Nhân Vật

Năm ngày hấp hối của Stalin (1 + 2 ) .

Nhân kỷ niệm 60 năm ngày mất của Stalin (05/03/1953), xin giới thiệu với bạn đọc bài viết của Thierry Lentz, giám đốc Quỹ Napoléon trong tập sách

Năm ngày hấp hối của Stalin (1)  

 

 

LND: Nhân kỷ niệm 60 năm ngày mất của Stalin (05/03/1953), xin giới thiệu với bạn đọc bài viết của Thierry Lentz, giám đốc Quỹ Napoléon trong tập sách “Những ngày cuối cùng của các nhà độc tài” do nhà sử học tên tuổi Diane Ducret và nhà báo Emmanuel Hecht của tuần báo L’Express chủ biên, xuất bản tại Paris tháng 10/2012. Bài viết mang tựa đề “Chiếc trường kỷ của quỷ sứ - Năm ngày hấp hối của Joseph Stalin”.

 

Độc đoán, tàn bạo và xảo quyệt, nhà độc tài của đất nước xô-viết chết đi trong cô độc, như ông ta đã sống. Đây là sự trả thù của số phận cho những tội ác khủng khiếp mà ông ta đã gây ra.

Stalin luôn đi ngủ rất muộn, và không có ai dám đánh thức ông dậy trước khi chính ông ta quyết định là ngủ như thế đã no nê. Từ các vệ sĩ, những người giúp việc cho đến quản gia, không ai có quyền bước vào phòng nếu không được gọi. Ông thường ngủ đến tận 10 hay 11 giờ sáng. Cũng như tất cả những gì liên quan đến ông ta, giấc ngủ của đồng chí Stalin là bất khả xâm phạm.



Ở tuổi 73, vojd (người hướng đạo, lãnh tụ) vẫn làm việc 15 đến 16 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Là Tổng bí thư đảng và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, ông lãnh đạo Liên bang Xô viết với bàn tay sắt, trong không khí thanh trừng thường trực. Ông nắm mọi thứ, muốn biết tất cả, đọc và ghi chú một lượng báo cáo khổng lồ, dự vô số cuộc họp, thảo ra các thông cáo, chỉnh sửa các bài báo, viết lại các sách về lịch sử và tiếp tục soạn thảo các lý luận chính trị. Stalin chỉ đạo cách xử sự, những quyết định của các đại sứ cũng như lãnh đạo các đảng anh em, và những ai không chịu nghe lời “tư vấn” của ông thì hãy coi chừng!

Tổng bí thư Tiệp Khắc Rudolf Slansky và hai người phó của ông đã bị treo cổ trước đó vài tháng vì đã quên điều ấy. Một chiến dịch tương tự cũng diễn ra ở Ba Lan, nhắm vào các phụ tá người Do Thái của Tổng bí thư Boleslaw Bierut. Xa hơn về phương Nam, những tay bắn tỉa của Stalin chuẩn bị ám sát Thống chế Tito, nhà lãnh đạo Nam Tư dám vùng vẫy để thoát khỏi vòng ảnh hưởng của Matxcơva.

Giữa bấy nhiêu âu lo và “dự án”, trong cái đế quốc mênh mông và bấy nhiêu nhiệm vụ, đôi khi Stalin cũng dành chút thì giờ cho những vấn đề nhỏ nhặt. Có khi chính tay ông viết thư trả lời cho một nhà giáo bất mãn với cấp trên, hay một công nhân đang cần một lời khuyên.

Theo thói quen thời trẻ và chủ trương đạm bạc của chính quyền bôn-sê-vích, dù tự cho phép mình nhận vô số danh hiệu và huy chương, mang chức vụ Thống chế và sự tôn sùng lãnh tụ tột đỉnh, Stalin vẫn ăn mặc rất giản dị, với những bộ quần áo đơn sơ, chiếc nón kết cũ và đôi giày bốt đã sờn. Đôi khi ông mặc nguyên quần áo, ngủ quên suốt đêm trên chiếc ghế sofa. Tuy vậy ông không hề từ chối các nghi thức và đội ngũ cận vệ hùng hậu. Bởi vì đồng chí Stalin mắc bệnh hoang tưởng. Ông rất sợ hãi cái chết.

Ngay cả trong hành lang điện Kremli, ông ta chỉ di chuyển khi có cả một đội ngũ cận vệ đi phía trước và phía sau hộ vệ. Khi đi ra ngoài, ông sử dụng ba chiếc xe hơi, trong đó có hai chiếc nhằm đánh lạc hướng. Chỉ có những đầu bếp trung thành mới được nấu ăn cho ông, và các chai rượu đặt trên bàn phải còn nguyên nắp. Văn phòng của ông trong dinh thự chính phủ được coi như nhà ở thực thụ, một datcha (nhà nghỉ) rộng mênh mông và tiện nghi ở Kountsevo là những ngôi đền thánh được giám sát chặt chẽ, được bảo vệ bởi những cận vệ đã qua chọn lựa gắt gao, và chỉ nhận lệnh trực tiếp từ Stalin.

Nếu vào cuối ngày Stalin muốn giải trí một chút ở nhà hát Bolchoi hay trong phòng chiếu phim của điện Kremli, thì luôn có những người tâm đầu ý hợp trong chính phủ đi kèm. Bây giờ là Beria, Malenkov, Khrouchtchev và Boulganine, sau khi đã xa rời Molotov, Mikoian hay Kaganovitch. Nhóm này tạo thành một thứ “Bộ Chính trị cơ động”, sau khi những phiên họp toàn thể của Bộ Chính trị - thường gồm khoảng hai chục thành viên - ngày càng thưa thớt dần.

Trong một "datcha" trước đây của Stalin
Những buổi tối như thế nhất thiết phải kết thúc tại Kountsevo, cách điện Kremli nửa tiếng đồng hồ. Từ đầu Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, lãnh tụ hiếm khi ăn tối và ngủ ở nơi nào khác, trừ những lúc đi nghỉ ở Sotchi. Về khuya, khi các vị khách đã quay về Matx cơva, Stalin nghỉ ngơi đôi khi ở một trong những căn phòng của mình, đôi khi trên chiếc ghế dài ở một trong những phòng khách.

Tối thứ Bảy 28/02/1953, hoạt cảnh bất di bất dịch ấy lại tái diễn. Suốt cả ngày tại datcha, Stalin đọc các báo cáo, nói chuyện với các cận vệ, đi dạo trong khu vườn tuyết phủ rồi thư giãn bằng cách tắm hơi.

Nổi tiếng là người lực lưỡng và dẻo dai, thực ra các mạch máu ông đã lão hóa và bắt đầu cảm nhận được hậu quả. Tất cả những người thân cận ghi nhận là ông bỗng già hẳn đi từ khi chiến tranh chấm dứt. Tuy nhiên ít ai biết được là Stalin đôi khi ngất xỉu vì lao lực, ông bị thấp khớp và trầm trọng hơn là một chứng bệnh ở não đã ảnh hưởng đến tính tình của ông (vốn ngày càng tồi tệ hơn), gây ra những giây phút lú lẫn. Việc chẩn đoán này và lời khuyên của các bác sĩ là nên nghỉ ngơi, đã gây một tác động bất ngờ nơi vị lãnh tụ già nua: các y bác sĩ giờ đây bị nằm trong tầm ngắm của Stalin.

Vào cuối buổi chiều, Stalin đến điện Kremli và gặp bốn đồng chí quen thuộc, trong đó có thêm Thống chế Vorochilov - một trong số hiếm hoi những lãnh đạo quân đội còn được ông ưu ái, chứ không dám nói là cảm tình. Một cuộc họp khoảng hai mươi người chấm dứt hoạt động chuyên môn trong ngày. Sau đó sáu lãnh đạo cao cấp xem phim: Stalin tự cho là một chuyên gia về nghệ thuật thứ bảy, và ưa thích một bộ phim mà mọi người buộc phải khen ngợi.

Vào khoảng 23 giờ, Vorochilov trở về nhà trong khi những người khác đi đến Kountsevo, nơi một bữa ăn tối tuyệt vời với rượu vang ngon từ Gruzia đang chờ đợi họ.

Danh sách 346 "kẻ thù của nhân dân" bị Stalin ký lệnh hành quyết năm  1940.
Như thường lệ, đó là một buổi tối nghiêm túc và vui nhộn. Vị “Sa hoàng đỏ” muốn có không khí vui tươi trong nhà, cho dù lúc đó có những ưu tư gì đi nữa. Người ta đề cập một ít về kinh tế, và nhiều hơn một tí về chiến tranh Triều Tiên. Nhưng chủ đề chính, giống như nhiều tuần qua, là một “âm mưu phản loạn” mới mà thủ lãnh không ngần ngại đấu tranh một cách cố chấp, hiệu quả như thói quen xưa nay. Một vụ thanh trừng mới đã được lên kế hoạch.

Lần này, “vụ mưu phản” được cho là một băng nhóm bác sĩ cầm đầu – nhóm “phản động” này là cánh tay vũ trang của “bọn vận động hậu trường quốc tế người Do Thái” được Hoa Kỳ giật dây. Và vì Stalin chưa bao giờ hà tiện về danh sách “bọn nổi dậy”, “kẻ phản bội” và những “con chó dại” khác mà việc trừ khử theo ông ta là cần thiết, số phận tệ hại nhất đang chờ đợi những nghi can chủ chốt. Tuy họ đều xuất thân từ những gia đình xô-viết gương mẫu, nhưng có thể những “kẻ giật dây” người Mỹ gốc Do Thái đã thuyết phục được họ trở mặt, đầu độc những nhân vật ưu tú của cuộc cách mạng – mà theo điệp khúc của chính quyền thì đang trên đường chiến thắng.

Sau những vụ bắt giữ và hỏi cung đầu tiên, người ta chuẩn bị một phiên tòa công khai mới mà ai cũng biết sẽ diễn ra như thế nào. Các “thủ phạm” sẽ thú tội trước mặt mọi người, tiếp theo là màn luận tội mà các bị can đều xin được tha thứ. Và để trả giá cho tội lỗi: một viên đạn bắn vào ót đối với kẻ cầm đầu, lao động khổ sai cho những tên hạng hai, vợ con, anh em ruột, anh chị em họ và bạn bè của họ. Thống chế kiêm Tổng tư lệnh quân đội Boulganine phải chuẩn bị đưa đi đày hàng loạt người…và có thể đưa một phần lớn người Do Thái ở Liên Xô đi Kazachzstan, Uzbekistan hay đối với những người “nguy hiểm” nhất, tống đi Xibêri.

Người ta nêu ra kế hoạch này vào đêm 28/02 rạng 01/03/1953 hôm ấy, với ly rượu trên tay. Đối với bốn khách mời của Stalin, chủ đề khá là tế nhị. Họ phản đối chương trình trên không phải vì nhân đạo, mà vì lo sợ chính mình sẽ bị thất sủng. Thường là đồng lõa, họ thừa biết động cơ những vụ thanh trừng của Stalin: luôn nhằm trừ khử - theo nghĩa đen - những người bị lãnh tụ cho là kẻ cạnh tranh với mình.

Molotov và Stalin 
Beria và Khrouchthchev rất có thể sẽ trở thành các nạn nhân liên đới của vụ “áo choàng trắng”, theo chân Molotov - vợ ông này đã bị tra tấn trong một căn hầm ở Loubianka. Đương nhiên là đêm đó cũng như những đêm khác, họ không dám nói trái ý ông chủ. Thời kỳ các hội nghị Bộ Chính trị trong đó người ta có thể nói tương đối khác ý Stalin, đã qua lâu rồi. Từ nay, thậm chí họ còn không dám phiêu lưu ngay cả trong những cuộc chè chén hàng ngày ở Kountsevo - mà các khách mời biết rất rõ là lãnh tụ thường thay rượu vodka trong ly mình bằng nước lã, để có thể đánh giá ngôn từ của các người khách.

Vào khoảng 4 giờ sáng, Stalin tiễn chân các khách mời đến tận những chiếc Limousine của họ. Ông ta nhìn họ khuất dần, rồi trở về căn phòng ấm cúng, cho các cận vệ đi nghỉ, rồi thả người trên chiếc ghế sofa trong phòng ăn. Người ta đóng cửa lại. Ánh sáng trong ngôi nhà nghỉ lần lượt được tắt đi.

Mặt trời đã lên cao vào sáng ngày 01/03, nhưng datcha vẫn chìm trong im lặng. Các cận vệ chờ đợi được gọi vào. Thời gian trôi qua, nhưng không ai lo lắng cả. Lãnh tụ có thể đã thức dậy làm việc trong đêm, hoặc đang tập trung vào mớ hồ sơ. Ông có đầy đủ đồ ăn thức uống trong phòng. Có thể là ông không muốn ai làm phiền.

Tuy vậy đến chiều, tâm trạng lo ngại mơ hồ có thể cảm thấy  nơi những cận vệ và phía người quản gia. Bất chợt vào khoảng 18 giờ, các nhân viên nhận thấy một chiếc đèn ngủ trong phòng ăn vừa được bật sáng. Họ sẵn sàng chờ đợi nhận lệnh. Nhưng mệnh lệnh vẫn chưa hề được ban ra.

Khoảng 22 giờ, một chiếc xe hơi của điện Kremli mang đến các thư từ và hồ sơ. Trưởng đội cận vệ trực hôm ấy, Lozgatchev, vẫn còn do dự nhưng rốt cuộc quyết định bước vào gian phòng ăn nhỏ. Khi cánh cửa được dè dặt mở ra (lãnh tụ rất ghét bị trông thấy đang mặc đồ lót), anh hiểu vì sao đã không được triệu đến trong ngày: Stalin nằm dài trên thảm trải sàn, mặc chiếc áo lót mình, còn chiếc quần pyjama thì ướt đẫm nước tiểu. Lozgatchev vội chạy đến và nhận ra Stalin vẫn còn sống, nhưng không nói được nữa. Đại tá Starotsine và quản gia Boutouzova được vời đến. Người ta đưa bệnh nhân lên chiếc ghế sofa, rồi chuyển sang một chiếc ghế dài khác trong phòng ăn lớn, thoáng khí hơn.

Chúng ta đang ở Liên Xô vào thời kỳ Stalin. Ngay cả trong thời điểm khẩn cấp như vậy, không có vấn đề đưa ra ý kiến cá nhân, ngay cả để làm những gì mà tất cả những người bình thường phải làm trong trường hợp tương tự.
 


Đó là lý do vì sao thay vì gọi một bác sĩ – một việc có thể gây hậu quả xấu trong thời điểm bị cho là có vụ âm mưu phản loạn “áo choàng trắng” – trước tiên Lozgatchev gọi điện thoại cho thủ trưởng trực tiếp là người đứng đầu ngành an ninh quốc gia (MGB), Ignatiev. Ông này cũng tỏ ra thận trọng: trong khi Starotchine gọi điện cho Beria và Malenkov, bản thân Ignatiev muốn núp bóng Krouchtchev. Đến lượt Malenkov và Krouchtchev liên lạc với Boulganine. Cả ba muốn đá trái banh qua Beria, nhưng không gọi được cho ông này – có thể ông ta đang ở bên một trong những cô bồ nhí. Cuối cùng, đến một tiếng đồng hồ sau đó Beria mới ra lệnh: đừng làm gì cả trước khi ông ta đến Kountsevo.

 

Năm ngày hấp hối của Stalin (2)

 
Hoa được đặt trước căn nhà nơi Stalin sinh ra ở Gori ngày 05/03/2013.


Đến ba giờ sáng, tức hơn 20 tiếng đồng hồ sau khi Stalin bị tai biến, Beria và Malenkov mới đến nơi. Ông ta có vẻ như đang ngủ, những tiếng thở dốc của ông có thể bị lầm tưởng là tiếng ngáy. Đến nỗi Beria ngỡ (hay làm ra vẻ như thế) là người ta đã quấy nhiễu ông ta vô ích. Beria quát mắng các cận vệ đang nài nỉ gọi bác sĩ…và bỏ đi, với Malenkov vạm vỡ luôn theo chân.

Có thể Beria đã hiểu rằng chúa tể của Liên bang Xô Viết sẽ không qua khỏi nếu không được chạy chữa. Nhưng nếu không cố gắng cứu chữa cho Stalin thì vẫn hơn. Quyền lực đang bỏ trống, và tốt nhất nên nắm lấy. 

Trong những ngày tiếp theo, Beria và ba ủy viên “Bộ Chính trị cơ động”  tranh luận gay gắt để phân chia quyền hành, củng cố vị trí mình và giữ cho các đối thủ tiềm năng phải đứng ngoài cuộc. Do có bốn con cá sấu trong cùng một đầm nước thì cũng đã quá đủ, các cận vệ và người hầu cận ở Kountsevo nhận lệnh không được tiết lộ những gì đã xảy ra…và để cho đồng chí Stalin yên ngủ.



Thế nên Lozgatchev và các vệ sĩ còn lại phải đơn độc bên cạnh ông chủ đang hấp hối. Thêm một ngày nữa trôi qua, mà không có bác sĩ nào được mời đến. Cuối cùng, các nhân viên của MGB và Maria Boutouzova, càng lúc càng lo lắng, cố gắng liên lạc lần nữa với Malenkov. Ông này xiêu lòng, bèn gọi cho Beria và Khrouchtchev, hai người này đùn đẩy sang Bộ trưởng Y tế Tratiakov. Rốt cuộc ông Bộ trưởng cho gởi đến một toán y bác sĩ do giáo sư Loukomski dẫn đầu. Họ đến nơi vào lúc 7 giờ sáng ngày 03/03, tức 48 giờ sau khi Stalin gặp nạn.

Trước sự hiện diện của Bộ tứ, và cả Molotov, Mikoian, Kaganovitch, Vorochilov rồi sau đó là Svetlana cùng với Vassili – con gái và con trai của Stalin – các bác sĩ, run rẩy vì sợ hãi, bắt tay vào công việc. Họ cởi quần áo bệnh nhân, gỡ bộ răng giả ra và chẩn đoán. Nhịp tim và huyết áp thấp, nửa người bên phải bị liệt, nửa người trái bị những cơn co giật. 

Từ lúc đó, tiên lượng tỏ ra bi quan: Stalin bị xuất huyết não trái, nặng cho đến nỗi có thể chắc chắn rằng ông ta không bao giờ còn làm việc được nữa. Các bác sĩ kê toa sulphate magnésium (để rửa) và đặt những con đỉa sau tai trái. Rồi đáng sợ thay, đội ngũ hùng hậu ra đi, để lại một bác sĩ thần kinh, một bác sĩ đa khoa, một nữ y tá. Người bệnh được chỉ định là phải…nghỉ ngơi và ăn kiêng.

Vào cuối ngày, các thành viên Bộ Chính trị trở về điện Kremli. Beria cảm thấy đang mọc cánh và bắt đầu với tay về phía vương trượng của “Sa hoàng đỏ”. Trong buổi chiều, Ban chấp hành Trung ương Đảng, Hội đồng Bộ trưởng và Xô-viết Tối cao họp lại để giải quyết vấn đề người kế vị. Như vậy là có ba trăm người được thông báo về tình hình thực tế. Vị lãnh tụ già nua được giải phóng khỏi nhiệm vụ Tổng bí thư và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Người ta không dám gạch tên Stalin khỏi danh sách các ủy viên Bộ Chính trị. 

Việc điều hành tạm thời được giao cho Malenkov, với Molotov (trở lại một cách huy hoàng), Boulganine và Kaganovitch làm phó. Vị trí người đứng đầu an ninh nội chính của Beria càng vững chắc hơn. Cùng với Malenkov và Khrouchtchev, ông ta còn được giao trách nhiệm « sắp xếp » các giấy tờ của Stalin. 

 

Ba người này lập tức bắt tay vào công việc, mở các rương giấy tờ bí mật nhất và hủy đi tất cả những gì tố cáo họ có tham gia các vụ thanh trừng trong quá khứ và hiện tại. Việc « phi Stalin hóa » như vậy đã bắt đầu ngay từ khi Stalin vẫn còn thở.


 

Nếu kể từ sáng 04/03 các đài phát thanh đã có thể công bố « căn bệnh » của Stalin, thì mức độ báo động đã được tăng lên : từ sáng sớm 05/03 radio loan báo mạng sống của Stalin đang « lâm nguy».

Tại Kountsevo, Stalin dường như vẫn luôn ngủ trên chiếc ghế sofa, đôi khi có mở mắt, phát ra được đôi ba tiếng động nhưng không thể nào trả lời những câu nói được người ta thầm thì bên tai.

 

Liệu có lúc nào đó ông ta cảm nhận được những gì đang diễn ra, giữa hai cuộc họp ở Kremli ? Sau này con gái ông cho biết : « Có lúc ông bỗng mở mắt ra, nhìn bao quát những ai đang đứng xung quanh. Đó là một cái nhìn khủng khiếp, hoảng loạn và giận dữ, chứa đầy nỗi kinh hoàng trước tử thần và khuôn mặt của các thầy thuốc không quen biết bao quanh. Ánh mắt ấy bao trùm lấy chúng tôi trong một chớp mắt. Rồi ông giơ bàn tay trái lên – có thể là ông chỉ cho chúng tôi điều gì đó trên cao, hoặc là ông đe dọa tất cả mọi người. Hành động này khó thể hiểu được ».

 



 
Lời kể của các nhân chứng cũng làm cho Vassili Stalin lo ngại. Là tướng không quân và có tiếng là nghiện rượu, anh ta hoàn toàn mất tự chủ và lên án Bộ tứ đã « sát hại » cha mình. Cần phải nhờ đến sự quyết đoán của Vorochilov và những cử chỉ thân thiện của Krouchtchev để trấn an được anh ta.

Từ sự tuyệt vọng của người con trai không được sủng ái cho đến lời tuyên bố sau đó của một cận vệ tuy - không thấy gì nhưng khoe là biết tất cả, và đơn giản là cái chết của Stalin làm thỏa mãn được nhiều người, nảy sinh giả thiết nhà độc tài bị ám sát. Điều này khó thể chứng minh.

Đương nhiên là người ta lên án Beria, người đã được lãnh tụ giới thiệu với Roosevelt và nói rằng : « Đây là Himmler của chúng tôi ». Nhưng thủ lãnh cơ quan an ninh nội chính, bị Stalin cho giám sát từ nhiều năm, khó thể có khả năng xúi giục một vụ khủng bố, nhất là hoàn toàn không có ảnh hưởng gì lên MGB và các gia nhân ở Kountsevo. Ngay cả nếu ông ta reo lên trước các nhân chứng là : « Tôi đã thắng được ông ấy ! », vẫn không có gì làm căn cứ cho giả thiết nào khác, ngoài trách nhiệm trong việc đã để mặc cho sự việc diễn ra một cách tự nhiên, khi trì hoãn việc cứu cấp bệnh nhân.

Giải phẫu tử thi cho thấy cơn xuất huyết não ồ ạt đã trầm trọng thêm do thể trạng của Stalin : ông ta bị chứng xơ cứng tiểu động mạch não (đã được giữ bí mật trong nhiều năm). Với trình độ khoa học của năm 1953, ông khó thể qua khỏi một cuộc giải phẫu. Trong mọi trường hợp, sự nghiệp chính trị của Stalin như thế đã kết thúc.

Diễu hành nhân kỷ niệm 60 năm ngày mất của Stalin, 05/03/2013.
Vào buổi sáng 05/03/1953, Stalin dần bước vào cõi u minh : buồn nôn, khó thở, ói ra máu, trụy tim mạch liên tục, biến chứng ở tim và ngộp thở. Chính là trước một cử tọa đông đảo – gia đình, các nhà quý tộc đỏ, các nhân viên MGB, gia nhân và y bác sĩ, mà người « cha già dân tộc » rốt cuộc đã chịu trút hơi thở cuối cùng.

Lúc đó là 9 giờ 50 phút. Các đồng chí và các con ông hôn lên khuôn mặt đã tím ngắt. Beria quỳ xuống để hôn lên tay Stalin.

Thế giới biết tin về cái chết của Stalin vào sáng hôm sau. Làn sóng xúc cảm, những tiếng kêu khóc vật vã, những lời tán tụng mà cái tin ấy gây nên, ngày nay khó thể hiểu nổi.

Tại Pháp, Hạ viện dành một phút mặc niệm. Jacques Duclos, Quyền Tổng bí thư đảng Cộng sản Pháp kêu gọi các nhà máy ngưng hoạt động, tập hợp tại Vélodrome d’hiver nhằm « để tang » ! Tờ Le Monde bình luận trang trọng về « Cái chết của Thống chế Stalin », trong khi tựa chính của tờ báo cộng sản L’Humanité dài đến ba dòng nói về « CÁI TANG CỦA TẤT CẢ CÁC DÂN TỘC khi tưởng niệm đã biểu lộ tình cảm sâu sắc ĐỐI VỚI STALIN VĨ ĐẠI ». Vài hôm sau, trang nhất của tạp chí Văn chương Pháp đăng chân dung của người quá cố do Picasso vẽ, tạo ra một cuộc tranh cãi dữ dội và giám đốc tạp chí là Louis Aragon phải xấu hổ tự kiểm điểm.

Tại Liên Xô, nếu chỉ nói là sững sờ và đau buồn bao phủ lên 200 triệu con người từ nay bị mất đi lãnh tụ, thì hãy còn quá nhẹ. Sự xúc động còn có thể cảm thấy ở các gulắc, không chỉ vì cái tin này gợi lên hy vọng nơi những người tù. Hàng chục ngàn người khóc sướt mướt diễu qua trước cái xác ướp đặt tại đại sảnh của trụ sở các nghiệp đoàn ở Matxcơva, nơi từng diễn ra các phiên xử quan trọng.

Ngày 09/03, sau vụ chen lấn hỗn loạn trên đường phố gây ra hàng trăm nạn nhân, xác của Joseph Stalin được trọng thể đưa đến nơi an nghỉ cuối cùng : lăng mộ tại Quảng trường đỏ. Ông ta được đặt cạnh Lênin – từ hơn ba chục năm qua Stalin vẫn được xem là « người nối nghiệp thiên tài của Lênin. Hệ thống tuyên truyền xô-viết loan báo hôm ấy có 5 triệu người khóc lóc tiễn đưa Stalin trên các đường phố. Con số được thổi phồng này tuy vậy không làm giảm đi sự long trọng của đám đông tham dự tang lễ.

Vào tháng 3/1953, hiếm ai biết được hay thậm chí nghi ngờ về mặt trái các tác phẩm của Stalin. Ông ta đã để lại phía sau nhiều máu và nước mắt nhất trong lịch sử. Không kể Đệ nhị Thế chiến, Stalin đã làm cho ít nhất 20 triệu người chết do bị lưu đày, thanh trừng, ám sát cá nhân hay tàn sát tập thể, nạn đói. Những người chân thành khóc thương « người hướng đạo », « cha già dân tộc », « người bạn lớn nhất của trẻ em », « người mạnh nhất và sáng suốt nhất » chỉ thấy nơi ông ta người lãnh đạo một cuộc cách mạng đã đưa nước Nga ra khỏi thời Trung cổ, và thắng được phát-xít với một cái giá bằng máu chóng mặt.

Chiếc khăn voan che đậy những tội ác của « con quỷ đỏ » chỉ được vén lên từ từ. Nhưng cho dù nhiều tù nhân được trả tự do (trong đó có các chiếc « áo choàng trắng »), việc trừ khử Beria một cách thô bạo (tháng 12/1953), báo cáo của Khrouchtchev (tháng 2/1956), sự trình diễn ngắn ngủi của một chủ nghĩa bôn-sê-vich cởi mở và việc đưa xác ướp ra khỏi lăng (ngày 31/10/1961), Liên Xô và nước Nga vẫn chưa chấm dứt được với Joseph Stalin.

http://thuymyrfi.blogspot.fr/2013/03/nam-ngay-hap-hoi-cua-stalin-1.html

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Năm ngày hấp hối của Stalin (1 + 2 ) .

Nhân kỷ niệm 60 năm ngày mất của Stalin (05/03/1953), xin giới thiệu với bạn đọc bài viết của Thierry Lentz, giám đốc Quỹ Napoléon trong tập sách

Năm ngày hấp hối của Stalin (1)  

 

 

LND: Nhân kỷ niệm 60 năm ngày mất của Stalin (05/03/1953), xin giới thiệu với bạn đọc bài viết của Thierry Lentz, giám đốc Quỹ Napoléon trong tập sách “Những ngày cuối cùng của các nhà độc tài” do nhà sử học tên tuổi Diane Ducret và nhà báo Emmanuel Hecht của tuần báo L’Express chủ biên, xuất bản tại Paris tháng 10/2012. Bài viết mang tựa đề “Chiếc trường kỷ của quỷ sứ - Năm ngày hấp hối của Joseph Stalin”.

 

Độc đoán, tàn bạo và xảo quyệt, nhà độc tài của đất nước xô-viết chết đi trong cô độc, như ông ta đã sống. Đây là sự trả thù của số phận cho những tội ác khủng khiếp mà ông ta đã gây ra.

Stalin luôn đi ngủ rất muộn, và không có ai dám đánh thức ông dậy trước khi chính ông ta quyết định là ngủ như thế đã no nê. Từ các vệ sĩ, những người giúp việc cho đến quản gia, không ai có quyền bước vào phòng nếu không được gọi. Ông thường ngủ đến tận 10 hay 11 giờ sáng. Cũng như tất cả những gì liên quan đến ông ta, giấc ngủ của đồng chí Stalin là bất khả xâm phạm.



Ở tuổi 73, vojd (người hướng đạo, lãnh tụ) vẫn làm việc 15 đến 16 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Là Tổng bí thư đảng và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, ông lãnh đạo Liên bang Xô viết với bàn tay sắt, trong không khí thanh trừng thường trực. Ông nắm mọi thứ, muốn biết tất cả, đọc và ghi chú một lượng báo cáo khổng lồ, dự vô số cuộc họp, thảo ra các thông cáo, chỉnh sửa các bài báo, viết lại các sách về lịch sử và tiếp tục soạn thảo các lý luận chính trị. Stalin chỉ đạo cách xử sự, những quyết định của các đại sứ cũng như lãnh đạo các đảng anh em, và những ai không chịu nghe lời “tư vấn” của ông thì hãy coi chừng!

Tổng bí thư Tiệp Khắc Rudolf Slansky và hai người phó của ông đã bị treo cổ trước đó vài tháng vì đã quên điều ấy. Một chiến dịch tương tự cũng diễn ra ở Ba Lan, nhắm vào các phụ tá người Do Thái của Tổng bí thư Boleslaw Bierut. Xa hơn về phương Nam, những tay bắn tỉa của Stalin chuẩn bị ám sát Thống chế Tito, nhà lãnh đạo Nam Tư dám vùng vẫy để thoát khỏi vòng ảnh hưởng của Matxcơva.

Giữa bấy nhiêu âu lo và “dự án”, trong cái đế quốc mênh mông và bấy nhiêu nhiệm vụ, đôi khi Stalin cũng dành chút thì giờ cho những vấn đề nhỏ nhặt. Có khi chính tay ông viết thư trả lời cho một nhà giáo bất mãn với cấp trên, hay một công nhân đang cần một lời khuyên.

Theo thói quen thời trẻ và chủ trương đạm bạc của chính quyền bôn-sê-vích, dù tự cho phép mình nhận vô số danh hiệu và huy chương, mang chức vụ Thống chế và sự tôn sùng lãnh tụ tột đỉnh, Stalin vẫn ăn mặc rất giản dị, với những bộ quần áo đơn sơ, chiếc nón kết cũ và đôi giày bốt đã sờn. Đôi khi ông mặc nguyên quần áo, ngủ quên suốt đêm trên chiếc ghế sofa. Tuy vậy ông không hề từ chối các nghi thức và đội ngũ cận vệ hùng hậu. Bởi vì đồng chí Stalin mắc bệnh hoang tưởng. Ông rất sợ hãi cái chết.

Ngay cả trong hành lang điện Kremli, ông ta chỉ di chuyển khi có cả một đội ngũ cận vệ đi phía trước và phía sau hộ vệ. Khi đi ra ngoài, ông sử dụng ba chiếc xe hơi, trong đó có hai chiếc nhằm đánh lạc hướng. Chỉ có những đầu bếp trung thành mới được nấu ăn cho ông, và các chai rượu đặt trên bàn phải còn nguyên nắp. Văn phòng của ông trong dinh thự chính phủ được coi như nhà ở thực thụ, một datcha (nhà nghỉ) rộng mênh mông và tiện nghi ở Kountsevo là những ngôi đền thánh được giám sát chặt chẽ, được bảo vệ bởi những cận vệ đã qua chọn lựa gắt gao, và chỉ nhận lệnh trực tiếp từ Stalin.

Nếu vào cuối ngày Stalin muốn giải trí một chút ở nhà hát Bolchoi hay trong phòng chiếu phim của điện Kremli, thì luôn có những người tâm đầu ý hợp trong chính phủ đi kèm. Bây giờ là Beria, Malenkov, Khrouchtchev và Boulganine, sau khi đã xa rời Molotov, Mikoian hay Kaganovitch. Nhóm này tạo thành một thứ “Bộ Chính trị cơ động”, sau khi những phiên họp toàn thể của Bộ Chính trị - thường gồm khoảng hai chục thành viên - ngày càng thưa thớt dần.

Trong một "datcha" trước đây của Stalin
Những buổi tối như thế nhất thiết phải kết thúc tại Kountsevo, cách điện Kremli nửa tiếng đồng hồ. Từ đầu Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, lãnh tụ hiếm khi ăn tối và ngủ ở nơi nào khác, trừ những lúc đi nghỉ ở Sotchi. Về khuya, khi các vị khách đã quay về Matx cơva, Stalin nghỉ ngơi đôi khi ở một trong những căn phòng của mình, đôi khi trên chiếc ghế dài ở một trong những phòng khách.

Tối thứ Bảy 28/02/1953, hoạt cảnh bất di bất dịch ấy lại tái diễn. Suốt cả ngày tại datcha, Stalin đọc các báo cáo, nói chuyện với các cận vệ, đi dạo trong khu vườn tuyết phủ rồi thư giãn bằng cách tắm hơi.

Nổi tiếng là người lực lưỡng và dẻo dai, thực ra các mạch máu ông đã lão hóa và bắt đầu cảm nhận được hậu quả. Tất cả những người thân cận ghi nhận là ông bỗng già hẳn đi từ khi chiến tranh chấm dứt. Tuy nhiên ít ai biết được là Stalin đôi khi ngất xỉu vì lao lực, ông bị thấp khớp và trầm trọng hơn là một chứng bệnh ở não đã ảnh hưởng đến tính tình của ông (vốn ngày càng tồi tệ hơn), gây ra những giây phút lú lẫn. Việc chẩn đoán này và lời khuyên của các bác sĩ là nên nghỉ ngơi, đã gây một tác động bất ngờ nơi vị lãnh tụ già nua: các y bác sĩ giờ đây bị nằm trong tầm ngắm của Stalin.

Vào cuối buổi chiều, Stalin đến điện Kremli và gặp bốn đồng chí quen thuộc, trong đó có thêm Thống chế Vorochilov - một trong số hiếm hoi những lãnh đạo quân đội còn được ông ưu ái, chứ không dám nói là cảm tình. Một cuộc họp khoảng hai mươi người chấm dứt hoạt động chuyên môn trong ngày. Sau đó sáu lãnh đạo cao cấp xem phim: Stalin tự cho là một chuyên gia về nghệ thuật thứ bảy, và ưa thích một bộ phim mà mọi người buộc phải khen ngợi.

Vào khoảng 23 giờ, Vorochilov trở về nhà trong khi những người khác đi đến Kountsevo, nơi một bữa ăn tối tuyệt vời với rượu vang ngon từ Gruzia đang chờ đợi họ.

Danh sách 346 "kẻ thù của nhân dân" bị Stalin ký lệnh hành quyết năm  1940.
Như thường lệ, đó là một buổi tối nghiêm túc và vui nhộn. Vị “Sa hoàng đỏ” muốn có không khí vui tươi trong nhà, cho dù lúc đó có những ưu tư gì đi nữa. Người ta đề cập một ít về kinh tế, và nhiều hơn một tí về chiến tranh Triều Tiên. Nhưng chủ đề chính, giống như nhiều tuần qua, là một “âm mưu phản loạn” mới mà thủ lãnh không ngần ngại đấu tranh một cách cố chấp, hiệu quả như thói quen xưa nay. Một vụ thanh trừng mới đã được lên kế hoạch.

Lần này, “vụ mưu phản” được cho là một băng nhóm bác sĩ cầm đầu – nhóm “phản động” này là cánh tay vũ trang của “bọn vận động hậu trường quốc tế người Do Thái” được Hoa Kỳ giật dây. Và vì Stalin chưa bao giờ hà tiện về danh sách “bọn nổi dậy”, “kẻ phản bội” và những “con chó dại” khác mà việc trừ khử theo ông ta là cần thiết, số phận tệ hại nhất đang chờ đợi những nghi can chủ chốt. Tuy họ đều xuất thân từ những gia đình xô-viết gương mẫu, nhưng có thể những “kẻ giật dây” người Mỹ gốc Do Thái đã thuyết phục được họ trở mặt, đầu độc những nhân vật ưu tú của cuộc cách mạng – mà theo điệp khúc của chính quyền thì đang trên đường chiến thắng.

Sau những vụ bắt giữ và hỏi cung đầu tiên, người ta chuẩn bị một phiên tòa công khai mới mà ai cũng biết sẽ diễn ra như thế nào. Các “thủ phạm” sẽ thú tội trước mặt mọi người, tiếp theo là màn luận tội mà các bị can đều xin được tha thứ. Và để trả giá cho tội lỗi: một viên đạn bắn vào ót đối với kẻ cầm đầu, lao động khổ sai cho những tên hạng hai, vợ con, anh em ruột, anh chị em họ và bạn bè của họ. Thống chế kiêm Tổng tư lệnh quân đội Boulganine phải chuẩn bị đưa đi đày hàng loạt người…và có thể đưa một phần lớn người Do Thái ở Liên Xô đi Kazachzstan, Uzbekistan hay đối với những người “nguy hiểm” nhất, tống đi Xibêri.

Người ta nêu ra kế hoạch này vào đêm 28/02 rạng 01/03/1953 hôm ấy, với ly rượu trên tay. Đối với bốn khách mời của Stalin, chủ đề khá là tế nhị. Họ phản đối chương trình trên không phải vì nhân đạo, mà vì lo sợ chính mình sẽ bị thất sủng. Thường là đồng lõa, họ thừa biết động cơ những vụ thanh trừng của Stalin: luôn nhằm trừ khử - theo nghĩa đen - những người bị lãnh tụ cho là kẻ cạnh tranh với mình.

Molotov và Stalin 
Beria và Khrouchthchev rất có thể sẽ trở thành các nạn nhân liên đới của vụ “áo choàng trắng”, theo chân Molotov - vợ ông này đã bị tra tấn trong một căn hầm ở Loubianka. Đương nhiên là đêm đó cũng như những đêm khác, họ không dám nói trái ý ông chủ. Thời kỳ các hội nghị Bộ Chính trị trong đó người ta có thể nói tương đối khác ý Stalin, đã qua lâu rồi. Từ nay, thậm chí họ còn không dám phiêu lưu ngay cả trong những cuộc chè chén hàng ngày ở Kountsevo - mà các khách mời biết rất rõ là lãnh tụ thường thay rượu vodka trong ly mình bằng nước lã, để có thể đánh giá ngôn từ của các người khách.

Vào khoảng 4 giờ sáng, Stalin tiễn chân các khách mời đến tận những chiếc Limousine của họ. Ông ta nhìn họ khuất dần, rồi trở về căn phòng ấm cúng, cho các cận vệ đi nghỉ, rồi thả người trên chiếc ghế sofa trong phòng ăn. Người ta đóng cửa lại. Ánh sáng trong ngôi nhà nghỉ lần lượt được tắt đi.

Mặt trời đã lên cao vào sáng ngày 01/03, nhưng datcha vẫn chìm trong im lặng. Các cận vệ chờ đợi được gọi vào. Thời gian trôi qua, nhưng không ai lo lắng cả. Lãnh tụ có thể đã thức dậy làm việc trong đêm, hoặc đang tập trung vào mớ hồ sơ. Ông có đầy đủ đồ ăn thức uống trong phòng. Có thể là ông không muốn ai làm phiền.

Tuy vậy đến chiều, tâm trạng lo ngại mơ hồ có thể cảm thấy  nơi những cận vệ và phía người quản gia. Bất chợt vào khoảng 18 giờ, các nhân viên nhận thấy một chiếc đèn ngủ trong phòng ăn vừa được bật sáng. Họ sẵn sàng chờ đợi nhận lệnh. Nhưng mệnh lệnh vẫn chưa hề được ban ra.

Khoảng 22 giờ, một chiếc xe hơi của điện Kremli mang đến các thư từ và hồ sơ. Trưởng đội cận vệ trực hôm ấy, Lozgatchev, vẫn còn do dự nhưng rốt cuộc quyết định bước vào gian phòng ăn nhỏ. Khi cánh cửa được dè dặt mở ra (lãnh tụ rất ghét bị trông thấy đang mặc đồ lót), anh hiểu vì sao đã không được triệu đến trong ngày: Stalin nằm dài trên thảm trải sàn, mặc chiếc áo lót mình, còn chiếc quần pyjama thì ướt đẫm nước tiểu. Lozgatchev vội chạy đến và nhận ra Stalin vẫn còn sống, nhưng không nói được nữa. Đại tá Starotsine và quản gia Boutouzova được vời đến. Người ta đưa bệnh nhân lên chiếc ghế sofa, rồi chuyển sang một chiếc ghế dài khác trong phòng ăn lớn, thoáng khí hơn.

Chúng ta đang ở Liên Xô vào thời kỳ Stalin. Ngay cả trong thời điểm khẩn cấp như vậy, không có vấn đề đưa ra ý kiến cá nhân, ngay cả để làm những gì mà tất cả những người bình thường phải làm trong trường hợp tương tự.
 


Đó là lý do vì sao thay vì gọi một bác sĩ – một việc có thể gây hậu quả xấu trong thời điểm bị cho là có vụ âm mưu phản loạn “áo choàng trắng” – trước tiên Lozgatchev gọi điện thoại cho thủ trưởng trực tiếp là người đứng đầu ngành an ninh quốc gia (MGB), Ignatiev. Ông này cũng tỏ ra thận trọng: trong khi Starotchine gọi điện cho Beria và Malenkov, bản thân Ignatiev muốn núp bóng Krouchtchev. Đến lượt Malenkov và Krouchtchev liên lạc với Boulganine. Cả ba muốn đá trái banh qua Beria, nhưng không gọi được cho ông này – có thể ông ta đang ở bên một trong những cô bồ nhí. Cuối cùng, đến một tiếng đồng hồ sau đó Beria mới ra lệnh: đừng làm gì cả trước khi ông ta đến Kountsevo.

 

Năm ngày hấp hối của Stalin (2)

 
Hoa được đặt trước căn nhà nơi Stalin sinh ra ở Gori ngày 05/03/2013.


Đến ba giờ sáng, tức hơn 20 tiếng đồng hồ sau khi Stalin bị tai biến, Beria và Malenkov mới đến nơi. Ông ta có vẻ như đang ngủ, những tiếng thở dốc của ông có thể bị lầm tưởng là tiếng ngáy. Đến nỗi Beria ngỡ (hay làm ra vẻ như thế) là người ta đã quấy nhiễu ông ta vô ích. Beria quát mắng các cận vệ đang nài nỉ gọi bác sĩ…và bỏ đi, với Malenkov vạm vỡ luôn theo chân.

Có thể Beria đã hiểu rằng chúa tể của Liên bang Xô Viết sẽ không qua khỏi nếu không được chạy chữa. Nhưng nếu không cố gắng cứu chữa cho Stalin thì vẫn hơn. Quyền lực đang bỏ trống, và tốt nhất nên nắm lấy. 

Trong những ngày tiếp theo, Beria và ba ủy viên “Bộ Chính trị cơ động”  tranh luận gay gắt để phân chia quyền hành, củng cố vị trí mình và giữ cho các đối thủ tiềm năng phải đứng ngoài cuộc. Do có bốn con cá sấu trong cùng một đầm nước thì cũng đã quá đủ, các cận vệ và người hầu cận ở Kountsevo nhận lệnh không được tiết lộ những gì đã xảy ra…và để cho đồng chí Stalin yên ngủ.



Thế nên Lozgatchev và các vệ sĩ còn lại phải đơn độc bên cạnh ông chủ đang hấp hối. Thêm một ngày nữa trôi qua, mà không có bác sĩ nào được mời đến. Cuối cùng, các nhân viên của MGB và Maria Boutouzova, càng lúc càng lo lắng, cố gắng liên lạc lần nữa với Malenkov. Ông này xiêu lòng, bèn gọi cho Beria và Khrouchtchev, hai người này đùn đẩy sang Bộ trưởng Y tế Tratiakov. Rốt cuộc ông Bộ trưởng cho gởi đến một toán y bác sĩ do giáo sư Loukomski dẫn đầu. Họ đến nơi vào lúc 7 giờ sáng ngày 03/03, tức 48 giờ sau khi Stalin gặp nạn.

Trước sự hiện diện của Bộ tứ, và cả Molotov, Mikoian, Kaganovitch, Vorochilov rồi sau đó là Svetlana cùng với Vassili – con gái và con trai của Stalin – các bác sĩ, run rẩy vì sợ hãi, bắt tay vào công việc. Họ cởi quần áo bệnh nhân, gỡ bộ răng giả ra và chẩn đoán. Nhịp tim và huyết áp thấp, nửa người bên phải bị liệt, nửa người trái bị những cơn co giật. 

Từ lúc đó, tiên lượng tỏ ra bi quan: Stalin bị xuất huyết não trái, nặng cho đến nỗi có thể chắc chắn rằng ông ta không bao giờ còn làm việc được nữa. Các bác sĩ kê toa sulphate magnésium (để rửa) và đặt những con đỉa sau tai trái. Rồi đáng sợ thay, đội ngũ hùng hậu ra đi, để lại một bác sĩ thần kinh, một bác sĩ đa khoa, một nữ y tá. Người bệnh được chỉ định là phải…nghỉ ngơi và ăn kiêng.

Vào cuối ngày, các thành viên Bộ Chính trị trở về điện Kremli. Beria cảm thấy đang mọc cánh và bắt đầu với tay về phía vương trượng của “Sa hoàng đỏ”. Trong buổi chiều, Ban chấp hành Trung ương Đảng, Hội đồng Bộ trưởng và Xô-viết Tối cao họp lại để giải quyết vấn đề người kế vị. Như vậy là có ba trăm người được thông báo về tình hình thực tế. Vị lãnh tụ già nua được giải phóng khỏi nhiệm vụ Tổng bí thư và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Người ta không dám gạch tên Stalin khỏi danh sách các ủy viên Bộ Chính trị. 

Việc điều hành tạm thời được giao cho Malenkov, với Molotov (trở lại một cách huy hoàng), Boulganine và Kaganovitch làm phó. Vị trí người đứng đầu an ninh nội chính của Beria càng vững chắc hơn. Cùng với Malenkov và Khrouchtchev, ông ta còn được giao trách nhiệm « sắp xếp » các giấy tờ của Stalin. 

 

Ba người này lập tức bắt tay vào công việc, mở các rương giấy tờ bí mật nhất và hủy đi tất cả những gì tố cáo họ có tham gia các vụ thanh trừng trong quá khứ và hiện tại. Việc « phi Stalin hóa » như vậy đã bắt đầu ngay từ khi Stalin vẫn còn thở.


 

Nếu kể từ sáng 04/03 các đài phát thanh đã có thể công bố « căn bệnh » của Stalin, thì mức độ báo động đã được tăng lên : từ sáng sớm 05/03 radio loan báo mạng sống của Stalin đang « lâm nguy».

Tại Kountsevo, Stalin dường như vẫn luôn ngủ trên chiếc ghế sofa, đôi khi có mở mắt, phát ra được đôi ba tiếng động nhưng không thể nào trả lời những câu nói được người ta thầm thì bên tai.

 

Liệu có lúc nào đó ông ta cảm nhận được những gì đang diễn ra, giữa hai cuộc họp ở Kremli ? Sau này con gái ông cho biết : « Có lúc ông bỗng mở mắt ra, nhìn bao quát những ai đang đứng xung quanh. Đó là một cái nhìn khủng khiếp, hoảng loạn và giận dữ, chứa đầy nỗi kinh hoàng trước tử thần và khuôn mặt của các thầy thuốc không quen biết bao quanh. Ánh mắt ấy bao trùm lấy chúng tôi trong một chớp mắt. Rồi ông giơ bàn tay trái lên – có thể là ông chỉ cho chúng tôi điều gì đó trên cao, hoặc là ông đe dọa tất cả mọi người. Hành động này khó thể hiểu được ».

 



 
Lời kể của các nhân chứng cũng làm cho Vassili Stalin lo ngại. Là tướng không quân và có tiếng là nghiện rượu, anh ta hoàn toàn mất tự chủ và lên án Bộ tứ đã « sát hại » cha mình. Cần phải nhờ đến sự quyết đoán của Vorochilov và những cử chỉ thân thiện của Krouchtchev để trấn an được anh ta.

Từ sự tuyệt vọng của người con trai không được sủng ái cho đến lời tuyên bố sau đó của một cận vệ tuy - không thấy gì nhưng khoe là biết tất cả, và đơn giản là cái chết của Stalin làm thỏa mãn được nhiều người, nảy sinh giả thiết nhà độc tài bị ám sát. Điều này khó thể chứng minh.

Đương nhiên là người ta lên án Beria, người đã được lãnh tụ giới thiệu với Roosevelt và nói rằng : « Đây là Himmler của chúng tôi ». Nhưng thủ lãnh cơ quan an ninh nội chính, bị Stalin cho giám sát từ nhiều năm, khó thể có khả năng xúi giục một vụ khủng bố, nhất là hoàn toàn không có ảnh hưởng gì lên MGB và các gia nhân ở Kountsevo. Ngay cả nếu ông ta reo lên trước các nhân chứng là : « Tôi đã thắng được ông ấy ! », vẫn không có gì làm căn cứ cho giả thiết nào khác, ngoài trách nhiệm trong việc đã để mặc cho sự việc diễn ra một cách tự nhiên, khi trì hoãn việc cứu cấp bệnh nhân.

Giải phẫu tử thi cho thấy cơn xuất huyết não ồ ạt đã trầm trọng thêm do thể trạng của Stalin : ông ta bị chứng xơ cứng tiểu động mạch não (đã được giữ bí mật trong nhiều năm). Với trình độ khoa học của năm 1953, ông khó thể qua khỏi một cuộc giải phẫu. Trong mọi trường hợp, sự nghiệp chính trị của Stalin như thế đã kết thúc.

Diễu hành nhân kỷ niệm 60 năm ngày mất của Stalin, 05/03/2013.
Vào buổi sáng 05/03/1953, Stalin dần bước vào cõi u minh : buồn nôn, khó thở, ói ra máu, trụy tim mạch liên tục, biến chứng ở tim và ngộp thở. Chính là trước một cử tọa đông đảo – gia đình, các nhà quý tộc đỏ, các nhân viên MGB, gia nhân và y bác sĩ, mà người « cha già dân tộc » rốt cuộc đã chịu trút hơi thở cuối cùng.

Lúc đó là 9 giờ 50 phút. Các đồng chí và các con ông hôn lên khuôn mặt đã tím ngắt. Beria quỳ xuống để hôn lên tay Stalin.

Thế giới biết tin về cái chết của Stalin vào sáng hôm sau. Làn sóng xúc cảm, những tiếng kêu khóc vật vã, những lời tán tụng mà cái tin ấy gây nên, ngày nay khó thể hiểu nổi.

Tại Pháp, Hạ viện dành một phút mặc niệm. Jacques Duclos, Quyền Tổng bí thư đảng Cộng sản Pháp kêu gọi các nhà máy ngưng hoạt động, tập hợp tại Vélodrome d’hiver nhằm « để tang » ! Tờ Le Monde bình luận trang trọng về « Cái chết của Thống chế Stalin », trong khi tựa chính của tờ báo cộng sản L’Humanité dài đến ba dòng nói về « CÁI TANG CỦA TẤT CẢ CÁC DÂN TỘC khi tưởng niệm đã biểu lộ tình cảm sâu sắc ĐỐI VỚI STALIN VĨ ĐẠI ». Vài hôm sau, trang nhất của tạp chí Văn chương Pháp đăng chân dung của người quá cố do Picasso vẽ, tạo ra một cuộc tranh cãi dữ dội và giám đốc tạp chí là Louis Aragon phải xấu hổ tự kiểm điểm.

Tại Liên Xô, nếu chỉ nói là sững sờ và đau buồn bao phủ lên 200 triệu con người từ nay bị mất đi lãnh tụ, thì hãy còn quá nhẹ. Sự xúc động còn có thể cảm thấy ở các gulắc, không chỉ vì cái tin này gợi lên hy vọng nơi những người tù. Hàng chục ngàn người khóc sướt mướt diễu qua trước cái xác ướp đặt tại đại sảnh của trụ sở các nghiệp đoàn ở Matxcơva, nơi từng diễn ra các phiên xử quan trọng.

Ngày 09/03, sau vụ chen lấn hỗn loạn trên đường phố gây ra hàng trăm nạn nhân, xác của Joseph Stalin được trọng thể đưa đến nơi an nghỉ cuối cùng : lăng mộ tại Quảng trường đỏ. Ông ta được đặt cạnh Lênin – từ hơn ba chục năm qua Stalin vẫn được xem là « người nối nghiệp thiên tài của Lênin. Hệ thống tuyên truyền xô-viết loan báo hôm ấy có 5 triệu người khóc lóc tiễn đưa Stalin trên các đường phố. Con số được thổi phồng này tuy vậy không làm giảm đi sự long trọng của đám đông tham dự tang lễ.

Vào tháng 3/1953, hiếm ai biết được hay thậm chí nghi ngờ về mặt trái các tác phẩm của Stalin. Ông ta đã để lại phía sau nhiều máu và nước mắt nhất trong lịch sử. Không kể Đệ nhị Thế chiến, Stalin đã làm cho ít nhất 20 triệu người chết do bị lưu đày, thanh trừng, ám sát cá nhân hay tàn sát tập thể, nạn đói. Những người chân thành khóc thương « người hướng đạo », « cha già dân tộc », « người bạn lớn nhất của trẻ em », « người mạnh nhất và sáng suốt nhất » chỉ thấy nơi ông ta người lãnh đạo một cuộc cách mạng đã đưa nước Nga ra khỏi thời Trung cổ, và thắng được phát-xít với một cái giá bằng máu chóng mặt.

Chiếc khăn voan che đậy những tội ác của « con quỷ đỏ » chỉ được vén lên từ từ. Nhưng cho dù nhiều tù nhân được trả tự do (trong đó có các chiếc « áo choàng trắng »), việc trừ khử Beria một cách thô bạo (tháng 12/1953), báo cáo của Khrouchtchev (tháng 2/1956), sự trình diễn ngắn ngủi của một chủ nghĩa bôn-sê-vich cởi mở và việc đưa xác ướp ra khỏi lăng (ngày 31/10/1961), Liên Xô và nước Nga vẫn chưa chấm dứt được với Joseph Stalin.

http://thuymyrfi.blogspot.fr/2013/03/nam-ngay-hap-hoi-cua-stalin-1.html

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm