Kinh Đời
Nếu Việt Nam Cộng hòa còn tồn tại - Phi Cảnh
Tổng thống Ngô Đình Diệm đứng xung quanh các tướng lĩnh, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Cộng Hòa trong buổi lễ tại Sài Gòn ngày 26 tháng 10 năm 1955.
AP
Nhiều người nghĩ rằng nếu Việt Nam Cộng hòa vẫn còn tồn tại thì chúng ta sẽ có 1 quốc gia tuyệt vời và mọi vấn đề sẽ được giải quyết. Liệu mọi việc có đơn giản như vậy?
"Tự do mang đến nhiều khó khăn và dân chủ không phải là hoàn hảo..."
Việt Nam Cộng hòa sẽ vẫn là quốc gia có rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Đó là điều chắc chắn. Nếu không tin hãy nhìn những cường quốc 5 châu mà Việt Nam của Hồ Chí Minh mong có 1 ngày được sát cánh thì rõ.
Mỹ - Cường quốc số 1 thế giới có lúc nào không phải đau đầu để giải quyết các vấn đề quốc nội và quốc tế? Trong nước là tình trạng chênh lệch giàu nghèo, vấn đề kiểm soát súng đạn, "chính phủ hoạt động kém hiệu quả"... và trên hết bị đánh giá là "quốc gia không tiến bộ".
Châu Âu còn nan giải hơn nữa, đó là suy thoái kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp cao... Cả Châu Âu và Mỹ đều chia sẻ vấn đề nhập cư bất hợp pháp và khủng bố Hồi giáo.
Nhật Bản thì là thiếu hụt lao động, tỷ lệ tăng lương chậm, các vụ bê bối công nghiệp và khối nợ khổng lồ của chính phủ, đặc biệt là già hóa dân số. Báo Việt Nam đưa tin về cuộc sống của người già ở Nhật không khác gì địa ngục, họ phải đi ăn cắp để được vào tù. Người vì ở bên ngoài phải sống chật vật với trợ cấp xã hội, đi tù để không phải lo lắng tài chính; người vì thiếu sự quan tâm nên cố vào tù để được chăm sóc. Nhà tù Nhật vì thế đối diện với khó khăn mới: ban ngày phải thuê điều dưỡng viên để phục vụ đi vệ sinh, tắm rửa; ban tối nhân viên nhà tù phải làm cả công việc của điều dưỡng viên. Chi phí cho nhà tù vì thế tăng vọt.
Một ví dụ rõ ràng nhất là Hàn Quốc – Một đất nước với thể chế chính trị y chang Việt Nam Cộng hòa cũng có bao giờ yên ổn. Tổng thống Nam Triều Tiên khi thì bị ám sát, khi thì tự sát vì bị điều tra tham nhũng, mới đây còn bị bắt đi tù.
Các nước giàu nói chung và Hàn Quốc nói riêng không phải là thiên đường, họ cũng gặp khó khăn trong mọi lĩnh vực. Bóng đá Hàn Quốc mạnh nhất nhì châu Á, nhưng sau vòng chung kết U23 Châu Á vừa rồi, huấn luyện viên Kim Bong-gil bị sa thải vì chỉ đưa đội bóng lọt vào đến bán kết.
Thế nên chẳng có gì lạ cả khi Việt Nam Cộng hòa nếu còn đang tồn tại cũng sẽ đầy rẫy những vấn đề xã hội. Lúc còn là "Hòn ngọc Viễn Đông", là niềm mơ ước của Singapore, có bao giờ người Việt Nam Cộng hòa cảm thấy thỏa mãn với đất nước của mình?
Tổng thống Ngô Đình Diệm vẫn bị chỉ trích để rồi bị lật đổ. Sau đấy là Nguyễn Văn Thiệu, Dương Văn Minh, có ông nào được ngợi ca?
Nhưng đó có phải là tất cả?
Các quốc gia đều có vấn đề cả đấy, nhưng không giống nhau!
Nhìn việc Huấn luyện viên U23 Hàn Quốc bị sa thải mà nghĩ rằng họ đang gặp vấn đề thì lầm to! Họ vào bán kết đã là thất bại vì họ đã quen vô địch hoặc chí ít về nhì. Còn chúng ta chỉ cần thế thôi là đủ đi vào lịch sử, vì có mấy khi làm được? Như vậy bị chỉ trích chưa chắc đã kém, được khen ngợi chắc gì tốt hơn.
Đội bóng đá Việt Nam Cộng hòa trước đây chưa bao giờ coi Thái Lan là đối thủ, nhưng nếu còn tồn tại, đội bóng ấy có thỏa mãn được người dân không? Cũng không nốt, vì khi vô địch Đông Nam Á rồi, nếu không vươn lên tầm châu lục thì cũng chẳng ai hoan nghênh, huấn luyện viên tuyển Việt Nam Cộng hòa vẫn sẽ bị sa thải như thường. Vậy đấy, cùng là khó khăn nhưng không giống nhau.
Tổng thống Nam Triều Tiên từ trước đến nay chẳng ai được ngưỡng mộ, nhưng họ vẫn giàu có văn minh. Còn lãnh tụ của Bắc Triều Tiên từ đời ông đến đời cháu đều được dân tôn sùng, chẳng có ông nào bị bắt vì tham nhũng, thậm chí bị nghi ngờ cũng không. Người dân miền Bắc dù nghèo đói đấy, nhưng hạnh phúc vì được ngắm lãnh tụ. Người dân miền Nam giàu có, nhưng luôn bức xúc với lãnh đạo. Dân cả 2 miền đều khổ cả, nhưng không giống nhau.
Ở Mỹ thỉnh thoảng lại có vụ xả súng, số người chết trong vụ đẫm máu nhất lịch sử nước Mỹ ở Las Vegas là 59 người, nghe thì kinh hãi, nhưng so với trung bình 41 người chết một ngày vì tai nạn giao thông (15.000 người một năm) thì chắc chả là gì. Vụ xả súng kinh hoàng nhất lịch sử bang Texas năm ngoái làm 27 người thiệt mạng, chỉ bằng khoảng một nửa số người ra đi ở Việt Nam chỉ tính riêng việc tham gia di chuyển trên đường hàng ngày như đã nêu trên.
Trong 5 ngày Tết cổ truyền Việt Nam vừa rồi có 155 người chết vì tai nạn giao thông, 2800 ca cấp cứu vì đánh nhau. Chết ở Mỹ gây kinh hoàng, chấn động thế giới; chết ở Việt Nam thì là chuyện thường, không ai biết đến. Ở đâu cũng có người chết, nhưng không giống nhau.
Nhiều người Việt Nam đọc báo viết về cuộc sống của người già ở Nhật Bản, tưởng rằng mình thật may mắn khi được sinh ra ở Việt Nam, họ không nhớ rằng ở Việt Nam làm gì có cái gọi là trợ cấp xã hội để ít nhất duy trì cuộc sống, số người già không có tiền tích lũy ở Nhật cũng không chiếm số đông, và nhà tù ở Việt Nam ngay người trẻ còn không chịu nổi.
Châu Âu đau đầu về vấn đề nhập cư từ Trung Đông, chúng ta thì không, nhưng cũng chẳng có gì để tự hào cả vì làm gì có ai muốn di cư đến Việt Nam.
Việc Sài Gòn có thật sự là "Hòn ngọc Viễn Đông" hay không, có thực là Lý Quang Diệu hâm mộ Việt Nam Cộng hòa hay không, điều đó không quan trọng. Một số người Cộng sản có thể phủ nhận nó, nhưng họ không thể phủ nhận Việt Nam Cộng hòa là một nước khá giả. Ngay báo chí Việt Nam Cộng sản hiện nay thỉnh thoảng vẫn đăng ảnh các thành phố miền Nam trước 1975 sạch đẹp quy củ chứ không bát nháo như bây giờ. Cứ cho là Sài Gòn ngày xưa "nhận vơ" là Hòn ngọc Viễn Đông, nhưng Việt Nam hiện tại cho "nhận vơ" cũng chả dám nhận.
Người Cộng sản nói rằng Sài Gòn là "ổ điếm", vậy họ không mong được một lần trong đời được du lịch Thái Lan hay Nhật Bản chăng? Chắc chắn chẳng tìm được ai như vậy. Và Việt Nam hiện tại không thể so sánh với những nước này về gần như mọi mặt, may ra có mại dâm thì không kém, chỉ có điều nó không hợp pháp thôi. Người ta hợp pháp nó, nó công khai, nhưng rạch ròi. Còn anh thì giấu giấu giếm giếm nhưng bẩn thỉu, vô đạo đức gấp vạn lần.
Người Việt Cộng sản cho rằng nằm mơ mới có chuyện Việt Nam Cộng hòa bằng được những nước Hàn Quốc, nói vậy khác nào khẳng định rằng người Việt Nam kém cỏi căn bản, dù có cố thế nào, có theo thể chế nào cũng chỉ làm thuê cho các nước Châu Á khác. Tại sao lại có thể có suy nghĩ hẹp hòi nhỏ mọn đến vậy? Tại sao không chọn làm một nước khá giả ít nhất mấp mé với những nước kia mà lại chọn làm một nước nghèo chỉ đi làm thuê cho họ? "Việt Nam Cộng hòa giàu vì Mỹ đổ tiền"? Vậy sao không chọn để giàu mà lại chọn Nga, Tàu để nghèo bền vững?
Về việc này người Đức đã có câu trả lời từ lâu, người Cộng sản Đức đã chọn chạy về phía giàu có văn minh hơn, họ tự đạp đổ bức tường Berlin – nơi mà năm 1963, Tổng thống Mỹ John Kennedy đã nói: "Tự do mang đến nhiều khó khăn và dân chủ không phải là hoàn hảo, nhưng chúng tôi không bao giờ phải dựng lên một bức tường để ngăn người dân rời bỏ đất nước".
Hà Nội, 7 tháng 4 năm 2018
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
Minh Nguyen chuyen
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Nếu Việt Nam Cộng hòa còn tồn tại - Phi Cảnh
Tổng thống Ngô Đình Diệm đứng xung quanh các tướng lĩnh, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Cộng Hòa trong buổi lễ tại Sài Gòn ngày 26 tháng 10 năm 1955.
AP
Nhiều người nghĩ rằng nếu Việt Nam Cộng hòa vẫn còn tồn tại thì chúng ta sẽ có 1 quốc gia tuyệt vời và mọi vấn đề sẽ được giải quyết. Liệu mọi việc có đơn giản như vậy?
"Tự do mang đến nhiều khó khăn và dân chủ không phải là hoàn hảo..."
Việt Nam Cộng hòa sẽ vẫn là quốc gia có rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Đó là điều chắc chắn. Nếu không tin hãy nhìn những cường quốc 5 châu mà Việt Nam của Hồ Chí Minh mong có 1 ngày được sát cánh thì rõ.
Mỹ - Cường quốc số 1 thế giới có lúc nào không phải đau đầu để giải quyết các vấn đề quốc nội và quốc tế? Trong nước là tình trạng chênh lệch giàu nghèo, vấn đề kiểm soát súng đạn, "chính phủ hoạt động kém hiệu quả"... và trên hết bị đánh giá là "quốc gia không tiến bộ".
Châu Âu còn nan giải hơn nữa, đó là suy thoái kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp cao... Cả Châu Âu và Mỹ đều chia sẻ vấn đề nhập cư bất hợp pháp và khủng bố Hồi giáo.
Nhật Bản thì là thiếu hụt lao động, tỷ lệ tăng lương chậm, các vụ bê bối công nghiệp và khối nợ khổng lồ của chính phủ, đặc biệt là già hóa dân số. Báo Việt Nam đưa tin về cuộc sống của người già ở Nhật không khác gì địa ngục, họ phải đi ăn cắp để được vào tù. Người vì ở bên ngoài phải sống chật vật với trợ cấp xã hội, đi tù để không phải lo lắng tài chính; người vì thiếu sự quan tâm nên cố vào tù để được chăm sóc. Nhà tù Nhật vì thế đối diện với khó khăn mới: ban ngày phải thuê điều dưỡng viên để phục vụ đi vệ sinh, tắm rửa; ban tối nhân viên nhà tù phải làm cả công việc của điều dưỡng viên. Chi phí cho nhà tù vì thế tăng vọt.
Một ví dụ rõ ràng nhất là Hàn Quốc – Một đất nước với thể chế chính trị y chang Việt Nam Cộng hòa cũng có bao giờ yên ổn. Tổng thống Nam Triều Tiên khi thì bị ám sát, khi thì tự sát vì bị điều tra tham nhũng, mới đây còn bị bắt đi tù.
Các nước giàu nói chung và Hàn Quốc nói riêng không phải là thiên đường, họ cũng gặp khó khăn trong mọi lĩnh vực. Bóng đá Hàn Quốc mạnh nhất nhì châu Á, nhưng sau vòng chung kết U23 Châu Á vừa rồi, huấn luyện viên Kim Bong-gil bị sa thải vì chỉ đưa đội bóng lọt vào đến bán kết.
Thế nên chẳng có gì lạ cả khi Việt Nam Cộng hòa nếu còn đang tồn tại cũng sẽ đầy rẫy những vấn đề xã hội. Lúc còn là "Hòn ngọc Viễn Đông", là niềm mơ ước của Singapore, có bao giờ người Việt Nam Cộng hòa cảm thấy thỏa mãn với đất nước của mình?
Tổng thống Ngô Đình Diệm vẫn bị chỉ trích để rồi bị lật đổ. Sau đấy là Nguyễn Văn Thiệu, Dương Văn Minh, có ông nào được ngợi ca?
Nhưng đó có phải là tất cả?
Các quốc gia đều có vấn đề cả đấy, nhưng không giống nhau!
Nhìn việc Huấn luyện viên U23 Hàn Quốc bị sa thải mà nghĩ rằng họ đang gặp vấn đề thì lầm to! Họ vào bán kết đã là thất bại vì họ đã quen vô địch hoặc chí ít về nhì. Còn chúng ta chỉ cần thế thôi là đủ đi vào lịch sử, vì có mấy khi làm được? Như vậy bị chỉ trích chưa chắc đã kém, được khen ngợi chắc gì tốt hơn.
Đội bóng đá Việt Nam Cộng hòa trước đây chưa bao giờ coi Thái Lan là đối thủ, nhưng nếu còn tồn tại, đội bóng ấy có thỏa mãn được người dân không? Cũng không nốt, vì khi vô địch Đông Nam Á rồi, nếu không vươn lên tầm châu lục thì cũng chẳng ai hoan nghênh, huấn luyện viên tuyển Việt Nam Cộng hòa vẫn sẽ bị sa thải như thường. Vậy đấy, cùng là khó khăn nhưng không giống nhau.
Tổng thống Nam Triều Tiên từ trước đến nay chẳng ai được ngưỡng mộ, nhưng họ vẫn giàu có văn minh. Còn lãnh tụ của Bắc Triều Tiên từ đời ông đến đời cháu đều được dân tôn sùng, chẳng có ông nào bị bắt vì tham nhũng, thậm chí bị nghi ngờ cũng không. Người dân miền Bắc dù nghèo đói đấy, nhưng hạnh phúc vì được ngắm lãnh tụ. Người dân miền Nam giàu có, nhưng luôn bức xúc với lãnh đạo. Dân cả 2 miền đều khổ cả, nhưng không giống nhau.
Ở Mỹ thỉnh thoảng lại có vụ xả súng, số người chết trong vụ đẫm máu nhất lịch sử nước Mỹ ở Las Vegas là 59 người, nghe thì kinh hãi, nhưng so với trung bình 41 người chết một ngày vì tai nạn giao thông (15.000 người một năm) thì chắc chả là gì. Vụ xả súng kinh hoàng nhất lịch sử bang Texas năm ngoái làm 27 người thiệt mạng, chỉ bằng khoảng một nửa số người ra đi ở Việt Nam chỉ tính riêng việc tham gia di chuyển trên đường hàng ngày như đã nêu trên.
Trong 5 ngày Tết cổ truyền Việt Nam vừa rồi có 155 người chết vì tai nạn giao thông, 2800 ca cấp cứu vì đánh nhau. Chết ở Mỹ gây kinh hoàng, chấn động thế giới; chết ở Việt Nam thì là chuyện thường, không ai biết đến. Ở đâu cũng có người chết, nhưng không giống nhau.
Nhiều người Việt Nam đọc báo viết về cuộc sống của người già ở Nhật Bản, tưởng rằng mình thật may mắn khi được sinh ra ở Việt Nam, họ không nhớ rằng ở Việt Nam làm gì có cái gọi là trợ cấp xã hội để ít nhất duy trì cuộc sống, số người già không có tiền tích lũy ở Nhật cũng không chiếm số đông, và nhà tù ở Việt Nam ngay người trẻ còn không chịu nổi.
Châu Âu đau đầu về vấn đề nhập cư từ Trung Đông, chúng ta thì không, nhưng cũng chẳng có gì để tự hào cả vì làm gì có ai muốn di cư đến Việt Nam.
Việc Sài Gòn có thật sự là "Hòn ngọc Viễn Đông" hay không, có thực là Lý Quang Diệu hâm mộ Việt Nam Cộng hòa hay không, điều đó không quan trọng. Một số người Cộng sản có thể phủ nhận nó, nhưng họ không thể phủ nhận Việt Nam Cộng hòa là một nước khá giả. Ngay báo chí Việt Nam Cộng sản hiện nay thỉnh thoảng vẫn đăng ảnh các thành phố miền Nam trước 1975 sạch đẹp quy củ chứ không bát nháo như bây giờ. Cứ cho là Sài Gòn ngày xưa "nhận vơ" là Hòn ngọc Viễn Đông, nhưng Việt Nam hiện tại cho "nhận vơ" cũng chả dám nhận.
Người Cộng sản nói rằng Sài Gòn là "ổ điếm", vậy họ không mong được một lần trong đời được du lịch Thái Lan hay Nhật Bản chăng? Chắc chắn chẳng tìm được ai như vậy. Và Việt Nam hiện tại không thể so sánh với những nước này về gần như mọi mặt, may ra có mại dâm thì không kém, chỉ có điều nó không hợp pháp thôi. Người ta hợp pháp nó, nó công khai, nhưng rạch ròi. Còn anh thì giấu giấu giếm giếm nhưng bẩn thỉu, vô đạo đức gấp vạn lần.
Người Việt Cộng sản cho rằng nằm mơ mới có chuyện Việt Nam Cộng hòa bằng được những nước Hàn Quốc, nói vậy khác nào khẳng định rằng người Việt Nam kém cỏi căn bản, dù có cố thế nào, có theo thể chế nào cũng chỉ làm thuê cho các nước Châu Á khác. Tại sao lại có thể có suy nghĩ hẹp hòi nhỏ mọn đến vậy? Tại sao không chọn làm một nước khá giả ít nhất mấp mé với những nước kia mà lại chọn làm một nước nghèo chỉ đi làm thuê cho họ? "Việt Nam Cộng hòa giàu vì Mỹ đổ tiền"? Vậy sao không chọn để giàu mà lại chọn Nga, Tàu để nghèo bền vững?
Về việc này người Đức đã có câu trả lời từ lâu, người Cộng sản Đức đã chọn chạy về phía giàu có văn minh hơn, họ tự đạp đổ bức tường Berlin – nơi mà năm 1963, Tổng thống Mỹ John Kennedy đã nói: "Tự do mang đến nhiều khó khăn và dân chủ không phải là hoàn hảo, nhưng chúng tôi không bao giờ phải dựng lên một bức tường để ngăn người dân rời bỏ đất nước".
Hà Nội, 7 tháng 4 năm 2018
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
Minh Nguyen chuyen