Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Ngày Độc lập, dân Việt vẫn mơ độc lập
Việt Nam hôm nay kỷ niệm 71 năm Ngày Quốc khánh, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Lễ diễu binh, diễu hành mừng 70 năm Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh 2/9 ở Hà Nội, 2/9/2015.
Việt Nam hôm nay kỷ niệm 71 năm Ngày Quốc khánh, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Truyền thông nhà nước đăng bài viết của Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhân Lễ Độc lập năm nay kêu gọi phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trước yêu cầu mới.
Ông Quang nói sức mạnh của đảng nằm ở mối quan hệ gắn bó với nhân dân. Ông thúc giục "mọi chủ trương, đường lối, chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước phải hợp với lòng dân, xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của người dân" và, vẫn theo lời ông, phải "đi vào cuộc sống."
Phát biểu được đưa ra trong lúc ngày càng xuất hiện nhiều chỉ trích và kêu gọi nhà cầm quyền lắng nghe tiếng nói và nguyện vọng của người dân để thực hiện những cải cách sâu rộng, cụ thể về nhiều mặt từ kinh tế, chính trị, đến đời sống xã hội và chính sách bảo vệ chủ quyền giữa những vấn nạn về tham nhũng, tai tiếng về nhân quyền của Việt Nam và mối đe dọa từ Trung Quốc.
Anh Nguyễn Đình Hà, một nhà hoạt động trẻ tại Hà Nội, chia sẻ cảm xúc nhân ngày Quốc khánh năm nay:
“Trong tiêu đề của Việt Nam rằng ‘Độc lập-Tự do-Hạnh phúc’, cả ba điều đó tại Việt Nam hiện nay gần như không đạt được điều nào cả. Quyền tự do của công dân thì bị xâm phạm. Độc lập của đất nước thì không thật sự toàn vẹn vì lãnh thổ bị xâm chiếm, kinh tế bị lệ thuộc nước ngoài. Còn về hạnh phúc thì đời sống người dân cơ cực-đau khổ, đặc biệt là người dân ở các tỉnh miền Trung hiện nay do thảm họa môi trường. Đời sống dân hết sức khó khăn mà chính quyền không có sự quan tâm đúng mức, cần thiết.”
Từ Sài Gòn, nhà thơ Đỗ Trung Quân, một trí thức trong giới văn nghệ sĩ được nhiều người biết đến, nói Lễ Độc lập đối với phần lớn dân chúng nhìn chung chỉ là một ngày nghỉ, không mấy ai háo hức chờ đón trong ý nghĩa thiêng liêng của nó:
“Đối với tôi, ngày hôm nay như là một ngày bình thường. Chính quyền vẫn làm những buổi kỷ niệm tưng bừng. Còn người dân đa phần coi đây là một ngày được nghỉ để đi du lịch, thư giãn, giải trí. Trong tình hình đất nước như thế này, với bao nhiêu biến cố từ biển đảo cho đến vấn đề Formosa thì tinh thần người dân bị tổn thương, cuộc sống của họ bị ảnh hưởng. Lễ lạc phải đi kèm với một cuộc sống sung túc thì người ta mới đón nhận được. Còn bây giờ, trong hoàn cảnh này, người dân Hà Tĩnh vẫn xuống đường và họ vẫn bị đàn áp. Như thế, rất khó có một tâm trạng ‘vui chung’. Các vấn nạn xảy ra cho xã hội như thế, người dân không hoàn toàn tập trung vào lễ lạc được.”
Trong cảm xúc chia sẻ trên Facebook, anh Paulus Lê Sơn, một nhà hoạt động trẻ ở Nghệ An, viết rằng:
“Độc lập ơi độc lập,
Sao tên người cứ mãi xa xôi
Dân nước Nam bao giờ mới thấy
Dân chủ tự do như mấy anh Tây.”
Và anh kết thúc bài viết của mình với dòng thơ: “Ngày độc lập sao ta vẫn mơ độc lập?”
Nhà thơ Đỗ Trung Quân chia sẻ với hoài bão này:
“Đó không phải là tâm trạng của một tác giả đâu. Tôi cũng mơ như thế đấy. Tôi mơ một cái độc lập thật sự, chúng ta có một chủ quyền thật sự. Chiến tranh đã quá lâu rồi, lệ thuộc quá nhiều rồi.”
Người bạn trẻ tên Hà ở Hà Nội tiếp lời:
“Em mong muốn trong tương lai, đất nước mình được thật sự dân chủ, phát triển; người dân được thật sự độc lập, tự do, hạnh phúc, chứ không chỉ là những khẩu hiệu. Mọi mặt ở đây đều gắn liền với vấn đề chính trị. Phải dựa trên cải cách về chính trị. Chính quyền phải tôn trọng quyền tự do-dân chủ của người dân. Nền kinh tế phải được là kinh tế thị trường không có sự định hướng xã hội chủ nghĩa gì cả vì hiện nay nền kinh tế Việt Nam bị rối loạn bởi sự định hướng rất sai trái và quản lý không hiệu quả. Về mặt xã hội thì bị băng hoại bởi thực trạng giáo dục. Đạo bây giờ còn bị suy thoái. Em mong muốn những khẩu hiệu [độc lập-tự do-hạnh phúc] đó phải được thực hiện dựa trên những cải cách kinh tế, chính trị, xã hội.”
Bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc ngày 2/9/1945 nhấn mạnh đến một nước Việt Nam "độc lập-tự do-hạnh phúc", sáu chữ vàng mở đầu các văn bản hành chánh chính thống và là tôn chỉ trong các khẩu hiệu tuyên truyền của đảng Cộng sản cầm quyền.
Trà Mi-VOA
Lễ diễu binh, diễu hành mừng 70 năm Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh 2/9 ở Hà Nội, 2/9/2015.
Việt Nam hôm nay kỷ niệm 71 năm Ngày Quốc khánh, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Truyền thông nhà nước đăng bài viết của Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhân Lễ Độc lập năm nay kêu gọi phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trước yêu cầu mới.
Ông Quang nói sức mạnh của đảng nằm ở mối quan hệ gắn bó với nhân dân. Ông thúc giục "mọi chủ trương, đường lối, chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước phải hợp với lòng dân, xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của người dân" và, vẫn theo lời ông, phải "đi vào cuộc sống."
Phát biểu được đưa ra trong lúc ngày càng xuất hiện nhiều chỉ trích và kêu gọi nhà cầm quyền lắng nghe tiếng nói và nguyện vọng của người dân để thực hiện những cải cách sâu rộng, cụ thể về nhiều mặt từ kinh tế, chính trị, đến đời sống xã hội và chính sách bảo vệ chủ quyền giữa những vấn nạn về tham nhũng, tai tiếng về nhân quyền của Việt Nam và mối đe dọa từ Trung Quốc.
Anh Nguyễn Đình Hà, một nhà hoạt động trẻ tại Hà Nội, chia sẻ cảm xúc nhân ngày Quốc khánh năm nay:
“Trong tiêu đề của Việt Nam rằng ‘Độc lập-Tự do-Hạnh phúc’, cả ba điều đó tại Việt Nam hiện nay gần như không đạt được điều nào cả. Quyền tự do của công dân thì bị xâm phạm. Độc lập của đất nước thì không thật sự toàn vẹn vì lãnh thổ bị xâm chiếm, kinh tế bị lệ thuộc nước ngoài. Còn về hạnh phúc thì đời sống người dân cơ cực-đau khổ, đặc biệt là người dân ở các tỉnh miền Trung hiện nay do thảm họa môi trường. Đời sống dân hết sức khó khăn mà chính quyền không có sự quan tâm đúng mức, cần thiết.”
Từ Sài Gòn, nhà thơ Đỗ Trung Quân, một trí thức trong giới văn nghệ sĩ được nhiều người biết đến, nói Lễ Độc lập đối với phần lớn dân chúng nhìn chung chỉ là một ngày nghỉ, không mấy ai háo hức chờ đón trong ý nghĩa thiêng liêng của nó:
“Đối với tôi, ngày hôm nay như là một ngày bình thường. Chính quyền vẫn làm những buổi kỷ niệm tưng bừng. Còn người dân đa phần coi đây là một ngày được nghỉ để đi du lịch, thư giãn, giải trí. Trong tình hình đất nước như thế này, với bao nhiêu biến cố từ biển đảo cho đến vấn đề Formosa thì tinh thần người dân bị tổn thương, cuộc sống của họ bị ảnh hưởng. Lễ lạc phải đi kèm với một cuộc sống sung túc thì người ta mới đón nhận được. Còn bây giờ, trong hoàn cảnh này, người dân Hà Tĩnh vẫn xuống đường và họ vẫn bị đàn áp. Như thế, rất khó có một tâm trạng ‘vui chung’. Các vấn nạn xảy ra cho xã hội như thế, người dân không hoàn toàn tập trung vào lễ lạc được.”
Trong cảm xúc chia sẻ trên Facebook, anh Paulus Lê Sơn, một nhà hoạt động trẻ ở Nghệ An, viết rằng:
“Độc lập ơi độc lập,
Sao tên người cứ mãi xa xôi
Dân nước Nam bao giờ mới thấy
Dân chủ tự do như mấy anh Tây.”
Và anh kết thúc bài viết của mình với dòng thơ: “Ngày độc lập sao ta vẫn mơ độc lập?”
Nhà thơ Đỗ Trung Quân chia sẻ với hoài bão này:
“Đó không phải là tâm trạng của một tác giả đâu. Tôi cũng mơ như thế đấy. Tôi mơ một cái độc lập thật sự, chúng ta có một chủ quyền thật sự. Chiến tranh đã quá lâu rồi, lệ thuộc quá nhiều rồi.”
Người bạn trẻ tên Hà ở Hà Nội tiếp lời:
“Em mong muốn trong tương lai, đất nước mình được thật sự dân chủ, phát triển; người dân được thật sự độc lập, tự do, hạnh phúc, chứ không chỉ là những khẩu hiệu. Mọi mặt ở đây đều gắn liền với vấn đề chính trị. Phải dựa trên cải cách về chính trị. Chính quyền phải tôn trọng quyền tự do-dân chủ của người dân. Nền kinh tế phải được là kinh tế thị trường không có sự định hướng xã hội chủ nghĩa gì cả vì hiện nay nền kinh tế Việt Nam bị rối loạn bởi sự định hướng rất sai trái và quản lý không hiệu quả. Về mặt xã hội thì bị băng hoại bởi thực trạng giáo dục. Đạo bây giờ còn bị suy thoái. Em mong muốn những khẩu hiệu [độc lập-tự do-hạnh phúc] đó phải được thực hiện dựa trên những cải cách kinh tế, chính trị, xã hội.”
Bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc ngày 2/9/1945 nhấn mạnh đến một nước Việt Nam "độc lập-tự do-hạnh phúc", sáu chữ vàng mở đầu các văn bản hành chánh chính thống và là tôn chỉ trong các khẩu hiệu tuyên truyền của đảng Cộng sản cầm quyền.
Trà Mi-VOA
Bàn ra tán vào (1)
Việt
"Ông Quang nói sức mạnh của đảng nằm ở mối quan hệ gắn bó với nhân dân." Chính xác,ai cũng thấy qua vụ Đảng giết đảng ,dân hả hê đồng lòng mong đảng làm tới dân sẽ gắn bó tiếp tay giết thêm
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Ngày Độc lập, dân Việt vẫn mơ độc lập
Việt Nam hôm nay kỷ niệm 71 năm Ngày Quốc khánh, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Lễ diễu binh, diễu hành mừng 70 năm Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh 2/9 ở Hà Nội, 2/9/2015.
Việt Nam hôm nay kỷ niệm 71 năm Ngày Quốc khánh, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Truyền thông nhà nước đăng bài viết của Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhân Lễ Độc lập năm nay kêu gọi phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trước yêu cầu mới.
Ông Quang nói sức mạnh của đảng nằm ở mối quan hệ gắn bó với nhân dân. Ông thúc giục "mọi chủ trương, đường lối, chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước phải hợp với lòng dân, xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của người dân" và, vẫn theo lời ông, phải "đi vào cuộc sống."
Phát biểu được đưa ra trong lúc ngày càng xuất hiện nhiều chỉ trích và kêu gọi nhà cầm quyền lắng nghe tiếng nói và nguyện vọng của người dân để thực hiện những cải cách sâu rộng, cụ thể về nhiều mặt từ kinh tế, chính trị, đến đời sống xã hội và chính sách bảo vệ chủ quyền giữa những vấn nạn về tham nhũng, tai tiếng về nhân quyền của Việt Nam và mối đe dọa từ Trung Quốc.
Anh Nguyễn Đình Hà, một nhà hoạt động trẻ tại Hà Nội, chia sẻ cảm xúc nhân ngày Quốc khánh năm nay:
“Trong tiêu đề của Việt Nam rằng ‘Độc lập-Tự do-Hạnh phúc’, cả ba điều đó tại Việt Nam hiện nay gần như không đạt được điều nào cả. Quyền tự do của công dân thì bị xâm phạm. Độc lập của đất nước thì không thật sự toàn vẹn vì lãnh thổ bị xâm chiếm, kinh tế bị lệ thuộc nước ngoài. Còn về hạnh phúc thì đời sống người dân cơ cực-đau khổ, đặc biệt là người dân ở các tỉnh miền Trung hiện nay do thảm họa môi trường. Đời sống dân hết sức khó khăn mà chính quyền không có sự quan tâm đúng mức, cần thiết.”
Từ Sài Gòn, nhà thơ Đỗ Trung Quân, một trí thức trong giới văn nghệ sĩ được nhiều người biết đến, nói Lễ Độc lập đối với phần lớn dân chúng nhìn chung chỉ là một ngày nghỉ, không mấy ai háo hức chờ đón trong ý nghĩa thiêng liêng của nó:
“Đối với tôi, ngày hôm nay như là một ngày bình thường. Chính quyền vẫn làm những buổi kỷ niệm tưng bừng. Còn người dân đa phần coi đây là một ngày được nghỉ để đi du lịch, thư giãn, giải trí. Trong tình hình đất nước như thế này, với bao nhiêu biến cố từ biển đảo cho đến vấn đề Formosa thì tinh thần người dân bị tổn thương, cuộc sống của họ bị ảnh hưởng. Lễ lạc phải đi kèm với một cuộc sống sung túc thì người ta mới đón nhận được. Còn bây giờ, trong hoàn cảnh này, người dân Hà Tĩnh vẫn xuống đường và họ vẫn bị đàn áp. Như thế, rất khó có một tâm trạng ‘vui chung’. Các vấn nạn xảy ra cho xã hội như thế, người dân không hoàn toàn tập trung vào lễ lạc được.”
Trong cảm xúc chia sẻ trên Facebook, anh Paulus Lê Sơn, một nhà hoạt động trẻ ở Nghệ An, viết rằng:
“Độc lập ơi độc lập,
Sao tên người cứ mãi xa xôi
Dân nước Nam bao giờ mới thấy
Dân chủ tự do như mấy anh Tây.”
Và anh kết thúc bài viết của mình với dòng thơ: “Ngày độc lập sao ta vẫn mơ độc lập?”
Nhà thơ Đỗ Trung Quân chia sẻ với hoài bão này:
“Đó không phải là tâm trạng của một tác giả đâu. Tôi cũng mơ như thế đấy. Tôi mơ một cái độc lập thật sự, chúng ta có một chủ quyền thật sự. Chiến tranh đã quá lâu rồi, lệ thuộc quá nhiều rồi.”
Người bạn trẻ tên Hà ở Hà Nội tiếp lời:
“Em mong muốn trong tương lai, đất nước mình được thật sự dân chủ, phát triển; người dân được thật sự độc lập, tự do, hạnh phúc, chứ không chỉ là những khẩu hiệu. Mọi mặt ở đây đều gắn liền với vấn đề chính trị. Phải dựa trên cải cách về chính trị. Chính quyền phải tôn trọng quyền tự do-dân chủ của người dân. Nền kinh tế phải được là kinh tế thị trường không có sự định hướng xã hội chủ nghĩa gì cả vì hiện nay nền kinh tế Việt Nam bị rối loạn bởi sự định hướng rất sai trái và quản lý không hiệu quả. Về mặt xã hội thì bị băng hoại bởi thực trạng giáo dục. Đạo bây giờ còn bị suy thoái. Em mong muốn những khẩu hiệu [độc lập-tự do-hạnh phúc] đó phải được thực hiện dựa trên những cải cách kinh tế, chính trị, xã hội.”
Bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc ngày 2/9/1945 nhấn mạnh đến một nước Việt Nam "độc lập-tự do-hạnh phúc", sáu chữ vàng mở đầu các văn bản hành chánh chính thống và là tôn chỉ trong các khẩu hiệu tuyên truyền của đảng Cộng sản cầm quyền.
Trà Mi-VOA