Cà Kê Dê Ngỗng

Ngày Càng Lún Sâu Vào Con Đường Bán Nước: Trương Tấn Sang thỏa thuận gì với TQ?

Khi Chủ tịch Trương Tấn Sang hội đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình tại Bắc Kinh hôm 19/6 thì cũng là lúc một cơn bão hình thành trên Biển Đông. Nhưng điều mà
000_Del6225382-305
Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh ngày 19 tháng 6 năm 2013.
AFP PHOTO

Khi Chủ tịch Trương Tấn Sang hội đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình tại Bắc Kinh hôm 19/6 thì cũng là lúc một cơn bão hình thành trên Biển Đông. Nhưng điều mà nhà lãnh đạo Việt Nam nhắm tới là hóa giải một cơn bão khác trong quan hệ với Trung Quốc đó là tranh chấp Biển Đông.

Mong muốn duy trì hòa bình

Trả lời Nam Nguyên vào tối 20/6/2013, Thạc sĩ Hoàng Việt chuyên gia về Luật Quốc tế Trường Đại học Luật TP.HCM cho rằng, những thỏa thuận mà hai phía Việt Trung đạt được, qua chuyến công du của Chủ tịch Trương Tấn Sang, là một tín hiệu cho thấy nỗ lực của cả hai bên trong việc cam kết duy trì hòa bình an ninh khu vực, trong đó có cả Biển Đông. Thạc sĩ Hoàng Việt nhắc lại sự kiện báo chí ngày 20/6 đưa ra việc hai bên thống nhất thỏa thuận khai thác chung về dầu khí trên Vịnh Bắc bộ, mà trước đây đã có hiệp định phân định. Thạc sĩ Hoàng Việt nhấn mạnh:

“Theo tôi, đấy cũng là một tín hiệu đáp lại việc trước đây đại diện nhóm diều hâu Trung Quốc kêu gọi dùng biện pháp quân sự, tôi cho rằng cuộc gặp này cũng khẳng định một điều: lãnh đạo cả hai nước mong muốn duy trì hòa bình trên khu này trong đó có cả Biển Đông đặc biệt giữa hai quốc gia, đó cũng là điều đáng ghi nhận.

Theo tôi, đấy cũng là một tín hiệu đáp lại việc trước đây đại diện nhóm diều hâu Trung Quốc kêu gọi dùng biện pháp quân sự.
-Thạc sĩ Hoàng Việt

Tuy nhiên tôi thiên về một ý khác, thông thường lãnh đạo Trung Quốc bao giờ cũng mềm mỏng nhẹ nhàng và bao giờ cũng đưa ra những bài phát biểu rất hòa bình, trong khi các lực lượng khác của họ lại luôn luôn có những hành động rất cứng rắn. Vấn đề quan trọng nhất theo tôi, không biết nhà lãnh đạo Việt Nam có thể  cùng bàn bạc với lãnh đạo Trung Quốc để cùng chỉ đạo và thống nhất từ trên xuống dưới của cả hai bên là phải tuân thủ những thỏa thuận đạt được, thì điều đó mới thực sự đem lại hiệu quả và duy trì hòa bình trên vùng Biển Đông.”

Trước sự chứng kiến của ông Trương Tấn Sang và ông Tập Cận Bình, hai phía Việt-Trung đã ký kết 10 văn kiện hợp tác nhiều mặt. Trong đó đáng chú nhất là mở rộng diện tích thỏa thuận trên Vịnh Bắc Bộ về thăm dò tìm kiếm các mỏ dầu khí.

Theo báo điện tử Chính phủ Việt Nam, thỏa thuận được ký kết với nội dung: mở rộng khu vực xác định từ 1541km2 lên thành 4076km2, bao gồm hai phần tương đương nhau từ mỗi bên; và tiếp tục gia hạn hiệu lực của Thỏa thuận thăm dò chung đến hết năm 2016.

Theo VietnamNet, ông Đỗ Văn Hậu Tổng giám đốc Tập đoàn dầu khí Việt Nam xác định thỏa thuận này không ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia mỗi nước trên Vịnh Bắc Bộ. Vì đây chỉ là hợp tác thuần túy về kinh tế, cùng nhau thăm dò, khai thác nếu phát hiện ra dầu khí. Theo cách giải thích của ông Đỗ Văn Hậu thì trong khu vực thỏa thuận mở rộng 4.076km2 trên vùng chồng lấn ở Vịnh Bắc Bộ, việc thăm dò và khai thác sẽ phải là hợp tác giữa hai Tổng công ty Dầu khí của hai quốc gia Việt-Trung.

000_Hkg8715319-250
Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang trong buổi hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Bắc Kinh ngày 20 tháng 6 năm 2013. AFP PHOTO.

Hai bên cũng thỏa thuận việc thiết lập đường dây nóng để giải quyết những va chạm trong hoạt động nghề cá trên Biển Đông. Ngoài ra Việt Nam cũng nhận được 2 khoản tín dụng ưu đãi từ phía Trung Quốc, khoản thứ nhất trị giá 320 triệu nhân dân tệ cho dự án hệ thống thông tin đường sắt và khoản thứ hai trị giá 45 triệu USD liên quan tới dự án nhà máy Đạm than Ninh Bình.

TS Sử học Nguyễn Nhã một nhà nghiên cứu Biển Đông hiện sống và làm việc tại Saigon nhận định:

“Mọi người đều biết rõ ý đồ Trung Quốc hiện nay như thế nào ở Biển Đông cũng như trên thế giới. Dĩ nhiên Việt Nam là một nước nhỏ và ở bên cạnh Trung Quốc. Tôi nghĩ những hoạt động của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, cũng như tất cả các hoạt động ngoại giao thì chắc chắn sẽ góp phần làm cho căng thẳng ngày càng giảm đi, nhưng trong thực tế chính trị là vấn đề rất phức tạp.”

Nói một đàng làm một nẻo?

Theo Saigon Tiếp Thị Online, chiều ngày 19/6 tại Bắc Kinh trước sự chứng kiến của hai nhà lãnh đạo Việt-Trung, đại diện Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Việt Nam và Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đã ký thỏa thuận về việc ‘Thiết lập đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá.’ Trong khi đó hãng tin Pháp AFP trích tờ Trung Quốc Nhật báo cho biết, với việc thiết lập đường dây nóng, hai phía Việt Nam và Trung Quốc sẽ thông báo cho nhau mọi hoạt động bắt giữ xử lý tàu cá và ngư dân của phía bên kia trong vòng 48 giờ.

Được yêu cầu đánh giá về thỏa thuận thiết lập đường dây nóng về va chạm trong hoạt động nghề cá trên Biển Đông, Thạc sĩ luật quốc tế Hoàng Việt từ Saigon nhận định:

Khi mà mình có đường dây nóng, là một sự tích cực, nhưng việc chúng ta luôn luôn phải đối phó là nói một đàng làm một nẻo, thì cái đó quả thực là  thực tế sẽ có câu trả lời thôi.
-Tiến sĩ Nguyễn Nhã

“Trước mắt chúng ta ghi nhận thiện chí của cả hai bên Việt-Trung về việc này. Thông thường về phía ngư dân Việt Nam thì luôn luôn gặp khó khăn từ phía các lực lượng Trung Quốc và là lực lượng xuất phát của họ. Với việc thiết lập đường dây nóng này thì cũng là cách để lập một kênh để Việt Nam chính thức phản hồi và nó nhanh hơn. Và có lẽ nó giúp cho việc minh bạch hóa khi người lãnh đạo Trung Quốc hay đổ thừa rằng, do các địa phương làm và họ không kiểm soát hết. Tôi cho rằng đây chỉ là một tín hiệu thôi chứ còn khẳng định là nó có hiệu quả hay không thì chắc chúng ta phải chờ đợi.”

Cùng về vấn đề này, trả lời Nam Nguyên vào tối 20/6, Tiến sĩ Sử học Nguyễn Nhã từ Saigon nhận định:

“Khi tôi tham dự Hội thảo Biển Đông ở Quảng Ngãi, các học giả trong đó có cả học giả nước ngoài đã đi thăm tàu đánh cá của ngư dân bị bắn cháy, tàu của ông Bùi Văn Phải. Với việc thiết lập đường dây nóng thì thực tế những sự kiện xảy ra có thể không đến nỗi nặng nề như vậy, khi mà mình có đường dây nóng. Làm được là một sự tích cực, nhưng việc chúng ta luôn luôn phải đối phó là nói một đàng làm một nẻo, thì cái đó quả thực là  thực tế sẽ có câu trả lời thôi.”

Trung Quốc công bố chủ quyền hầu hết khu vực Biển Đông Việt Nam mà họ gọi là Nam Hải, dựa theo một bản đồ công bố trong những năm 1940. Việt Nam cũng công bố những bằng chứng lịch sử cho thấy mình có chủ quyền rõ rệt trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vốn dĩ bị Trung Quốc dùng vũ lực lấn chiếm trong thập niên 1970 và 1980. Biển Đông Việt Nam là đường vận chuyển hàng hải quan trọng và khu vực có trữ lượng dầu mỏ rất phong phú. Ngoài Trung Quốc và Việt Nam còn một số quốc gia khác cũng công bố chủ quyền một số đảo và bãi đá trên vùng biển Trường Sa.

Tranh chấp trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc gần đây rất căng thẳng sau rất nhiều vụ phía Trung Quốc bắt giữ tàu đánh cá bắt giam ngư dân Việt Nam đòi tiền chuộc. Hoặc những vụ tàu lạ đâm chìm tàu đánh cá Việt Nam hay vụ tàu Trung Quốc bắn cháy tàu cá Quảng Ngãi hồi tháng 3 vừa qua. Đó chỉ là những vụ việc liên quan đến ngư dân ở lãnh vực dầu khí phía Trung Quốc từng vài lần phá hủy cáp thăm dò địa chất đáy biển của phía Petro Vietnam. Sự lộng hành nước lớn của Trung Quốc đã làm dấy lên làn sóng phẫn nộ của người dân Việt Nam, với hàng chục cuộc biểu tình chống Trung Quốc xảy ra trong thời gian qua. Nhưng chính quyền Việt Nam đã thẳng tay đàn áp bắt giữ những người tham gia biểu tình, sự kiện này càng làm cho lòng dân nghi ngờ mất tin tưởng vào Nhà nước.

Một ngày trước khi lên đường viếng thăm Trung Quốc, Chủ tịch Trương Tấn Sang trả lời báo chí rằng “Việc giải quyết vấn đề Biển Đông là hết sức hệ trọng vì liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, đến tâm tư tình cảm thiêng liêng của dân tộc, của người dân.”

Các chuyên gia mà chúng tôi tiếp xúc cùng chung quan điểm là, Chủ tịch Trương Tấn Sang qua chuyến đi của ông có thể cho thấy các nổ lực làm giảm căng thẳng, nhưng làm thế nào để vừa khẳng định bang giao hòa bình, nhận viện trợ Trung Quốc lại muốn bảo vệ ngư dân trên biển, giải quyết đa phương về vấn đề Biển Đông, ít nhất là từ phía nam quần đảo Hoàng Sa đến khu vực Trường Sa, đây thực sự là một câu hỏi rất khó trả lời.

Nam Nguyên, phóng viên RFA

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Ngày Càng Lún Sâu Vào Con Đường Bán Nước: Trương Tấn Sang thỏa thuận gì với TQ?

Khi Chủ tịch Trương Tấn Sang hội đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình tại Bắc Kinh hôm 19/6 thì cũng là lúc một cơn bão hình thành trên Biển Đông. Nhưng điều mà
000_Del6225382-305
Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh ngày 19 tháng 6 năm 2013.
AFP PHOTO

Khi Chủ tịch Trương Tấn Sang hội đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình tại Bắc Kinh hôm 19/6 thì cũng là lúc một cơn bão hình thành trên Biển Đông. Nhưng điều mà nhà lãnh đạo Việt Nam nhắm tới là hóa giải một cơn bão khác trong quan hệ với Trung Quốc đó là tranh chấp Biển Đông.

Mong muốn duy trì hòa bình

Trả lời Nam Nguyên vào tối 20/6/2013, Thạc sĩ Hoàng Việt chuyên gia về Luật Quốc tế Trường Đại học Luật TP.HCM cho rằng, những thỏa thuận mà hai phía Việt Trung đạt được, qua chuyến công du của Chủ tịch Trương Tấn Sang, là một tín hiệu cho thấy nỗ lực của cả hai bên trong việc cam kết duy trì hòa bình an ninh khu vực, trong đó có cả Biển Đông. Thạc sĩ Hoàng Việt nhắc lại sự kiện báo chí ngày 20/6 đưa ra việc hai bên thống nhất thỏa thuận khai thác chung về dầu khí trên Vịnh Bắc bộ, mà trước đây đã có hiệp định phân định. Thạc sĩ Hoàng Việt nhấn mạnh:

“Theo tôi, đấy cũng là một tín hiệu đáp lại việc trước đây đại diện nhóm diều hâu Trung Quốc kêu gọi dùng biện pháp quân sự, tôi cho rằng cuộc gặp này cũng khẳng định một điều: lãnh đạo cả hai nước mong muốn duy trì hòa bình trên khu này trong đó có cả Biển Đông đặc biệt giữa hai quốc gia, đó cũng là điều đáng ghi nhận.

Theo tôi, đấy cũng là một tín hiệu đáp lại việc trước đây đại diện nhóm diều hâu Trung Quốc kêu gọi dùng biện pháp quân sự.
-Thạc sĩ Hoàng Việt

Tuy nhiên tôi thiên về một ý khác, thông thường lãnh đạo Trung Quốc bao giờ cũng mềm mỏng nhẹ nhàng và bao giờ cũng đưa ra những bài phát biểu rất hòa bình, trong khi các lực lượng khác của họ lại luôn luôn có những hành động rất cứng rắn. Vấn đề quan trọng nhất theo tôi, không biết nhà lãnh đạo Việt Nam có thể  cùng bàn bạc với lãnh đạo Trung Quốc để cùng chỉ đạo và thống nhất từ trên xuống dưới của cả hai bên là phải tuân thủ những thỏa thuận đạt được, thì điều đó mới thực sự đem lại hiệu quả và duy trì hòa bình trên vùng Biển Đông.”

Trước sự chứng kiến của ông Trương Tấn Sang và ông Tập Cận Bình, hai phía Việt-Trung đã ký kết 10 văn kiện hợp tác nhiều mặt. Trong đó đáng chú nhất là mở rộng diện tích thỏa thuận trên Vịnh Bắc Bộ về thăm dò tìm kiếm các mỏ dầu khí.

Theo báo điện tử Chính phủ Việt Nam, thỏa thuận được ký kết với nội dung: mở rộng khu vực xác định từ 1541km2 lên thành 4076km2, bao gồm hai phần tương đương nhau từ mỗi bên; và tiếp tục gia hạn hiệu lực của Thỏa thuận thăm dò chung đến hết năm 2016.

Theo VietnamNet, ông Đỗ Văn Hậu Tổng giám đốc Tập đoàn dầu khí Việt Nam xác định thỏa thuận này không ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia mỗi nước trên Vịnh Bắc Bộ. Vì đây chỉ là hợp tác thuần túy về kinh tế, cùng nhau thăm dò, khai thác nếu phát hiện ra dầu khí. Theo cách giải thích của ông Đỗ Văn Hậu thì trong khu vực thỏa thuận mở rộng 4.076km2 trên vùng chồng lấn ở Vịnh Bắc Bộ, việc thăm dò và khai thác sẽ phải là hợp tác giữa hai Tổng công ty Dầu khí của hai quốc gia Việt-Trung.

000_Hkg8715319-250
Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang trong buổi hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Bắc Kinh ngày 20 tháng 6 năm 2013. AFP PHOTO.

Hai bên cũng thỏa thuận việc thiết lập đường dây nóng để giải quyết những va chạm trong hoạt động nghề cá trên Biển Đông. Ngoài ra Việt Nam cũng nhận được 2 khoản tín dụng ưu đãi từ phía Trung Quốc, khoản thứ nhất trị giá 320 triệu nhân dân tệ cho dự án hệ thống thông tin đường sắt và khoản thứ hai trị giá 45 triệu USD liên quan tới dự án nhà máy Đạm than Ninh Bình.

TS Sử học Nguyễn Nhã một nhà nghiên cứu Biển Đông hiện sống và làm việc tại Saigon nhận định:

“Mọi người đều biết rõ ý đồ Trung Quốc hiện nay như thế nào ở Biển Đông cũng như trên thế giới. Dĩ nhiên Việt Nam là một nước nhỏ và ở bên cạnh Trung Quốc. Tôi nghĩ những hoạt động của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, cũng như tất cả các hoạt động ngoại giao thì chắc chắn sẽ góp phần làm cho căng thẳng ngày càng giảm đi, nhưng trong thực tế chính trị là vấn đề rất phức tạp.”

Nói một đàng làm một nẻo?

Theo Saigon Tiếp Thị Online, chiều ngày 19/6 tại Bắc Kinh trước sự chứng kiến của hai nhà lãnh đạo Việt-Trung, đại diện Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Việt Nam và Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đã ký thỏa thuận về việc ‘Thiết lập đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá.’ Trong khi đó hãng tin Pháp AFP trích tờ Trung Quốc Nhật báo cho biết, với việc thiết lập đường dây nóng, hai phía Việt Nam và Trung Quốc sẽ thông báo cho nhau mọi hoạt động bắt giữ xử lý tàu cá và ngư dân của phía bên kia trong vòng 48 giờ.

Được yêu cầu đánh giá về thỏa thuận thiết lập đường dây nóng về va chạm trong hoạt động nghề cá trên Biển Đông, Thạc sĩ luật quốc tế Hoàng Việt từ Saigon nhận định:

Khi mà mình có đường dây nóng, là một sự tích cực, nhưng việc chúng ta luôn luôn phải đối phó là nói một đàng làm một nẻo, thì cái đó quả thực là  thực tế sẽ có câu trả lời thôi.
-Tiến sĩ Nguyễn Nhã

“Trước mắt chúng ta ghi nhận thiện chí của cả hai bên Việt-Trung về việc này. Thông thường về phía ngư dân Việt Nam thì luôn luôn gặp khó khăn từ phía các lực lượng Trung Quốc và là lực lượng xuất phát của họ. Với việc thiết lập đường dây nóng này thì cũng là cách để lập một kênh để Việt Nam chính thức phản hồi và nó nhanh hơn. Và có lẽ nó giúp cho việc minh bạch hóa khi người lãnh đạo Trung Quốc hay đổ thừa rằng, do các địa phương làm và họ không kiểm soát hết. Tôi cho rằng đây chỉ là một tín hiệu thôi chứ còn khẳng định là nó có hiệu quả hay không thì chắc chúng ta phải chờ đợi.”

Cùng về vấn đề này, trả lời Nam Nguyên vào tối 20/6, Tiến sĩ Sử học Nguyễn Nhã từ Saigon nhận định:

“Khi tôi tham dự Hội thảo Biển Đông ở Quảng Ngãi, các học giả trong đó có cả học giả nước ngoài đã đi thăm tàu đánh cá của ngư dân bị bắn cháy, tàu của ông Bùi Văn Phải. Với việc thiết lập đường dây nóng thì thực tế những sự kiện xảy ra có thể không đến nỗi nặng nề như vậy, khi mà mình có đường dây nóng. Làm được là một sự tích cực, nhưng việc chúng ta luôn luôn phải đối phó là nói một đàng làm một nẻo, thì cái đó quả thực là  thực tế sẽ có câu trả lời thôi.”

Trung Quốc công bố chủ quyền hầu hết khu vực Biển Đông Việt Nam mà họ gọi là Nam Hải, dựa theo một bản đồ công bố trong những năm 1940. Việt Nam cũng công bố những bằng chứng lịch sử cho thấy mình có chủ quyền rõ rệt trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vốn dĩ bị Trung Quốc dùng vũ lực lấn chiếm trong thập niên 1970 và 1980. Biển Đông Việt Nam là đường vận chuyển hàng hải quan trọng và khu vực có trữ lượng dầu mỏ rất phong phú. Ngoài Trung Quốc và Việt Nam còn một số quốc gia khác cũng công bố chủ quyền một số đảo và bãi đá trên vùng biển Trường Sa.

Tranh chấp trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc gần đây rất căng thẳng sau rất nhiều vụ phía Trung Quốc bắt giữ tàu đánh cá bắt giam ngư dân Việt Nam đòi tiền chuộc. Hoặc những vụ tàu lạ đâm chìm tàu đánh cá Việt Nam hay vụ tàu Trung Quốc bắn cháy tàu cá Quảng Ngãi hồi tháng 3 vừa qua. Đó chỉ là những vụ việc liên quan đến ngư dân ở lãnh vực dầu khí phía Trung Quốc từng vài lần phá hủy cáp thăm dò địa chất đáy biển của phía Petro Vietnam. Sự lộng hành nước lớn của Trung Quốc đã làm dấy lên làn sóng phẫn nộ của người dân Việt Nam, với hàng chục cuộc biểu tình chống Trung Quốc xảy ra trong thời gian qua. Nhưng chính quyền Việt Nam đã thẳng tay đàn áp bắt giữ những người tham gia biểu tình, sự kiện này càng làm cho lòng dân nghi ngờ mất tin tưởng vào Nhà nước.

Một ngày trước khi lên đường viếng thăm Trung Quốc, Chủ tịch Trương Tấn Sang trả lời báo chí rằng “Việc giải quyết vấn đề Biển Đông là hết sức hệ trọng vì liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, đến tâm tư tình cảm thiêng liêng của dân tộc, của người dân.”

Các chuyên gia mà chúng tôi tiếp xúc cùng chung quan điểm là, Chủ tịch Trương Tấn Sang qua chuyến đi của ông có thể cho thấy các nổ lực làm giảm căng thẳng, nhưng làm thế nào để vừa khẳng định bang giao hòa bình, nhận viện trợ Trung Quốc lại muốn bảo vệ ngư dân trên biển, giải quyết đa phương về vấn đề Biển Đông, ít nhất là từ phía nam quần đảo Hoàng Sa đến khu vực Trường Sa, đây thực sự là một câu hỏi rất khó trả lời.

Nam Nguyên, phóng viên RFA

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm