Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Ngày Này Năm Xưa: 18/01/1919: Hội nghị Hòa bình Paris khai mạc
Nguồn: Post-World War I peace conference begins in Paris, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1919, tại Paris nước Pháp, một nhóm các lãnh đạo quyền lực nhất thế giới đã gặp nhau để bắt đầu cuộc đàm phán phức tạp chính thức đánh dấu sự kết thúc Thế chiến I. Trong vòng sáu tháng tới, phe Hiệp ước (Pháp, Anh, Mỹ và Ý) – những người giành chiến thắng – sẽ đưa ra nhiều quyết định quan trọng tại Paris.
Trong hầu hết các cuộc họp, Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson đã đấu tranh cho ý tưởng của ông về một “hòa bình không có chiến thắng” (peace without victory) và đảm bảo rằng Đức, lãnh đạo của Liên minh Trung tâm, đồng thời là kẻ thua cuộc lớn nhất trong cuộc chiến, sẽ không bị trừng phạt quá mức. Mặt khác, Thủ tướng hai nước Pháp và Anh, Georges Clemenceau và David Lloyd George, lại cho rằng việc trừng phạt Đức một cách thích đáng đồng thời duy trì thế yếu của nước này là cách duy nhất để đền bù cho những tổn thất to lớn của cuộc chiến.
Cuối cùng, Wilson đã chịu thỏa hiệp về việc trừng phạt nước Đức để đổi lấy việc thông qua dự án của ông, một tổ chức gìn giữ hòa bình quốc tế với tên gọi Hội Quốc Liên.
Trong giai đoạn đầu, đại diện của Đức đã bị loại hỏi Hội nghị Hòa bình. Mãi đến tháng 05, họ mới tới Paris và được nghe về dự thảo Hòa ước Versailles. Trót tin tưởng vào những lời hứa của Wilson, người Đức đã vô cùng thất vọng khi biết bản Hòa ước sẽ khiến họ phải mất rất nhiều lãnh thổ và phải trả rất nhiều chiến phí. Còn tệ hơn nữa khi Điều 231 khét tiếng của bản Hòa ước này biến Đức trở thành tội đồ duy nhất trong chiến tranh – một viên thuốc đắng mà nhiều người Đức không thể nuốt trôi.
Hòa ước Versailles được ký vào ngày 28/06/1919, năm năm sau ngày mà viên đạn của một người Serbia theo chủ nghĩa dân tộc đã giết chết Hoàng Thái tử Áo – Hung Franz Ferdinand, đồng thời khởi đầu cho Thế chiến I. Trong những thập niên tiếp theo, sự giận dữ và oán giận bản Hòa ước quốc tế và các tác giả của nó đã nung nấu khắp nước Đức. Những kẻ cực đoan như Đảng Quốc xã (Nazi) của Adolf Hitler đã đánh vào những cảm xúc này để lên nắm quyền – quá trình gần như là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến điều mà Wilson và các nhà đàm phán ở Paris đã muốn ngăn chặn, đó là một cuộc thế chiến thứ hai với mức độ tàn phá chẳng kém cuộc chiến trước đó.
http://nghiencuuquocte.org/2017/01/18/hoi-nghi-hoa-binh-paris-khai-mac/
Ngày 18 tháng 01
1532 –Nhà cầm quyền Tây Ban Nha, ông Francisco Pizarro, lập ra thành phố Lima, với hy vọng làm thủ đô cho quốc gia nầy. Nhưng sau này, nó lại trở thành Trung tâm thương mại và văn hoá của Tây Ban Nha.
1778 – Ông James Cook, nhà thám hiểm Anh, đã tìm ra đảo Hawai. Cũng nơi đây, vào năm 1979, ông bị thổ dân của đảo nầy giết chết.
1788 – Những người dân định cư đầu tiên của Anh Quốc đến Vịnh Botany của Úc để thành lập một trại hình phạt. Nhóm nầy di chuyển về hướng Bắc 8 ngày sau đó và định cư tại Cảng Jackson.
1793 -Cuộc cách mạng nổi lên khắp nước Pháp, đưa đến việc Vua Louis XVl bị bắt và bị xử treo cổ.
1839 - Khoảng 20 người của tổ chức Patriots nổi loạn ở Canada, bị xữ treo cổ.
1840 –Nhà thám hiểm người Pháp, Cesar Dumont, tìm ra một giải đất giữa một tảng băng của Antartique. Ông đặt tên là “Terre Adélie” (tên của vợ ông). Nhân danh vua Louis Philippe, ông chiếm hữu giải đất nầy.
1871 - Wilhelm, Vua nước Phổ từ năm 1861 được phong làm Hoàng Đế đầu tiên của Đức Quốc.
1888 – Sinh nhật Octave Murdoch Popwith, người Anh, đã làm ra những chiếc máy bay quân sự Popwith Camel (thời đệ nhất thế chiến), chiếc Hurricane của quân đội Anh và chiếc máy bay cất cánh thẳng đứng đầu tiên, tên Harrier.
1892 – Sinh nhật của diễn viên điện ảnh hài, Oliver Hardy, người thường diễn chung với Stan Laurel, trở thành một cặp danh hài nổi tiếng.
1896 – Tại New York, nhà vật lý học người Đức, Wilhelm Rongen, trình bày máy chiếu quang tuyến X do ông phát minh. Ông được giải Nobel về vật lý.
1911 – Ông Eugene Ely là người đầu tiên lái chiếc máy bay cất cánh từ sàn của chiến hạm USS Birmingham.
– Lần đầu tiên một chiếc máy bay đáp xuống một chiếc tàu. Phi công Eugene B. Ely cho đáp máy bay xuống chiếc tàu USS Pennsylvania tại cảng San Francisco.
1915 - Một người Pháp, ông George Claude, nộp đơn xin Chính phủ Mỹ cấp bằng sáng chế đèn ống Néon do ông phát minh.
1919 – Hoà Ước thế chiến thứ I khai mạc tại Versailles, nước Pháp.
1939 - Louis Armstrong và dàn nhạc giao hưởng của ông thu âm bài "Jeepers Creepers."
1943 – Trong thế chiến thứ II, Xô Viết tuyên bố họ đã phá vỡ việc bao vây thành phố Leningrad của Đức Quốc Xã bắt đầu vào tháng 9 năm 1941.
– Những người bán bánh mì của Hoa Kỳ không bán bánh mì theo lát. Bánh mì chỉ đuợc bán theo ổ trong thời kỳ cấm vận cho đến cuối thế chiến thứ II.
1945 – Quân đội Đức đang chiếm đóng Varsovie, khi nghe tin quân Nga thắng thế, đã di chuyển 58.000 tù nhân của trại giam “Auschwits” tại Varsovie sang các trại giam trên đất Đức. Tù nhân bị dồn ép vào các toa tàu hoả hoặc bị bắt buộc đi bộ. Những tù nhân yếu đuối, bịnh hoạn không đi nổi đã bị bắn chết.
1950 – Thuế liên bang đánh trên bơ thực vật được bãi bỏ.
1957 – Chuyến bay phản lực đầu tiên bay suốt vòng quanh thế giới kết thúc tại Riverside, CA. Chiếc máy bay này được tiếp nhiên liệu giữa chuyến bay từ một bồn chứa nhiên liệu khổng lồ trên không.
1972 – Cựu Thủ Tướng Rhodesia là ông Garfield Todd và con gái bị giam giữ tại nhà vì phong trào chống đối nền độc lập của Rhodesia.
1975 – Gia đình "The Jeffersons" lần đầu tiên xuất hiện trên đài truyền hình CBS.
1978 – Toà Án Nhân Quyền Châu Âu làm sáng tỏ tình trạng bóp méo sự thật của Anh Quốc nhưng tình trạng phi nhân và việc đối xử tù nhân sa sút ở Bắc Ái Nhĩ Lan vẫn còn tồn tại.
1987 – Lần đầu tiên trong lịch sử có hơn 100 triệu người xem hệ thống truyền thanh cho quần chúng. Khán giả trong tuần lễ đầu của tháng Giêng trong độ tuổi từ 12 đến 18.
1990 – Trong một cuộc điều tra của Văn Phòng điều tra liên bang tại Washington, DC, Thị trưởng Marion Barry bị bắt về việc có chứa ma tuý. Sau đó ông bị kết án tội nhẹ.
1991 – Các hãng hàng không phí Đông đóng cửa sau 62 năm hoạt động kinh doanh do các vấn đề khủng hoảng tài chính.
1993 – Ngày lễ Martin Luther King lần đầu tiên được cử hành trên 50 tiểu bang Hoa Kỳ.
1994 – Los angeles (California) bị động đất 6.6, gây tử vong 11 người.
1995 – Một mạng lưới các hang động được khám phá gần thành phố Vallon-Pont-d'Arc miền Nam nước Pháp. Các hang động nầy có những tranh vẽ và những bản điêu khắc có cách đây 17.000 đến 20.000 năm.
1997 – Các dân quân người Hutu giết 3 nhân viên cứu trợ ngưòi Tây Ban Nha, 3 binh sĩ và làm trọng thương một người Mỹ trong một cuộc tấn công vào ban đêm ở Tây Bắc Rwanda.
2002 – Hiệp Hội Dược Phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ tuyên bố công nhận phương thức thử nghiệm sự rụng trứng dựa trên nước bọt.
– Núi lửa Nyaragongo tại Congo phun lửa làm chết 40 người và từ 300.000 đến 450.000 người bị di tản.
2005 – Hãng sản xuất máy bay Pháp, Airbus, trình làng chiếc máy bay dân sự khỗng lồ A 380,bay đường bay quốc tế.
2009 – Quân đội Do Thái và Hamas tuyên bố ngưng chiến một tuần lễ để tiếp tế nhân đạo cho dân chúng giải Gaza.
2009 - Một đại nhạc hội ngoài trời, tên “We Are One”, được tổ chức gần đài tưởng niệm “Lincoln Memorial”, để vinh danh Tổng Thống Barack Obama.
Việt Nam
- Ngày 18/1/1077, quân Tống do Quách Quỳ và Triệu Tiết chỉ huy tiến đến sông Như Nguyệt (tức sông Cầu ở Bắc Ninh ngày nay). Tại đây, quân dân nhà Lý do Lý Thường Kiệt chỉ huy đã tiêu diệt phần lớn quân tác chiến của Tống (8 vạn tên) và một phần lớn quân tiếp lương, phục vụ (7 vạn tên), buộc chúng phải rút lực lượng còn lại về nước, thừa nhận nền độc lập của nước ta. Chiến thắng Như Nguyệt kết thúc vào đầu tháng 3 năm 1077. Ở đây lần đầu tiên đã xuất hiện một phương thức kết thúc chiến tranh với giặc phương Bắc: trong thế thắng, ta vẫn chủ động giảng hoà, mở đường cho giặc rút về nước.
- Ngày 18/1/1969, đã diễn ra phiên họp đầu tiên của Hội nghị Paris về Việt Nam, tại phòng họp trung tâm của hội nghị quốc tế Paris. Bốn đoàn đại biểu gồm Việt Nam Dân chủ cộng hoà, Mặt trận giải phóng miền nam Việt Nam, Mỹ và VNCH đã bàn về việc chuẩn bị cho phiên họp toàn thể lần thứ nhất.
http://www.saigonecho.com/index.php/tin-tuc/ngay-nay-nam-xua/1938-ngay-18-thang-01
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Ngày Này Năm Xưa: 18/01/1919: Hội nghị Hòa bình Paris khai mạc
Nguồn: Post-World War I peace conference begins in Paris, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1919, tại Paris nước Pháp, một nhóm các lãnh đạo quyền lực nhất thế giới đã gặp nhau để bắt đầu cuộc đàm phán phức tạp chính thức đánh dấu sự kết thúc Thế chiến I. Trong vòng sáu tháng tới, phe Hiệp ước (Pháp, Anh, Mỹ và Ý) – những người giành chiến thắng – sẽ đưa ra nhiều quyết định quan trọng tại Paris.
Trong hầu hết các cuộc họp, Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson đã đấu tranh cho ý tưởng của ông về một “hòa bình không có chiến thắng” (peace without victory) và đảm bảo rằng Đức, lãnh đạo của Liên minh Trung tâm, đồng thời là kẻ thua cuộc lớn nhất trong cuộc chiến, sẽ không bị trừng phạt quá mức. Mặt khác, Thủ tướng hai nước Pháp và Anh, Georges Clemenceau và David Lloyd George, lại cho rằng việc trừng phạt Đức một cách thích đáng đồng thời duy trì thế yếu của nước này là cách duy nhất để đền bù cho những tổn thất to lớn của cuộc chiến.
Cuối cùng, Wilson đã chịu thỏa hiệp về việc trừng phạt nước Đức để đổi lấy việc thông qua dự án của ông, một tổ chức gìn giữ hòa bình quốc tế với tên gọi Hội Quốc Liên.
Trong giai đoạn đầu, đại diện của Đức đã bị loại hỏi Hội nghị Hòa bình. Mãi đến tháng 05, họ mới tới Paris và được nghe về dự thảo Hòa ước Versailles. Trót tin tưởng vào những lời hứa của Wilson, người Đức đã vô cùng thất vọng khi biết bản Hòa ước sẽ khiến họ phải mất rất nhiều lãnh thổ và phải trả rất nhiều chiến phí. Còn tệ hơn nữa khi Điều 231 khét tiếng của bản Hòa ước này biến Đức trở thành tội đồ duy nhất trong chiến tranh – một viên thuốc đắng mà nhiều người Đức không thể nuốt trôi.
Hòa ước Versailles được ký vào ngày 28/06/1919, năm năm sau ngày mà viên đạn của một người Serbia theo chủ nghĩa dân tộc đã giết chết Hoàng Thái tử Áo – Hung Franz Ferdinand, đồng thời khởi đầu cho Thế chiến I. Trong những thập niên tiếp theo, sự giận dữ và oán giận bản Hòa ước quốc tế và các tác giả của nó đã nung nấu khắp nước Đức. Những kẻ cực đoan như Đảng Quốc xã (Nazi) của Adolf Hitler đã đánh vào những cảm xúc này để lên nắm quyền – quá trình gần như là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến điều mà Wilson và các nhà đàm phán ở Paris đã muốn ngăn chặn, đó là một cuộc thế chiến thứ hai với mức độ tàn phá chẳng kém cuộc chiến trước đó.
http://nghiencuuquocte.org/2017/01/18/hoi-nghi-hoa-binh-paris-khai-mac/
Ngày 18 tháng 01
1532 –Nhà cầm quyền Tây Ban Nha, ông Francisco Pizarro, lập ra thành phố Lima, với hy vọng làm thủ đô cho quốc gia nầy. Nhưng sau này, nó lại trở thành Trung tâm thương mại và văn hoá của Tây Ban Nha.
1778 – Ông James Cook, nhà thám hiểm Anh, đã tìm ra đảo Hawai. Cũng nơi đây, vào năm 1979, ông bị thổ dân của đảo nầy giết chết.
1788 – Những người dân định cư đầu tiên của Anh Quốc đến Vịnh Botany của Úc để thành lập một trại hình phạt. Nhóm nầy di chuyển về hướng Bắc 8 ngày sau đó và định cư tại Cảng Jackson.
1793 -Cuộc cách mạng nổi lên khắp nước Pháp, đưa đến việc Vua Louis XVl bị bắt và bị xử treo cổ.
1839 - Khoảng 20 người của tổ chức Patriots nổi loạn ở Canada, bị xữ treo cổ.
1840 –Nhà thám hiểm người Pháp, Cesar Dumont, tìm ra một giải đất giữa một tảng băng của Antartique. Ông đặt tên là “Terre Adélie” (tên của vợ ông). Nhân danh vua Louis Philippe, ông chiếm hữu giải đất nầy.
1871 - Wilhelm, Vua nước Phổ từ năm 1861 được phong làm Hoàng Đế đầu tiên của Đức Quốc.
1888 – Sinh nhật Octave Murdoch Popwith, người Anh, đã làm ra những chiếc máy bay quân sự Popwith Camel (thời đệ nhất thế chiến), chiếc Hurricane của quân đội Anh và chiếc máy bay cất cánh thẳng đứng đầu tiên, tên Harrier.
1892 – Sinh nhật của diễn viên điện ảnh hài, Oliver Hardy, người thường diễn chung với Stan Laurel, trở thành một cặp danh hài nổi tiếng.
1896 – Tại New York, nhà vật lý học người Đức, Wilhelm Rongen, trình bày máy chiếu quang tuyến X do ông phát minh. Ông được giải Nobel về vật lý.
1911 – Ông Eugene Ely là người đầu tiên lái chiếc máy bay cất cánh từ sàn của chiến hạm USS Birmingham.
– Lần đầu tiên một chiếc máy bay đáp xuống một chiếc tàu. Phi công Eugene B. Ely cho đáp máy bay xuống chiếc tàu USS Pennsylvania tại cảng San Francisco.
1915 - Một người Pháp, ông George Claude, nộp đơn xin Chính phủ Mỹ cấp bằng sáng chế đèn ống Néon do ông phát minh.
1919 – Hoà Ước thế chiến thứ I khai mạc tại Versailles, nước Pháp.
1939 - Louis Armstrong và dàn nhạc giao hưởng của ông thu âm bài "Jeepers Creepers."
1943 – Trong thế chiến thứ II, Xô Viết tuyên bố họ đã phá vỡ việc bao vây thành phố Leningrad của Đức Quốc Xã bắt đầu vào tháng 9 năm 1941.
– Những người bán bánh mì của Hoa Kỳ không bán bánh mì theo lát. Bánh mì chỉ đuợc bán theo ổ trong thời kỳ cấm vận cho đến cuối thế chiến thứ II.
1945 – Quân đội Đức đang chiếm đóng Varsovie, khi nghe tin quân Nga thắng thế, đã di chuyển 58.000 tù nhân của trại giam “Auschwits” tại Varsovie sang các trại giam trên đất Đức. Tù nhân bị dồn ép vào các toa tàu hoả hoặc bị bắt buộc đi bộ. Những tù nhân yếu đuối, bịnh hoạn không đi nổi đã bị bắn chết.
1950 – Thuế liên bang đánh trên bơ thực vật được bãi bỏ.
1957 – Chuyến bay phản lực đầu tiên bay suốt vòng quanh thế giới kết thúc tại Riverside, CA. Chiếc máy bay này được tiếp nhiên liệu giữa chuyến bay từ một bồn chứa nhiên liệu khổng lồ trên không.
1972 – Cựu Thủ Tướng Rhodesia là ông Garfield Todd và con gái bị giam giữ tại nhà vì phong trào chống đối nền độc lập của Rhodesia.
1975 – Gia đình "The Jeffersons" lần đầu tiên xuất hiện trên đài truyền hình CBS.
1978 – Toà Án Nhân Quyền Châu Âu làm sáng tỏ tình trạng bóp méo sự thật của Anh Quốc nhưng tình trạng phi nhân và việc đối xử tù nhân sa sút ở Bắc Ái Nhĩ Lan vẫn còn tồn tại.
1987 – Lần đầu tiên trong lịch sử có hơn 100 triệu người xem hệ thống truyền thanh cho quần chúng. Khán giả trong tuần lễ đầu của tháng Giêng trong độ tuổi từ 12 đến 18.
1990 – Trong một cuộc điều tra của Văn Phòng điều tra liên bang tại Washington, DC, Thị trưởng Marion Barry bị bắt về việc có chứa ma tuý. Sau đó ông bị kết án tội nhẹ.
1991 – Các hãng hàng không phí Đông đóng cửa sau 62 năm hoạt động kinh doanh do các vấn đề khủng hoảng tài chính.
1993 – Ngày lễ Martin Luther King lần đầu tiên được cử hành trên 50 tiểu bang Hoa Kỳ.
1994 – Los angeles (California) bị động đất 6.6, gây tử vong 11 người.
1995 – Một mạng lưới các hang động được khám phá gần thành phố Vallon-Pont-d'Arc miền Nam nước Pháp. Các hang động nầy có những tranh vẽ và những bản điêu khắc có cách đây 17.000 đến 20.000 năm.
1997 – Các dân quân người Hutu giết 3 nhân viên cứu trợ ngưòi Tây Ban Nha, 3 binh sĩ và làm trọng thương một người Mỹ trong một cuộc tấn công vào ban đêm ở Tây Bắc Rwanda.
2002 – Hiệp Hội Dược Phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ tuyên bố công nhận phương thức thử nghiệm sự rụng trứng dựa trên nước bọt.
– Núi lửa Nyaragongo tại Congo phun lửa làm chết 40 người và từ 300.000 đến 450.000 người bị di tản.
2005 – Hãng sản xuất máy bay Pháp, Airbus, trình làng chiếc máy bay dân sự khỗng lồ A 380,bay đường bay quốc tế.
2009 – Quân đội Do Thái và Hamas tuyên bố ngưng chiến một tuần lễ để tiếp tế nhân đạo cho dân chúng giải Gaza.
2009 - Một đại nhạc hội ngoài trời, tên “We Are One”, được tổ chức gần đài tưởng niệm “Lincoln Memorial”, để vinh danh Tổng Thống Barack Obama.
Việt Nam
- Ngày 18/1/1077, quân Tống do Quách Quỳ và Triệu Tiết chỉ huy tiến đến sông Như Nguyệt (tức sông Cầu ở Bắc Ninh ngày nay). Tại đây, quân dân nhà Lý do Lý Thường Kiệt chỉ huy đã tiêu diệt phần lớn quân tác chiến của Tống (8 vạn tên) và một phần lớn quân tiếp lương, phục vụ (7 vạn tên), buộc chúng phải rút lực lượng còn lại về nước, thừa nhận nền độc lập của nước ta. Chiến thắng Như Nguyệt kết thúc vào đầu tháng 3 năm 1077. Ở đây lần đầu tiên đã xuất hiện một phương thức kết thúc chiến tranh với giặc phương Bắc: trong thế thắng, ta vẫn chủ động giảng hoà, mở đường cho giặc rút về nước.
- Ngày 18/1/1969, đã diễn ra phiên họp đầu tiên của Hội nghị Paris về Việt Nam, tại phòng họp trung tâm của hội nghị quốc tế Paris. Bốn đoàn đại biểu gồm Việt Nam Dân chủ cộng hoà, Mặt trận giải phóng miền nam Việt Nam, Mỹ và VNCH đã bàn về việc chuẩn bị cho phiên họp toàn thể lần thứ nhất.
http://www.saigonecho.com/index.php/tin-tuc/ngay-nay-nam-xua/1938-ngay-18-thang-01