Nhân Vật

Nancy Wake - điệp viên đứng đầu danh sách đen của Gestapo

Năm 1935, Nancy gặp nhà công nghiệp Pháp giàu có, Henri Fiocca. Hai người có cảm tình với nhau. Bốn năm sau, một đám cưới linh đình đã được tổ chức

Cơ quan mật vụ Đức Quốc xã, Gestapo, đã đặt giải thưởng 5 triệu frank cho ai lấy được đầu của Nancy Wake, nhưng cũng đành bó tay. Với một mớ giấy tờ giả như thật, nữ điệp viên bị Gestapo gắn cho biệt danh “Chuột bạch” và đưa lên vị trí đầu tiên trong bản danh sách đen này đã thoát qua mọi cửa tử, giành quyền sống chính đáng, góp phần vào chiến thắng của quân Đồng minh trước phe Trục. Nancy từng nói: “Tôi thù ghét chiến tranh và bạo lực. Khi gót giầy xâm lược của phát xít Đức lê khắp châu Âu, tôi cứ nghĩ phụ nữ chẳng có lý do gì để ru rú trong nhà bởi chỉ dựa vào sự đấu tranh của đàn ông thôi thì chưa đủ”. Tận mắt chứng kiến cảnh quân đội Đức thảm sát người Do thái, tấn công những kẻ đồng tính luyến ái, dân Gypsy trên đường phố Pari (Pháp), Viên (Áo), Nancy càng quyết tâm đi theo con đường chống phát xít.

Nancy năm 1945.

Năm 1935, Nancy gặp nhà công nghiệp Pháp giàu có, Henri Fiocca. Hai người có cảm tình với nhau. Bốn năm sau, một đám cưới linh đình đã được tổ chức. Nancy và Henri chung sống hạnh phúc trong một căn nhà lộng lẫy trên một quả đồi nhìn xuống cảng Marseille. Nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang. Hitler xua quân xâm chiếm Pháp. Chia tay những cuộc du ngoạn đây đó, những buổi tiệc tùng với champagne và trứng cá muối, Nancy bắt đầu cuộc đời mạo hiểm. Lợi dụng thân phận là vợ một nhà doanh nghiệp lớn, Nancy đã có được rất nhiều loại giấy tờ giả khác nhau để có thể lui tới và lưu lại những vùng bị quân Đức chiếm đóng. Bỏ tiền mua một chiếc xe cứu thương, tự tay Nancy lái đưa hơn 1.000 tù binh chiến tranh và phi công quân Đồng minh bị Đức Quốc xã bắt xuyên qua biên giới Pháp, sang Tây Ban Nha an toàn. Phát hiện ra sự nguy hiểm của “Chuột bạch”, Gestapo đã treo thưởng lớn cho ai cung cấp thông tin, bắt hoặc giết được Nancy. Gestapo đặt máy ghi âm điện thoại nhà Nancy, mở những bức thư gửi tới cho Nancy…


Một trong những giấy tờ giả của Nancy.

Nhận thấy tình hình ở Pháp quá bất lợi, Nancy quyết định vượt biên sang Tây Ban Nha, rồi tới Anh. Chồng bà cũng hối thúc: “Em phải đi nhanh, càng sớm càng tốt”. Nancy vẫn nhớ câu cuối cùng bà nói với chồng: “Chẳng bao lâu nữa, em sẽ lại về với anh”. Nhưng Nancy không bao giờ có thể gặp lại chồng nữa. Vì khoảng một năm sau khi Nancy trốn đi, Gestapo đã tới bắt chồng bà. Dù bị tra tấn dã man, nhưng Henri quyết không khai nơi lẩn trốn của vợ, cuối cùng bị Gestapo đem đi xử tử.

Tại Luân Đôn, Nancy gia nhập Cục Hành động Đặc biệt (SOE), tiếp tục sự nghiệp chống phát xít. Khi đó SOE có tổng cộng hơn 500 thành viên, Nancy là một trong số 39 nữ điệp viên ít ỏi của SOE. Sau khi được huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn, gồm các thủ đoạn ám sát, sử dụng điện đài, đặt thuốc nổ đánh phá những cơ sở hạ tầng quan trọng…, Nancy được đưa về Pháp. Tháng 4/1944, Nancy và một cộng sự khác có mặt ở tỉnh Auvergne thuộc miền trung nước Pháp, phụ trách việc chiêu mộ, tổ chức lực lượng kháng chiến ngầm và xây dựng kho vũ khí bí mật cũng như sự hoạt động của đường dây liên lạc vô tuyến điện giữa người chỉ huy lực lượng kháng chiến Pháp ở Auvergne, Đại úy Henri Tardivat, với Luân Đôn. Dưới sự lãnh đạo của Nancy, lực lượng kháng chiến của Pháp ở Auvergne từ 3.000 quân đã phát triển lên trên 7.000 quân, tạo ra sức ép mạnh mẽ đối với quân Đức. Đồng thời, các kháng chiến quân Pháp ở Auvergne đã tấn công mạnh mẽ vào quân Đức, mục đích là làm tiêu hao binh lực, vũ khí trang bị, giảm sức kháng cự của quân Đức trước khi quân Đồng minh đổ bộ lên Normandie.

Sau khi Chiến tranh Thế giới lần thứ II kết thúc, Nancy tiếp tục làm việc cho SOE ở Phòng tình báo, Bộ Hàng không Anh. Năm 1960, Nancy kết hôn cùng John Forward, một tù nhân chiến tranh người Anh và chuyển sang sinh sống ở Ôxtrâylia. Để ghi nhận công lao của Nancy, Chính phủ Pháp đã tặng bà Huân chương Danh dự, Huân chương Thập tự Chiến tranh và Huân chương Kháng chiến, còn Chính phủ Mỹ tặng bà Huân chương Tự do, Chính phủ Ôxtrâylia là Huân chương Hữu nghị và Chính phủ Anh là Huân chương George. Nancy trở thành nữ điệp viên nhận được nhiều huân chương nhất từ quân Đồng minh

Minh Thành (Tổng hợp)

Song Phương chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Nancy Wake - điệp viên đứng đầu danh sách đen của Gestapo

Năm 1935, Nancy gặp nhà công nghiệp Pháp giàu có, Henri Fiocca. Hai người có cảm tình với nhau. Bốn năm sau, một đám cưới linh đình đã được tổ chức

Cơ quan mật vụ Đức Quốc xã, Gestapo, đã đặt giải thưởng 5 triệu frank cho ai lấy được đầu của Nancy Wake, nhưng cũng đành bó tay. Với một mớ giấy tờ giả như thật, nữ điệp viên bị Gestapo gắn cho biệt danh “Chuột bạch” và đưa lên vị trí đầu tiên trong bản danh sách đen này đã thoát qua mọi cửa tử, giành quyền sống chính đáng, góp phần vào chiến thắng của quân Đồng minh trước phe Trục. Nancy từng nói: “Tôi thù ghét chiến tranh và bạo lực. Khi gót giầy xâm lược của phát xít Đức lê khắp châu Âu, tôi cứ nghĩ phụ nữ chẳng có lý do gì để ru rú trong nhà bởi chỉ dựa vào sự đấu tranh của đàn ông thôi thì chưa đủ”. Tận mắt chứng kiến cảnh quân đội Đức thảm sát người Do thái, tấn công những kẻ đồng tính luyến ái, dân Gypsy trên đường phố Pari (Pháp), Viên (Áo), Nancy càng quyết tâm đi theo con đường chống phát xít.

Nancy năm 1945.

Năm 1935, Nancy gặp nhà công nghiệp Pháp giàu có, Henri Fiocca. Hai người có cảm tình với nhau. Bốn năm sau, một đám cưới linh đình đã được tổ chức. Nancy và Henri chung sống hạnh phúc trong một căn nhà lộng lẫy trên một quả đồi nhìn xuống cảng Marseille. Nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang. Hitler xua quân xâm chiếm Pháp. Chia tay những cuộc du ngoạn đây đó, những buổi tiệc tùng với champagne và trứng cá muối, Nancy bắt đầu cuộc đời mạo hiểm. Lợi dụng thân phận là vợ một nhà doanh nghiệp lớn, Nancy đã có được rất nhiều loại giấy tờ giả khác nhau để có thể lui tới và lưu lại những vùng bị quân Đức chiếm đóng. Bỏ tiền mua một chiếc xe cứu thương, tự tay Nancy lái đưa hơn 1.000 tù binh chiến tranh và phi công quân Đồng minh bị Đức Quốc xã bắt xuyên qua biên giới Pháp, sang Tây Ban Nha an toàn. Phát hiện ra sự nguy hiểm của “Chuột bạch”, Gestapo đã treo thưởng lớn cho ai cung cấp thông tin, bắt hoặc giết được Nancy. Gestapo đặt máy ghi âm điện thoại nhà Nancy, mở những bức thư gửi tới cho Nancy…


Một trong những giấy tờ giả của Nancy.

Nhận thấy tình hình ở Pháp quá bất lợi, Nancy quyết định vượt biên sang Tây Ban Nha, rồi tới Anh. Chồng bà cũng hối thúc: “Em phải đi nhanh, càng sớm càng tốt”. Nancy vẫn nhớ câu cuối cùng bà nói với chồng: “Chẳng bao lâu nữa, em sẽ lại về với anh”. Nhưng Nancy không bao giờ có thể gặp lại chồng nữa. Vì khoảng một năm sau khi Nancy trốn đi, Gestapo đã tới bắt chồng bà. Dù bị tra tấn dã man, nhưng Henri quyết không khai nơi lẩn trốn của vợ, cuối cùng bị Gestapo đem đi xử tử.

Tại Luân Đôn, Nancy gia nhập Cục Hành động Đặc biệt (SOE), tiếp tục sự nghiệp chống phát xít. Khi đó SOE có tổng cộng hơn 500 thành viên, Nancy là một trong số 39 nữ điệp viên ít ỏi của SOE. Sau khi được huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn, gồm các thủ đoạn ám sát, sử dụng điện đài, đặt thuốc nổ đánh phá những cơ sở hạ tầng quan trọng…, Nancy được đưa về Pháp. Tháng 4/1944, Nancy và một cộng sự khác có mặt ở tỉnh Auvergne thuộc miền trung nước Pháp, phụ trách việc chiêu mộ, tổ chức lực lượng kháng chiến ngầm và xây dựng kho vũ khí bí mật cũng như sự hoạt động của đường dây liên lạc vô tuyến điện giữa người chỉ huy lực lượng kháng chiến Pháp ở Auvergne, Đại úy Henri Tardivat, với Luân Đôn. Dưới sự lãnh đạo của Nancy, lực lượng kháng chiến của Pháp ở Auvergne từ 3.000 quân đã phát triển lên trên 7.000 quân, tạo ra sức ép mạnh mẽ đối với quân Đức. Đồng thời, các kháng chiến quân Pháp ở Auvergne đã tấn công mạnh mẽ vào quân Đức, mục đích là làm tiêu hao binh lực, vũ khí trang bị, giảm sức kháng cự của quân Đức trước khi quân Đồng minh đổ bộ lên Normandie.

Sau khi Chiến tranh Thế giới lần thứ II kết thúc, Nancy tiếp tục làm việc cho SOE ở Phòng tình báo, Bộ Hàng không Anh. Năm 1960, Nancy kết hôn cùng John Forward, một tù nhân chiến tranh người Anh và chuyển sang sinh sống ở Ôxtrâylia. Để ghi nhận công lao của Nancy, Chính phủ Pháp đã tặng bà Huân chương Danh dự, Huân chương Thập tự Chiến tranh và Huân chương Kháng chiến, còn Chính phủ Mỹ tặng bà Huân chương Tự do, Chính phủ Ôxtrâylia là Huân chương Hữu nghị và Chính phủ Anh là Huân chương George. Nancy trở thành nữ điệp viên nhận được nhiều huân chương nhất từ quân Đồng minh

Minh Thành (Tổng hợp)

Song Phương chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm