Văn Học & Nghệ Thuật
Nam Phong Tạp Chí
Hoàng Yên Lưu
Nói tới nền văn học chữ quốc ngữ không thể không nhấn mạnh tới vai trò tiền phong của báo chí. Học giả tiền chiến Thiếu Sơn, trong một bài nói chuyện ở Sài gòn trước 1945, đã có nhận xét hữu lý rằng đặc biệt ở Việt Nam báo chí mở đường cho văn học, khác với Âu Mỹ văn học phát triển mới có báo chí. Do đó tìm hiểu văn học Việt Nam thế kỷ XX không thể không giới thiệu hai tờ báo chữ quốc ngữ có công lớn xây dựng nền tảng văn học hiện đại. Đó là tờ Đông dương tạp chí và tờ Nam phong tạp chí.
Trước 1975, ở miền Nam hai tạp chí này được xếp vào chương trình lớp đệ nhị hay 11 CD. Nay việc nghiên cứu văn học được mở rộng, chúng ta không thể không biết qua Nam phong tạp chí sau khi đã lược khảo về nhóm Đông dương tạp chí trong các số báo kỳ trước.
1- Tạp chí Nam Phong xuất hiện trong hoàn cảnh nào và do ai chủ trương?
Nam Phong tạp chí số đầu ra mắt ngày 1-7-1917, gồm 210 số tất cả, hùng cứ trên văn đàn trong 17 năm, buổi đầu là nguyệt san xuất bản vào ngày đầu tháng, giai đoạn cuối trở thành bán nguyệt san và sau đó đình bản vào tháng 12 năm 1934.
Theo nhà phê bình Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại thì “tạp chí Nam Phong do một viên quan cai trị người Pháp (Louis Marty), Phạm Quỳnh và Nguyễn Bá Trác sáng lập vào giữa lúc cuộc Âu chiến 1914 đang kịch liệt”.
Cũng vì thế về mặt chính trị, trên báo Nam Phong những số đầu ghi rõ nhiệm vụ của tờ báo là tuyên truyền cho chính sách “văn hóa” của Pháp đối với “thuộc địa” trong cuộc Đệ nhất Thế chiến, chống lại đường lối cai trị thuộc quốc của Đức (L’Information francaise, La France devant le monde, son role dans la guerre des nations - Cơ quan thông tin Pháp-Pháp quốc trước thế giới và vai trò trong cuộc chiến toàn cầu).
Hình ảnh con rồng trên trang bìa Nam Phong thường được giảng là rồng Nam phun lửa diệt Đức tặc. Còn hai chữ Nam phong lấy từ cổ thi, cũng hàm ý ca tụng “công bảo hộ” của Pháp chẳng khác gió nam ấm áp giải tỏa nỗi ấm ức và giúp dân bị trị thêm sung túc (lấy chữ từ Kinh thi ca tụng công đức vua Thuấn).
Chủ nhiệm kiêm chủ bút Nam Phong là Phạm Quỳnh, còn Nguyễn Bá Trác chỉ coi phần Hán văn của tạp chí mà thôi. Vào 1932, Bảo Đại hồi loan và Phạm Quỳnh vào Huế làm quan thì người được giao trọng trách tiếp tục tờ Nam Phong là Nguyễn Tiến Lãng (con rể của cụ Phạm) và Lê văn Phúc.
Nam Phong ra đời trong hoàn cảnh nào của nền văn học chữ quốc ngữ?
Giáo sư Dương Quảng Hàm nhận xét: “Tình hình quốc văn hồi tạp chí Nam Phong ra đời trong Việt Nam văn học sử yếu như sau:
“Muốn nhận rõ ảnh hưởng của tạp chí Nam Phong, cần phải nhắc qua lại tình hình quốc văn ở nước ta hồi tạp chí ấy ra đời. Lúc ấy, trừ các bản dịch tiểu thuyết Tàu ra tiếng ta, chưa hề có sách quốc văn xuất hiện. Trong nước, chỉ có vài tờ báo chí (Lục tỉnh tân văn ở Nam kỳ),Trung Bắc tân văn và Đông Dương tạp chí ở Bắc kỳ) và thiếu hẳn một cơ quan khảo cứu về học thuật tư tưởng để cho người trong nước có thể chỉ xem quốc văn mà mở mang tri thức được”.
2- Nhóm Nam Phong gồm những cây viết nào?
Ngoài Phạm Quỳnh (1892-1945), Nguyễn Bá Trác (1881-1945), còn có khá nhiều nhà văn, nhà thơ, cũ có mà mới cũng có, cùng gắn bó với tờ Nam Phong và nhiều người viết cho tạp chí này hơn một thập niên.
Nhóm Nam Phong thường được kể gồm Nguyễn Đôn Phục, Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Trọng Thuật, Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học. Còn Đông Hồ, Tương Phố, Tản Đà, Dương Bá Trạc, Trần Trọng Kim... chỉ gửi bài cho Nam Phong chứ không là cộng tác viên thường xuyên của Nam Phong.
3- Tôn chỉ của Nam Phong?
Trên trang bìa tờ Nam Phong có khi rõ Nam Phong là tạp chí Văn học-Khoa học. Nhóm Nam phong đã thực hiện được tôn chỉ này như Giáo sư Dương Quảng Hàm đã trình bày trong phần Mục đích của tạp chí Nam Phong trong sách đã dẫn phía trên:
Nếu so sánh Đông dương tạp chí và Nam phong tạp chí ta có thể thấy ở Nam Phong mấy điểm tiến bộ quan trọng sau đây:
- Như đã nói ở trên, chữ quốc ngữ của Nam phong so với Đông dương có khả năng diễn tả phong phú hơn, từ ngữ giàu hơn, mẹo luật ổn định hơn.
- Nam phong đã đào sâu vào lãnh vực tư tưởng Âu Á hơn tờ Đông dương. Qua Nam phong những kiến thức căn bản về chính trị nước Pháp, tư tưởng Âu tây (Descartes, Rousseau, Montesquieu...), cũng như về cổ học (Phật học, Khổng học...) được giới thiệu với độc giả.
- Nam phong đã phát triển thể du ký lên tầm mức cao. Đọc Nam phong người ta có thể gặp ít nhất hơn chục thiên du ký có giá trị của Phạm Quỳnh, Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Trọng Thuật, Nguyễn Đôn Phục, Đông Hồ, Mộng Tuyết, Tùng lâm Lê Cương Phụng và Nguyễn Bá Trác...
- Nam phong cổ võ cho việc sáng tác tiểu thuyết qua ngòi bút của Phạm Duy Tốn và Nguyễn Bá Học. Theo bà Phạm thị Ngoạn trong một luận án về tạp chí Nam phong trình bày tại Đại học Sorbonne, Paris, thì: “Quả dưa đỏ, truyện dài đầu tiên bằng quốc ngữ đã được giới thiệu tới độc giả Nam phong trong mười kỳ liên tiếp (từ số 103 đến số 113 và từ tháng 3-1926 đến tháng 1-1927).
- Nam phong cũng gây ra nhiều cuộc bút chiến khiến văn đàn thêm sinh khí như bút chiến với Ngô Đức Kế, Phan Khôi và Huỳnh Thúc Kháng.
- Nam phong có công lao đáng kể trong việc bảo vệ quốc túy (thi ca, phong tục...)
Về thơ ca thì Nam phong phong phú hơn Đông dương nhiều như nhận định của Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại: “Một điều ta thấy khác Đông dương tạp chí là Nam Phong tạp chí rất chú trọng về thơ. Đông dương tạp chí trừ mấy số đầu đăng mấy bài thơ của Yên đổ, về sau không đăng một bài văn vần nào cả. Ngay Tản Đà lúc viết cho Đông dương tạp chí cũng chỉ luận về ‘ăn ngon’ hay chỉ bàn về ‘thằng người ngây cỡi con ngựa hay’ thôi. Trái lại, Nam Phong tạp chí đăng rất nhiều thơ cổ và thơ kim, gây nên phong trào thơ trong xã hội ta lúc bấy giờ, và chỉ có trong vài năm sau, Nam phong đã có mấy tay bỉnh bút xuất sắc về thơ như Đông Hồ, Tương Phố.
Nếu so sánh hai nhóm biên tập, ai cũng phải nhận nhóm Nam phong tạp chí đầy đủ hơn nhóm Đông dương tạp chí, điều đó cũng nhờ ở cả thời gian, vì về khoa kinh nghiệm chỉ ông thầy thời gian là có thể dạy cho người ta một cách chu đáo”.
Để kết luận về vai trò của các tờ báo hàng đầu tiền bán thế kỷ XX, ta có thể mượn nhận xét của Giáo sư Nghiêm Toản trong Việt nam văn học sử trích yếu, khi ông đề cập tới lợi ích cho độc giả bậc trung thời tiền chiến khi đọc Đông Dương và Nam phong:
“Ngày nay, một thanh niên không biết chữ Pháp, chữ Nho, sau khi đỗ sơ học, rời khỏi nhà trường chỉ đọc lại Đông dương và Nam phong, cũng có thể tự mở mang trí thức lấy cho mình và thâu thái đôi chút kiến văn, xứng đáng ở hạng người trung bình trong xã hội”.
Hoàng Yên Lưu
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
Nam Phong Tạp Chí
Hoàng Yên Lưu
Nói tới nền văn học chữ quốc ngữ không thể không nhấn mạnh tới vai trò tiền phong của báo chí. Học giả tiền chiến Thiếu Sơn, trong một bài nói chuyện ở Sài gòn trước 1945, đã có nhận xét hữu lý rằng đặc biệt ở Việt Nam báo chí mở đường cho văn học, khác với Âu Mỹ văn học phát triển mới có báo chí. Do đó tìm hiểu văn học Việt Nam thế kỷ XX không thể không giới thiệu hai tờ báo chữ quốc ngữ có công lớn xây dựng nền tảng văn học hiện đại. Đó là tờ Đông dương tạp chí và tờ Nam phong tạp chí.
Trước 1975, ở miền Nam hai tạp chí này được xếp vào chương trình lớp đệ nhị hay 11 CD. Nay việc nghiên cứu văn học được mở rộng, chúng ta không thể không biết qua Nam phong tạp chí sau khi đã lược khảo về nhóm Đông dương tạp chí trong các số báo kỳ trước.
1- Tạp chí Nam Phong xuất hiện trong hoàn cảnh nào và do ai chủ trương?
Nam Phong tạp chí số đầu ra mắt ngày 1-7-1917, gồm 210 số tất cả, hùng cứ trên văn đàn trong 17 năm, buổi đầu là nguyệt san xuất bản vào ngày đầu tháng, giai đoạn cuối trở thành bán nguyệt san và sau đó đình bản vào tháng 12 năm 1934.
Theo nhà phê bình Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại thì “tạp chí Nam Phong do một viên quan cai trị người Pháp (Louis Marty), Phạm Quỳnh và Nguyễn Bá Trác sáng lập vào giữa lúc cuộc Âu chiến 1914 đang kịch liệt”.
Cũng vì thế về mặt chính trị, trên báo Nam Phong những số đầu ghi rõ nhiệm vụ của tờ báo là tuyên truyền cho chính sách “văn hóa” của Pháp đối với “thuộc địa” trong cuộc Đệ nhất Thế chiến, chống lại đường lối cai trị thuộc quốc của Đức (L’Information francaise, La France devant le monde, son role dans la guerre des nations - Cơ quan thông tin Pháp-Pháp quốc trước thế giới và vai trò trong cuộc chiến toàn cầu).
Hình ảnh con rồng trên trang bìa Nam Phong thường được giảng là rồng Nam phun lửa diệt Đức tặc. Còn hai chữ Nam phong lấy từ cổ thi, cũng hàm ý ca tụng “công bảo hộ” của Pháp chẳng khác gió nam ấm áp giải tỏa nỗi ấm ức và giúp dân bị trị thêm sung túc (lấy chữ từ Kinh thi ca tụng công đức vua Thuấn).
Chủ nhiệm kiêm chủ bút Nam Phong là Phạm Quỳnh, còn Nguyễn Bá Trác chỉ coi phần Hán văn của tạp chí mà thôi. Vào 1932, Bảo Đại hồi loan và Phạm Quỳnh vào Huế làm quan thì người được giao trọng trách tiếp tục tờ Nam Phong là Nguyễn Tiến Lãng (con rể của cụ Phạm) và Lê văn Phúc.
Nam Phong ra đời trong hoàn cảnh nào của nền văn học chữ quốc ngữ?
Giáo sư Dương Quảng Hàm nhận xét: “Tình hình quốc văn hồi tạp chí Nam Phong ra đời trong Việt Nam văn học sử yếu như sau:
“Muốn nhận rõ ảnh hưởng của tạp chí Nam Phong, cần phải nhắc qua lại tình hình quốc văn ở nước ta hồi tạp chí ấy ra đời. Lúc ấy, trừ các bản dịch tiểu thuyết Tàu ra tiếng ta, chưa hề có sách quốc văn xuất hiện. Trong nước, chỉ có vài tờ báo chí (Lục tỉnh tân văn ở Nam kỳ),Trung Bắc tân văn và Đông Dương tạp chí ở Bắc kỳ) và thiếu hẳn một cơ quan khảo cứu về học thuật tư tưởng để cho người trong nước có thể chỉ xem quốc văn mà mở mang tri thức được”.
2- Nhóm Nam Phong gồm những cây viết nào?
Ngoài Phạm Quỳnh (1892-1945), Nguyễn Bá Trác (1881-1945), còn có khá nhiều nhà văn, nhà thơ, cũ có mà mới cũng có, cùng gắn bó với tờ Nam Phong và nhiều người viết cho tạp chí này hơn một thập niên.
Nhóm Nam Phong thường được kể gồm Nguyễn Đôn Phục, Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Trọng Thuật, Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học. Còn Đông Hồ, Tương Phố, Tản Đà, Dương Bá Trạc, Trần Trọng Kim... chỉ gửi bài cho Nam Phong chứ không là cộng tác viên thường xuyên của Nam Phong.
3- Tôn chỉ của Nam Phong?
Trên trang bìa tờ Nam Phong có khi rõ Nam Phong là tạp chí Văn học-Khoa học. Nhóm Nam phong đã thực hiện được tôn chỉ này như Giáo sư Dương Quảng Hàm đã trình bày trong phần Mục đích của tạp chí Nam Phong trong sách đã dẫn phía trên:
Nếu so sánh Đông dương tạp chí và Nam phong tạp chí ta có thể thấy ở Nam Phong mấy điểm tiến bộ quan trọng sau đây:
- Như đã nói ở trên, chữ quốc ngữ của Nam phong so với Đông dương có khả năng diễn tả phong phú hơn, từ ngữ giàu hơn, mẹo luật ổn định hơn.
- Nam phong đã đào sâu vào lãnh vực tư tưởng Âu Á hơn tờ Đông dương. Qua Nam phong những kiến thức căn bản về chính trị nước Pháp, tư tưởng Âu tây (Descartes, Rousseau, Montesquieu...), cũng như về cổ học (Phật học, Khổng học...) được giới thiệu với độc giả.
- Nam phong đã phát triển thể du ký lên tầm mức cao. Đọc Nam phong người ta có thể gặp ít nhất hơn chục thiên du ký có giá trị của Phạm Quỳnh, Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Trọng Thuật, Nguyễn Đôn Phục, Đông Hồ, Mộng Tuyết, Tùng lâm Lê Cương Phụng và Nguyễn Bá Trác...
- Nam phong cổ võ cho việc sáng tác tiểu thuyết qua ngòi bút của Phạm Duy Tốn và Nguyễn Bá Học. Theo bà Phạm thị Ngoạn trong một luận án về tạp chí Nam phong trình bày tại Đại học Sorbonne, Paris, thì: “Quả dưa đỏ, truyện dài đầu tiên bằng quốc ngữ đã được giới thiệu tới độc giả Nam phong trong mười kỳ liên tiếp (từ số 103 đến số 113 và từ tháng 3-1926 đến tháng 1-1927).
- Nam phong cũng gây ra nhiều cuộc bút chiến khiến văn đàn thêm sinh khí như bút chiến với Ngô Đức Kế, Phan Khôi và Huỳnh Thúc Kháng.
- Nam phong có công lao đáng kể trong việc bảo vệ quốc túy (thi ca, phong tục...)
Về thơ ca thì Nam phong phong phú hơn Đông dương nhiều như nhận định của Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại: “Một điều ta thấy khác Đông dương tạp chí là Nam Phong tạp chí rất chú trọng về thơ. Đông dương tạp chí trừ mấy số đầu đăng mấy bài thơ của Yên đổ, về sau không đăng một bài văn vần nào cả. Ngay Tản Đà lúc viết cho Đông dương tạp chí cũng chỉ luận về ‘ăn ngon’ hay chỉ bàn về ‘thằng người ngây cỡi con ngựa hay’ thôi. Trái lại, Nam Phong tạp chí đăng rất nhiều thơ cổ và thơ kim, gây nên phong trào thơ trong xã hội ta lúc bấy giờ, và chỉ có trong vài năm sau, Nam phong đã có mấy tay bỉnh bút xuất sắc về thơ như Đông Hồ, Tương Phố.
Nếu so sánh hai nhóm biên tập, ai cũng phải nhận nhóm Nam phong tạp chí đầy đủ hơn nhóm Đông dương tạp chí, điều đó cũng nhờ ở cả thời gian, vì về khoa kinh nghiệm chỉ ông thầy thời gian là có thể dạy cho người ta một cách chu đáo”.
Để kết luận về vai trò của các tờ báo hàng đầu tiền bán thế kỷ XX, ta có thể mượn nhận xét của Giáo sư Nghiêm Toản trong Việt nam văn học sử trích yếu, khi ông đề cập tới lợi ích cho độc giả bậc trung thời tiền chiến khi đọc Đông Dương và Nam phong:
“Ngày nay, một thanh niên không biết chữ Pháp, chữ Nho, sau khi đỗ sơ học, rời khỏi nhà trường chỉ đọc lại Đông dương và Nam phong, cũng có thể tự mở mang trí thức lấy cho mình và thâu thái đôi chút kiến văn, xứng đáng ở hạng người trung bình trong xã hội”.
Hoàng Yên Lưu