Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Ngày Này Năm Xưa:13/11/1941: Quốc Hội Mỹ sửa đổi Đạo luật Trung lập
Nguồn: Congress revises the Neutrality Act, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1941, Quốc Hội Mỹ đã quyết định sửa đổi Đạo luật Trung lập năm 1935, theo đó cho phép tàu buôn Mỹ được qua lại các vùng chiến sự, và do đó cũng đưa các tàu Mỹ đến sát bờ vực chiến tranh.
Tháng 8/1935, vì dự đoán sẽ diễn ra một cuộc chiến tranh châu Âu và cũng bởi đang theo đuổi một chính sách đối ngoại biệt lập, Quốc Hội Mỹ đã thông qua Đạo luật Trung lập, cấm các tập đoàn Mỹ bán vũ khí cho bất kỳ bên tham chiến nào trong bất kỳ cuộc chiến tranh nào trong tương lai. Đây là một tín hiệu không mấy tốt đẹp cho tất cả các chính phủ và các ngành công nghiệp tư nhân, cả trong và ngoài nước, rằng Mỹ sẽ không tham gia vào những cuộc chiến tranh nước ngoài. Chưa đầy hai năm sau, một Đạo luật Trung lập thứ hai được thông qua, cấm xuất khẩu vũ khí cho cả hai phe trong Nội chiến Tây Ban Nha.
Đạo luật Trung lập đầu tiên (1935) sau đó còn được siết chặt hơn vào tháng 5/1937, theo đó không chỉ cấm bán vũ khí và cho các nước tham chiến vay tiền, mà còn cho Tổng thống Mỹ các quyền sau: cấm người Mỹ không được di chuyển bằng tàu của bất kỳ nước tham chiến nào; cấm bất kỳ tàu Mỹ nào chở hàng hóa của Mỹ đến một nước tham chiến, dù là hàng hóa phi quân sự, và quyền yêu cầu một nước tham chiến trả tiền cho hàng hóa phi quân sự của Mỹ trước khi giao hàng, một giao dịch kiểu “tiền trao trước khi cháo múc”.
Nhưng khái niệm trung lập nghiêm ngặt như trên đã thay đổi nhanh chóng khi Thế chiến II bắt đầu. Việc sửa đổi Đạo luật Trung lập lần đầu tiên diễn ra vào tháng 9/1939. Khi đó, Tổng thống F.D. Roosevelt, người chưa bao giờ hài lòng với bản chất cực đoan của Đạo luật, đã yêu cầu Quốc Hội sửa đổi, cho phép Mỹ bán vũ khí cho những nước đang bị Đức Quốc xã bao vây.
Sau nhiều cuộc tranh luận căng thẳng trong một phiên họp đặc biệt, Quốc Hội Mỹ đã sửa đổi luật, cho phép bán vũ khí như Roosevelt đề xuất. Khi đề cập tới triển vọng can thiệp trực tiếp của Mỹ vào chiến tranh, Tổng thống Roosevelt tuyên bố, cũng trong tháng 9/1939, rằng lãnh hải của Mỹ là một vùng trung lập, và bất cứ nước thù địch nào sử dụng những vùng biển này để tiến hành cuộc chiến cũng sẽ bị xem là “không thân thiện” và “cố tình công kích”.
Cuối cùng, sau sự kiện tàu khu trục Reuben James của Mỹ bị tàu ngầm Đức đánh chìm vào tháng 10/1941, Đạo luật Trung lập đã không còn được áp dụng. Tính đến tháng 11 cùng năm, tàu buôn Mỹ không chỉ được phép trang bị vũ khí để tự vệ, mà còn được phép vào lãnh hải châu Âu. Từ đây, Mỹ sẽ không còn xa lánh các nước đang tham chiến.
http://nghiencuuquocte.org/2016/11/13/quoc-hoi-my-sua-dao-luat-trung-lap/Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Ngày Này Năm Xưa:13/11/1941: Quốc Hội Mỹ sửa đổi Đạo luật Trung lập
Nguồn: Congress revises the Neutrality Act, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1941, Quốc Hội Mỹ đã quyết định sửa đổi Đạo luật Trung lập năm 1935, theo đó cho phép tàu buôn Mỹ được qua lại các vùng chiến sự, và do đó cũng đưa các tàu Mỹ đến sát bờ vực chiến tranh.
Tháng 8/1935, vì dự đoán sẽ diễn ra một cuộc chiến tranh châu Âu và cũng bởi đang theo đuổi một chính sách đối ngoại biệt lập, Quốc Hội Mỹ đã thông qua Đạo luật Trung lập, cấm các tập đoàn Mỹ bán vũ khí cho bất kỳ bên tham chiến nào trong bất kỳ cuộc chiến tranh nào trong tương lai. Đây là một tín hiệu không mấy tốt đẹp cho tất cả các chính phủ và các ngành công nghiệp tư nhân, cả trong và ngoài nước, rằng Mỹ sẽ không tham gia vào những cuộc chiến tranh nước ngoài. Chưa đầy hai năm sau, một Đạo luật Trung lập thứ hai được thông qua, cấm xuất khẩu vũ khí cho cả hai phe trong Nội chiến Tây Ban Nha.
Đạo luật Trung lập đầu tiên (1935) sau đó còn được siết chặt hơn vào tháng 5/1937, theo đó không chỉ cấm bán vũ khí và cho các nước tham chiến vay tiền, mà còn cho Tổng thống Mỹ các quyền sau: cấm người Mỹ không được di chuyển bằng tàu của bất kỳ nước tham chiến nào; cấm bất kỳ tàu Mỹ nào chở hàng hóa của Mỹ đến một nước tham chiến, dù là hàng hóa phi quân sự, và quyền yêu cầu một nước tham chiến trả tiền cho hàng hóa phi quân sự của Mỹ trước khi giao hàng, một giao dịch kiểu “tiền trao trước khi cháo múc”.
Nhưng khái niệm trung lập nghiêm ngặt như trên đã thay đổi nhanh chóng khi Thế chiến II bắt đầu. Việc sửa đổi Đạo luật Trung lập lần đầu tiên diễn ra vào tháng 9/1939. Khi đó, Tổng thống F.D. Roosevelt, người chưa bao giờ hài lòng với bản chất cực đoan của Đạo luật, đã yêu cầu Quốc Hội sửa đổi, cho phép Mỹ bán vũ khí cho những nước đang bị Đức Quốc xã bao vây.
Sau nhiều cuộc tranh luận căng thẳng trong một phiên họp đặc biệt, Quốc Hội Mỹ đã sửa đổi luật, cho phép bán vũ khí như Roosevelt đề xuất. Khi đề cập tới triển vọng can thiệp trực tiếp của Mỹ vào chiến tranh, Tổng thống Roosevelt tuyên bố, cũng trong tháng 9/1939, rằng lãnh hải của Mỹ là một vùng trung lập, và bất cứ nước thù địch nào sử dụng những vùng biển này để tiến hành cuộc chiến cũng sẽ bị xem là “không thân thiện” và “cố tình công kích”.
Cuối cùng, sau sự kiện tàu khu trục Reuben James của Mỹ bị tàu ngầm Đức đánh chìm vào tháng 10/1941, Đạo luật Trung lập đã không còn được áp dụng. Tính đến tháng 11 cùng năm, tàu buôn Mỹ không chỉ được phép trang bị vũ khí để tự vệ, mà còn được phép vào lãnh hải châu Âu. Từ đây, Mỹ sẽ không còn xa lánh các nước đang tham chiến.
http://nghiencuuquocte.org/2016/11/13/quoc-hoi-my-sua-dao-luat-trung-lap/