Di Sản Hồ Chí Minh

'Ngày 30 Tháng Tư' của nước Mỹ

Nhân ngày 30 Tháng Tư năm nay, chúng ta coi lại Lịch sử Nội chiến Mỹ xem cung cách của những người chỉ huy quân đội của họ khác người Việt thế nào.
'Ngày 30 Tháng Tư' của nước Mỹ

Ngô Nhân Dụng

Lịch sử Mỹ có một biến cố giống ngày 30 Tháng Tư năm 1975 ở nước ta. Cuộc chiến tranh Nam-Bắc ở Mỹ bắt đầu năm 1861, chấm dứt trong nhiều ngày, kể từ ngày 9 Tháng Tư 1865 khi Tướng Robert Lee chỉ huy quân miền Nam chấp nhận đầu hàng Tướng Ulysses Grant miền Bắc.

Cuộc nội chiến ở Mỹ ngắn bằng một phần tư cuộc nội chiến ở Việt Nam một thế kỷ sau; nếu chúng ta tính từ năm 1959 khi các toán quân Bắc Việt đầu tiên vượt Trường Sơn tiến vào miền Nam, cho tới năm 1975. Ngày 9 Tháng Tư năm 1865 khác ngày 30 Tháng Tư năm 1975 một điểm quan trọng nhất, đó là cung cách những người chỉ huy đối nghịch. Giữa thế kỷ thứ 19, thế giới chưa có chủ nghĩa cộng sản; chưa có “chiến tranh ý thức hệ” với bộ máy tuyên truyền gây thù hận và cuồng tín. Vì vậy con người còn đối xử với nhau theo lối tương kính và tự trọng. Trong thế kỷ 19, vũ khí cũng còn thô sơ, thường dân không bị khủng bố. Số tử binh sĩ vong cả hai miền chỉ hơn 600,000 người, trong đó hơn 200,000 người chết trận và hơn 400,000 chết vì thương tích và bệnh tật.

Nhân ngày 30 Tháng Tư năm nay, chúng ta coi lại Lịch sử Nội chiến Mỹ xem cung cách của những người chỉ huy quân đội của họ khác người Việt thế nào.

Ðầu năm 1865, lực lượng miền Nam đã rất yếu, chỉ còn kiểm soát được tiểu bang Virginia và hai tiểu bang Nam, Bắc Carolinas. Tháng Hai, phó tổng thống miền Nam đã gặp Tổng Thống Abraham Lincoln miền Bắc đề nghị ngưng chiến. Lincoln đặt điều kiện phải thống nhất cả nước, và bãi bỏ chế độ nô lệ; cho nên cuộc nghị hòa bất thành. Ngày 2 Tháng Tư, 1865, Tướng Robert Lee, chỉ huy quân đội miền Nam chỉ còn dưới tay 30,000 lính, bị tấn công tơi tả; ông gửi mật thư cho vị tổng thống miền Nam là Jefferson Davis, yêu cầu chính phủ rút ra khỏi thủ đô Richmond “ngay trong đêm nay.” Davis từ chối, Lee phải gửi thêm một thư khác: Tuyệt đối phải rút ngay!

Có thể nói “Ngày 30 Tháng Tư” của lịch sử Mỹ bắt đầu từ cuộc triệt thoái này. Vừa nghe tin chính phủ rút đi, cả thành phố hỗn loạn. Những thường dân có khả năng cũng chạy theo chính quyền; người ta tranh cướp nhau các cỗ xe ngựa và giành nhau leo lên xe lửa; cũng giống như cảnh Ðà Nẵng cuối Tháng Ba năm 1975. Có người đi đốt nhà để hôi của. Cháy lan khắp thành phố. Kho lương thực của quân đội bị phá và cướp; kho thuốc lá bị đốt; nhiều người chiếm kho rượu và sau đó đường phố đầy bọn say sưa, họ bắn lẫn nhau. Họ bắt đầu phá các cửa hàng, tranh giành nhau lấy đồ. Richmond tan hoang.

Sáng ngày 3 Tháng Tư, quân miền Bắc tiến vào, đến tòa thị sảnh chấp nhận thành phố đầu hàng. Họ tổ chức các cuộc ăn mừng, trong khi nạn cướp bóc, hôi của còn tiếp tục. Tổng Thống Lincoln đang ở gần đó, tiến vào thủ đô miền Nam. Tướng Weitsel chỉ huy quân đội chiếm đóng hỏi ông phải đối xử với dân thành phố thế nào. Lincoln trả lời: “Nếu ở địa vị ông, tôi sẽ cho họ được dễ dàng - I would let 'em up easy! Let 'em up easy!” Câu này được lịch sử ghi nhớ.

Nhưng tại Washington, thủ đô miền Bắc, nhiều người nghĩ khác. Người ta bắn 800 phát đại bác ăn mừng chiến thắng. Các ông tranh trả tiền mời rượu lẫn nhau. Có người hỏi Bộ Trưởng Quốc Phòng Edwin Stanton số phận Richmond như thế nào, ông nói: “Ðốt! Ðốt nó đi! Ðốt!” Khi Phó Tổng Thống Andrew Johnson đọc diễn văn, nói đến tên tổng thống miền Nam Davis, nhiều người hô to: “Treo cổ! Treo cổ!” Và ông Johnson đồng ý: “Tôi nói: Treo cổ hắn 20 lần!”

Trong ngày đó, Tướng Lee biết đạo quân của mình hết thức ăn. Những cuộc tìm kiếm lương thực trong mấy ngày tiếp thất bại, liên tiếp bị quân miền Bắc tấn công. Trong trận đánh ngày 7 Tháng Tư, quân miền Nam chết khoảng 8,000 người. Lee chỉ còn 15,000 quân, trước mặt là đạo quân miền Bắc 80,000 của Tướng Ulysses Grant. Lee rút quân về bên sông Appomattox. Tối ngày 7 Tháng Tư, Lee nhận được thư của Grant đề nghị đầu hàng. Ngày hôm sau, quân miền Bắc đánh, chiếm hết kho lương thực. Vòng vây thắt chặt thêm.

Sáng ngày 9 Tháng Tư năm 1865, Tướng Robert E. Lee mặc một bộ quân phục chững chạc nhất. Thấy một tùy viên ngạc nhiên, ông giải thích: “Hôm nay tôi có thể bị quân địch bắt. Làm tù binh, mình cũng phải giữ quân phục cho đàng hoàng.”

Trong cảnh mặt trận tan rã dần dần, Robert E. Lee quyết định chấp nhận gặp Ulysses Grant bàn chuyện đầu hàng. Tướng Grant đang cưỡi ngựa tới thị sát mặt trận, khoác cái áo trận của một binh nhì. Hỏi Lee đang ở chỗ nào, Grant một mình cưỡi ngựa tới. Xuống ngựa, ông đưa tay ra bắt tay, và trong đầu so sánh bộ quân phục chỉnh tề của Lee với quần áo lấm đầy bùn đất của mình: “Chúng ta đã gặp nhau rồi, hồi mình cùng đi đánh trận ở Mexico!” Quả thật, hai người từng là đồng ngũ, khi nước Mỹ chưa chia đôi. Trong khi Grant còn thích kể chuyện ở Mexico ngày xưa, thì Lee nóng nẩy yêu cầu cho biết các điều kiện đầu hàng như thế nào.

Grant viết ra: Sĩ quan và binh sĩ miền Nam sẽ bị giải giới, và được tự do; các vũ khí và đồ tiếp liệu bị tịch thu. Lee đọc xong, đề nghị cho tất cả quân sĩ miền Nam được giữ ngựa, vì đó là tài sản riêng của họ chứ không thuộc quân đội. Lúc đầu ngần ngại, sau Grant đồng ý. Sau đó, một buổi lễ được tổ chức để Robert E. Lee chính thức đầu hàng Ulysses Grant; với đầy đủ lễ nghi quân cách.

Ngày 9 Tháng Tư năm 1865, trước cảnh quân sĩ kiệt lực và đói, Tướng Gordon báo tin viện binh không tới được, Robert Lee ngồi trên một thân cây đổ, nói với tướng tùy viên Porter Alexander: “Không còn cách nào khác, tôi sẽ phải gặp Tướng Grant. Tôi muốn chết một ngàn lần chết còn hơn.” Alexander choáng váng, khuyên vị chỉ huy của mình nghĩ lại. Hãy cho quân sĩ tan hàng, trốn đi khắp miền Nam. Chỉ cần hai phần ba số lính thoát, họ sẽ lẩn trốn như thỏ trong rừng, tiếp tục chiến đấu. Nhưng Lee không đồng ý: “Mười ngàn quân lính cũng không thể chiến đấu được. Lương thực đâu mà sống? Tản mác ra, họ sẽ không còn kỷ luật. Họ sẽ phải đi cướp. Cả nước sẽ đầy những tay ăn cướp; sẽ mất bao nhiêu năm nữa đất nước mới phục hồi. Quân miền Bắc sẽ đuổi đánh, và sẽ còn nhiều cảnh tàn phá nữa.” Vị tướng già 58 tuổi nói tiếp: “Mình phải công nhận miền Nam đã thua. Hãy để cho binh sĩ lặng lẽ trở về nhà, trồng lại vườn ruộng của họ, xây dựng lại những gì chiến tranh đã tàn phá. Còn tôi, tôi sẽ chịu cảnh nhục nhã đầu hàng, và chấp nhận bất cứ hậu quả nào xảy đến cho mình.”

Ba ngày sau lá thư của Tướng Lee báo tin đầu hàng mới tới tay Tổng Thống Jefferson Davis. Ông không chịu thua, lập thủ đô mới ở North Carolina. Ngày 14 Tháng Tư, Tổng Thống Abraham Lincoln bị ám sát, hôm sau ông chết. Andrew Johnson lên thay, tố cáo chính phủ miền Nam chủ mưu, và treo giải thưởng 100,000 đô la cho ai bắt được Davis.

Ðạo quân lớn còn lại của miền Nam do Tướng Joseph Johnson chỉ huy còn 26,000 quân, đề nghị gặp Tướng William Sherman miền Bắc. Tướng Sherman từng nói với người miền Nam: “Khi nào hết chiến tranh, các bạn cần gì cứ hỏi tôi! Tôi sẽ chia thức ăn với bạn, và bảo vệ gia đình các bạn.” Ngày 17, Sherman nhận được điện tín báo tin Abraham Lincoln qua đời. Sherman nhét bức điện tín vào túi, dặn người đưa thư giữ bí mật.

Khi tới gặp Johnson, ông đưa cho coi bản tin. Johnson than: Ðây là tai họa lớn nhất cho miền Nam! Cuộc thảo luận về điều kiện đầu hàng kéo dài, sau cùng Sherman cho biết các điều kiện phải giống hệt như đạo quân Virginia của Tướng Lee được hưởng. Hai ngày sau, Johnson cùng với Tướng John C. Breckinridge, bộ trưởng quốc phòng miền Nam đến họp lại. Sherman mở chai rượu mang theo mời hai người, rồi viết trên giấy những điều kiện đầu hàng, rộng rãi hơn các điều Tướng Grant đòi. Johnson rất hài lòng, khen ngợi Sherman, nhưng Breckinridge bất mãn; nói: “Tướng Sherman là đồ con heo! Anh có thấy hắn cất chai rượu vào túi đem về uống một mình hay không?” Johnson giải thích, chắc là ông ta đãng trí. Breckinridge nói tiếp: “Người lịch sự ở xứ Kentucky chúng tôi không bao giờ hành động như vậy!” Ðạo quân của Johnson chính thức đầu hàng ngày 26 Tháng Tư, 1865. Sau đó, nhiều toán quân miền Nam còn tiếp tục chiến đấu; tới ngày 10 Tháng Năm, Tổng Thống Andrew Johnson tuyên bố các cuộc kháng cự đã chấm dứt. Ngày 9, ông ban lệnh đại xá cho tất cả mọi quân, dân miền Nam đã tham dự trực tiếp hay gián tiếp trong cuộc chiến, trừ một thiểu số, như các đại biểu quốc hội và tướng lãnh miền Bắc đã bỏ vào Nam, chống lại chính phủ ở Washington. Nhưng sau đó ông cũng ký ân xá cho từng người. Một sĩ quan duy nhất đã bị đem xử như tội phạm chiến tranh và chịu tử hình, là Ðại úy Henry Wirz, vì đã ngược đãi các tù binh. Ngoài ra, không một quân nhân hay công chức nào của miền Nam phải chịu cảnh “tù cải tạo.”

Tướng Lee lặng lẽ trở về trông nom trang trại của mình; sau được mời làm hiệu trưởng trường cao đẳng ở Lexington, tiểu bang Virginia quê hương ông, đến năm 1870 mới qua đời, Tổng Thống Jefferson Davis đến chủ tọa tang lễ. Davis tiếp tục cố gắng chống đối, bị bắt giam. Sau hai năm, báo chí loan tin ông bị cùm bằng xích sắt, gây ra một làn sóng phẫn nộ, ở cả miền Nam lẫn miền Bắc. Tổng Thống Andrew Johnson phải trả tự do cho ông. Lệnh truy tố ông không được thi hành. Ông trở về nhà, làm chủ một công ty bảo hiểm, đi thăm các nước Âu Châu, Canada, Cuba, đắc cử nghị sĩ, làm hiệu trưởng một trường cao đẳng, sau này biến thành đại học A&M ở Texas. Ông Davis tiếp tục tin mình có chính nghĩa trong cuộc nội chiến, ông đi diễn thuyết ở nhiều nơi, được dân miền Nam hoan nghênh; năm 1889 ông viết xong cuốn sách về cuộc nội chiến, rồi qua đời ở tuổi 81.

Cuộc nội chiến Mỹ không kết thúc giống như ngày 30 Tháng Tư trong lịch sử Việt Nam. Chính quyền miền Bắc nước Mỹ theo chế độ dân chủ. Khi dân chúng thấm nhuần những lý tưởng dân chủ tự do thì họ cũng bao dung các ý kiến đối nghịch, và chính quyền phải thuận theo lòng dân. Dân Mỹ hai miền Nam Bắc đã xây dựng lại đất nước họ, dù đến giờ nhiều người vẫn giữ những lập trường khác nhau trong rất nhiều vấn đề.

Ở Sài Gòn hai năm nay mới có những buổi tập họp bày tỏ lòng tri ân với các thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa, tại nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế. Các cựu quân nhân năm nay đã họp mặt tưởng niệm Tướng Nguyễn Khoa Nam. Ở Mỹ, những hành động đó đã diễn ra ngay sau khi chiến tranh chấm dứt. Bao giờ ở Việt Nam có những ngôi trường mang tên Nguyễn Khoa Nam, bên cạnh trường Phan Thanh Giản, như ở nước Mỹ vẫn có những trường học mang tên Jefferson Davis và Robert Lee?


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

'Ngày 30 Tháng Tư' của nước Mỹ

Nhân ngày 30 Tháng Tư năm nay, chúng ta coi lại Lịch sử Nội chiến Mỹ xem cung cách của những người chỉ huy quân đội của họ khác người Việt thế nào.
'Ngày 30 Tháng Tư' của nước Mỹ

Ngô Nhân Dụng

Lịch sử Mỹ có một biến cố giống ngày 30 Tháng Tư năm 1975 ở nước ta. Cuộc chiến tranh Nam-Bắc ở Mỹ bắt đầu năm 1861, chấm dứt trong nhiều ngày, kể từ ngày 9 Tháng Tư 1865 khi Tướng Robert Lee chỉ huy quân miền Nam chấp nhận đầu hàng Tướng Ulysses Grant miền Bắc.

Cuộc nội chiến ở Mỹ ngắn bằng một phần tư cuộc nội chiến ở Việt Nam một thế kỷ sau; nếu chúng ta tính từ năm 1959 khi các toán quân Bắc Việt đầu tiên vượt Trường Sơn tiến vào miền Nam, cho tới năm 1975. Ngày 9 Tháng Tư năm 1865 khác ngày 30 Tháng Tư năm 1975 một điểm quan trọng nhất, đó là cung cách những người chỉ huy đối nghịch. Giữa thế kỷ thứ 19, thế giới chưa có chủ nghĩa cộng sản; chưa có “chiến tranh ý thức hệ” với bộ máy tuyên truyền gây thù hận và cuồng tín. Vì vậy con người còn đối xử với nhau theo lối tương kính và tự trọng. Trong thế kỷ 19, vũ khí cũng còn thô sơ, thường dân không bị khủng bố. Số tử binh sĩ vong cả hai miền chỉ hơn 600,000 người, trong đó hơn 200,000 người chết trận và hơn 400,000 chết vì thương tích và bệnh tật.

Nhân ngày 30 Tháng Tư năm nay, chúng ta coi lại Lịch sử Nội chiến Mỹ xem cung cách của những người chỉ huy quân đội của họ khác người Việt thế nào.

Ðầu năm 1865, lực lượng miền Nam đã rất yếu, chỉ còn kiểm soát được tiểu bang Virginia và hai tiểu bang Nam, Bắc Carolinas. Tháng Hai, phó tổng thống miền Nam đã gặp Tổng Thống Abraham Lincoln miền Bắc đề nghị ngưng chiến. Lincoln đặt điều kiện phải thống nhất cả nước, và bãi bỏ chế độ nô lệ; cho nên cuộc nghị hòa bất thành. Ngày 2 Tháng Tư, 1865, Tướng Robert Lee, chỉ huy quân đội miền Nam chỉ còn dưới tay 30,000 lính, bị tấn công tơi tả; ông gửi mật thư cho vị tổng thống miền Nam là Jefferson Davis, yêu cầu chính phủ rút ra khỏi thủ đô Richmond “ngay trong đêm nay.” Davis từ chối, Lee phải gửi thêm một thư khác: Tuyệt đối phải rút ngay!

Có thể nói “Ngày 30 Tháng Tư” của lịch sử Mỹ bắt đầu từ cuộc triệt thoái này. Vừa nghe tin chính phủ rút đi, cả thành phố hỗn loạn. Những thường dân có khả năng cũng chạy theo chính quyền; người ta tranh cướp nhau các cỗ xe ngựa và giành nhau leo lên xe lửa; cũng giống như cảnh Ðà Nẵng cuối Tháng Ba năm 1975. Có người đi đốt nhà để hôi của. Cháy lan khắp thành phố. Kho lương thực của quân đội bị phá và cướp; kho thuốc lá bị đốt; nhiều người chiếm kho rượu và sau đó đường phố đầy bọn say sưa, họ bắn lẫn nhau. Họ bắt đầu phá các cửa hàng, tranh giành nhau lấy đồ. Richmond tan hoang.

Sáng ngày 3 Tháng Tư, quân miền Bắc tiến vào, đến tòa thị sảnh chấp nhận thành phố đầu hàng. Họ tổ chức các cuộc ăn mừng, trong khi nạn cướp bóc, hôi của còn tiếp tục. Tổng Thống Lincoln đang ở gần đó, tiến vào thủ đô miền Nam. Tướng Weitsel chỉ huy quân đội chiếm đóng hỏi ông phải đối xử với dân thành phố thế nào. Lincoln trả lời: “Nếu ở địa vị ông, tôi sẽ cho họ được dễ dàng - I would let 'em up easy! Let 'em up easy!” Câu này được lịch sử ghi nhớ.

Nhưng tại Washington, thủ đô miền Bắc, nhiều người nghĩ khác. Người ta bắn 800 phát đại bác ăn mừng chiến thắng. Các ông tranh trả tiền mời rượu lẫn nhau. Có người hỏi Bộ Trưởng Quốc Phòng Edwin Stanton số phận Richmond như thế nào, ông nói: “Ðốt! Ðốt nó đi! Ðốt!” Khi Phó Tổng Thống Andrew Johnson đọc diễn văn, nói đến tên tổng thống miền Nam Davis, nhiều người hô to: “Treo cổ! Treo cổ!” Và ông Johnson đồng ý: “Tôi nói: Treo cổ hắn 20 lần!”

Trong ngày đó, Tướng Lee biết đạo quân của mình hết thức ăn. Những cuộc tìm kiếm lương thực trong mấy ngày tiếp thất bại, liên tiếp bị quân miền Bắc tấn công. Trong trận đánh ngày 7 Tháng Tư, quân miền Nam chết khoảng 8,000 người. Lee chỉ còn 15,000 quân, trước mặt là đạo quân miền Bắc 80,000 của Tướng Ulysses Grant. Lee rút quân về bên sông Appomattox. Tối ngày 7 Tháng Tư, Lee nhận được thư của Grant đề nghị đầu hàng. Ngày hôm sau, quân miền Bắc đánh, chiếm hết kho lương thực. Vòng vây thắt chặt thêm.

Sáng ngày 9 Tháng Tư năm 1865, Tướng Robert E. Lee mặc một bộ quân phục chững chạc nhất. Thấy một tùy viên ngạc nhiên, ông giải thích: “Hôm nay tôi có thể bị quân địch bắt. Làm tù binh, mình cũng phải giữ quân phục cho đàng hoàng.”

Trong cảnh mặt trận tan rã dần dần, Robert E. Lee quyết định chấp nhận gặp Ulysses Grant bàn chuyện đầu hàng. Tướng Grant đang cưỡi ngựa tới thị sát mặt trận, khoác cái áo trận của một binh nhì. Hỏi Lee đang ở chỗ nào, Grant một mình cưỡi ngựa tới. Xuống ngựa, ông đưa tay ra bắt tay, và trong đầu so sánh bộ quân phục chỉnh tề của Lee với quần áo lấm đầy bùn đất của mình: “Chúng ta đã gặp nhau rồi, hồi mình cùng đi đánh trận ở Mexico!” Quả thật, hai người từng là đồng ngũ, khi nước Mỹ chưa chia đôi. Trong khi Grant còn thích kể chuyện ở Mexico ngày xưa, thì Lee nóng nẩy yêu cầu cho biết các điều kiện đầu hàng như thế nào.

Grant viết ra: Sĩ quan và binh sĩ miền Nam sẽ bị giải giới, và được tự do; các vũ khí và đồ tiếp liệu bị tịch thu. Lee đọc xong, đề nghị cho tất cả quân sĩ miền Nam được giữ ngựa, vì đó là tài sản riêng của họ chứ không thuộc quân đội. Lúc đầu ngần ngại, sau Grant đồng ý. Sau đó, một buổi lễ được tổ chức để Robert E. Lee chính thức đầu hàng Ulysses Grant; với đầy đủ lễ nghi quân cách.

Ngày 9 Tháng Tư năm 1865, trước cảnh quân sĩ kiệt lực và đói, Tướng Gordon báo tin viện binh không tới được, Robert Lee ngồi trên một thân cây đổ, nói với tướng tùy viên Porter Alexander: “Không còn cách nào khác, tôi sẽ phải gặp Tướng Grant. Tôi muốn chết một ngàn lần chết còn hơn.” Alexander choáng váng, khuyên vị chỉ huy của mình nghĩ lại. Hãy cho quân sĩ tan hàng, trốn đi khắp miền Nam. Chỉ cần hai phần ba số lính thoát, họ sẽ lẩn trốn như thỏ trong rừng, tiếp tục chiến đấu. Nhưng Lee không đồng ý: “Mười ngàn quân lính cũng không thể chiến đấu được. Lương thực đâu mà sống? Tản mác ra, họ sẽ không còn kỷ luật. Họ sẽ phải đi cướp. Cả nước sẽ đầy những tay ăn cướp; sẽ mất bao nhiêu năm nữa đất nước mới phục hồi. Quân miền Bắc sẽ đuổi đánh, và sẽ còn nhiều cảnh tàn phá nữa.” Vị tướng già 58 tuổi nói tiếp: “Mình phải công nhận miền Nam đã thua. Hãy để cho binh sĩ lặng lẽ trở về nhà, trồng lại vườn ruộng của họ, xây dựng lại những gì chiến tranh đã tàn phá. Còn tôi, tôi sẽ chịu cảnh nhục nhã đầu hàng, và chấp nhận bất cứ hậu quả nào xảy đến cho mình.”

Ba ngày sau lá thư của Tướng Lee báo tin đầu hàng mới tới tay Tổng Thống Jefferson Davis. Ông không chịu thua, lập thủ đô mới ở North Carolina. Ngày 14 Tháng Tư, Tổng Thống Abraham Lincoln bị ám sát, hôm sau ông chết. Andrew Johnson lên thay, tố cáo chính phủ miền Nam chủ mưu, và treo giải thưởng 100,000 đô la cho ai bắt được Davis.

Ðạo quân lớn còn lại của miền Nam do Tướng Joseph Johnson chỉ huy còn 26,000 quân, đề nghị gặp Tướng William Sherman miền Bắc. Tướng Sherman từng nói với người miền Nam: “Khi nào hết chiến tranh, các bạn cần gì cứ hỏi tôi! Tôi sẽ chia thức ăn với bạn, và bảo vệ gia đình các bạn.” Ngày 17, Sherman nhận được điện tín báo tin Abraham Lincoln qua đời. Sherman nhét bức điện tín vào túi, dặn người đưa thư giữ bí mật.

Khi tới gặp Johnson, ông đưa cho coi bản tin. Johnson than: Ðây là tai họa lớn nhất cho miền Nam! Cuộc thảo luận về điều kiện đầu hàng kéo dài, sau cùng Sherman cho biết các điều kiện phải giống hệt như đạo quân Virginia của Tướng Lee được hưởng. Hai ngày sau, Johnson cùng với Tướng John C. Breckinridge, bộ trưởng quốc phòng miền Nam đến họp lại. Sherman mở chai rượu mang theo mời hai người, rồi viết trên giấy những điều kiện đầu hàng, rộng rãi hơn các điều Tướng Grant đòi. Johnson rất hài lòng, khen ngợi Sherman, nhưng Breckinridge bất mãn; nói: “Tướng Sherman là đồ con heo! Anh có thấy hắn cất chai rượu vào túi đem về uống một mình hay không?” Johnson giải thích, chắc là ông ta đãng trí. Breckinridge nói tiếp: “Người lịch sự ở xứ Kentucky chúng tôi không bao giờ hành động như vậy!” Ðạo quân của Johnson chính thức đầu hàng ngày 26 Tháng Tư, 1865. Sau đó, nhiều toán quân miền Nam còn tiếp tục chiến đấu; tới ngày 10 Tháng Năm, Tổng Thống Andrew Johnson tuyên bố các cuộc kháng cự đã chấm dứt. Ngày 9, ông ban lệnh đại xá cho tất cả mọi quân, dân miền Nam đã tham dự trực tiếp hay gián tiếp trong cuộc chiến, trừ một thiểu số, như các đại biểu quốc hội và tướng lãnh miền Bắc đã bỏ vào Nam, chống lại chính phủ ở Washington. Nhưng sau đó ông cũng ký ân xá cho từng người. Một sĩ quan duy nhất đã bị đem xử như tội phạm chiến tranh và chịu tử hình, là Ðại úy Henry Wirz, vì đã ngược đãi các tù binh. Ngoài ra, không một quân nhân hay công chức nào của miền Nam phải chịu cảnh “tù cải tạo.”

Tướng Lee lặng lẽ trở về trông nom trang trại của mình; sau được mời làm hiệu trưởng trường cao đẳng ở Lexington, tiểu bang Virginia quê hương ông, đến năm 1870 mới qua đời, Tổng Thống Jefferson Davis đến chủ tọa tang lễ. Davis tiếp tục cố gắng chống đối, bị bắt giam. Sau hai năm, báo chí loan tin ông bị cùm bằng xích sắt, gây ra một làn sóng phẫn nộ, ở cả miền Nam lẫn miền Bắc. Tổng Thống Andrew Johnson phải trả tự do cho ông. Lệnh truy tố ông không được thi hành. Ông trở về nhà, làm chủ một công ty bảo hiểm, đi thăm các nước Âu Châu, Canada, Cuba, đắc cử nghị sĩ, làm hiệu trưởng một trường cao đẳng, sau này biến thành đại học A&M ở Texas. Ông Davis tiếp tục tin mình có chính nghĩa trong cuộc nội chiến, ông đi diễn thuyết ở nhiều nơi, được dân miền Nam hoan nghênh; năm 1889 ông viết xong cuốn sách về cuộc nội chiến, rồi qua đời ở tuổi 81.

Cuộc nội chiến Mỹ không kết thúc giống như ngày 30 Tháng Tư trong lịch sử Việt Nam. Chính quyền miền Bắc nước Mỹ theo chế độ dân chủ. Khi dân chúng thấm nhuần những lý tưởng dân chủ tự do thì họ cũng bao dung các ý kiến đối nghịch, và chính quyền phải thuận theo lòng dân. Dân Mỹ hai miền Nam Bắc đã xây dựng lại đất nước họ, dù đến giờ nhiều người vẫn giữ những lập trường khác nhau trong rất nhiều vấn đề.

Ở Sài Gòn hai năm nay mới có những buổi tập họp bày tỏ lòng tri ân với các thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa, tại nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế. Các cựu quân nhân năm nay đã họp mặt tưởng niệm Tướng Nguyễn Khoa Nam. Ở Mỹ, những hành động đó đã diễn ra ngay sau khi chiến tranh chấm dứt. Bao giờ ở Việt Nam có những ngôi trường mang tên Nguyễn Khoa Nam, bên cạnh trường Phan Thanh Giản, như ở nước Mỹ vẫn có những trường học mang tên Jefferson Davis và Robert Lee?


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm