Nhân Vật
Neil Gorsuch và chiếc ghế bị đánh cắp
Kể từ sau khi đắc cử tổng thống, trong những quyết định đầu tiên của ông Donald Trump được chú ý nhất là việc đề cử một số nhân vật vào những chức vụ quan trọng như bộ trưởng và cố vấn cao cấp tại Toà Bạch ốc. Và người dân Mỹ, trong suốt mấy tuần lễ qua, cũng đã được chứng kiến nhiều buổi điều trần tại thượng viện của những nhân vật được đề cử này đôi khi diễn ra khá gay cấn và sôi nổi. Những buổi điều trần trên được ví giống như những cuộc đấu trí giữa các nhân vật được đề cử và các thượng nghị sĩ cũng như giữa phe bảo thủ (Cộng hoà) và cấp tiến (Dân chủ) tại thượng viện.
Tuy nhiên, một cuộc đấu trí khác hứa hẹn là sẽ có nhiều pha sôi nổi và gay cấn gấp bội trong những tháng sắp tới đây. Ðó là những cuộc điều trần giữa Uỷ ban Tư pháp Thượng viện và Chánh án Neil Gorsuch, người vừa được Tổng thống Donald Trump đề cử vào chức vụ thẩm phán để ngồi vào chiếc ghế tại Tối cao Pháp viện đã bỏ trống kể từ khi Thẩm phán Antonin Scalia đột ngột từ trần vào Tháng 2 năm ngoái.
Ông Neil Gorsuch, 49 tuổi, hiện là chánh án của Toà kháng án liên bang thuộc khu vực Colorado. Ông sanh trưởng tại Denver, Colorado, và nếu được thượng viện phê chuẩn sẽ là một trong số rất ít những thẩm phán đến từ miền tây nước Mỹ tại Tối cao pháp viện, nơi hầu hết các thẩm phán là từ vùng đông bắc. Hồi còn là một thiếu niên, Gorsuch từng sống ở thủ đô Washington khi cố Tổng thống Ronald Reagan bổ nhiệm mẹ ông, Anne Gorsuch Buford, cầm đầu Cơ quan Bảo vệ Môi trường.
Có thể nói sự nghiệp của Gorsuch thăng tiến rất nhanh trên nấc thang của hệ thống luật pháp Hoa Kỳ. Sau khi tốt nghiệp trường luật Harvard năm 1991, Gorsuch đầu tiên làm lục sự cho Chánh án David Sentelle, một thành viên lâu năm thuộc cánh bảo thủ của Toà kháng án thuộc khu vực thủ đô; sau đó làm lục sự cho Thẩm phán Byron White và Anothony Kennedy của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ. Kế đó ông làm việc cho một công ty luật nổi tiếng tại Washington trong 10 năm, và sau đó làm phụ tá cho thứ trưởng của Bộ Tư pháp một năm. Gorsuch được Tổng thống George W. Bush bổ nhiệm làm Chánh án của Toà kháng án liên bang năm 2006.
Với sự đề cử này, Tổng thống Trump đã giữ đúng lời hứa trong thời gian tranh cử là sẽ đề cử một chánh án bảo thủ tựa như Thẩm phán Antonin Scalia. Sự kiện ông Scalia qua đời đã biến toà tối cao cùng với tương lai của nó thành một trong những đề tài nóng hổi trong sinh hoạt chính trị của nước Mỹ trong cuộc bầu cử tổng thống vừa qua, đặc biệt là đối với cử tri cánh hữu. Một thẩm phán nếu được đề cử bởi cựu Tổng thống Barack Obama hay bà Hillary Clinton thường là sẽ giúp đưa Tối cao Pháp viện của liên bang Hoa Kỳ nghiêng về khuynh hướng cấp tiến lần đầu tiên kể từ thập niên 1960 với năm trong tổng số chín thẩm phán được xem là có tư tưởng cấp tiến.
Tối cao Pháp viện là toà án liên bang cao nhất của Hoa Kỳ. Được thành lập dựa theo Điều III trong bản hiến pháp năm 1789, và là toà kháng án tối thượng đứng trên tất cả các toà án liên bang và có quyền xem xét các vụ án thuộc các toà án tiểu bang nhưng có liên quan đến luật của liên bang.
Tối cao Pháp viện bao gồm một vị chánh thẩm và tám vị thẩm phán, được đề cử bởi tổng thống và được phê chuẩn bởi thượng viện.
Vì lo ngại điều này sẽ xảy ra, lãnh tụ khối đa số tại thượng viện là Mitch McConnell thuộc đảng Cộng hoà đã tìm cách ngăn cản và thề là sẽ để chiếc ghế của Scalia trống cho tới sau cuộc bầu cử tổng thống, viện dẫn lý do rằng việc đề cử vị thẩm phán mới ở toà tối cao nên để cho tổng thống kế nhiệm quyết định. Do đó thượng viện cộng hoà đã nhiều lần từ chối không cho chánh án Merrick Garland do ông Obama đề cử có được những cuộc điều trần tại quốc hội, cho dù chỉ là những cuộc điều trần suông và không hứa hẹn là sẽ có bỏ phiếu để thông qua. Về điểm này, Mitch McConnel đã thành công vì nhiều người thuộc đảng Dân chủ lúc đó không nghĩ rằng ông Donald Trump sẽ đắc cử và đã không tranh đấu quyết liệt hơn nữa để buộc phe Cộng hoà tại thượng viện phải nhượng bộ.
Việc Trump chọn Gorsuch sẽ làm hài lòng những nhà hoạt động bảo thủ cũng như các thành viên cộng hoà tại quốc hội. Gorsuch là một trong 11 chánh án nằm trong danh sách thứ nhì của hai danh sách mà Trump đã đưa ra để nhằm đánh tan dư luận từ phía cử tri bảo thủ lo ngại rằng nếu trở thành tổng thống thì Trump có cam kết là bổ nhiệm một thẩm phán tối cao có cùng quan điểm bảo thủ với họ hay không.
Trong những tháng sắp tới, Neil Gorsuch sẽ phải trải qua một tiến trình rất nhiêu khê. Trước hết, thư đề cử của tổng thống được đệ trình lên Uỷ ban Tư pháp Thượng viện gồm 20 thượng nghị sĩ (hiện tại là 11 Cộng hoà và 9 Dân chủ). Trước khi có cuộc điều trần, các thành viên cộng hoà và dân chủ trong uỷ ban sẽ điều tra về quá khứ của người được đề cử. Kế tiếp là những buổi điều trần có thể sẽ mất nhiều ngày – với ít nhất là hai ngày để các thành viên trong Uỷ ban Tư pháp trực tiếp đặt câu hỏi tới người được đề cử, và thêm ít ngày để uỷ ban phỏng vấn một số nhân chứng bên ngoài được cho là hiểu rõ về những hoạt động công và tư của Gorsuch. Bước kế tiếp, ủy ban sẽ bỏ phiếu thông qua hay không để đưa đề nghị lên thượng viện. Bước cuối cùng là thượng viện bỏ phiếu phê chuẩn và phe dân chủ có thể đòi hỏi phe cộng hoà phải lấy được 60 phiếu trước khi phê chuẩn. Hiện phe cộng hoà có 52 trong tổng số 100 ghế tại thượng viện, điều này có nghĩa là phe dân chủ có thể ngăn cản cuộc bỏ phiếu qua thủ thuật “filibuster”, tức đăng đàn diễn thuyết dai và dài cho hết giờ bỏ phiếu. Tuy nhiên, phe cộng hoà vẫn có thể dùng quyền đa số vượt qua quy tắc đa số tuyệt đối (60 phiếu) và chỉ cần đa số tương đối (51 phiếu) để bỏ phiếu phê chuẩn. Như trường hợp của Thẩm phán Clarence Thomas chỉ lấy được 52 phiếu thuận.
Nhiều người nghĩ rằng tiến trình điều trần và phê chuẩn cho chánh án Neil Gorsuch tại thượng viện trong những tháng tới sẽ rất gay go vì có một số không ít thượng nghị sĩ của đảng Dân chủ vẫn chưa hết bực mình vì cho rằng phe Cộng hoà đã “đánh cắp” chiếc ghế của họ tại Tối cao Pháp viện.
Thêm một lý do nữa là những quyết định của Tối cao Pháp viện có ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt chính trị cũng như cuộc sống của người dân bình thường ở Mỹ, do đó một người được đề cử vào chức thẩm phán tối cao thường sẽ phải đối mặt với nhiều câu hỏi hóc búa qua các buổi điều trần tại thượng viện.
Công việc chính của toà tối cao là giải thích về những luật lệ vẫn còn gây tranh cãi, giải quyết những tranh chấp giữa chính quyền tiểu bang và liên bang, và đưa ra quyết định tối hậu về những trường hợp kháng án từ những vụ án quan trọng.
Mỗi năm Tối cao Pháp viện thường phải xem xét khoảng trên dưới 100 vụ án và kết quả của những vụ quan trọng nhất thường được tuyên bố vào Tháng 6. Mỗi vị thẩm phán sau khi được tổng thống đề cử và được thượng viện phê chuẩn sẽ ngồi trên chiếc ghế đó suốt đời cho đến khi tự quyết định nghỉ hưu hay đột ngột từ trần như trong trường hợp của Thẩm phán Antonin Scalia.
Trong mấy năm gần đây, có một số quyết định từ toà tối cao đã ảnh hưởng trực tiếp lên đời sống xã hội nước Mỹ như việc hợp thức hoá hôn nhân đồng tính hay ngăn chặn những sắc lệnh về chính sách di dân của cựu Tổng thống Obama.
Ở tuổi 49, Neil Gorsuch là nhân vật trẻ tuổi nhất được đề cử vào Tối cao Pháp viện trong hơn một phần tư thế kỷ qua, và nếu được thượng viện phê chuẩn, ông sẽ tác động trực tiếp trong việc định hình hệ thống pháp luật của nước Mỹ trong nhiều thập niên tới.
Kể từ khi Thẩm phán Scalia từ trần, toà tối cao đã phải làm việc với tám thay vì chín thẩm phán, do đó có một số vụ án đã không có kết quả vì với bốn phiếu thuận và bốn phiếu chống. Việc đề cử Gorsuch sẽ thay đổi tình trạng trên.
Tuy nhiên, điều này không nhất thiết là các quyết định của toà tối cao trong tương lai sẽ nghiêng về phía bảo thủ. Trong bốn thẩm phán được đề cử bởi đảng Cộng hoà, Thẩm phán Anthony Kennedy được xem là người ôn hoà đứng giữa, đôi khi ông đưa ra những quyết định thuận với phe cấp tiến.
Hiện nay có ba vị thẩm phán tuổi tương đối cao: ngoài Kennedy 80 tuổi, còn có hai trong bốn thẩm phán của đảng Dân chủ là Ruth Bader Ginsburg, 83 tuổi, và Stephen Breyer, 78 tuổi, có thể nghỉ hưu bất cứ lúc nào. Trong bốn năm tới, rất có thể Tổng thống Donald Trump sẽ còn đề cử thêm một hay hai vị thẩm phán nữa không chừng.
VHiến
( báo Trẻ )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Neil Gorsuch và chiếc ghế bị đánh cắp
Kể từ sau khi đắc cử tổng thống, trong những quyết định đầu tiên của ông Donald Trump được chú ý nhất là việc đề cử một số nhân vật vào những chức vụ quan trọng như bộ trưởng và cố vấn cao cấp tại Toà Bạch ốc. Và người dân Mỹ, trong suốt mấy tuần lễ qua, cũng đã được chứng kiến nhiều buổi điều trần tại thượng viện của những nhân vật được đề cử này đôi khi diễn ra khá gay cấn và sôi nổi. Những buổi điều trần trên được ví giống như những cuộc đấu trí giữa các nhân vật được đề cử và các thượng nghị sĩ cũng như giữa phe bảo thủ (Cộng hoà) và cấp tiến (Dân chủ) tại thượng viện.
Tuy nhiên, một cuộc đấu trí khác hứa hẹn là sẽ có nhiều pha sôi nổi và gay cấn gấp bội trong những tháng sắp tới đây. Ðó là những cuộc điều trần giữa Uỷ ban Tư pháp Thượng viện và Chánh án Neil Gorsuch, người vừa được Tổng thống Donald Trump đề cử vào chức vụ thẩm phán để ngồi vào chiếc ghế tại Tối cao Pháp viện đã bỏ trống kể từ khi Thẩm phán Antonin Scalia đột ngột từ trần vào Tháng 2 năm ngoái.
Ông Neil Gorsuch, 49 tuổi, hiện là chánh án của Toà kháng án liên bang thuộc khu vực Colorado. Ông sanh trưởng tại Denver, Colorado, và nếu được thượng viện phê chuẩn sẽ là một trong số rất ít những thẩm phán đến từ miền tây nước Mỹ tại Tối cao pháp viện, nơi hầu hết các thẩm phán là từ vùng đông bắc. Hồi còn là một thiếu niên, Gorsuch từng sống ở thủ đô Washington khi cố Tổng thống Ronald Reagan bổ nhiệm mẹ ông, Anne Gorsuch Buford, cầm đầu Cơ quan Bảo vệ Môi trường.
Có thể nói sự nghiệp của Gorsuch thăng tiến rất nhanh trên nấc thang của hệ thống luật pháp Hoa Kỳ. Sau khi tốt nghiệp trường luật Harvard năm 1991, Gorsuch đầu tiên làm lục sự cho Chánh án David Sentelle, một thành viên lâu năm thuộc cánh bảo thủ của Toà kháng án thuộc khu vực thủ đô; sau đó làm lục sự cho Thẩm phán Byron White và Anothony Kennedy của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ. Kế đó ông làm việc cho một công ty luật nổi tiếng tại Washington trong 10 năm, và sau đó làm phụ tá cho thứ trưởng của Bộ Tư pháp một năm. Gorsuch được Tổng thống George W. Bush bổ nhiệm làm Chánh án của Toà kháng án liên bang năm 2006.
Với sự đề cử này, Tổng thống Trump đã giữ đúng lời hứa trong thời gian tranh cử là sẽ đề cử một chánh án bảo thủ tựa như Thẩm phán Antonin Scalia. Sự kiện ông Scalia qua đời đã biến toà tối cao cùng với tương lai của nó thành một trong những đề tài nóng hổi trong sinh hoạt chính trị của nước Mỹ trong cuộc bầu cử tổng thống vừa qua, đặc biệt là đối với cử tri cánh hữu. Một thẩm phán nếu được đề cử bởi cựu Tổng thống Barack Obama hay bà Hillary Clinton thường là sẽ giúp đưa Tối cao Pháp viện của liên bang Hoa Kỳ nghiêng về khuynh hướng cấp tiến lần đầu tiên kể từ thập niên 1960 với năm trong tổng số chín thẩm phán được xem là có tư tưởng cấp tiến.
Tối cao Pháp viện là toà án liên bang cao nhất của Hoa Kỳ. Được thành lập dựa theo Điều III trong bản hiến pháp năm 1789, và là toà kháng án tối thượng đứng trên tất cả các toà án liên bang và có quyền xem xét các vụ án thuộc các toà án tiểu bang nhưng có liên quan đến luật của liên bang.
Tối cao Pháp viện bao gồm một vị chánh thẩm và tám vị thẩm phán, được đề cử bởi tổng thống và được phê chuẩn bởi thượng viện.
Vì lo ngại điều này sẽ xảy ra, lãnh tụ khối đa số tại thượng viện là Mitch McConnell thuộc đảng Cộng hoà đã tìm cách ngăn cản và thề là sẽ để chiếc ghế của Scalia trống cho tới sau cuộc bầu cử tổng thống, viện dẫn lý do rằng việc đề cử vị thẩm phán mới ở toà tối cao nên để cho tổng thống kế nhiệm quyết định. Do đó thượng viện cộng hoà đã nhiều lần từ chối không cho chánh án Merrick Garland do ông Obama đề cử có được những cuộc điều trần tại quốc hội, cho dù chỉ là những cuộc điều trần suông và không hứa hẹn là sẽ có bỏ phiếu để thông qua. Về điểm này, Mitch McConnel đã thành công vì nhiều người thuộc đảng Dân chủ lúc đó không nghĩ rằng ông Donald Trump sẽ đắc cử và đã không tranh đấu quyết liệt hơn nữa để buộc phe Cộng hoà tại thượng viện phải nhượng bộ.
Việc Trump chọn Gorsuch sẽ làm hài lòng những nhà hoạt động bảo thủ cũng như các thành viên cộng hoà tại quốc hội. Gorsuch là một trong 11 chánh án nằm trong danh sách thứ nhì của hai danh sách mà Trump đã đưa ra để nhằm đánh tan dư luận từ phía cử tri bảo thủ lo ngại rằng nếu trở thành tổng thống thì Trump có cam kết là bổ nhiệm một thẩm phán tối cao có cùng quan điểm bảo thủ với họ hay không.
Trong những tháng sắp tới, Neil Gorsuch sẽ phải trải qua một tiến trình rất nhiêu khê. Trước hết, thư đề cử của tổng thống được đệ trình lên Uỷ ban Tư pháp Thượng viện gồm 20 thượng nghị sĩ (hiện tại là 11 Cộng hoà và 9 Dân chủ). Trước khi có cuộc điều trần, các thành viên cộng hoà và dân chủ trong uỷ ban sẽ điều tra về quá khứ của người được đề cử. Kế tiếp là những buổi điều trần có thể sẽ mất nhiều ngày – với ít nhất là hai ngày để các thành viên trong Uỷ ban Tư pháp trực tiếp đặt câu hỏi tới người được đề cử, và thêm ít ngày để uỷ ban phỏng vấn một số nhân chứng bên ngoài được cho là hiểu rõ về những hoạt động công và tư của Gorsuch. Bước kế tiếp, ủy ban sẽ bỏ phiếu thông qua hay không để đưa đề nghị lên thượng viện. Bước cuối cùng là thượng viện bỏ phiếu phê chuẩn và phe dân chủ có thể đòi hỏi phe cộng hoà phải lấy được 60 phiếu trước khi phê chuẩn. Hiện phe cộng hoà có 52 trong tổng số 100 ghế tại thượng viện, điều này có nghĩa là phe dân chủ có thể ngăn cản cuộc bỏ phiếu qua thủ thuật “filibuster”, tức đăng đàn diễn thuyết dai và dài cho hết giờ bỏ phiếu. Tuy nhiên, phe cộng hoà vẫn có thể dùng quyền đa số vượt qua quy tắc đa số tuyệt đối (60 phiếu) và chỉ cần đa số tương đối (51 phiếu) để bỏ phiếu phê chuẩn. Như trường hợp của Thẩm phán Clarence Thomas chỉ lấy được 52 phiếu thuận.
Nhiều người nghĩ rằng tiến trình điều trần và phê chuẩn cho chánh án Neil Gorsuch tại thượng viện trong những tháng tới sẽ rất gay go vì có một số không ít thượng nghị sĩ của đảng Dân chủ vẫn chưa hết bực mình vì cho rằng phe Cộng hoà đã “đánh cắp” chiếc ghế của họ tại Tối cao Pháp viện.
Thêm một lý do nữa là những quyết định của Tối cao Pháp viện có ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt chính trị cũng như cuộc sống của người dân bình thường ở Mỹ, do đó một người được đề cử vào chức thẩm phán tối cao thường sẽ phải đối mặt với nhiều câu hỏi hóc búa qua các buổi điều trần tại thượng viện.
Công việc chính của toà tối cao là giải thích về những luật lệ vẫn còn gây tranh cãi, giải quyết những tranh chấp giữa chính quyền tiểu bang và liên bang, và đưa ra quyết định tối hậu về những trường hợp kháng án từ những vụ án quan trọng.
Mỗi năm Tối cao Pháp viện thường phải xem xét khoảng trên dưới 100 vụ án và kết quả của những vụ quan trọng nhất thường được tuyên bố vào Tháng 6. Mỗi vị thẩm phán sau khi được tổng thống đề cử và được thượng viện phê chuẩn sẽ ngồi trên chiếc ghế đó suốt đời cho đến khi tự quyết định nghỉ hưu hay đột ngột từ trần như trong trường hợp của Thẩm phán Antonin Scalia.
Trong mấy năm gần đây, có một số quyết định từ toà tối cao đã ảnh hưởng trực tiếp lên đời sống xã hội nước Mỹ như việc hợp thức hoá hôn nhân đồng tính hay ngăn chặn những sắc lệnh về chính sách di dân của cựu Tổng thống Obama.
Ở tuổi 49, Neil Gorsuch là nhân vật trẻ tuổi nhất được đề cử vào Tối cao Pháp viện trong hơn một phần tư thế kỷ qua, và nếu được thượng viện phê chuẩn, ông sẽ tác động trực tiếp trong việc định hình hệ thống pháp luật của nước Mỹ trong nhiều thập niên tới.
Kể từ khi Thẩm phán Scalia từ trần, toà tối cao đã phải làm việc với tám thay vì chín thẩm phán, do đó có một số vụ án đã không có kết quả vì với bốn phiếu thuận và bốn phiếu chống. Việc đề cử Gorsuch sẽ thay đổi tình trạng trên.
Tuy nhiên, điều này không nhất thiết là các quyết định của toà tối cao trong tương lai sẽ nghiêng về phía bảo thủ. Trong bốn thẩm phán được đề cử bởi đảng Cộng hoà, Thẩm phán Anthony Kennedy được xem là người ôn hoà đứng giữa, đôi khi ông đưa ra những quyết định thuận với phe cấp tiến.
Hiện nay có ba vị thẩm phán tuổi tương đối cao: ngoài Kennedy 80 tuổi, còn có hai trong bốn thẩm phán của đảng Dân chủ là Ruth Bader Ginsburg, 83 tuổi, và Stephen Breyer, 78 tuổi, có thể nghỉ hưu bất cứ lúc nào. Trong bốn năm tới, rất có thể Tổng thống Donald Trump sẽ còn đề cử thêm một hay hai vị thẩm phán nữa không chừng.
VHiến
( báo Trẻ )