Đoạn Đường Chiến Binh
Ngày Chui Trốn Không Xa: “Sự chuyên chế của đa số”
Ông Nguyễn Bá Thanh đã không thể kiếm được cái ghế vào bộ Chính trị, khiến ban Nội chính trở nên một thứ vô quyền, vô lực, chắc chỉ đủ sức hốt mấy bà bán gà, bán cá ở chợ Đồng Xuân. Có thể nói Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thất bại liên tiếp ở hai hội nghị TW 6 và 7, khi ban chấp hành TW đã quyết khác với đề nghị của Tổng Bí thư và bộ Chính trị. Thật ra, điều này cũng không quá khó hiểu bởi vì đó chính là nhược điểm chết người của cơ chế dân chủ. Đó là hiện tượng “sự chuyên chế của đa số” mà các nhà tư tưởng về chính trị học đã chỉ ra từ lâu. Lenin khi xây dựng đảng Cộng sản đã lợi dụng chính hiện tượng “sự chuyên chế của đa số” làm bàn đạp chống đối thủ và thâu tóm quyền lực, gọi là cơ chế “dân chủ tập trung”. Thực chất, cơ chế dân chủ tập trung chính là yếu tố nghiêm trọng chống và phá dân chủ và tạo thành sự chuyên chế của đa số, thậm chí có thể dẫn tới sự chuyên chế của cá nhân như lịch sử của nhiều Đảng Cộng sản trên thế giới cho thấy. Đáng tiếc, ông Nguyễn Phú Trọng chỉ được học ở AON về xây dựng Đảng nên chỉ biết dân chủ tập trung, không biết nhược điểm chết người “sự chuyên chế của đa số” mà các nhà chính trị học trên thế giới đã chỉ ra từ rất lâu.
Chuyện ông Nguyễn Phú Trọng thất bại ở hai hội nghị TW liên tiếp cho thấy đang có khủng hoảng chính trị ở Việt Nam, khi Tổng Bí thư trên danh nghĩa là người nắm quyền lực cao nhất, nhưng trên thực tế những đề nghị của ông lại không được chấp nhận. Khủng hoảng chính trị như vậy cũng vẫn xảy ra ở các nước dân chủ, khi Tổng thống đề xuất nhưng Quốc hội không chấp nhận. Tùy theo mức độ mà thỏa hiệp giữa Tổng thống và Quốc hội có thể dàn xếp. Trong nhiều trường hợp khi bất đồng không thể dàn xếp được thì cơ chế dân chủ cho phép Tổng thống giải tán Quốc hội và bầu một Quốc hội mới. Nhưng giải quyết khủng hoảng như vậy chỉ có thể làm được khi Tổng thống và Quốc hội đều được dân bầu trực tiếp. Tổng Bí thư và bộ Chính trị do TW Đảng bầu ra, nhưng TW Đảng lại không chấp nhận các đề nghị của Tổng Bí thư và bộ Chính trị, cho thấy khủng hoảng chính trị trong cơ chế dân chủ tập trung không thể giải quyết được như trong các chế độ dân chủ. Sự tồn tại của Tổng Bí thư và bộ Chính trị như vậy không còn mấy ý nghĩa. Với khủng hoảng chính trị như vậy Việt Nam không sớm thì muộn sẽ ở trong chế độ độc tài cá nhân, bất kể là hiển minh hay giả tá ở hình thức nào đó, trừ phi có những thay đổi cơ bản về chế độ diễn ra.
http://quechoa.vn/2013/05/11/su-chuyen-che-cua-da-so/
Bàn ra tán vào (0)
Ngày Chui Trốn Không Xa: “Sự chuyên chế của đa số”
Ông Nguyễn Bá Thanh đã không thể kiếm được cái ghế vào bộ Chính trị, khiến ban Nội chính trở nên một thứ vô quyền, vô lực, chắc chỉ đủ sức hốt mấy bà bán gà, bán cá ở chợ Đồng Xuân. Có thể nói Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thất bại liên tiếp ở hai hội nghị TW 6 và 7, khi ban chấp hành TW đã quyết khác với đề nghị của Tổng Bí thư và bộ Chính trị. Thật ra, điều này cũng không quá khó hiểu bởi vì đó chính là nhược điểm chết người của cơ chế dân chủ. Đó là hiện tượng “sự chuyên chế của đa số” mà các nhà tư tưởng về chính trị học đã chỉ ra từ lâu. Lenin khi xây dựng đảng Cộng sản đã lợi dụng chính hiện tượng “sự chuyên chế của đa số” làm bàn đạp chống đối thủ và thâu tóm quyền lực, gọi là cơ chế “dân chủ tập trung”. Thực chất, cơ chế dân chủ tập trung chính là yếu tố nghiêm trọng chống và phá dân chủ và tạo thành sự chuyên chế của đa số, thậm chí có thể dẫn tới sự chuyên chế của cá nhân như lịch sử của nhiều Đảng Cộng sản trên thế giới cho thấy. Đáng tiếc, ông Nguyễn Phú Trọng chỉ được học ở AON về xây dựng Đảng nên chỉ biết dân chủ tập trung, không biết nhược điểm chết người “sự chuyên chế của đa số” mà các nhà chính trị học trên thế giới đã chỉ ra từ rất lâu.
Chuyện ông Nguyễn Phú Trọng thất bại ở hai hội nghị TW liên tiếp cho thấy đang có khủng hoảng chính trị ở Việt Nam, khi Tổng Bí thư trên danh nghĩa là người nắm quyền lực cao nhất, nhưng trên thực tế những đề nghị của ông lại không được chấp nhận. Khủng hoảng chính trị như vậy cũng vẫn xảy ra ở các nước dân chủ, khi Tổng thống đề xuất nhưng Quốc hội không chấp nhận. Tùy theo mức độ mà thỏa hiệp giữa Tổng thống và Quốc hội có thể dàn xếp. Trong nhiều trường hợp khi bất đồng không thể dàn xếp được thì cơ chế dân chủ cho phép Tổng thống giải tán Quốc hội và bầu một Quốc hội mới. Nhưng giải quyết khủng hoảng như vậy chỉ có thể làm được khi Tổng thống và Quốc hội đều được dân bầu trực tiếp. Tổng Bí thư và bộ Chính trị do TW Đảng bầu ra, nhưng TW Đảng lại không chấp nhận các đề nghị của Tổng Bí thư và bộ Chính trị, cho thấy khủng hoảng chính trị trong cơ chế dân chủ tập trung không thể giải quyết được như trong các chế độ dân chủ. Sự tồn tại của Tổng Bí thư và bộ Chính trị như vậy không còn mấy ý nghĩa. Với khủng hoảng chính trị như vậy Việt Nam không sớm thì muộn sẽ ở trong chế độ độc tài cá nhân, bất kể là hiển minh hay giả tá ở hình thức nào đó, trừ phi có những thay đổi cơ bản về chế độ diễn ra.
http://quechoa.vn/2013/05/11/su-chuyen-che-cua-da-so/