Cà Kê Dê Ngỗng
Năm Con Chó, Mừng Xuân Mậu Tuất 2018
Chó là một loài vật gần gũi với con người vì trung thành, có ích, tinh khôn và đãm nhiệm một việc quan trọng là vệ sĩ trông coi nhà cửa cho chủ.
Theo vận hành 12 con giáp của vũ trụ càn khôn, năm con chó – Mậu Tuất 2018 đang đến. Năm chó nên xin được nói chuyện về chó.
Chó là một loài vật gần gũi với con người vì trung thành, có ích, tinh khôn và đãm nhiệm một việc quan trọng là vệ sĩ trông coi nhà cửa cho chủ. Theo quan điểm nhà Phật, chó là loài có tánh linh cao, hạnh tốt, đáng được tin tưởng trông cậy trong những lúc khó khăn, khôn hơn các loài mèo, heo, gà, dê, bò… Do vậy, người hiểu đạo Phật không ăn thịt chó hay thịt các loài vật khác và chôn cất tử tế khi chúng qua đời. Người Phật tử khi đã ăn chay thì tránh ăn bất cứ loại thịt nào, chứ không chỉ tránh một loài riêng biệt như Hindu giáo không ăn thịt bò hay heo và Hồi giáo không ăn thịt heo.
Nhiều chuyện thực tế trong đời sống cho thấy chó rất được tán dương như một người bạn hữu sát cánh với chủ, để xóa tan nổi cô đơn, chia sẻ vui buồn cùng chủ, như người đày tờ trung thành, vẫy đuôi trước tiên chào mừng chủ về nhà, cho nên chó được cưng như người. Ở nhiều nước phát triển như Châu Âu, Châu Mỹ, Dubai… chó có bịnh viện và bác sĩ thú ý (Veterinary Hospital), cảnh sát (Pet Cop) và nghĩa trang riêng (Pet Cemetery) cho các loài chó mèo. Có một số người thích sống với chó hay mèo trong nhà hơn là cưới chồng hay vợ. Vì chó không có lời qua tiếng lại cải nhau như con người và không có tranh giành quyền lợi như con người.
Nhiều youtube chiếu về các câu chuyện cảm động trong đời thực về tán dương các đức tánh đáng yêu, dễ thương và trung thành của loài chó như một chú chó đã xông vào lửa cứu bạn mèo nhỏ của mình, cứu chủ nhân, cứu trẻ nhỏ trong lửa, chó biết phân biệt ai gian ai thật, biết giữ của cải của chủ, không cho khách đụng vào, chó biết dẫn người mù qua đường, nếu được luyện, chó có thể biết khám phá ra thuốc phiện, bom gài hay các nạn nhân hoặc xác chết kẹt trong các trận động đất, sóng thần. Chó mạnh thì có thể khuân vác đồ đạc cho chủ, dù di lạc hay bị bắt cả 50 cây số, nó vẫn tự biết đi bộ tìm về chủ cũ (như chó của chùa Hương Sen dù chủ cũ nghèo hơn chủ mới, dù đói nghèo nó vẫn theo chủ cũ, đi lạc ở đâu cũng tự tìm đường về) và đặc biệt nó biết khóc khi chủ chết và trung thành, buốn bả nằm kế bên xác chủ và chết theo chủ.
Theo âm Hán Việt, chó được gọi là "cẩu" (狗) hoặc "khuyển" (犬). Chó con nhỏ được gọi là "cún". Vì giống con cầy nên chó cũng được gọi là "cầy". Có rất nhiều loài chó như chó sói, chó đốm, chó mực, chó chăn cừu, chó săn, chó trinh thám… Chó là loài động vật có bốn chân như bò, trâu, sư tử, gấu, voi, hươu, nai, bò tót mọc sừng, lừa, lạc đà, khỉ, vượn, ròng rọc, đười ươi, cọp, beo, báo, sói, thỏ, mang (con đỏ), nhím, chồn, cáo, ngựa, heo, dê, mèo, chuột, tắc kè, thằn lằn, kỳ nhông, thạch sùng, rắn mối, kỳ đà, hoang, rái nước, heo rừng, tê giác, trâu nước, nhái, cóc, ếch, chằng hiu…
Kinh Phật dạy: “Nhất thiết duy tâm tạo” hay “Mang lông đội sừng hay thành Phật làm tổ cũng chỉ do tâm ta”. Loài vật bốn chân như chó cũng bẩm ngũ hành , cũng ngậm tứ tượng cũng biết đau ngứa, no đói, cũng yêu ghét sợ hãi, nơm nớp sợ chết, lo lắng tham sống, tránh khổ cầu an như tâm ta, như tâm con người. Chúng ta nỡ nào ăn thịt chó, giết chó chỉ để ngon miệng trong chốc lát nơi tấc lưỡi, trong khi thịt đó chỉ nuốt xuống cuống họng là hết mùi vị. Đặt mồi lập mưu, khiến chim, chó, thú sa lưới mắc bẫy, thật là độc ác, tàn nhẫn. Lại nói ‘thiếu tiền của ta, làm thú trả ta’ hoặc ‘ta hưởng lộc trời’ hoặc ‘vật dưỡng nhân’ ‘chết là hết, tha hồ ăn, không sợ gì’, do những tà kiến này mà cứ thế mà luân chuyển oán thù, cùng nhau đi mãi trên đường đau khổ.
Nhà nho nói: Thấy con thú đương sống, chẳng nở thấy nó chết. Nghe tiếng nó sợ hãi kêu la, chẳng nỡ ăn thịt. Cho nên, đã là quân tử đâu có sát sanh. Nhà nho còn nói thế, huống chi chúng ta là Phật tử, con nhà họ Thích, tránh sát sanh là giới thứ nhất, tha mạng sống cho các loài. Bởi vì tất cả đều có Phật tánh, nên tất cả loài noãn, thai, thấp, hoá đều là chư Phật vị lai. Bởi vì cùng nhau ở trong vòng luân hồi, nên tất cả các loài bay, chạy, bơi, lội, hay chó có thể đều đã từng là cha mẹ quyến thuộc lẫn nhau với ta. Phải có lòng tin kiên cố với điều này thì chúng ta sẽ có sự chuyển đổi ở cách nhìn và cách sống trân trọng loài thú.
Thấy mũi tên, con vượn hồn bay phách vía. Thấy giương cung, con nai rơi mật. Nỗi chua cay nát óc, bể đầu, niềm đau khổ chạy suốt lưng qua bụng. Dùng tim gan thú vật, để ngon miệng mình trong khoảnh khắc. Mai đây chịu rừng đao núi kiếm, cả trăm ngàn kiếp trong địa ngục. Còn dư báo lên làm thân, heo, gà, chó để chịu mổ, đâm, quay nướng, mang yên ngậm sắt ngựa lừa, tôi tớ phận chó, cày bừa thân trâu…
Luật Sa-di kể chuyện rằng có một vị Tam tạng pháp sư lên chánh điện, thấy một lão tăng tụng kinh, liền nói đùa: “Sư tụng kinh giọng ồ ề như chó sủa”. Vì lời khinh mạn bông đùa ấy, vị sư phải chịu 500 đời làm thân chó. Đời cuối cùng, con chó ăn vụng thịt, bị chủ chặt cả bốn chân, vứt xuống hố.
Ngài Xá Lợi Phất đi qua thấy tội, nên cho chó ăn cơm, thuyết pháp và chúc nguyện. Con chó chết, đầu thai làm con một trưởng giả tên Quân Đề. Quân Đề mới lên bảy tuổi đang chơi ngoài cửa, thấy Xá lợi phất khất thực đi qua liền xin cha cho xuất gia. Sau khi xuất gia, dưới sự hướng dẫn của tôn giả Xá lợi phất, Quân Đề đã chứng A la hán.
Thế đó, một lời nói bông đùa mà nguy hại phải 500 đời làm chó. Nếu không phải là vị Tam tạng pháp sư có công phu tu hành thì làm sao gặp được thánh tăng để chấm dứt con đường đọa lạc. Kinh Địa tạng dạy: Chúng sanh trong cõi diêm phù, cất chân dấy niệm đã phạm tội. Gặp việc thiện thì dễ thoái tâm. Gặp ác duyên lại càng thêm mạnh. Nếu không gặp thiện tri thức chỉ đường dẫn lối giải thoát sẽ khổ mãi không cùng.
Tóm lại, từ bản lai thanh tịnh, một niệm bất giác sinh sở năng đối đãi bất nhị mà có y báo, chánh báo, có sinh vật xuất hiện, rồi sau đó động vật chính thức ra đời có tâm thức phức tạp, có tạo nghiệp nhân để thọ quả báo. Ai đã làm thành, tạo thành động vật có tâm thức để cho động vật đó phải lăn lóc đấu tranh vì sự sống một cách cực khổ? Chính những tâm thức của chúng ta tạo ra. Trong sự đấu tranh để sinh tồn đó, các động vật khi thì giúp đỡ lẫn nhau (thiện), khi thì xâu xé lẫn nhau (ác) tạo thành vô số nghiệp thiện và ác lẫn lộn đưa đẩy chúng sanh trôi lăn trong luân hồi không bao giờ dứt.
Trong cuốn Sa Di luật giải của Hòa Thượng Phước Bình có kể một câu chuyện rằng: “Trên đường khất thực vừa xong, một tỳ kheo thấy một bợm nhậu ôm một con chó, con chó bị cột mõm cố gắng sức kêu la cầu cứu. Anh ta mắng con chó chớ làm ồn về đến nhà là anh sẽ làm thịt ngay. Nghe thế vị tỳ kheo ngăn anh lại xin anh tha cho con chó, tỳ kheo sẳn sàng nhường bữa cơm trong bình bát cho anh, nhưng anh không chịu. Thầy tỳ kheo nài nỉ thế thì anh hãy cho con chó ăn phần cơm nầy rồi anh đem về nhà làm thịt cũng không muộn. Anh ta chịu. Vị tỳ kheo chú nguyện vào thức ăn. thức ăn ấy đã biến thành pháp thực, ngài vuốt ve khai thị đời trước làm bao chuyện chẳng lành hãy thành tâm sám hối và ăn hết bát cơm.
Khi bị giết, chó liền thác sanh vào nhà một đại trưởng giả giàu có. 12 năm sau vị tỳ kheo tình cờ có duyên sự đi ngang qua nhà vị trưởng giả. như có linh tính trước cậu bé chạy ra ngõ đảnh lễ nhắc lại chuyện xưa và xin đi xuất gia. VịTrưởng lảo ưng thuận và không bao lâu cả hai thầy trò đều chứng quả A La Hán lậu tận. Như vậy, loài súc sanh như chó biết nhận lỗi, biết nhất tâm sám hối, thì tội chướng tiêu trừ tức đắc vãng sanh sanh vào loài người biết tu tập và gặt quả tốt. Như vậy, trong chuyện này, chó cũng có tánh linh và tánh biết như con người và gần với con người.
Trong nhà Phật cũng có câu chuyện về “Con chó đói” như: Thuở Đức Phật còn tại thế, có một ông vua rất hung ác, nghe Phật đến thuyết pháp trong nước mình, ông liền ngự giá đến chỗ Phật ở và xin Ngài kể một câu chuyện gì đã vui lại hữu ích nữa. Đức Phật liền kể chuyện con “Con Chó Đói” như sau:
Thuở xưa, có một vị quốc vương rất bạo ngược, hà khắc với dân lành, nhân dân đều oán trách. Ông Đế Thích thấy vậy liền hiện xuống trần dắt theo một con quỷ rất dữ. Ông Đế Thích hóa mình thành một người thợ săn, còn con quỉ thì biến thành một con chó cao lớn. Người thợ săn dẫn con chó vào cung của vị quốc vương để yết kiến. Bỗng con chó vùng tru lên dữ dội, làm cho lâu đài cung điện đều rung rinh… Vị quốc vương thất kinh, liền đòi người thợ săn đến trước ngai vàng mà hỏi rằng:
- “Gã kia, vì cớ gì mà con chó tru lên dữ vậy?”
Người thợ săn thưa:
- Tâu Bệ hạ, vì đói nên nó tru.
Vị quốc vương liền ra lệnh đem cơm cho chó ăn. Nhưng một điều không ngờ là đem bao nhiêu thì con chó ăn hết bấy nhiêu, tất cả thực vật trong kho đã hết sạch mà nó vẫn chưa no, nên nó càng tru lên dữ dội hơn nữa, mà ác hại thay, mỗi lần nó tru thì cung điện đền đài của quốc vương lung lay hình như muốn sụp đổ…
Vị quốc vương không biết tính thế nào, mới hỏi người thợ săn:
- Lấy cái gì cho nó ăn để nó nín?
Người thợ săn đáp: - Tâu Bệ hạ, lấy thịt của người nó ghét cho nó ăn nó hết tru.
Quốc vương hỏi: - Nó ghét kẻ nào?
Người thợ săn tâu: - Nó ghét những kẻ bất công hãm hại dân nghèo. Ngày nào trong nước không có dân đói khó nữa, ngày đó nó mới nín…
Vị quốc vương liền nhớ tới những việc ác của mình làm thì hết sức hối hận, từ đó mới ăn năn chừa cải, chịu nghe những lời công bình chánh trực”. Đức Phật kể dứt câu chuyện này thì mặt vua tái ngắt. Đức Phật dịu dàng dặn với nhà vua rằng: “Ngày nào bệ hạ nghe tiếng chó tru thì bệ hạ hãy nhớ đến câu chuyện ta kể. Bệ hạ có thể làm cho con chó nín được”.
Như vậy, trong chuyện này chó như một minh quân, công thần liêm khiết, diệt tà xiển thiện. Qua hình ảnh chó đói đó, vị quốc vương bắt đầu tin tưởng Phật pháp, dùng phương pháp chánh trực đạo đức trị dân và nguyện một lòng phụng sự Tam Bảo.
Chúng ta thường biết nguyên nhân đầu thai làm loài chó là do quá khứ gieo nhân các ác hạnh như tâm hổn láo, ích kỷ, bỏn sẻn, bo bo giữ của cho là “sở ngã” của mình như câu chuyện “Phật Độ Chó Dữ” sau đây đã minh họa:
Khi Phật còn tại thế, có ông trưởng giả nuôi con chó rất khôn, nhưng tánh nó rất hung dữ, thấy ai vô nhà thì đều muốn cắn. Thế nên khi ai muốn vô nhà ông thì phải đứng ngoài ngõ kêu người trong nhà đưa vô thì mới khỏi bị cắn. Nếu không biết mà cứ đi vô thì bị chó cắn. Ông trưởng giả thương con chó lắm. Ăn thì cho ăn các thức ngon. Ngủ thì cho ngủ trên ván có nệm ấm. Mỗi khi ông đi đâu về thì nó mừng quấn quit.
Một hôm, ông đi khỏi, đức Phật khất thực ngang nhà ông. Con chó chạy ra sủa, muốn cắn trước và mắng rằng, “Nhà ngươi kiếp trước tham lam, keo kiết lại nham hiểm độc ác, tiếc của, nên phải đọa làm thân chó. Mà không biết ăn năn, hối cải, lại còn sân hận, hung dữ. Sau khi bỏ thân chó, phải bị đọa địa ngục, chịu khổ lâu dài.” Chó nghe nói và nhớ lại kiếp trước của mình, nên liền chạy vô ván nằm, nhắm mắt, im lìm, thiêm thiếp. Ông trưởng giả về, không thấy con chó ra mừng, ông hỏi người nhà sao nay không thấy chó ra mừng. Người nhà nói, “Khi sáng có ông Sa môn Cù Đàm đi ngang, chó ra sủa. Sa Môn Cù Đàm nói gì với nó mà nó buồn ăn, bỏ uống, nằm thiêm thiếp.” Ông trưởng giả nghe nói nổi giận, liền đi đến Phật để hỏi ra lẽ. Khi đến chốn Phật, ông nói, “Này, Sa môn Cù Đàm, ông dùng thủ thuật gì làm cho con chó của tôi bịnh, bỏ ăn? Nếu nó có hề gì, ông phải chịu trách nhiệm.”
Phật nói, “Trưởng giả, ông hãy bình tĩnh, ngồi xuống đây nghe ta nói. Ông không biết con chó ấy chính là cha ông. Vì cha ông, khi sinh tiền, không biết tu phước, tham lam, keo kiệt, và tiếc của nên phải đọa là chó.”
Khi nghe lời nói này thì ông trưởng giả lại càng nổi giận hơn. Ông nói, “Sa môn Cù Đàm căn cứ ở đâu mà nói như thế?”
Phật nói, “Nếu ông không tin, ông hãy về ngồi bên con chó mà nói “Này, cha thân, của cải cha chôn dấu ở đâu, cha chỉ cho con để con lấy lên làm phước và cầu siêu độ cho cha.”
Khi ông trưởng giả về nhà và làm như vậy, con chó vùng dậy, chạy ra sau nhà, đến gốc cây khế, lấy hai chân bươi đất lên. Ông trưởng giả cho người đào lên, quả thật có một hũ vàng. Ông nửa mừng nửa tủi, đem số vàng đó cúng dường Phật và bố thí. Con chó, sau bảy ngày, thoát kiếp chó, sanh làm người. Ông trưởng giả và cả nhà quy y, kính tín ngôi Tam Bảo.
Lỡ làm việc ác mất rồi
Chớ nên tiếp tục cuộc đời lầm sai.
Chớ vui với việc ác này
Tâm hay chứa ác có ngày khổ đau.
Như vậy trong vòng luân hồi vô tận này, giữa chúng ta và các loài cho đến chúng sanh bảy loài (cõi trời, a-tu-la, cõi tiên, cõi người, súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục) đều có mối tương duyên tương quan lẫn nhau, vì thế chúng ta phải thương yêu và có trách nhiệm lẫn nhau, giữ giới không sát sanh đọa lạc, tránh ác làm lành để mình cùng các loài hạnh phúc. Ngoài việc bảo vệ nhân quyền, chúng ta còn phải bảo vệ nhân thú (quyền sống của thú vật) bởi lẽ duy trì mạng sống loài vật tức cũng là duy trì mạng sống của mình. Nếu chưa ăn chay được mà phải ăn mặn (non-veg), nên ăn theo ngũ tịnh nhục (nghĩa không thấy, không nghe, không nghi và không bảo giết loài vật cho mình ăn thịt mà chết tự nhiên), nên tránh luộc sống tôm cua ghẹ, nên tránh trực tiếp cắt cổ chó heo gà… vì như vậy là tâm lý các con vật rất khủng hoảng khi phải chết một cách đau đớn bởi sự hành hạ kéo dài (merciless killing) và từ đó, lòng hận thù thâm nhấm vào thịt, nếu chúng ta ăn thì tăng trưởng thêm lòng hận thù và giết dần mòn lòng từ bi thương yêu thú vật của mình.
Qua các kỹ thuật internet hiện đại hiện này, chúng ta đã thấy bằng mắt hầu hết súc vật đều có hệ thần kinh xúc giác và bộ não như con người. Chúng cũng biết nóng lạnh, biết vui buồn sợ hãi, tham sống và sợ chết. Khi sợ hãi, nhịp tim của chúng đập mạnh, áp suất máu lên cao, hơi thở hổn hển, thậm chí nhiều con chó, con bò chảy nước mắt khi con người ỷ mạnh dùng dụng cụ cướp mạng sống loài kém phước yếu đuối của chúng. Con bò, con trâu, con chó đã biết quỳ gối, chảy nước mắt khi biết mình sắp bị giết thịt. Ăn thịt những loài động vật như chó mèo trâu bò có tình cảm và tánh linh giống con người sẽ khiến ta bị ảnh hưởng về cả tinh thần và thể chất và quả báo vô cùng đau thương, chúng sẽ theo ta đòi nợ hoài. Vô số các câu chuyện thực tế hàng ngày trong đời về hậu quả của các anh đồ tể heo, chó, trâu, bò, ngựa... là gương sáng cảnh tỉnh cho chúng ta.
Truyện Pháp Cú kể rằng thời Đức Phật còn tại thế, gần tinh xá có người đồ tể tên là Cunda sống bằng nghề mổ lợn. Mỗi lần giết lợn, ông ta trói thật chặt con vật vào cột và nện nó bằng một cây chày vuông, rồi banh hàm và rót nước sôi vào họng, kế đến đổ nước sôi lên lưng, làm tuột lớp da và thui lớp lông cứng bằng một bó đuốc. Cuối cùng, Cunda cắt đầu lợn bằng một thanh kiếm nhọn rồi xẻ thịt, lột da. Cunda đã sống bằng nghề mổ và bán thịt như thế gần hai mươi năm.
Vào cuối đời, Cunda mắc bệnh kỳ lạ, kêu eng éc, bò bằng hai tay và đầu gối. Người nhà kinh khiếp tìm mọi cách bịt miệng, chặn các cửa và nhốt ông ở trong nhà. Sau bảy ngày chịu sự đau khổ, kêu eng éc như lợn, Cunda qua đời. Ngay khi sống, cực hình địa ngục đã hiện ra với Cunda. Đức Phật nói sau khi chết, ông ta bị đọa vào địa ngục A Tỳ. Vì chút tiền bạc, vì chút cảm giác mỹ vị nơi miếng ăn mà Cunda đã tạo ác hạnh và bị ác quả.
Trong Kinh Mười Điều Lành, Đức Phật dạy rằng ai tha mạng sống cho loài vật và không phạm giới sát sanh thì trong hiện đời sẽ có mười điều lợi ích như:
1. Được mọi người kính mến
2. Lòng từ bi mở rộng
3. Trừ được thói giận hờn
4. Luôn luôn mạnh khỏe
5. Tuổi thọ lâu dài
6. Thường được người tốt giúp đỡ
7. Ngủ ngon giấc và không gặp ác mộng
8. Trừ được các mối thù oán
9. Khỏi bị đọa vào ba đường ác
10. Sau khi chết được sinh lên cõi Trời.
Có chuyện kể một bà già Tây Tạng sau khi trải qua bão tuyết mấy ngày trời liên tục, nhà đã hết lương khô, bà chống gậy lần xuống núi để mua thực phẩm. Dọc sườn núi, các nông trại, vườn rau, đồng lúa đều một màu trắng lạnh tang tóc không có sức sống. Quá đói và mệt, bà ngồi xuống tảng băng để nghỉ chân và lôi trong giỏ khúc bánh mì khô cuối cùng ra để gặm. Chợt ngó lên, bà thấy một con chó đói đang lết bò đến gần bà. Nó lạnh run lập cập, lông của nó không đủ cho nó ấm. Bụng của nó xẹp lép vì quá đói, có ai ở đây đâu mà cho nó ăn. Bà vội cởi bớt một tấm vải choàng cũ trùm nó lại và khúc bánh mì, bà bẻ hai, chia đều để trước miệng nó một phần, bà một phần. Rồi cả bà già và con chó cùng nhau mỉm cười ăn ngon lành.
Câu chuyện chỉ đơn giản như vậy, nhưng ý nghĩa thật sâu sắc. Bà già thấy được mình và chó bình đẳng như nhau, nên dù đang đói, khúc bánh mì cũng sẵn sàng chia đôi, manh áo sẵn sàng bớt một cái. Nếu như tâm lý bình thường của mình, có thể chúng ta cho vị trí của con chó hay loài vật là thấp kém, nên dù có thương, cho nó ăn thì ta chỉ bẻ khúc đuôi và bẻ một ít thôi vì còn dành ngày mai mình ăn nữa chứ… Như thế lòng từ chúng ta có giới hạn, quá nhỏ nhen không? Cho nên, hãy tập như tâm hạnh của bà già này, thì trí tuệ giác tỉnh lý tánh của chúng ta sẽ đi một bước khá xa qua hạnh bố thí này.
Năm mới, Năm Chó-Mừng Xuân Mậu Tuất 2018, nguyện tình thương của chúng ta lan toả đến các loài bàng sanh đang có mặt trên khắp hành tinh này. Nguyện theo gương nhân-quả-hạnh của loài chó mà tử bỏ ác hạnh, gieo trồng thiện hạnh, để hoa tánh thiện hiển bày. Nguyện các loài chó cùng pháp giới chúng sanh sớm thành Phật đạo.
Nam Mô Sanh Hỷ Địa Bồ Tát ma ha tát tác đại chứng minh.
Theo vận hành 12 con giáp của vũ trụ càn khôn, năm con chó – Mậu Tuất 2018 đang đến. Năm chó nên xin được nói chuyện về chó.
Nhiều chuyện thực tế trong đời sống cho thấy chó rất được tán dương như một người bạn hữu sát cánh với chủ, để xóa tan nổi cô đơn, chia sẻ vui buồn cùng chủ, như người đày tờ trung thành, vẫy đuôi trước tiên chào mừng chủ về nhà, cho nên chó được cưng như người. Ở nhiều nước phát triển như Châu Âu, Châu Mỹ, Dubai… chó có bịnh viện và bác sĩ thú ý (Veterinary Hospital), cảnh sát (Pet Cop) và nghĩa trang riêng (Pet Cemetery) cho các loài chó mèo. Có một số người thích sống với chó hay mèo trong nhà hơn là cưới chồng hay vợ. Vì chó không có lời qua tiếng lại cải nhau như con người và không có tranh giành quyền lợi như con người.
Nhiều youtube chiếu về các câu chuyện cảm động trong đời thực về tán dương các đức tánh đáng yêu, dễ thương và trung thành của loài chó như một chú chó đã xông vào lửa cứu bạn mèo nhỏ của mình, cứu chủ nhân, cứu trẻ nhỏ trong lửa, chó biết phân biệt ai gian ai thật, biết giữ của cải của chủ, không cho khách đụng vào, chó biết dẫn người mù qua đường, nếu được luyện, chó có thể biết khám phá ra thuốc phiện, bom gài hay các nạn nhân hoặc xác chết kẹt trong các trận động đất, sóng thần. Chó mạnh thì có thể khuân vác đồ đạc cho chủ, dù di lạc hay bị bắt cả 50 cây số, nó vẫn tự biết đi bộ tìm về chủ cũ (như chó của chùa Hương Sen dù chủ cũ nghèo hơn chủ mới, dù đói nghèo nó vẫn theo chủ cũ, đi lạc ở đâu cũng tự tìm đường về) và đặc biệt nó biết khóc khi chủ chết và trung thành, buốn bả nằm kế bên xác chủ và chết theo chủ.
Theo âm Hán Việt, chó được gọi là "cẩu" (狗) hoặc "khuyển" (犬). Chó con nhỏ được gọi là "cún". Vì giống con cầy nên chó cũng được gọi là "cầy". Có rất nhiều loài chó như chó sói, chó đốm, chó mực, chó chăn cừu, chó săn, chó trinh thám… Chó là loài động vật có bốn chân như bò, trâu, sư tử, gấu, voi, hươu, nai, bò tót mọc sừng, lừa, lạc đà, khỉ, vượn, ròng rọc, đười ươi, cọp, beo, báo, sói, thỏ, mang (con đỏ), nhím, chồn, cáo, ngựa, heo, dê, mèo, chuột, tắc kè, thằn lằn, kỳ nhông, thạch sùng, rắn mối, kỳ đà, hoang, rái nước, heo rừng, tê giác, trâu nước, nhái, cóc, ếch, chằng hiu…
Kinh Phật dạy: “Nhất thiết duy tâm tạo” hay “Mang lông đội sừng hay thành Phật làm tổ cũng chỉ do tâm ta”. Loài vật bốn chân như chó cũng bẩm ngũ hành , cũng ngậm tứ tượng cũng biết đau ngứa, no đói, cũng yêu ghét sợ hãi, nơm nớp sợ chết, lo lắng tham sống, tránh khổ cầu an như tâm ta, như tâm con người. Chúng ta nỡ nào ăn thịt chó, giết chó chỉ để ngon miệng trong chốc lát nơi tấc lưỡi, trong khi thịt đó chỉ nuốt xuống cuống họng là hết mùi vị. Đặt mồi lập mưu, khiến chim, chó, thú sa lưới mắc bẫy, thật là độc ác, tàn nhẫn. Lại nói ‘thiếu tiền của ta, làm thú trả ta’ hoặc ‘ta hưởng lộc trời’ hoặc ‘vật dưỡng nhân’ ‘chết là hết, tha hồ ăn, không sợ gì’, do những tà kiến này mà cứ thế mà luân chuyển oán thù, cùng nhau đi mãi trên đường đau khổ.
Nhà nho nói: Thấy con thú đương sống, chẳng nở thấy nó chết. Nghe tiếng nó sợ hãi kêu la, chẳng nỡ ăn thịt. Cho nên, đã là quân tử đâu có sát sanh. Nhà nho còn nói thế, huống chi chúng ta là Phật tử, con nhà họ Thích, tránh sát sanh là giới thứ nhất, tha mạng sống cho các loài. Bởi vì tất cả đều có Phật tánh, nên tất cả loài noãn, thai, thấp, hoá đều là chư Phật vị lai. Bởi vì cùng nhau ở trong vòng luân hồi, nên tất cả các loài bay, chạy, bơi, lội, hay chó có thể đều đã từng là cha mẹ quyến thuộc lẫn nhau với ta. Phải có lòng tin kiên cố với điều này thì chúng ta sẽ có sự chuyển đổi ở cách nhìn và cách sống trân trọng loài thú.
Thấy mũi tên, con vượn hồn bay phách vía. Thấy giương cung, con nai rơi mật. Nỗi chua cay nát óc, bể đầu, niềm đau khổ chạy suốt lưng qua bụng. Dùng tim gan thú vật, để ngon miệng mình trong khoảnh khắc. Mai đây chịu rừng đao núi kiếm, cả trăm ngàn kiếp trong địa ngục. Còn dư báo lên làm thân, heo, gà, chó để chịu mổ, đâm, quay nướng, mang yên ngậm sắt ngựa lừa, tôi tớ phận chó, cày bừa thân trâu…
Luật Sa-di kể chuyện rằng có một vị Tam tạng pháp sư lên chánh điện, thấy một lão tăng tụng kinh, liền nói đùa: “Sư tụng kinh giọng ồ ề như chó sủa”. Vì lời khinh mạn bông đùa ấy, vị sư phải chịu 500 đời làm thân chó. Đời cuối cùng, con chó ăn vụng thịt, bị chủ chặt cả bốn chân, vứt xuống hố.
Ngài Xá Lợi Phất đi qua thấy tội, nên cho chó ăn cơm, thuyết pháp và chúc nguyện. Con chó chết, đầu thai làm con một trưởng giả tên Quân Đề. Quân Đề mới lên bảy tuổi đang chơi ngoài cửa, thấy Xá lợi phất khất thực đi qua liền xin cha cho xuất gia. Sau khi xuất gia, dưới sự hướng dẫn của tôn giả Xá lợi phất, Quân Đề đã chứng A la hán.
Thế đó, một lời nói bông đùa mà nguy hại phải 500 đời làm chó. Nếu không phải là vị Tam tạng pháp sư có công phu tu hành thì làm sao gặp được thánh tăng để chấm dứt con đường đọa lạc. Kinh Địa tạng dạy: Chúng sanh trong cõi diêm phù, cất chân dấy niệm đã phạm tội. Gặp việc thiện thì dễ thoái tâm. Gặp ác duyên lại càng thêm mạnh. Nếu không gặp thiện tri thức chỉ đường dẫn lối giải thoát sẽ khổ mãi không cùng.
Tóm lại, từ bản lai thanh tịnh, một niệm bất giác sinh sở năng đối đãi bất nhị mà có y báo, chánh báo, có sinh vật xuất hiện, rồi sau đó động vật chính thức ra đời có tâm thức phức tạp, có tạo nghiệp nhân để thọ quả báo. Ai đã làm thành, tạo thành động vật có tâm thức để cho động vật đó phải lăn lóc đấu tranh vì sự sống một cách cực khổ? Chính những tâm thức của chúng ta tạo ra. Trong sự đấu tranh để sinh tồn đó, các động vật khi thì giúp đỡ lẫn nhau (thiện), khi thì xâu xé lẫn nhau (ác) tạo thành vô số nghiệp thiện và ác lẫn lộn đưa đẩy chúng sanh trôi lăn trong luân hồi không bao giờ dứt.
Trong cuốn Sa Di luật giải của Hòa Thượng Phước Bình có kể một câu chuyện rằng: “Trên đường khất thực vừa xong, một tỳ kheo thấy một bợm nhậu ôm một con chó, con chó bị cột mõm cố gắng sức kêu la cầu cứu. Anh ta mắng con chó chớ làm ồn về đến nhà là anh sẽ làm thịt ngay. Nghe thế vị tỳ kheo ngăn anh lại xin anh tha cho con chó, tỳ kheo sẳn sàng nhường bữa cơm trong bình bát cho anh, nhưng anh không chịu. Thầy tỳ kheo nài nỉ thế thì anh hãy cho con chó ăn phần cơm nầy rồi anh đem về nhà làm thịt cũng không muộn. Anh ta chịu. Vị tỳ kheo chú nguyện vào thức ăn. thức ăn ấy đã biến thành pháp thực, ngài vuốt ve khai thị đời trước làm bao chuyện chẳng lành hãy thành tâm sám hối và ăn hết bát cơm.
Khi bị giết, chó liền thác sanh vào nhà một đại trưởng giả giàu có. 12 năm sau vị tỳ kheo tình cờ có duyên sự đi ngang qua nhà vị trưởng giả. như có linh tính trước cậu bé chạy ra ngõ đảnh lễ nhắc lại chuyện xưa và xin đi xuất gia. VịTrưởng lảo ưng thuận và không bao lâu cả hai thầy trò đều chứng quả A La Hán lậu tận. Như vậy, loài súc sanh như chó biết nhận lỗi, biết nhất tâm sám hối, thì tội chướng tiêu trừ tức đắc vãng sanh sanh vào loài người biết tu tập và gặt quả tốt. Như vậy, trong chuyện này, chó cũng có tánh linh và tánh biết như con người và gần với con người.
Trong nhà Phật cũng có câu chuyện về “Con chó đói” như: Thuở Đức Phật còn tại thế, có một ông vua rất hung ác, nghe Phật đến thuyết pháp trong nước mình, ông liền ngự giá đến chỗ Phật ở và xin Ngài kể một câu chuyện gì đã vui lại hữu ích nữa. Đức Phật liền kể chuyện con “Con Chó Đói” như sau:
Thuở xưa, có một vị quốc vương rất bạo ngược, hà khắc với dân lành, nhân dân đều oán trách. Ông Đế Thích thấy vậy liền hiện xuống trần dắt theo một con quỷ rất dữ. Ông Đế Thích hóa mình thành một người thợ săn, còn con quỉ thì biến thành một con chó cao lớn. Người thợ săn dẫn con chó vào cung của vị quốc vương để yết kiến. Bỗng con chó vùng tru lên dữ dội, làm cho lâu đài cung điện đều rung rinh… Vị quốc vương thất kinh, liền đòi người thợ săn đến trước ngai vàng mà hỏi rằng:
- “Gã kia, vì cớ gì mà con chó tru lên dữ vậy?”
Người thợ săn thưa:
- Tâu Bệ hạ, vì đói nên nó tru.
Vị quốc vương liền ra lệnh đem cơm cho chó ăn. Nhưng một điều không ngờ là đem bao nhiêu thì con chó ăn hết bấy nhiêu, tất cả thực vật trong kho đã hết sạch mà nó vẫn chưa no, nên nó càng tru lên dữ dội hơn nữa, mà ác hại thay, mỗi lần nó tru thì cung điện đền đài của quốc vương lung lay hình như muốn sụp đổ…
Vị quốc vương không biết tính thế nào, mới hỏi người thợ săn:
- Lấy cái gì cho nó ăn để nó nín?
Người thợ săn đáp: - Tâu Bệ hạ, lấy thịt của người nó ghét cho nó ăn nó hết tru.
Quốc vương hỏi: - Nó ghét kẻ nào?
Người thợ săn tâu: - Nó ghét những kẻ bất công hãm hại dân nghèo. Ngày nào trong nước không có dân đói khó nữa, ngày đó nó mới nín…
Vị quốc vương liền nhớ tới những việc ác của mình làm thì hết sức hối hận, từ đó mới ăn năn chừa cải, chịu nghe những lời công bình chánh trực”. Đức Phật kể dứt câu chuyện này thì mặt vua tái ngắt. Đức Phật dịu dàng dặn với nhà vua rằng: “Ngày nào bệ hạ nghe tiếng chó tru thì bệ hạ hãy nhớ đến câu chuyện ta kể. Bệ hạ có thể làm cho con chó nín được”.
Như vậy, trong chuyện này chó như một minh quân, công thần liêm khiết, diệt tà xiển thiện. Qua hình ảnh chó đói đó, vị quốc vương bắt đầu tin tưởng Phật pháp, dùng phương pháp chánh trực đạo đức trị dân và nguyện một lòng phụng sự Tam Bảo.
Chúng ta thường biết nguyên nhân đầu thai làm loài chó là do quá khứ gieo nhân các ác hạnh như tâm hổn láo, ích kỷ, bỏn sẻn, bo bo giữ của cho là “sở ngã” của mình như câu chuyện “Phật Độ Chó Dữ” sau đây đã minh họa:
Khi Phật còn tại thế, có ông trưởng giả nuôi con chó rất khôn, nhưng tánh nó rất hung dữ, thấy ai vô nhà thì đều muốn cắn. Thế nên khi ai muốn vô nhà ông thì phải đứng ngoài ngõ kêu người trong nhà đưa vô thì mới khỏi bị cắn. Nếu không biết mà cứ đi vô thì bị chó cắn. Ông trưởng giả thương con chó lắm. Ăn thì cho ăn các thức ngon. Ngủ thì cho ngủ trên ván có nệm ấm. Mỗi khi ông đi đâu về thì nó mừng quấn quit.
Một hôm, ông đi khỏi, đức Phật khất thực ngang nhà ông. Con chó chạy ra sủa, muốn cắn trước và mắng rằng, “Nhà ngươi kiếp trước tham lam, keo kiết lại nham hiểm độc ác, tiếc của, nên phải đọa làm thân chó. Mà không biết ăn năn, hối cải, lại còn sân hận, hung dữ. Sau khi bỏ thân chó, phải bị đọa địa ngục, chịu khổ lâu dài.” Chó nghe nói và nhớ lại kiếp trước của mình, nên liền chạy vô ván nằm, nhắm mắt, im lìm, thiêm thiếp. Ông trưởng giả về, không thấy con chó ra mừng, ông hỏi người nhà sao nay không thấy chó ra mừng. Người nhà nói, “Khi sáng có ông Sa môn Cù Đàm đi ngang, chó ra sủa. Sa Môn Cù Đàm nói gì với nó mà nó buồn ăn, bỏ uống, nằm thiêm thiếp.” Ông trưởng giả nghe nói nổi giận, liền đi đến Phật để hỏi ra lẽ. Khi đến chốn Phật, ông nói, “Này, Sa môn Cù Đàm, ông dùng thủ thuật gì làm cho con chó của tôi bịnh, bỏ ăn? Nếu nó có hề gì, ông phải chịu trách nhiệm.”
Phật nói, “Trưởng giả, ông hãy bình tĩnh, ngồi xuống đây nghe ta nói. Ông không biết con chó ấy chính là cha ông. Vì cha ông, khi sinh tiền, không biết tu phước, tham lam, keo kiệt, và tiếc của nên phải đọa là chó.”
Khi nghe lời nói này thì ông trưởng giả lại càng nổi giận hơn. Ông nói, “Sa môn Cù Đàm căn cứ ở đâu mà nói như thế?”
Phật nói, “Nếu ông không tin, ông hãy về ngồi bên con chó mà nói “Này, cha thân, của cải cha chôn dấu ở đâu, cha chỉ cho con để con lấy lên làm phước và cầu siêu độ cho cha.”
Khi ông trưởng giả về nhà và làm như vậy, con chó vùng dậy, chạy ra sau nhà, đến gốc cây khế, lấy hai chân bươi đất lên. Ông trưởng giả cho người đào lên, quả thật có một hũ vàng. Ông nửa mừng nửa tủi, đem số vàng đó cúng dường Phật và bố thí. Con chó, sau bảy ngày, thoát kiếp chó, sanh làm người. Ông trưởng giả và cả nhà quy y, kính tín ngôi Tam Bảo.
Lỡ làm việc ác mất rồi
Chớ nên tiếp tục cuộc đời lầm sai.
Chớ vui với việc ác này
Tâm hay chứa ác có ngày khổ đau.
Như vậy trong vòng luân hồi vô tận này, giữa chúng ta và các loài cho đến chúng sanh bảy loài (cõi trời, a-tu-la, cõi tiên, cõi người, súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục) đều có mối tương duyên tương quan lẫn nhau, vì thế chúng ta phải thương yêu và có trách nhiệm lẫn nhau, giữ giới không sát sanh đọa lạc, tránh ác làm lành để mình cùng các loài hạnh phúc. Ngoài việc bảo vệ nhân quyền, chúng ta còn phải bảo vệ nhân thú (quyền sống của thú vật) bởi lẽ duy trì mạng sống loài vật tức cũng là duy trì mạng sống của mình. Nếu chưa ăn chay được mà phải ăn mặn (non-veg), nên ăn theo ngũ tịnh nhục (nghĩa không thấy, không nghe, không nghi và không bảo giết loài vật cho mình ăn thịt mà chết tự nhiên), nên tránh luộc sống tôm cua ghẹ, nên tránh trực tiếp cắt cổ chó heo gà… vì như vậy là tâm lý các con vật rất khủng hoảng khi phải chết một cách đau đớn bởi sự hành hạ kéo dài (merciless killing) và từ đó, lòng hận thù thâm nhấm vào thịt, nếu chúng ta ăn thì tăng trưởng thêm lòng hận thù và giết dần mòn lòng từ bi thương yêu thú vật của mình.
Qua các kỹ thuật internet hiện đại hiện này, chúng ta đã thấy bằng mắt hầu hết súc vật đều có hệ thần kinh xúc giác và bộ não như con người. Chúng cũng biết nóng lạnh, biết vui buồn sợ hãi, tham sống và sợ chết. Khi sợ hãi, nhịp tim của chúng đập mạnh, áp suất máu lên cao, hơi thở hổn hển, thậm chí nhiều con chó, con bò chảy nước mắt khi con người ỷ mạnh dùng dụng cụ cướp mạng sống loài kém phước yếu đuối của chúng. Con bò, con trâu, con chó đã biết quỳ gối, chảy nước mắt khi biết mình sắp bị giết thịt. Ăn thịt những loài động vật như chó mèo trâu bò có tình cảm và tánh linh giống con người sẽ khiến ta bị ảnh hưởng về cả tinh thần và thể chất và quả báo vô cùng đau thương, chúng sẽ theo ta đòi nợ hoài. Vô số các câu chuyện thực tế hàng ngày trong đời về hậu quả của các anh đồ tể heo, chó, trâu, bò, ngựa... là gương sáng cảnh tỉnh cho chúng ta.
Truyện Pháp Cú kể rằng thời Đức Phật còn tại thế, gần tinh xá có người đồ tể tên là Cunda sống bằng nghề mổ lợn. Mỗi lần giết lợn, ông ta trói thật chặt con vật vào cột và nện nó bằng một cây chày vuông, rồi banh hàm và rót nước sôi vào họng, kế đến đổ nước sôi lên lưng, làm tuột lớp da và thui lớp lông cứng bằng một bó đuốc. Cuối cùng, Cunda cắt đầu lợn bằng một thanh kiếm nhọn rồi xẻ thịt, lột da. Cunda đã sống bằng nghề mổ và bán thịt như thế gần hai mươi năm.
Vào cuối đời, Cunda mắc bệnh kỳ lạ, kêu eng éc, bò bằng hai tay và đầu gối. Người nhà kinh khiếp tìm mọi cách bịt miệng, chặn các cửa và nhốt ông ở trong nhà. Sau bảy ngày chịu sự đau khổ, kêu eng éc như lợn, Cunda qua đời. Ngay khi sống, cực hình địa ngục đã hiện ra với Cunda. Đức Phật nói sau khi chết, ông ta bị đọa vào địa ngục A Tỳ. Vì chút tiền bạc, vì chút cảm giác mỹ vị nơi miếng ăn mà Cunda đã tạo ác hạnh và bị ác quả.
Trong Kinh Mười Điều Lành, Đức Phật dạy rằng ai tha mạng sống cho loài vật và không phạm giới sát sanh thì trong hiện đời sẽ có mười điều lợi ích như:
1. Được mọi người kính mến
2. Lòng từ bi mở rộng
3. Trừ được thói giận hờn
4. Luôn luôn mạnh khỏe
5. Tuổi thọ lâu dài
6. Thường được người tốt giúp đỡ
7. Ngủ ngon giấc và không gặp ác mộng
8. Trừ được các mối thù oán
9. Khỏi bị đọa vào ba đường ác
10. Sau khi chết được sinh lên cõi Trời.
Có chuyện kể một bà già Tây Tạng sau khi trải qua bão tuyết mấy ngày trời liên tục, nhà đã hết lương khô, bà chống gậy lần xuống núi để mua thực phẩm. Dọc sườn núi, các nông trại, vườn rau, đồng lúa đều một màu trắng lạnh tang tóc không có sức sống. Quá đói và mệt, bà ngồi xuống tảng băng để nghỉ chân và lôi trong giỏ khúc bánh mì khô cuối cùng ra để gặm. Chợt ngó lên, bà thấy một con chó đói đang lết bò đến gần bà. Nó lạnh run lập cập, lông của nó không đủ cho nó ấm. Bụng của nó xẹp lép vì quá đói, có ai ở đây đâu mà cho nó ăn. Bà vội cởi bớt một tấm vải choàng cũ trùm nó lại và khúc bánh mì, bà bẻ hai, chia đều để trước miệng nó một phần, bà một phần. Rồi cả bà già và con chó cùng nhau mỉm cười ăn ngon lành.
Câu chuyện chỉ đơn giản như vậy, nhưng ý nghĩa thật sâu sắc. Bà già thấy được mình và chó bình đẳng như nhau, nên dù đang đói, khúc bánh mì cũng sẵn sàng chia đôi, manh áo sẵn sàng bớt một cái. Nếu như tâm lý bình thường của mình, có thể chúng ta cho vị trí của con chó hay loài vật là thấp kém, nên dù có thương, cho nó ăn thì ta chỉ bẻ khúc đuôi và bẻ một ít thôi vì còn dành ngày mai mình ăn nữa chứ… Như thế lòng từ chúng ta có giới hạn, quá nhỏ nhen không? Cho nên, hãy tập như tâm hạnh của bà già này, thì trí tuệ giác tỉnh lý tánh của chúng ta sẽ đi một bước khá xa qua hạnh bố thí này.
Năm mới, Năm Chó-Mừng Xuân Mậu Tuất 2018, nguyện tình thương của chúng ta lan toả đến các loài bàng sanh đang có mặt trên khắp hành tinh này. Nguyện theo gương nhân-quả-hạnh của loài chó mà tử bỏ ác hạnh, gieo trồng thiện hạnh, để hoa tánh thiện hiển bày. Nguyện các loài chó cùng pháp giới chúng sanh sớm thành Phật đạo.
Nam Mô Sanh Hỷ Địa Bồ Tát ma ha tát tác đại chứng minh.
Chùa Hương Sen, Cali, ngày 01/01/2018
Thích Nữ Giới Hương
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Năm Con Chó, Mừng Xuân Mậu Tuất 2018
Chó là một loài vật gần gũi với con người vì trung thành, có ích, tinh khôn và đãm nhiệm một việc quan trọng là vệ sĩ trông coi nhà cửa cho chủ.
Theo vận hành 12 con giáp của vũ trụ càn khôn, năm con chó – Mậu Tuất 2018 đang đến. Năm chó nên xin được nói chuyện về chó.
Nhiều chuyện thực tế trong đời sống cho thấy chó rất được tán dương như một người bạn hữu sát cánh với chủ, để xóa tan nổi cô đơn, chia sẻ vui buồn cùng chủ, như người đày tờ trung thành, vẫy đuôi trước tiên chào mừng chủ về nhà, cho nên chó được cưng như người. Ở nhiều nước phát triển như Châu Âu, Châu Mỹ, Dubai… chó có bịnh viện và bác sĩ thú ý (Veterinary Hospital), cảnh sát (Pet Cop) và nghĩa trang riêng (Pet Cemetery) cho các loài chó mèo. Có một số người thích sống với chó hay mèo trong nhà hơn là cưới chồng hay vợ. Vì chó không có lời qua tiếng lại cải nhau như con người và không có tranh giành quyền lợi như con người.
Nhiều youtube chiếu về các câu chuyện cảm động trong đời thực về tán dương các đức tánh đáng yêu, dễ thương và trung thành của loài chó như một chú chó đã xông vào lửa cứu bạn mèo nhỏ của mình, cứu chủ nhân, cứu trẻ nhỏ trong lửa, chó biết phân biệt ai gian ai thật, biết giữ của cải của chủ, không cho khách đụng vào, chó biết dẫn người mù qua đường, nếu được luyện, chó có thể biết khám phá ra thuốc phiện, bom gài hay các nạn nhân hoặc xác chết kẹt trong các trận động đất, sóng thần. Chó mạnh thì có thể khuân vác đồ đạc cho chủ, dù di lạc hay bị bắt cả 50 cây số, nó vẫn tự biết đi bộ tìm về chủ cũ (như chó của chùa Hương Sen dù chủ cũ nghèo hơn chủ mới, dù đói nghèo nó vẫn theo chủ cũ, đi lạc ở đâu cũng tự tìm đường về) và đặc biệt nó biết khóc khi chủ chết và trung thành, buốn bả nằm kế bên xác chủ và chết theo chủ.
Theo âm Hán Việt, chó được gọi là "cẩu" (狗) hoặc "khuyển" (犬). Chó con nhỏ được gọi là "cún". Vì giống con cầy nên chó cũng được gọi là "cầy". Có rất nhiều loài chó như chó sói, chó đốm, chó mực, chó chăn cừu, chó săn, chó trinh thám… Chó là loài động vật có bốn chân như bò, trâu, sư tử, gấu, voi, hươu, nai, bò tót mọc sừng, lừa, lạc đà, khỉ, vượn, ròng rọc, đười ươi, cọp, beo, báo, sói, thỏ, mang (con đỏ), nhím, chồn, cáo, ngựa, heo, dê, mèo, chuột, tắc kè, thằn lằn, kỳ nhông, thạch sùng, rắn mối, kỳ đà, hoang, rái nước, heo rừng, tê giác, trâu nước, nhái, cóc, ếch, chằng hiu…
Kinh Phật dạy: “Nhất thiết duy tâm tạo” hay “Mang lông đội sừng hay thành Phật làm tổ cũng chỉ do tâm ta”. Loài vật bốn chân như chó cũng bẩm ngũ hành , cũng ngậm tứ tượng cũng biết đau ngứa, no đói, cũng yêu ghét sợ hãi, nơm nớp sợ chết, lo lắng tham sống, tránh khổ cầu an như tâm ta, như tâm con người. Chúng ta nỡ nào ăn thịt chó, giết chó chỉ để ngon miệng trong chốc lát nơi tấc lưỡi, trong khi thịt đó chỉ nuốt xuống cuống họng là hết mùi vị. Đặt mồi lập mưu, khiến chim, chó, thú sa lưới mắc bẫy, thật là độc ác, tàn nhẫn. Lại nói ‘thiếu tiền của ta, làm thú trả ta’ hoặc ‘ta hưởng lộc trời’ hoặc ‘vật dưỡng nhân’ ‘chết là hết, tha hồ ăn, không sợ gì’, do những tà kiến này mà cứ thế mà luân chuyển oán thù, cùng nhau đi mãi trên đường đau khổ.
Nhà nho nói: Thấy con thú đương sống, chẳng nở thấy nó chết. Nghe tiếng nó sợ hãi kêu la, chẳng nỡ ăn thịt. Cho nên, đã là quân tử đâu có sát sanh. Nhà nho còn nói thế, huống chi chúng ta là Phật tử, con nhà họ Thích, tránh sát sanh là giới thứ nhất, tha mạng sống cho các loài. Bởi vì tất cả đều có Phật tánh, nên tất cả loài noãn, thai, thấp, hoá đều là chư Phật vị lai. Bởi vì cùng nhau ở trong vòng luân hồi, nên tất cả các loài bay, chạy, bơi, lội, hay chó có thể đều đã từng là cha mẹ quyến thuộc lẫn nhau với ta. Phải có lòng tin kiên cố với điều này thì chúng ta sẽ có sự chuyển đổi ở cách nhìn và cách sống trân trọng loài thú.
Thấy mũi tên, con vượn hồn bay phách vía. Thấy giương cung, con nai rơi mật. Nỗi chua cay nát óc, bể đầu, niềm đau khổ chạy suốt lưng qua bụng. Dùng tim gan thú vật, để ngon miệng mình trong khoảnh khắc. Mai đây chịu rừng đao núi kiếm, cả trăm ngàn kiếp trong địa ngục. Còn dư báo lên làm thân, heo, gà, chó để chịu mổ, đâm, quay nướng, mang yên ngậm sắt ngựa lừa, tôi tớ phận chó, cày bừa thân trâu…
Luật Sa-di kể chuyện rằng có một vị Tam tạng pháp sư lên chánh điện, thấy một lão tăng tụng kinh, liền nói đùa: “Sư tụng kinh giọng ồ ề như chó sủa”. Vì lời khinh mạn bông đùa ấy, vị sư phải chịu 500 đời làm thân chó. Đời cuối cùng, con chó ăn vụng thịt, bị chủ chặt cả bốn chân, vứt xuống hố.
Ngài Xá Lợi Phất đi qua thấy tội, nên cho chó ăn cơm, thuyết pháp và chúc nguyện. Con chó chết, đầu thai làm con một trưởng giả tên Quân Đề. Quân Đề mới lên bảy tuổi đang chơi ngoài cửa, thấy Xá lợi phất khất thực đi qua liền xin cha cho xuất gia. Sau khi xuất gia, dưới sự hướng dẫn của tôn giả Xá lợi phất, Quân Đề đã chứng A la hán.
Thế đó, một lời nói bông đùa mà nguy hại phải 500 đời làm chó. Nếu không phải là vị Tam tạng pháp sư có công phu tu hành thì làm sao gặp được thánh tăng để chấm dứt con đường đọa lạc. Kinh Địa tạng dạy: Chúng sanh trong cõi diêm phù, cất chân dấy niệm đã phạm tội. Gặp việc thiện thì dễ thoái tâm. Gặp ác duyên lại càng thêm mạnh. Nếu không gặp thiện tri thức chỉ đường dẫn lối giải thoát sẽ khổ mãi không cùng.
Tóm lại, từ bản lai thanh tịnh, một niệm bất giác sinh sở năng đối đãi bất nhị mà có y báo, chánh báo, có sinh vật xuất hiện, rồi sau đó động vật chính thức ra đời có tâm thức phức tạp, có tạo nghiệp nhân để thọ quả báo. Ai đã làm thành, tạo thành động vật có tâm thức để cho động vật đó phải lăn lóc đấu tranh vì sự sống một cách cực khổ? Chính những tâm thức của chúng ta tạo ra. Trong sự đấu tranh để sinh tồn đó, các động vật khi thì giúp đỡ lẫn nhau (thiện), khi thì xâu xé lẫn nhau (ác) tạo thành vô số nghiệp thiện và ác lẫn lộn đưa đẩy chúng sanh trôi lăn trong luân hồi không bao giờ dứt.
Trong cuốn Sa Di luật giải của Hòa Thượng Phước Bình có kể một câu chuyện rằng: “Trên đường khất thực vừa xong, một tỳ kheo thấy một bợm nhậu ôm một con chó, con chó bị cột mõm cố gắng sức kêu la cầu cứu. Anh ta mắng con chó chớ làm ồn về đến nhà là anh sẽ làm thịt ngay. Nghe thế vị tỳ kheo ngăn anh lại xin anh tha cho con chó, tỳ kheo sẳn sàng nhường bữa cơm trong bình bát cho anh, nhưng anh không chịu. Thầy tỳ kheo nài nỉ thế thì anh hãy cho con chó ăn phần cơm nầy rồi anh đem về nhà làm thịt cũng không muộn. Anh ta chịu. Vị tỳ kheo chú nguyện vào thức ăn. thức ăn ấy đã biến thành pháp thực, ngài vuốt ve khai thị đời trước làm bao chuyện chẳng lành hãy thành tâm sám hối và ăn hết bát cơm.
Khi bị giết, chó liền thác sanh vào nhà một đại trưởng giả giàu có. 12 năm sau vị tỳ kheo tình cờ có duyên sự đi ngang qua nhà vị trưởng giả. như có linh tính trước cậu bé chạy ra ngõ đảnh lễ nhắc lại chuyện xưa và xin đi xuất gia. VịTrưởng lảo ưng thuận và không bao lâu cả hai thầy trò đều chứng quả A La Hán lậu tận. Như vậy, loài súc sanh như chó biết nhận lỗi, biết nhất tâm sám hối, thì tội chướng tiêu trừ tức đắc vãng sanh sanh vào loài người biết tu tập và gặt quả tốt. Như vậy, trong chuyện này, chó cũng có tánh linh và tánh biết như con người và gần với con người.
Trong nhà Phật cũng có câu chuyện về “Con chó đói” như: Thuở Đức Phật còn tại thế, có một ông vua rất hung ác, nghe Phật đến thuyết pháp trong nước mình, ông liền ngự giá đến chỗ Phật ở và xin Ngài kể một câu chuyện gì đã vui lại hữu ích nữa. Đức Phật liền kể chuyện con “Con Chó Đói” như sau:
Thuở xưa, có một vị quốc vương rất bạo ngược, hà khắc với dân lành, nhân dân đều oán trách. Ông Đế Thích thấy vậy liền hiện xuống trần dắt theo một con quỷ rất dữ. Ông Đế Thích hóa mình thành một người thợ săn, còn con quỉ thì biến thành một con chó cao lớn. Người thợ săn dẫn con chó vào cung của vị quốc vương để yết kiến. Bỗng con chó vùng tru lên dữ dội, làm cho lâu đài cung điện đều rung rinh… Vị quốc vương thất kinh, liền đòi người thợ săn đến trước ngai vàng mà hỏi rằng:
- “Gã kia, vì cớ gì mà con chó tru lên dữ vậy?”
Người thợ săn thưa:
- Tâu Bệ hạ, vì đói nên nó tru.
Vị quốc vương liền ra lệnh đem cơm cho chó ăn. Nhưng một điều không ngờ là đem bao nhiêu thì con chó ăn hết bấy nhiêu, tất cả thực vật trong kho đã hết sạch mà nó vẫn chưa no, nên nó càng tru lên dữ dội hơn nữa, mà ác hại thay, mỗi lần nó tru thì cung điện đền đài của quốc vương lung lay hình như muốn sụp đổ…
Vị quốc vương không biết tính thế nào, mới hỏi người thợ săn:
- Lấy cái gì cho nó ăn để nó nín?
Người thợ săn đáp: - Tâu Bệ hạ, lấy thịt của người nó ghét cho nó ăn nó hết tru.
Quốc vương hỏi: - Nó ghét kẻ nào?
Người thợ săn tâu: - Nó ghét những kẻ bất công hãm hại dân nghèo. Ngày nào trong nước không có dân đói khó nữa, ngày đó nó mới nín…
Vị quốc vương liền nhớ tới những việc ác của mình làm thì hết sức hối hận, từ đó mới ăn năn chừa cải, chịu nghe những lời công bình chánh trực”. Đức Phật kể dứt câu chuyện này thì mặt vua tái ngắt. Đức Phật dịu dàng dặn với nhà vua rằng: “Ngày nào bệ hạ nghe tiếng chó tru thì bệ hạ hãy nhớ đến câu chuyện ta kể. Bệ hạ có thể làm cho con chó nín được”.
Như vậy, trong chuyện này chó như một minh quân, công thần liêm khiết, diệt tà xiển thiện. Qua hình ảnh chó đói đó, vị quốc vương bắt đầu tin tưởng Phật pháp, dùng phương pháp chánh trực đạo đức trị dân và nguyện một lòng phụng sự Tam Bảo.
Chúng ta thường biết nguyên nhân đầu thai làm loài chó là do quá khứ gieo nhân các ác hạnh như tâm hổn láo, ích kỷ, bỏn sẻn, bo bo giữ của cho là “sở ngã” của mình như câu chuyện “Phật Độ Chó Dữ” sau đây đã minh họa:
Khi Phật còn tại thế, có ông trưởng giả nuôi con chó rất khôn, nhưng tánh nó rất hung dữ, thấy ai vô nhà thì đều muốn cắn. Thế nên khi ai muốn vô nhà ông thì phải đứng ngoài ngõ kêu người trong nhà đưa vô thì mới khỏi bị cắn. Nếu không biết mà cứ đi vô thì bị chó cắn. Ông trưởng giả thương con chó lắm. Ăn thì cho ăn các thức ngon. Ngủ thì cho ngủ trên ván có nệm ấm. Mỗi khi ông đi đâu về thì nó mừng quấn quit.
Một hôm, ông đi khỏi, đức Phật khất thực ngang nhà ông. Con chó chạy ra sủa, muốn cắn trước và mắng rằng, “Nhà ngươi kiếp trước tham lam, keo kiết lại nham hiểm độc ác, tiếc của, nên phải đọa làm thân chó. Mà không biết ăn năn, hối cải, lại còn sân hận, hung dữ. Sau khi bỏ thân chó, phải bị đọa địa ngục, chịu khổ lâu dài.” Chó nghe nói và nhớ lại kiếp trước của mình, nên liền chạy vô ván nằm, nhắm mắt, im lìm, thiêm thiếp. Ông trưởng giả về, không thấy con chó ra mừng, ông hỏi người nhà sao nay không thấy chó ra mừng. Người nhà nói, “Khi sáng có ông Sa môn Cù Đàm đi ngang, chó ra sủa. Sa Môn Cù Đàm nói gì với nó mà nó buồn ăn, bỏ uống, nằm thiêm thiếp.” Ông trưởng giả nghe nói nổi giận, liền đi đến Phật để hỏi ra lẽ. Khi đến chốn Phật, ông nói, “Này, Sa môn Cù Đàm, ông dùng thủ thuật gì làm cho con chó của tôi bịnh, bỏ ăn? Nếu nó có hề gì, ông phải chịu trách nhiệm.”
Phật nói, “Trưởng giả, ông hãy bình tĩnh, ngồi xuống đây nghe ta nói. Ông không biết con chó ấy chính là cha ông. Vì cha ông, khi sinh tiền, không biết tu phước, tham lam, keo kiệt, và tiếc của nên phải đọa là chó.”
Khi nghe lời nói này thì ông trưởng giả lại càng nổi giận hơn. Ông nói, “Sa môn Cù Đàm căn cứ ở đâu mà nói như thế?”
Phật nói, “Nếu ông không tin, ông hãy về ngồi bên con chó mà nói “Này, cha thân, của cải cha chôn dấu ở đâu, cha chỉ cho con để con lấy lên làm phước và cầu siêu độ cho cha.”
Khi ông trưởng giả về nhà và làm như vậy, con chó vùng dậy, chạy ra sau nhà, đến gốc cây khế, lấy hai chân bươi đất lên. Ông trưởng giả cho người đào lên, quả thật có một hũ vàng. Ông nửa mừng nửa tủi, đem số vàng đó cúng dường Phật và bố thí. Con chó, sau bảy ngày, thoát kiếp chó, sanh làm người. Ông trưởng giả và cả nhà quy y, kính tín ngôi Tam Bảo.
Lỡ làm việc ác mất rồi
Chớ nên tiếp tục cuộc đời lầm sai.
Chớ vui với việc ác này
Tâm hay chứa ác có ngày khổ đau.
Như vậy trong vòng luân hồi vô tận này, giữa chúng ta và các loài cho đến chúng sanh bảy loài (cõi trời, a-tu-la, cõi tiên, cõi người, súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục) đều có mối tương duyên tương quan lẫn nhau, vì thế chúng ta phải thương yêu và có trách nhiệm lẫn nhau, giữ giới không sát sanh đọa lạc, tránh ác làm lành để mình cùng các loài hạnh phúc. Ngoài việc bảo vệ nhân quyền, chúng ta còn phải bảo vệ nhân thú (quyền sống của thú vật) bởi lẽ duy trì mạng sống loài vật tức cũng là duy trì mạng sống của mình. Nếu chưa ăn chay được mà phải ăn mặn (non-veg), nên ăn theo ngũ tịnh nhục (nghĩa không thấy, không nghe, không nghi và không bảo giết loài vật cho mình ăn thịt mà chết tự nhiên), nên tránh luộc sống tôm cua ghẹ, nên tránh trực tiếp cắt cổ chó heo gà… vì như vậy là tâm lý các con vật rất khủng hoảng khi phải chết một cách đau đớn bởi sự hành hạ kéo dài (merciless killing) và từ đó, lòng hận thù thâm nhấm vào thịt, nếu chúng ta ăn thì tăng trưởng thêm lòng hận thù và giết dần mòn lòng từ bi thương yêu thú vật của mình.
Qua các kỹ thuật internet hiện đại hiện này, chúng ta đã thấy bằng mắt hầu hết súc vật đều có hệ thần kinh xúc giác và bộ não như con người. Chúng cũng biết nóng lạnh, biết vui buồn sợ hãi, tham sống và sợ chết. Khi sợ hãi, nhịp tim của chúng đập mạnh, áp suất máu lên cao, hơi thở hổn hển, thậm chí nhiều con chó, con bò chảy nước mắt khi con người ỷ mạnh dùng dụng cụ cướp mạng sống loài kém phước yếu đuối của chúng. Con bò, con trâu, con chó đã biết quỳ gối, chảy nước mắt khi biết mình sắp bị giết thịt. Ăn thịt những loài động vật như chó mèo trâu bò có tình cảm và tánh linh giống con người sẽ khiến ta bị ảnh hưởng về cả tinh thần và thể chất và quả báo vô cùng đau thương, chúng sẽ theo ta đòi nợ hoài. Vô số các câu chuyện thực tế hàng ngày trong đời về hậu quả của các anh đồ tể heo, chó, trâu, bò, ngựa... là gương sáng cảnh tỉnh cho chúng ta.
Truyện Pháp Cú kể rằng thời Đức Phật còn tại thế, gần tinh xá có người đồ tể tên là Cunda sống bằng nghề mổ lợn. Mỗi lần giết lợn, ông ta trói thật chặt con vật vào cột và nện nó bằng một cây chày vuông, rồi banh hàm và rót nước sôi vào họng, kế đến đổ nước sôi lên lưng, làm tuột lớp da và thui lớp lông cứng bằng một bó đuốc. Cuối cùng, Cunda cắt đầu lợn bằng một thanh kiếm nhọn rồi xẻ thịt, lột da. Cunda đã sống bằng nghề mổ và bán thịt như thế gần hai mươi năm.
Vào cuối đời, Cunda mắc bệnh kỳ lạ, kêu eng éc, bò bằng hai tay và đầu gối. Người nhà kinh khiếp tìm mọi cách bịt miệng, chặn các cửa và nhốt ông ở trong nhà. Sau bảy ngày chịu sự đau khổ, kêu eng éc như lợn, Cunda qua đời. Ngay khi sống, cực hình địa ngục đã hiện ra với Cunda. Đức Phật nói sau khi chết, ông ta bị đọa vào địa ngục A Tỳ. Vì chút tiền bạc, vì chút cảm giác mỹ vị nơi miếng ăn mà Cunda đã tạo ác hạnh và bị ác quả.
Trong Kinh Mười Điều Lành, Đức Phật dạy rằng ai tha mạng sống cho loài vật và không phạm giới sát sanh thì trong hiện đời sẽ có mười điều lợi ích như:
1. Được mọi người kính mến
2. Lòng từ bi mở rộng
3. Trừ được thói giận hờn
4. Luôn luôn mạnh khỏe
5. Tuổi thọ lâu dài
6. Thường được người tốt giúp đỡ
7. Ngủ ngon giấc và không gặp ác mộng
8. Trừ được các mối thù oán
9. Khỏi bị đọa vào ba đường ác
10. Sau khi chết được sinh lên cõi Trời.
Có chuyện kể một bà già Tây Tạng sau khi trải qua bão tuyết mấy ngày trời liên tục, nhà đã hết lương khô, bà chống gậy lần xuống núi để mua thực phẩm. Dọc sườn núi, các nông trại, vườn rau, đồng lúa đều một màu trắng lạnh tang tóc không có sức sống. Quá đói và mệt, bà ngồi xuống tảng băng để nghỉ chân và lôi trong giỏ khúc bánh mì khô cuối cùng ra để gặm. Chợt ngó lên, bà thấy một con chó đói đang lết bò đến gần bà. Nó lạnh run lập cập, lông của nó không đủ cho nó ấm. Bụng của nó xẹp lép vì quá đói, có ai ở đây đâu mà cho nó ăn. Bà vội cởi bớt một tấm vải choàng cũ trùm nó lại và khúc bánh mì, bà bẻ hai, chia đều để trước miệng nó một phần, bà một phần. Rồi cả bà già và con chó cùng nhau mỉm cười ăn ngon lành.
Câu chuyện chỉ đơn giản như vậy, nhưng ý nghĩa thật sâu sắc. Bà già thấy được mình và chó bình đẳng như nhau, nên dù đang đói, khúc bánh mì cũng sẵn sàng chia đôi, manh áo sẵn sàng bớt một cái. Nếu như tâm lý bình thường của mình, có thể chúng ta cho vị trí của con chó hay loài vật là thấp kém, nên dù có thương, cho nó ăn thì ta chỉ bẻ khúc đuôi và bẻ một ít thôi vì còn dành ngày mai mình ăn nữa chứ… Như thế lòng từ chúng ta có giới hạn, quá nhỏ nhen không? Cho nên, hãy tập như tâm hạnh của bà già này, thì trí tuệ giác tỉnh lý tánh của chúng ta sẽ đi một bước khá xa qua hạnh bố thí này.
Năm mới, Năm Chó-Mừng Xuân Mậu Tuất 2018, nguyện tình thương của chúng ta lan toả đến các loài bàng sanh đang có mặt trên khắp hành tinh này. Nguyện theo gương nhân-quả-hạnh của loài chó mà tử bỏ ác hạnh, gieo trồng thiện hạnh, để hoa tánh thiện hiển bày. Nguyện các loài chó cùng pháp giới chúng sanh sớm thành Phật đạo.
Nam Mô Sanh Hỷ Địa Bồ Tát ma ha tát tác đại chứng minh.
Chùa Hương Sen, Cali, ngày 01/01/2018
Thích Nữ Giới Hương