Nhân Vật
Năm điều cần biết về Thượng tướng 70 tuổi họ Phạm của TQ ( Điều 6: Trước giờ chỉ xem VN là nô lệ )
bbc.com
Chuyến thăm bị rút ngắn của tướng ba sao Phạm Trường Long (Fan Changlong 范长龙) sang Hà Nội hôm 18/06/2016 tiếp tục là đề tài bình luận của báo chí khu vực.
BBC Tiếng Việt giới thiệu năm điều nổi bật về Thượng tướng 70 tuổi, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, cơ quan kiểm soát các lực lượng vũ trang của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
1. Tuổi đã cao vẫn thăng chức
Năm 2012, trước kỳ Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 12, ông Phạm Trường Long khi đó đã vào tuổi 65 mới là Tư lệnh Quân khu Tế Nam.
Tuy thế, cơ hội lên nhanh chóng của ông đã được một số nhà bình luận Trung Quốc nêu ra vào tháng 10 năm đó.
Dù chưa từng là ủy viên Quân ủy Trung ương, ông đã vào thẳng Bộ Chính trị và được phong vượt hai cấp, trở thành một trong ba Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương.
Bàn tròn BBC về Tướng Phạm Trường Long
Trung Quốc nói gì về ‘hủy giao lưu quốc phòng Trung-Việt’?
Giàn khoan khổng lồ 'Lam Kình' còn to hơn HD-981
Tướng Phạm Trường Long: 'Đảo ở Nam Hải là của TQ'
Xuất thân từ bộ binh nhưng sau tốt nghiệp Học viện Quân sự Pháo binh, ông cũng từng giữ các chức vụ trong quân khu ở Thẩm Dương trước khi về Tế Nam.
Năm 2008, sau khi xảy ra trận động đất Tứ Xuyên, ông là một trong những tướng lĩnh đầu tiên xuất hiện tại hiện trường và đã trực tiếp điều động hàng nghìn quân từ Tế Nam đến cứu trợ nạn nhân thiên tai.
Điều này đã có tác động tích cực rất lớn đến hình ảnh của quân đội Trung Quốc trong con mắt dư luận.
Các mạng xã hội Trung Quốc phê phán quan chức Tứ Xuyên, nhất là cán bộ ngành xây dựng sau vụ một trường học xây ẩu bị sụp vì động đất, vùi chết nhiều học sinh, nhưng ca ngợi quân đội đã cứu dân.
2. Ngoại giao quân sự
Quốc tế biết đến ông Phạm Trường Long như nhân vật hàng đầu về ngoại giao quân sự của Trung Quốc.
Vì Trung Quốc không còn phong đại tướng, ông Phạm là người có quân hàm và chức vụ Đảng cao nhất để tiếp các khách quốc tế.
Về độ gần cận với Chủ tịch Tập Cận Bình, Tướng Phạm có vị trí tương ứng với Cố vấn an ninh quốc gia ở Hoa Kỳ, và đã đón bà Susan Rice, người giữ chức vụ đó của Mỹ sang thăm Bắc Kinh tháng 9/2014.
Trong các cuộc gặp bộ trưởng quốc phòng nước khác, báo chí Trung Quốc gọi ông Phạm là "người tương nhiệm" (counterpart), coi như có quyền như bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc.
Nhưng với quy định của Trung Quốc, ông Phạm Trường Long còn có chức vụ cao hơn Bộ trưởng Quốc phòng Thường Vạn Toàn, người không phải là Ủy viên Bộ Chính trị.
Ông Phạm cũng đã thăm Thuỵ Sĩ, Pakistan và các nước Đông Nam Á để hội đàm về an ninh và quân sự.
Chuyến công tác của ông đến Hà Nội "bị rút ngắn" hoặc có ý kiến nói là "bị mời về" vẫn được dư luận quan tâm.
3. Sẵn sàng tỏ thái độ
Tướng họ Phạm nổi tiếng là người sẵn sàng nói thẳng với khách, kể cả khách Hoa Kỳ về các vấn đề Trung Quốc cho là quan trọng.
Hồi tháng 4/2014, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel đã "nhận gáo nước lạnh" từ chính Tướng Phạm Trường Long khi sang thăm Bắc Kinh.
Tướng Phạm 'về sớm, hủy giao lưu Trung-Việt?'
Báo Trung Quốc: Việt Nam 'chọn bạn mà chơi'
Hoa Kỳ sẽ chung sống với Trung Quốc ‘40 năm nữa’
Trước khi đến, ông Hagel đã nói "không nước nào có thể tự ý đi khắp thế giới rồi sửa lại biên giới, vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các nước khác bằng vũ lực, áp chế và đe dọa, dù cho đó là chuyện mấy hòn đảo nhỏ ở Thái Bình Dương hay chuyện các quốc gia lớn tại châu Âu".
Trong lúc gặp ông Hagel, Tướng Phạm nói "nhân dân Trung Quốc gồm cả tôi, rất bất bình với những lời lẽ như vậy của ngài".
Tuy thế, chuyến thăm của ông Hagel cũng đạt được đồng thuận 7 điểm với Tướng Phạm, chủ yếu để hai bên Mỹ-Trung thông báo cho nhau về các hoạt động quân sự quan trọng.
4. Được tin cậy và 'nói theo lãnh tụ'
Là người báo cáo trực tiếp lên Chủ tịch Đảng kiêm Chủ tịch nước Tập Cận Bình, ông Phạm có quyền lực lớn.
Năm 2014, ông được ông Tập Cận Bình giao nhiệm vụ chủ trì một nhóm nghiên cứu chiến lược để cải tổ các lực lượng vũ trang Trung Quốc, chuyển trọng tâm từ bộ binh sang tên lửa, hỏa tiễn, hải quân và không quân tầm xa.
Các phát biểu của ông Phạm cũng phản ánh sự thay đổi thái độ của Trung Quốc không còn còn muốn ẩn mình, tránh phô trương sức mạnh theo nguyên tắc 'thao quang dưỡng hối' của Đặng Tiểu Bình.
Từ thời của ông Tập Cận Bình, Trung Quốc bộc lộ quyết tâm đại cường và ông Phạm thể hiện điều đó qua nhiều phát biểu và gần nhất là tại Hà Nội.
Bình luận hồi 2014 về sự kiện ông Phạm "nói cứng" với Bộ trưởng Mỹ Chuck Hagel, Dingding Chen viết trên trang The Diplomat rằng thái độ cá nhân của Chủ tịch Tập đã ảnh hưởng đến phát ngôn của tướng lĩnh Trung Quốc.
"Với ông Tập nay là lãnh đạo có quyền lực cao nhất, phong cách của ông ta có thể đã ảnh hưởng đến Quân Giải phóng và các tướng Trung Quốc."
5. Từ miền Bắc giá lạnh ra hải đảo
Sinh năm 1947 ở Liêu Ninh, ông Phạm nhập ngũ và vào Đảng Cộng sản năm 1969 để phục vụ tại Quân khu Thẩm Dương ở vùng Bắc Trung Quốc.
Lên làm sỹ quan, ông từng viết bài về cuộc chiến Trung - Xô và tranh chấp sông Ussuri River.
Bài học ông Phạm rút ra là "quân nhân phải hy sinh cho tổ quốc vì thân thể họ, một khi đã vào quân đội, không còn của riêng họ nữa".
Vai trò của ông Phạm cũng tăng dần với xu hướng vươn ra các đảo và biển nước xanh của Trung Quốc.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Năm điều cần biết về Thượng tướng 70 tuổi họ Phạm của TQ ( Điều 6: Trước giờ chỉ xem VN là nô lệ )
bbc.com
Chuyến thăm bị rút ngắn của tướng ba sao Phạm Trường Long (Fan Changlong 范长龙) sang Hà Nội hôm 18/06/2016 tiếp tục là đề tài bình luận của báo chí khu vực.
BBC Tiếng Việt giới thiệu năm điều nổi bật về Thượng tướng 70 tuổi, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, cơ quan kiểm soát các lực lượng vũ trang của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
1. Tuổi đã cao vẫn thăng chức
Năm 2012, trước kỳ Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 12, ông Phạm Trường Long khi đó đã vào tuổi 65 mới là Tư lệnh Quân khu Tế Nam.
Tuy thế, cơ hội lên nhanh chóng của ông đã được một số nhà bình luận Trung Quốc nêu ra vào tháng 10 năm đó.
Dù chưa từng là ủy viên Quân ủy Trung ương, ông đã vào thẳng Bộ Chính trị và được phong vượt hai cấp, trở thành một trong ba Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương.
Bàn tròn BBC về Tướng Phạm Trường Long
Trung Quốc nói gì về ‘hủy giao lưu quốc phòng Trung-Việt’?
Giàn khoan khổng lồ 'Lam Kình' còn to hơn HD-981
Tướng Phạm Trường Long: 'Đảo ở Nam Hải là của TQ'
Xuất thân từ bộ binh nhưng sau tốt nghiệp Học viện Quân sự Pháo binh, ông cũng từng giữ các chức vụ trong quân khu ở Thẩm Dương trước khi về Tế Nam.
Năm 2008, sau khi xảy ra trận động đất Tứ Xuyên, ông là một trong những tướng lĩnh đầu tiên xuất hiện tại hiện trường và đã trực tiếp điều động hàng nghìn quân từ Tế Nam đến cứu trợ nạn nhân thiên tai.
Điều này đã có tác động tích cực rất lớn đến hình ảnh của quân đội Trung Quốc trong con mắt dư luận.
Các mạng xã hội Trung Quốc phê phán quan chức Tứ Xuyên, nhất là cán bộ ngành xây dựng sau vụ một trường học xây ẩu bị sụp vì động đất, vùi chết nhiều học sinh, nhưng ca ngợi quân đội đã cứu dân.
2. Ngoại giao quân sự
Quốc tế biết đến ông Phạm Trường Long như nhân vật hàng đầu về ngoại giao quân sự của Trung Quốc.
Vì Trung Quốc không còn phong đại tướng, ông Phạm là người có quân hàm và chức vụ Đảng cao nhất để tiếp các khách quốc tế.
Về độ gần cận với Chủ tịch Tập Cận Bình, Tướng Phạm có vị trí tương ứng với Cố vấn an ninh quốc gia ở Hoa Kỳ, và đã đón bà Susan Rice, người giữ chức vụ đó của Mỹ sang thăm Bắc Kinh tháng 9/2014.
Trong các cuộc gặp bộ trưởng quốc phòng nước khác, báo chí Trung Quốc gọi ông Phạm là "người tương nhiệm" (counterpart), coi như có quyền như bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc.
Nhưng với quy định của Trung Quốc, ông Phạm Trường Long còn có chức vụ cao hơn Bộ trưởng Quốc phòng Thường Vạn Toàn, người không phải là Ủy viên Bộ Chính trị.
Ông Phạm cũng đã thăm Thuỵ Sĩ, Pakistan và các nước Đông Nam Á để hội đàm về an ninh và quân sự.
Chuyến công tác của ông đến Hà Nội "bị rút ngắn" hoặc có ý kiến nói là "bị mời về" vẫn được dư luận quan tâm.
3. Sẵn sàng tỏ thái độ
Tướng họ Phạm nổi tiếng là người sẵn sàng nói thẳng với khách, kể cả khách Hoa Kỳ về các vấn đề Trung Quốc cho là quan trọng.
Hồi tháng 4/2014, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel đã "nhận gáo nước lạnh" từ chính Tướng Phạm Trường Long khi sang thăm Bắc Kinh.
Tướng Phạm 'về sớm, hủy giao lưu Trung-Việt?'
Báo Trung Quốc: Việt Nam 'chọn bạn mà chơi'
Hoa Kỳ sẽ chung sống với Trung Quốc ‘40 năm nữa’
Trước khi đến, ông Hagel đã nói "không nước nào có thể tự ý đi khắp thế giới rồi sửa lại biên giới, vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các nước khác bằng vũ lực, áp chế và đe dọa, dù cho đó là chuyện mấy hòn đảo nhỏ ở Thái Bình Dương hay chuyện các quốc gia lớn tại châu Âu".
Trong lúc gặp ông Hagel, Tướng Phạm nói "nhân dân Trung Quốc gồm cả tôi, rất bất bình với những lời lẽ như vậy của ngài".
Tuy thế, chuyến thăm của ông Hagel cũng đạt được đồng thuận 7 điểm với Tướng Phạm, chủ yếu để hai bên Mỹ-Trung thông báo cho nhau về các hoạt động quân sự quan trọng.
4. Được tin cậy và 'nói theo lãnh tụ'
Là người báo cáo trực tiếp lên Chủ tịch Đảng kiêm Chủ tịch nước Tập Cận Bình, ông Phạm có quyền lực lớn.
Năm 2014, ông được ông Tập Cận Bình giao nhiệm vụ chủ trì một nhóm nghiên cứu chiến lược để cải tổ các lực lượng vũ trang Trung Quốc, chuyển trọng tâm từ bộ binh sang tên lửa, hỏa tiễn, hải quân và không quân tầm xa.
Các phát biểu của ông Phạm cũng phản ánh sự thay đổi thái độ của Trung Quốc không còn còn muốn ẩn mình, tránh phô trương sức mạnh theo nguyên tắc 'thao quang dưỡng hối' của Đặng Tiểu Bình.
Từ thời của ông Tập Cận Bình, Trung Quốc bộc lộ quyết tâm đại cường và ông Phạm thể hiện điều đó qua nhiều phát biểu và gần nhất là tại Hà Nội.
Bình luận hồi 2014 về sự kiện ông Phạm "nói cứng" với Bộ trưởng Mỹ Chuck Hagel, Dingding Chen viết trên trang The Diplomat rằng thái độ cá nhân của Chủ tịch Tập đã ảnh hưởng đến phát ngôn của tướng lĩnh Trung Quốc.
"Với ông Tập nay là lãnh đạo có quyền lực cao nhất, phong cách của ông ta có thể đã ảnh hưởng đến Quân Giải phóng và các tướng Trung Quốc."
5. Từ miền Bắc giá lạnh ra hải đảo
Sinh năm 1947 ở Liêu Ninh, ông Phạm nhập ngũ và vào Đảng Cộng sản năm 1969 để phục vụ tại Quân khu Thẩm Dương ở vùng Bắc Trung Quốc.
Lên làm sỹ quan, ông từng viết bài về cuộc chiến Trung - Xô và tranh chấp sông Ussuri River.
Bài học ông Phạm rút ra là "quân nhân phải hy sinh cho tổ quốc vì thân thể họ, một khi đã vào quân đội, không còn của riêng họ nữa".
Vai trò của ông Phạm cũng tăng dần với xu hướng vươn ra các đảo và biển nước xanh của Trung Quốc.