến đấu với Mỹ và tìm cách làm cho những người Việt ở hải ngoại tái lập quan hệ với chính quyền trong nước.
Về vấn đề quan hệ Việt-Mỹ: Ông Jim Webb là Thượng nghị sĩ phụ trách về Đông Nam Á thì lo giải quyết vấn đề thì phải rồi, không cần bàn cãi. Vấn đề thứ hai, là bảo vệ những người Việt Nam đã từng tham gia chiến đấu với Mỹ chống lại cộng sản cũng là vì để bảo vệ danh dự cho nước Mỹ và là trách nhiệm của một cường quốc như Mỹ. Nếu không thì Mỹ sẽ bị mang tiếng là bỏ rơi đồng minh, vắt chanh bỏ vỏ và sẽ khó mà thuyết phục các đồng minh hiện tại được. Hai điều này đều có thể thấy được và cũng dễ hiểu vì thấy rõ ràng lợi ích của Mỹ ở trong đó.
Thế còn vấn đề hàn gắn giữa người Việt hải ngoại (Việt kiều) và chính quyền Việt Nam (Việt cộng) thì sao? Tại sao người Mỹ phải làm công việc hòa giải dân tộc Việt Nam trong khi việc này đáng lẽ là phải để giữa người Việt Nam làm với nhau.
Trong bài "Việt - Mỹ có đi đến đối tác chiến lược?" trên báo điện tử Vietnamnet ngày 30/4/13, (nguồn: http://m.vietnamnet.vn/vn/ chinh-tri/tuanvietnam/119015/ viet---my-co-di-den-doi-tac- chien-luoc-.html), giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng có đề cập đến ba khía cạnh lợi ích trong quan hệ đối ngoại của Mỹ, đó là: Lợi ích chiến lược, lợi ích kinh tế và lợi ích giá trị. Trong ba cái đó thì vấn đề dân chủ, nhân quyền thuộc về lợi ích giá trị.
Vậy còn vấn đề hòa hợp, hòa giải giữa Việt kiều và Việt cộng thì nằm ở đâu? Nếu nó không quan trọng đối với Mỹ thì sao vị Thượng nghị sĩ Jim Webb lại tốn công sức thời gian đi làm việc này vậy? Hay là do tại ông ấy có vợ là người Việt (bà Hong Le) nên muốn giúp dân tộc của vợ mình.
Người Mỹ vốn dĩ thực dụng và công tư phân minh nên sẽ không bao giờ làm việc công vì chuyện riêng hay làm những việc mà không mang lại lợi ích cho mình. Như vậy, vấn đề hòa giải giữa Việt cộng và Việt kiều mang lại cho Mỹ lợi ích gì, nó thuộc về lợi ích chiến lược, lợi ích kinh tế hay lợi ích giá trị.
Trong chiến lược của Mỹ ở Châu Á, thì việc khống chế Trung Quốc về kinh tế và quân sự là vấn đề trọng tâm. Muốn ảnh hưởng mạnh lên Châu Á và khống chế Trung Quốc thì Mỹ nhận thấy là cần phải xây dựng quan hệ đồng minh với các quốc gia Châu Á ở các mức độ cao thấp khác nhau tùy theo vị trí địa chiến lược.
Việt Nam có một vị trí địa chính trị, địa chiến lược cực kỳ quan trọng ở vùng Đông Á khi mà lãnh thổ giáp với lãnh thổ Trung Quốc và bờ biển thì giáp với Biển Đông, một cửa ngõ yết hầu của Trung Quốc và cả vùng Đông Bắc Á. Cho nên điều cần thiết của Mỹ nếu muốn kềm chế Trung Quốc là phải xây dựng mối quan hệ đồng minh với Việt Nam. Muốn Việt Nam trở thành đồng minh lâu dài, căn cơ thì Việt Nam phải đi theo con đường dân chủ và trở nên giàu mạnh để thoát khỏi gọng kềm của Trung Quốc. Để Việt Nam nhanh chóng trở nên dân chủ và thịnh vượng thì cộng đồng Việt Kiều phải tham gia vào quá trình kiến thiết đất nước. Bằng nguồn nhân lực và tài chính của mình, Việt kiều sẽ đưa được Việt Nam nhanh chóng trở thành quốc gia tiến bộ, phát triển. Muốn vậy thì phải hòa giải giữa Việt kiều và Việt cộng.
Ở đây, ta xem xét ba nhân tố chính: Mỹ, Việt cộng và Việt kiều. Ba nhân tố này đang hướng tới điều gì.
Mỹ muốn thấy một nước Việt Nam:
- Trở thành đồng minh của Mỹ về chính trị, kinh tế, văn hóa và quân sự
- Đi theo con đường dân chủ, tự do và từ bỏ con đường cộng sản.
- Có nền kinh tế thị trường tự do
- Ít chịu ảnh hưởng của Trung Quốc về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội.
Trong những điều trên thì việc trở thành đồng minh của Mỹ là mục tiêu chính còn những điều kia là điều kiện cần và đủ cho mục tiêu chính đó. Đối với Mỹ, việc trở thành đồng minh của Mỹ và ít bị ảnh hưởng của Trung Quốc là lợi ích chiến lược, đi theo nền kinh tế thị trường tự do là lợi ích kinh tế còn vấn đề dân chủ, nhân quyền thuộc về lợi ích giá trị.
Còn phía Việt kiều, ngoài những mong muốn tương tự như trên còn muốn phía Việt cộng phải:
- Bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, biển đảo của quốc gia nhất là đối với Trung Quốc.
- Không coi Việt kiều là thù địch, chấm dứt các hoạt động chống phá, chia rẽ cộng đồng người Việt hải ngoại
- Tiến hành các hành động hòa giải thực sự như: xóa bỏ hận thù, thừa nhận chính thể Việt Nam Cộng Hòa, đánh giá lại lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 đến 1975 nhất là cuộc chiến Nam-Bắc 1954-1975, không quá đề cao ngày 30-4-1975 như là một chiến thắng mà nên coi ngày này là ngày chấm dứt chiến tranh, thống nhất đất nước.
- Thừa nhận sai lầm trong các chính sách cải tạo quân nhân Việt Nam Cộng Hòa, cải tạo tư sản, tịch thu nhà cửa đất đai, sự kiện thuyền nhân vượt biên…
- Đối xử bình đẳng với Việt kiều khi về làm ăn, thăm quê hương, gia đình, làm từ thiện, công tác xã hội, hoạt động tôn giáo.
- Cải thiện đời sống người trong nước.
- Chống tham nhũng.
Các đòi hỏi này là quan trọng đối với Việt kiều và cả Việt cộng nhưng đối với Mỹ thì hầu như chẳng có giá trị gì và không nằm trong các lợi ích của Mỹ.
Việt cộng thì muốn:
- Duy trì quyền lực của Đảng CSVN hoặc ít nhất là của phe nhóm trên đất nước Việt Nam.
- Hội nhập kinh tế quốc tế như gia nhập AFTA, WTO, sắp tới là TPP.
- Phát triển kinh tế đất nước, qua đó làm giàu cho bản thân và phe nhóm.
- Trở thành đồng minh của Mỹ để không bị Trung Quốc o ép và để phát triển kinh tế nhưng không muốn phát triển dân chủ thực thụ.
- Ảnh hưởng mạnh lên cộng đồng Việt kiều, qua đó tác động lên chính sách của Mỹ đối với Việt Nam.
- Lợi dụng nguồn lực của Việt kiều về: tài chính, chất xám, mối liên hệ của Việt kiều với các chính phủ Mỹ và phương Tây
- Không muốn chia sẻ quyền lực với Việt kiều.
- Giữ mối quan hệ tốt với Trung Quốc.
Trong mối quan hệ giữa Mỹ và Việt kiều thì:
- Mỹ muốn Việt kiều đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa Việt Nam trở nên dân chủ và thịnh vượng. Vì Việt kiều đã được hấp thụ tư tưởng tự do, dân chủ kiểu Mỹ vài chục năm nay cộng với việc đang sở hữu nguồn lực tài chánh dồi dào và nguồn nhân lực trình độ cao. Cho nên Mỹ muốn đưa Việt kiều về hợp tác với Việt cộng để dùng nguồn lực (gồm tài chính và nhân lực) của Việt kiều phát triển đất nước Việt Nam theo hướng trở thành đồng minh của Mỹ.
- Việt kiều thì muốn dùng lá phiếu bầu cử của mình để đòi hỏi chính phủ Mỹ thúc đẩy tiến trình dân chủ cho Việt Nam. Những thành phần tinh hoa của Việt kiều cũng đã chen chân được vào các cơ quan hàng đầu của Mỹ nên cũng đã bắt đầu có tiếng nói quan trọng trong việc ban hành chính sách đối ngoại của Mỹ.
Từ những phân tích trên, ta có thể thấy: Khi đàm phán gia nhập WTO, để cho Mỹ chấp thuận việc gia nhập, Việt cộng đã sử dụng chiêu thức "Hòa hợp, hòa giải" để trình diễn cho Chính phủ và Quốc hội Mỹ bằng sự kiện trở về Việt Nam của hai nhân vật nổi tiếng là Thiền sư Nhất Hạnh và cựu Phó Tổng thống VNCH Nguyễn Cao Kỳ. Sự trở về của hai vị này kèm theo các lời kêu gọi hòa hợp, hòa giải dân tộc từ hai phía đã tạo được niềm tin cho Chính phủ và Quốc hội Mỹ rằng tiến trình chuyển hóa Việt Nam trở thành một quốc gia dân chủ, tiến bộ đang diễn tiến tích cực. Và tương lai không xa thì Việt Nam sẽ trở thành đồng minh của Mỹ. Cho dù lúc đó Việt Nam chưa thật sự tiến bộ về dân chủ, nhân quyền nhưng với cách nhìn lạc quan về lợi ích chiến lược mà Mỹ sẽ nhận được nên tấm vé vào WTO đã được trao cho Việt Nam.
Ban đầu, để đền ơn Thiền sư Nhất Hạnh, Việt cộng đã để cho Thiền sư xây dựng mở rộng chùa Bát Nhã (Lâm Đồng) để chiêu tập hơn 400 tăng ni sinh về tu tập theo Pháp môn Làng Mai. Còn với tướng Kỳ thì dành cho ông một vài thương vụ môi giới đầu tư và cô Kỳ Duyên thì mở được quán cà phê MGM sang trọng nhất nhì Sài Gòn.
Tuy nhiên, sau khi Việt Nam đã vào được WTO thì các vụ bắt bớ, đàn áp các nhà đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền lại tiếp tục diễn ra. Đối với Thiền sư Nhất Hạnh và tướng Nguyễn Cao Kỳ thì sau khi hạ màn hòa hợp, hòa giải dân tộc, tự do tôn giáo thì 400 tăng ni sinh Làng Mai ở chùa Bát Nhã bị giải tán không thương tiếc và quán cà phê MGM nổi tiếng cao cấp cũng bị đóng cửa.
Với sức ép ngày càng tăng của Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp Biển Đông, cộng với sức ép về kinh tế khi Việt Nam thì việc cải thiện quan hệ Việt - Mỹ ngày càng cấp thiết. Để làm điều này thì Việt cộng phải nhượng bộ Mỹ một hay nhiều các lợi ích chiến lược, kinh tế hay giá trị.
Tuy nhiên, việc tiến bộ trong vấn đề nhân quyền, dân chủ đòi hỏi phải có thời gian nhưng vấn đề trở thành đồng minh của nhau để đối phó với Trung Quốc là đòi hỏi cấp thiết.
Như vậy để nâng cấp mối quan hệ Việt - Mỹ thì hai phía Việt - Mỹ đã thực hiện:
- Về chiến lược: hợp tác quân sự, chia sẻ quan điểm tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, mở cửa cảng Cam Ranh cho tàu chiến Mỹ, Mỹ bán vũ khí, vệ tinh cho Việt Nam…
- Về kinh tế: tăng đầu tư, thương mại giữa hai nước, Mỹ chấp nhận cho Việt Nam vào WTO dù Việt Nam chưa có nền kinh tế thị trường
- Về văn hóa, giáo dục: tăng số sinh viên Việt Nam du học ở Mỹ, mở rộng chương trình Fulbright, góc Hoa Kỳ và các dự án của USAid.
- Về lợi ích giá trị: Mỹ chấp nhận mức độ tương đối (về dân chủ, nhân quyền) trong khi chưa đẩy nhanh vấn đề này ngay được. Còn Việt cộng vẫn không muốn nhượng bộ thực sự hoặc chỉ làm hình thức như công nhận hôn nhân đồng tính. Họ vẫn tiếp tục đàn áp các nhà hoạt động dân chủ và các blogger.
Với cách thức "bù qua sớt lại" như trên thì lợi ích tổng thể của Mỹ trong mối bang giao Việt - Mỹ vẫn được bảo đảm, cho dù có bỏ qua vấn đề dân chủ, nhân quyền của Việt Nam.
Hiện nay, trước sức ép của cuộc khủng hoảng kinh tế do nợ xấu và để thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc về kinh tế thì việc gia nhập Hiệp định TPP là vấn đề sống còn của Việt Nam. Tuy nhiên để được gia nhập thì Việt Nam cần phải làm những việc quan trọng sau:
- Tư nhân hóa các doanh nghiệp quốc doanh, chấm dứt ưu đãi các doanh nghiệp này, tự do hóa thị trường để hướng tới nền kinh tế thị trường thực sự.
- Mở rộng quyền tự do lập hội, lập công đoàn.
Ngoài những điều này, để được Quốc hội Mỹ xem xét, thông qua việc Việt Nam gia nhập TPP thì Việt cộng phải đạt được tiến bộ về dân chủ, nhân quyền. Đây là điều mà Việt cộng sẽ bao giờ nhượng bộ. Vậy để tháo gỡ bế tắc thì Việt cộng phải nhượng bộ ở khía cạnh chiến lược. Đó là tiếp tục "bổn cũ soạn lại", diễn lại tuồng "hòa hợp, hòa giải dân tộc" để cho phía Mỹ tin rằng Việt Nam sẽ thay đổi để trở thành đồng minh của Mỹ.
Vậy là màn kịch cũ được diễn lại với diễn viên mới là ông Hoàng Duy Hùng. Không biết ông Hùng có biết chiêu trò này không hay ông cố tình không biết.
Những lúc như thế này, câu nói nổi tiếng của tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu lại văng vẳng vang lên trong đầu chúng ta: "Đừng tin những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn thật kỹ những gì cộng sản làm".
Câu này không chỉ nhắc nhở cho cộng đồng Việt kiều, người Việt Nam trong nước mà cả cho phía Mỹ.
Dinh Kim Hang Pham
NƯỚC MỸ VÀ VẤN ĐỀ HÒA GIẢI DÂN TỘC CỦA NGƯỜI VIỆT NAM
Mấy ngày gần đây, trên báo chí xôn xao việc ông Hoàng Duy Hùng, một lãnh đạo chống cộng ở hải ngoại đã về Việt Nam và phát biểu trên báo chí lề phải về vấn đề hòa giải dân tộc
Mấy ngày gần đây, trên báo chí xôn xao việc ông Hoàng Duy Hùng, một lãnh đạo chống cộng ở hải ngoại đã về Việt Nam và phát biểu trên báo chí lề phải về vấn đề hòa giải dân tộc. Điều này làm nhớ lại cách đây khoảng 10 năm, có hai nhân vật nổi tiếng ở hải ngoại cũng trở về Việt Nam và cũng gây đình đám, đó là Thiền sư Nhất Hạnh và cựu Phó Tổng thống VNCH Nguyễn Cao Kỳ. Cả hai vị này lúc đó đều kêu gọi hòa hợp, hòa giải dân tộc. Trong những lần về nước của các nhân vật này đều xuất hiện những lời kêu gọi hòa hợp, hòa giải dân tộc từ cả hai phía: chính quyền trong nước (tạm gọi là Việt cộng) và cộng đồng người Việt hải ngoại (tạm gọi là Việt kiều).
Có một điều trùng hợp là, cả hai lần trở về này đều diễn ra trong bối cảnh Việt Nam đang đàm phán để gia nhập các tổ chức quốc tế, WTO - ở lần trước và TPP ở lần này. Và một điều trùng hợp nữa là đối tượng đàm phán chủ yếu của cả hai lần gia nhập, đều là nước Mỹ. Vậy nước Mỹ có liên quan gì đến việc trở về của các nhân vật nói trên và những lời kêu gọi hòa hợp, hòa giải dân tộc? Có thể sự gán ghép trên là khiên cưỡng nhưng cũng thử phân tích xem có sự liên quan nào giữa việc đàm phán với Mỹ (trong việc gia nhập WTO và TPP) và sự kêu gọi hòa giải dân tộc của cả hai phía, chính quyền Việt Nam và cộng đồng hải ngoại hay không.
Trong bài phỏng vấn của BBC nói về quan hệ Việt-Mỹ ngày 26-4-2010, Thượng nghị sĩ Mỹ Jim Webb đã kể rằng ông ta đã dành nhiều thời gian trong cuộc đời ông ta để giải quyết các vấn đề: quan hệ giữa hai quốc gia, bảo vệ những người Việt từng cùng chiến đấu với Mỹ và tìm cách làm cho những người Việt ở hải ngoại tái lập quan hệ với chính quyền trong nước.
Về vấn đề quan hệ Việt-Mỹ: Ông Jim Webb là Thượng nghị sĩ phụ trách về Đông Nam Á thì lo giải quyết vấn đề thì phải rồi, không cần bàn cãi. Vấn đề thứ hai, là bảo vệ những người Việt Nam đã từng tham gia chiến đấu với Mỹ chống lại cộng sản cũng là vì để bảo vệ danh dự cho nước Mỹ và là trách nhiệm của một cường quốc như Mỹ. Nếu không thì Mỹ sẽ bị mang tiếng là bỏ rơi đồng minh, vắt chanh bỏ vỏ và sẽ khó mà thuyết phục các đồng minh hiện tại được. Hai điều này đều có thể thấy được và cũng dễ hiểu vì thấy rõ ràng lợi ích của Mỹ ở trong đó.
Thế còn vấn đề hàn gắn giữa người Việt hải ngoại (Việt kiều) và chính quyền Việt Nam (Việt cộng) thì sao? Tại sao người Mỹ phải làm công việc hòa giải dân tộc Việt Nam trong khi việc này đáng lẽ là phải để giữa người Việt Nam làm với nhau.
Trong bài "Việt - Mỹ có đi đến đối tác chiến lược?" trên báo điện tử Vietnamnet ngày 30/4/13, (nguồn: http://m.vietnamnet.vn/vn/ chinh-tri/tuanvietnam/119015/ viet---my-co-di-den-doi-tac- chien-luoc-.html), giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng có đề cập đến ba khía cạnh lợi ích trong quan hệ đối ngoại của Mỹ, đó là: Lợi ích chiến lược, lợi ích kinh tế và lợi ích giá trị. Trong ba cái đó thì vấn đề dân chủ, nhân quyền thuộc về lợi ích giá trị.
Vậy còn vấn đề hòa hợp, hòa giải giữa Việt kiều và Việt cộng thì nằm ở đâu? Nếu nó không quan trọng đối với Mỹ thì sao vị Thượng nghị sĩ Jim Webb lại tốn công sức thời gian đi làm việc này vậy? Hay là do tại ông ấy có vợ là người Việt (bà Hong Le) nên muốn giúp dân tộc của vợ mình.
Người Mỹ vốn dĩ thực dụng và công tư phân minh nên sẽ không bao giờ làm việc công vì chuyện riêng hay làm những việc mà không mang lại lợi ích cho mình. Như vậy, vấn đề hòa giải giữa Việt cộng và Việt kiều mang lại cho Mỹ lợi ích gì, nó thuộc về lợi ích chiến lược, lợi ích kinh tế hay lợi ích giá trị.
Trong chiến lược của Mỹ ở Châu Á, thì việc khống chế Trung Quốc về kinh tế và quân sự là vấn đề trọng tâm. Muốn ảnh hưởng mạnh lên Châu Á và khống chế Trung Quốc thì Mỹ nhận thấy là cần phải xây dựng quan hệ đồng minh với các quốc gia Châu Á ở các mức độ cao thấp khác nhau tùy theo vị trí địa chiến lược.
Việt Nam có một vị trí địa chính trị, địa chiến lược cực kỳ quan trọng ở vùng Đông Á khi mà lãnh thổ giáp với lãnh thổ Trung Quốc và bờ biển thì giáp với Biển Đông, một cửa ngõ yết hầu của Trung Quốc và cả vùng Đông Bắc Á. Cho nên điều cần thiết của Mỹ nếu muốn kềm chế Trung Quốc là phải xây dựng mối quan hệ đồng minh với Việt Nam. Muốn Việt Nam trở thành đồng minh lâu dài, căn cơ thì Việt Nam phải đi theo con đường dân chủ và trở nên giàu mạnh để thoát khỏi gọng kềm của Trung Quốc. Để Việt Nam nhanh chóng trở nên dân chủ và thịnh vượng thì cộng đồng Việt Kiều phải tham gia vào quá trình kiến thiết đất nước. Bằng nguồn nhân lực và tài chính của mình, Việt kiều sẽ đưa được Việt Nam nhanh chóng trở thành quốc gia tiến bộ, phát triển. Muốn vậy thì phải hòa giải giữa Việt kiều và Việt cộng.
Ở đây, ta xem xét ba nhân tố chính: Mỹ, Việt cộng và Việt kiều. Ba nhân tố này đang hướng tới điều gì.
Mỹ muốn thấy một nước Việt Nam:
- Trở thành đồng minh của Mỹ về chính trị, kinh tế, văn hóa và quân sự
- Đi theo con đường dân chủ, tự do và từ bỏ con đường cộng sản.
- Có nền kinh tế thị trường tự do
- Ít chịu ảnh hưởng của Trung Quốc về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội.
Trong những điều trên thì việc trở thành đồng minh của Mỹ là mục tiêu chính còn những điều kia là điều kiện cần và đủ cho mục tiêu chính đó. Đối với Mỹ, việc trở thành đồng minh của Mỹ và ít bị ảnh hưởng của Trung Quốc là lợi ích chiến lược, đi theo nền kinh tế thị trường tự do là lợi ích kinh tế còn vấn đề dân chủ, nhân quyền thuộc về lợi ích giá trị.
Còn phía Việt kiều, ngoài những mong muốn tương tự như trên còn muốn phía Việt cộng phải:
- Bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, biển đảo của quốc gia nhất là đối với Trung Quốc.
- Không coi Việt kiều là thù địch, chấm dứt các hoạt động chống phá, chia rẽ cộng đồng người Việt hải ngoại
- Tiến hành các hành động hòa giải thực sự như: xóa bỏ hận thù, thừa nhận chính thể Việt Nam Cộng Hòa, đánh giá lại lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 đến 1975 nhất là cuộc chiến Nam-Bắc 1954-1975, không quá đề cao ngày 30-4-1975 như là một chiến thắng mà nên coi ngày này là ngày chấm dứt chiến tranh, thống nhất đất nước.
- Thừa nhận sai lầm trong các chính sách cải tạo quân nhân Việt Nam Cộng Hòa, cải tạo tư sản, tịch thu nhà cửa đất đai, sự kiện thuyền nhân vượt biên…
- Đối xử bình đẳng với Việt kiều khi về làm ăn, thăm quê hương, gia đình, làm từ thiện, công tác xã hội, hoạt động tôn giáo.
- Cải thiện đời sống người trong nước.
- Chống tham nhũng.
Các đòi hỏi này là quan trọng đối với Việt kiều và cả Việt cộng nhưng đối với Mỹ thì hầu như chẳng có giá trị gì và không nằm trong các lợi ích của Mỹ.
Việt cộng thì muốn:
- Duy trì quyền lực của Đảng CSVN hoặc ít nhất là của phe nhóm trên đất nước Việt Nam.
- Hội nhập kinh tế quốc tế như gia nhập AFTA, WTO, sắp tới là TPP.
- Phát triển kinh tế đất nước, qua đó làm giàu cho bản thân và phe nhóm.
- Trở thành đồng minh của Mỹ để không bị Trung Quốc o ép và để phát triển kinh tế nhưng không muốn phát triển dân chủ thực thụ.
- Ảnh hưởng mạnh lên cộng đồng Việt kiều, qua đó tác động lên chính sách của Mỹ đối với Việt Nam.
- Lợi dụng nguồn lực của Việt kiều về: tài chính, chất xám, mối liên hệ của Việt kiều với các chính phủ Mỹ và phương Tây
- Không muốn chia sẻ quyền lực với Việt kiều.
- Giữ mối quan hệ tốt với Trung Quốc.
Trong mối quan hệ giữa Mỹ và Việt kiều thì:
- Mỹ muốn Việt kiều đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa Việt Nam trở nên dân chủ và thịnh vượng. Vì Việt kiều đã được hấp thụ tư tưởng tự do, dân chủ kiểu Mỹ vài chục năm nay cộng với việc đang sở hữu nguồn lực tài chánh dồi dào và nguồn nhân lực trình độ cao. Cho nên Mỹ muốn đưa Việt kiều về hợp tác với Việt cộng để dùng nguồn lực (gồm tài chính và nhân lực) của Việt kiều phát triển đất nước Việt Nam theo hướng trở thành đồng minh của Mỹ.
- Việt kiều thì muốn dùng lá phiếu bầu cử của mình để đòi hỏi chính phủ Mỹ thúc đẩy tiến trình dân chủ cho Việt Nam. Những thành phần tinh hoa của Việt kiều cũng đã chen chân được vào các cơ quan hàng đầu của Mỹ nên cũng đã bắt đầu có tiếng nói quan trọng trong việc ban hành chính sách đối ngoại của Mỹ.
Từ những phân tích trên, ta có thể thấy: Khi đàm phán gia nhập WTO, để cho Mỹ chấp thuận việc gia nhập, Việt cộng đã sử dụng chiêu thức "Hòa hợp, hòa giải" để trình diễn cho Chính phủ và Quốc hội Mỹ bằng sự kiện trở về Việt Nam của hai nhân vật nổi tiếng là Thiền sư Nhất Hạnh và cựu Phó Tổng thống VNCH Nguyễn Cao Kỳ. Sự trở về của hai vị này kèm theo các lời kêu gọi hòa hợp, hòa giải dân tộc từ hai phía đã tạo được niềm tin cho Chính phủ và Quốc hội Mỹ rằng tiến trình chuyển hóa Việt Nam trở thành một quốc gia dân chủ, tiến bộ đang diễn tiến tích cực. Và tương lai không xa thì Việt Nam sẽ trở thành đồng minh của Mỹ. Cho dù lúc đó Việt Nam chưa thật sự tiến bộ về dân chủ, nhân quyền nhưng với cách nhìn lạc quan về lợi ích chiến lược mà Mỹ sẽ nhận được nên tấm vé vào WTO đã được trao cho Việt Nam.
Ban đầu, để đền ơn Thiền sư Nhất Hạnh, Việt cộng đã để cho Thiền sư xây dựng mở rộng chùa Bát Nhã (Lâm Đồng) để chiêu tập hơn 400 tăng ni sinh về tu tập theo Pháp môn Làng Mai. Còn với tướng Kỳ thì dành cho ông một vài thương vụ môi giới đầu tư và cô Kỳ Duyên thì mở được quán cà phê MGM sang trọng nhất nhì Sài Gòn.
Tuy nhiên, sau khi Việt Nam đã vào được WTO thì các vụ bắt bớ, đàn áp các nhà đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền lại tiếp tục diễn ra. Đối với Thiền sư Nhất Hạnh và tướng Nguyễn Cao Kỳ thì sau khi hạ màn hòa hợp, hòa giải dân tộc, tự do tôn giáo thì 400 tăng ni sinh Làng Mai ở chùa Bát Nhã bị giải tán không thương tiếc và quán cà phê MGM nổi tiếng cao cấp cũng bị đóng cửa.
Với sức ép ngày càng tăng của Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp Biển Đông, cộng với sức ép về kinh tế khi Việt Nam thì việc cải thiện quan hệ Việt - Mỹ ngày càng cấp thiết. Để làm điều này thì Việt cộng phải nhượng bộ Mỹ một hay nhiều các lợi ích chiến lược, kinh tế hay giá trị.
Tuy nhiên, việc tiến bộ trong vấn đề nhân quyền, dân chủ đòi hỏi phải có thời gian nhưng vấn đề trở thành đồng minh của nhau để đối phó với Trung Quốc là đòi hỏi cấp thiết.
Như vậy để nâng cấp mối quan hệ Việt - Mỹ thì hai phía Việt - Mỹ đã thực hiện:
- Về chiến lược: hợp tác quân sự, chia sẻ quan điểm tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, mở cửa cảng Cam Ranh cho tàu chiến Mỹ, Mỹ bán vũ khí, vệ tinh cho Việt Nam…
- Về kinh tế: tăng đầu tư, thương mại giữa hai nước, Mỹ chấp nhận cho Việt Nam vào WTO dù Việt Nam chưa có nền kinh tế thị trường
- Về văn hóa, giáo dục: tăng số sinh viên Việt Nam du học ở Mỹ, mở rộng chương trình Fulbright, góc Hoa Kỳ và các dự án của USAid.
- Về lợi ích giá trị: Mỹ chấp nhận mức độ tương đối (về dân chủ, nhân quyền) trong khi chưa đẩy nhanh vấn đề này ngay được. Còn Việt cộng vẫn không muốn nhượng bộ thực sự hoặc chỉ làm hình thức như công nhận hôn nhân đồng tính. Họ vẫn tiếp tục đàn áp các nhà hoạt động dân chủ và các blogger.
Với cách thức "bù qua sớt lại" như trên thì lợi ích tổng thể của Mỹ trong mối bang giao Việt - Mỹ vẫn được bảo đảm, cho dù có bỏ qua vấn đề dân chủ, nhân quyền của Việt Nam.
Hiện nay, trước sức ép của cuộc khủng hoảng kinh tế do nợ xấu và để thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc về kinh tế thì việc gia nhập Hiệp định TPP là vấn đề sống còn của Việt Nam. Tuy nhiên để được gia nhập thì Việt Nam cần phải làm những việc quan trọng sau:
- Tư nhân hóa các doanh nghiệp quốc doanh, chấm dứt ưu đãi các doanh nghiệp này, tự do hóa thị trường để hướng tới nền kinh tế thị trường thực sự.
- Mở rộng quyền tự do lập hội, lập công đoàn.
Ngoài những điều này, để được Quốc hội Mỹ xem xét, thông qua việc Việt Nam gia nhập TPP thì Việt cộng phải đạt được tiến bộ về dân chủ, nhân quyền. Đây là điều mà Việt cộng sẽ bao giờ nhượng bộ. Vậy để tháo gỡ bế tắc thì Việt cộng phải nhượng bộ ở khía cạnh chiến lược. Đó là tiếp tục "bổn cũ soạn lại", diễn lại tuồng "hòa hợp, hòa giải dân tộc" để cho phía Mỹ tin rằng Việt Nam sẽ thay đổi để trở thành đồng minh của Mỹ.
Vậy là màn kịch cũ được diễn lại với diễn viên mới là ông Hoàng Duy Hùng. Không biết ông Hùng có biết chiêu trò này không hay ông cố tình không biết.
Những lúc như thế này, câu nói nổi tiếng của tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu lại văng vẳng vang lên trong đầu chúng ta: "Đừng tin những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn thật kỹ những gì cộng sản làm".
Câu này không chỉ nhắc nhở cho cộng đồng Việt kiều, người Việt Nam trong nước mà cả cho phía Mỹ.
Dinh Kim Hang Pham