Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Ngày Này Năm Xưa: 20/12/1963: Bức tường Berlin mở cửa lần đầu tiên
Nguồn: Berlin Wall opened for first time, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1963, hơn hai năm sau khi Bức tường Berlin được chính quyền Đông Đức xây dựng để ngăn chặn người dân chạy trốn chế độ cộng sản, gần 4.000 người Tây Berlin đã được phép qua Đông Berlin để thăm người thân. Theo một thỏa thuận giữa Đông và Tây Berlin, hơn 170.000 người Tây Berlin cuối cùng cũng được cho phép sang thăm Đông Berlin một ngày.
Ngày này đã được đánh dấu bằng những khoảnh khắc cảm động và cả những luận điệu tuyên truyền. Bức tường Berlin được xây dựng hồi tháng 08/1961 khiến nhiều gia đình phải ly tán, bạn bè phải chia xa. Vậy nên cuộc đoàn tụ đã diễn ra cùng những giọt nước mắt, những nụ cười, và nhiều cảm xúc, khi cha mẹ và con cái được gặp lại nhau, dù chỉ trong một thời gian ngắn.
Tuy nhiên, căng thẳng Chiến tranh Lạnh chưa từng rời xa họ. Những chiếc loa ở Đông Berlin đã chào đón các vị khách bằng thông báo rằng họ đang ở “Thủ đô của nước Cộng hòa Dân chủ Đức,” một sự chia rẽ chính trị mà phần lớn người Tây Đức không chấp nhận. Mỗi vị khách cũng được nhận một tập tài liệu giải thích rằng Bức tường Berlin được xây dựng để “bảo vệ biên giới của chúng ta trước những đợt tấn công thù địch của bọn đế quốc.” Văn hóa phương Tây “suy đồi”, bao gồm cả “những bộ phim phương Tây” và “những câu chuyện xã hội đen,” đã tràn sang Đông Đức trước khi Bức tường Berlin phong tỏa những “xu hướng nguy hiểm” này.
Trong khi đó, ở phía Tây Berlin, nhiều tờ báo đã mạt sát những vị khách, cáo buộc họ chỉ là “những con tốt thí” đi tuyên truyền của Đông Đức. Nhiều bài xã luận cho rằng những người cộng sản sẽ không biết xấu hổ mà dùng mưu kếnày để khiến người Tây Đức chấp nhận một nước Đức bị chia rẽ mãi mãi.
Những cuộc thăm viếng cùng những luận điệu xung quanh chúng là lời nhắc nhở rằng dù thế nào đi chăng nữa, Chiến tranh Lạnh cũng liên quan đến những cảm xúc rấ con người, đôi khi đầy nóng giận.
http://nghiencuuquocte.org
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Ngày Này Năm Xưa: 20/12/1963: Bức tường Berlin mở cửa lần đầu tiên
Nguồn: Berlin Wall opened for first time, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1963, hơn hai năm sau khi Bức tường Berlin được chính quyền Đông Đức xây dựng để ngăn chặn người dân chạy trốn chế độ cộng sản, gần 4.000 người Tây Berlin đã được phép qua Đông Berlin để thăm người thân. Theo một thỏa thuận giữa Đông và Tây Berlin, hơn 170.000 người Tây Berlin cuối cùng cũng được cho phép sang thăm Đông Berlin một ngày.
Ngày này đã được đánh dấu bằng những khoảnh khắc cảm động và cả những luận điệu tuyên truyền. Bức tường Berlin được xây dựng hồi tháng 08/1961 khiến nhiều gia đình phải ly tán, bạn bè phải chia xa. Vậy nên cuộc đoàn tụ đã diễn ra cùng những giọt nước mắt, những nụ cười, và nhiều cảm xúc, khi cha mẹ và con cái được gặp lại nhau, dù chỉ trong một thời gian ngắn.
Tuy nhiên, căng thẳng Chiến tranh Lạnh chưa từng rời xa họ. Những chiếc loa ở Đông Berlin đã chào đón các vị khách bằng thông báo rằng họ đang ở “Thủ đô của nước Cộng hòa Dân chủ Đức,” một sự chia rẽ chính trị mà phần lớn người Tây Đức không chấp nhận. Mỗi vị khách cũng được nhận một tập tài liệu giải thích rằng Bức tường Berlin được xây dựng để “bảo vệ biên giới của chúng ta trước những đợt tấn công thù địch của bọn đế quốc.” Văn hóa phương Tây “suy đồi”, bao gồm cả “những bộ phim phương Tây” và “những câu chuyện xã hội đen,” đã tràn sang Đông Đức trước khi Bức tường Berlin phong tỏa những “xu hướng nguy hiểm” này.
Trong khi đó, ở phía Tây Berlin, nhiều tờ báo đã mạt sát những vị khách, cáo buộc họ chỉ là “những con tốt thí” đi tuyên truyền của Đông Đức. Nhiều bài xã luận cho rằng những người cộng sản sẽ không biết xấu hổ mà dùng mưu kếnày để khiến người Tây Đức chấp nhận một nước Đức bị chia rẽ mãi mãi.
Những cuộc thăm viếng cùng những luận điệu xung quanh chúng là lời nhắc nhở rằng dù thế nào đi chăng nữa, Chiến tranh Lạnh cũng liên quan đến những cảm xúc rấ con người, đôi khi đầy nóng giận.
http://nghiencuuquocte.org