Hình Ảnh & Sự Kiện
Nên Hỏi " Bà" Đại Sứ Mỹ Ở VN: ĐCSTQ là ẩn ý cho điều gì khi dùng tiếp viên nam?
Một cảnh điển hình trong những bức ảnh tư liệu được chụp tại kỳ Đại hội cấp quốc gia của ĐCSTQ diễn ra ở Bắc Kinh: những cô tiếp viên trong bộ đồng phục màu đỏ thướt tha, quyến rũ đang bưng trà mời các quan chức cấp cao, cũng như phục vụ những tiện nghi khác trong suốt những ngày diễn ra đại hội. Nhưng năm nay, họ đã cải tiến một chút về mặt hình thức, đó là hình ảnh những chàng trai trẻ ăn mặc bảnh bao đã xuất hiện cùng các cô gái xinh đẹp. Và cư dân mạng nghi ngờ rằng đó không chỉ đơn thuần là đại diện cho sự bình đẳng giới.
Cùng với những lời đàm tiếu về những ánh mắt thèm khát của các quan chức thể hiện trong những bức hình, đáng chú ý nhất là ánh mắt của cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân, cư dân mạng đưa ra giả thuyết rằng sự xuất hiện của các tiếp viên nam trong năm 2016 này chính là một bước đi nữa để giúp cho giới lãnh đạo của quốc gia này tập trung hơn vào những nhiệm vụ, cũng như giúp cho đầu óc của họ được tỉnh táo hơn.
“Lưỡng hội” (một thuật ngữ chính trị Trung Quốc được dùng để nói về 2 cuộc họp thường niên của giới lãnh đạo hàng đầu tại đất nước này) năm nay đang trong phiên họp đầu tiên kể từ ngày 3 tháng 3 năm 2016.
Một bài châm biếm đăng trên trang Sina Weibo – phương tiện truyền thông xã hội của Trung Quốc, viết rằng: “Với mục đích giúp cho các nhà lãnh đạo của chúng ta không bị xao lãng, lưỡng hội năm nay sẽ sử dụng những tiếp viên nam”.
Rất nhiều bức ảnh cho thấy cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân đang nhìn chằm chằm hoặc nhìn lén lút những người phụ nữ xinh đẹp đang rót trà mời ông ta tại nhiều cuộc họp khác nhau. Dưới đây là những hình ảnh tương tự như những bức ảnh và bài viết trên trang Sina Weibo.
Bức ảnh cuối cùng trong bộ sưu tập cho thấy ánh mắt của đương kim lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình vẫn nhìn về phía trước trong lúc 2 nam tiếp viên đang đứng bên cạnh ông để rót trà.
Một cư dân mạng đã đăng chú thích cho tấm hình này: “Không có chỗ cho sự mê đắm trong cuộc sống của tôi”.
Các ý kiến khác phát biểu rằng những tiếp viên nam sẽ giảm thiểu tối đa “những trò hề nơi công cộng” của các quan chức Trung Quốc.
Những tiếp viên được phục vụ tại các kỳ đại hội quan trọng của ĐCSTQ thường phải trải qua một quá trình tuyển chọn với những tiêu chuẩn rất gắt gao. Sau khi các ứng viên này được sàng lọc thông qua trình độ học vấn, hồ sơ cảnh sát, những vòng tuyển chọn cấp tỉnh và thành phố, cuối cùng họ mới được tham dự buổi phỏng vấn tại khách sạn Kinh Tây. Khách sạn này là nơi rất thường diễn ra những cuộc họp kín của các nhà lãnh đạo hàng đầu ĐCSTQ tại Bắc Kinh.
Tạp chí Vista Kantianxia của Trung Quốc tường thuật lời kể của một cựu quản lý tại khách sạn Kinh Tây cho biết rằng, ngoại hình, chiều cao và chất lượng làn da là những yếu tố quan trọng để chấp nhận các nữ tiếp viên tiềm năng được tham dự buổi phỏng vấn.
Theo Đại Kỷ Nguyên
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Thảm họa đường sắt Ấn Độ ( Lão Phan Sưu Tầm )
- Biển Ukraine.. nổi sóng – OCS Florida ( TVQ Úc Chuyển )
- Biểu tình phản đối trụ sở ban giao thương mại của CSVN tại Brooklyn, TB Victoria ( TVQ chuyển )
- Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm Nhâm Dần tại Maribyrnong, Brimbank và Greater Dandenong Tiểu Bang Victoria ( TVQ Chuyển )
- Những Địa Danh Mang Tên "CÁI" Ở Miền Nam ( Trần Văn Giang ghi lại )
Nên Hỏi " Bà" Đại Sứ Mỹ Ở VN: ĐCSTQ là ẩn ý cho điều gì khi dùng tiếp viên nam?
Một cảnh điển hình trong những bức ảnh tư liệu được chụp tại kỳ Đại hội cấp quốc gia của ĐCSTQ diễn ra ở Bắc Kinh: những cô tiếp viên trong bộ đồng phục màu đỏ thướt tha, quyến rũ đang bưng trà mời các quan chức cấp cao, cũng như phục vụ những tiện nghi khác trong suốt những ngày diễn ra đại hội. Nhưng năm nay, họ đã cải tiến một chút về mặt hình thức, đó là hình ảnh những chàng trai trẻ ăn mặc bảnh bao đã xuất hiện cùng các cô gái xinh đẹp. Và cư dân mạng nghi ngờ rằng đó không chỉ đơn thuần là đại diện cho sự bình đẳng giới.
Cùng với những lời đàm tiếu về những ánh mắt thèm khát của các quan chức thể hiện trong những bức hình, đáng chú ý nhất là ánh mắt của cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân, cư dân mạng đưa ra giả thuyết rằng sự xuất hiện của các tiếp viên nam trong năm 2016 này chính là một bước đi nữa để giúp cho giới lãnh đạo của quốc gia này tập trung hơn vào những nhiệm vụ, cũng như giúp cho đầu óc của họ được tỉnh táo hơn.
“Lưỡng hội” (một thuật ngữ chính trị Trung Quốc được dùng để nói về 2 cuộc họp thường niên của giới lãnh đạo hàng đầu tại đất nước này) năm nay đang trong phiên họp đầu tiên kể từ ngày 3 tháng 3 năm 2016.
Một bài châm biếm đăng trên trang Sina Weibo – phương tiện truyền thông xã hội của Trung Quốc, viết rằng: “Với mục đích giúp cho các nhà lãnh đạo của chúng ta không bị xao lãng, lưỡng hội năm nay sẽ sử dụng những tiếp viên nam”.
Rất nhiều bức ảnh cho thấy cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân đang nhìn chằm chằm hoặc nhìn lén lút những người phụ nữ xinh đẹp đang rót trà mời ông ta tại nhiều cuộc họp khác nhau. Dưới đây là những hình ảnh tương tự như những bức ảnh và bài viết trên trang Sina Weibo.
Bức ảnh cuối cùng trong bộ sưu tập cho thấy ánh mắt của đương kim lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình vẫn nhìn về phía trước trong lúc 2 nam tiếp viên đang đứng bên cạnh ông để rót trà.
Một cư dân mạng đã đăng chú thích cho tấm hình này: “Không có chỗ cho sự mê đắm trong cuộc sống của tôi”.
Các ý kiến khác phát biểu rằng những tiếp viên nam sẽ giảm thiểu tối đa “những trò hề nơi công cộng” của các quan chức Trung Quốc.
Những tiếp viên được phục vụ tại các kỳ đại hội quan trọng của ĐCSTQ thường phải trải qua một quá trình tuyển chọn với những tiêu chuẩn rất gắt gao. Sau khi các ứng viên này được sàng lọc thông qua trình độ học vấn, hồ sơ cảnh sát, những vòng tuyển chọn cấp tỉnh và thành phố, cuối cùng họ mới được tham dự buổi phỏng vấn tại khách sạn Kinh Tây. Khách sạn này là nơi rất thường diễn ra những cuộc họp kín của các nhà lãnh đạo hàng đầu ĐCSTQ tại Bắc Kinh.
Tạp chí Vista Kantianxia của Trung Quốc tường thuật lời kể của một cựu quản lý tại khách sạn Kinh Tây cho biết rằng, ngoại hình, chiều cao và chất lượng làn da là những yếu tố quan trọng để chấp nhận các nữ tiếp viên tiềm năng được tham dự buổi phỏng vấn.
Theo Đại Kỷ Nguyên