Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Ngày Này Năm Xưa:23/06/1959: Klaus Fuchs được thả
Nguồn: Klaus Fuchs released, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1959, chỉ sau chín năm ngồi tù, Klaus Fuchs, nhà khoa học người Đức thuộc Dự án Manhattan, đồng thời là gián điệp đã giúp Liên Xô chế tạo quả bom hạt nhân và bom hydro đầu tiên, đã được thả ra khỏi một nhà tù ở Anh. Fuchs ngay lập tức rời Anh sang Đông Đức, nơi ông tiếp tục sự nghiệp khoa học của mình.
Trước khi chiến tranh xảy ra, Fuchs là một sinh viên ở Đức và từng gia nhập Đảng Cộng sản Đức vào năm 1930, nhưng tới năm 1934 thì ông buộc phải chạy trốn sau khi lãnh đạo Quốc xã Adolf Hitler lên nắm quyền. Khi đến sống tại Anh, ông trở thành một nhà khoa học trẻ tài năng và đã được quân đội Anh tuyển mộ sau khi Thế chiến II bùng nổ. Mặc cho quá khứ cộng sản của mình, Fuchs vẫn có quyền tiếp cận các thông tin tối mật. Năm 1943, Fuchs cùng với các nhà khoa học Anh khác được gửi sang Mỹ để tham gia chương trình nguyên tử bí mật của nước này. Khi được giữ lại trụ sở phát triển nguyên tử ở Los Alamos, New Mexico, Fuchs đã trở thành một nhân vật quan trọng trong chương trình.
Không một ai ở Los Alamos biết đến việc Fuchs móc nối với một điệp viên Liên Xô ngay sau khi ông ta đến Mỹ và đã cung cấp thông tin chính xác về chương trình, bao gồm cả bản kế hoạch chi tiết về quả bom nguyên tử “Fat Man” mà sau này đã được thả xuống Nagasaki, Nhật Bản, cùng mọi điều mà các nhà khoa học tại Los Alamos biết về bom hydro. Sau chiến tranh, Fuchs trở về Anh, tiếp tục công việc chế tạo bom nguyên tử và làm gián điệp cho Liên Xô mãi đến ngày 21/12/1949, khi một sĩ quan tình báo Anh thông báo cho nhà vật lý rằng ông bị nghi ngờ đã đưa thông tin vũ khí hạt nhân cho Liên Xô. Bốn tháng sau khi Liên Xô thử thành công quả bom nguyên tử đầu tiên, người ta mới phát hiện ra hành động gián điệp của Fuch.
Fuchs bị kết tội, và vào ngày 01/03/1950, sau một phiên xử kéo dài hai giờ đồng hồ, ông đã bị tuyên án. Theo luật pháp nước Anh, ông chỉ có thể bị kết án tối đa 14 năm tù, vì Liên Xô không phải là kẻ thù chính thức của Anh vào thời điểm Fuchs bị bắt giữ. Nhưng chỉ sau chín năm, ông đã được ra tù nhờ hành xử tốt, và ngay lập tức đã rời Anh sang Đông Đức. Ông mất năm 1988.
Việc Fuchs bị phát hiện là gián điệp đã trở thành một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc Tổng thống Harry Truman chấp thuận khoản tài trợ khổng lồ để phát triển bom hydro, một vũ khí được cho là mạnh hơn hàng trăm lần so với các quả bom nguyên tử được thả xuống Nhật Bản. Quả bom hydro đầu tiên của Mỹ đã được kích nổ thành công vào năm 1952. Ba năm sau, Liên Xô cũng thử quả bom hydro đầu tiên của mình với cùng một nguyên tắc bùng phát bức xạ.
http://nghiencuuquocte.org
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Ngày Này Năm Xưa:23/06/1959: Klaus Fuchs được thả
Nguồn: Klaus Fuchs released, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1959, chỉ sau chín năm ngồi tù, Klaus Fuchs, nhà khoa học người Đức thuộc Dự án Manhattan, đồng thời là gián điệp đã giúp Liên Xô chế tạo quả bom hạt nhân và bom hydro đầu tiên, đã được thả ra khỏi một nhà tù ở Anh. Fuchs ngay lập tức rời Anh sang Đông Đức, nơi ông tiếp tục sự nghiệp khoa học của mình.
Trước khi chiến tranh xảy ra, Fuchs là một sinh viên ở Đức và từng gia nhập Đảng Cộng sản Đức vào năm 1930, nhưng tới năm 1934 thì ông buộc phải chạy trốn sau khi lãnh đạo Quốc xã Adolf Hitler lên nắm quyền. Khi đến sống tại Anh, ông trở thành một nhà khoa học trẻ tài năng và đã được quân đội Anh tuyển mộ sau khi Thế chiến II bùng nổ. Mặc cho quá khứ cộng sản của mình, Fuchs vẫn có quyền tiếp cận các thông tin tối mật. Năm 1943, Fuchs cùng với các nhà khoa học Anh khác được gửi sang Mỹ để tham gia chương trình nguyên tử bí mật của nước này. Khi được giữ lại trụ sở phát triển nguyên tử ở Los Alamos, New Mexico, Fuchs đã trở thành một nhân vật quan trọng trong chương trình.
Không một ai ở Los Alamos biết đến việc Fuchs móc nối với một điệp viên Liên Xô ngay sau khi ông ta đến Mỹ và đã cung cấp thông tin chính xác về chương trình, bao gồm cả bản kế hoạch chi tiết về quả bom nguyên tử “Fat Man” mà sau này đã được thả xuống Nagasaki, Nhật Bản, cùng mọi điều mà các nhà khoa học tại Los Alamos biết về bom hydro. Sau chiến tranh, Fuchs trở về Anh, tiếp tục công việc chế tạo bom nguyên tử và làm gián điệp cho Liên Xô mãi đến ngày 21/12/1949, khi một sĩ quan tình báo Anh thông báo cho nhà vật lý rằng ông bị nghi ngờ đã đưa thông tin vũ khí hạt nhân cho Liên Xô. Bốn tháng sau khi Liên Xô thử thành công quả bom nguyên tử đầu tiên, người ta mới phát hiện ra hành động gián điệp của Fuch.
Fuchs bị kết tội, và vào ngày 01/03/1950, sau một phiên xử kéo dài hai giờ đồng hồ, ông đã bị tuyên án. Theo luật pháp nước Anh, ông chỉ có thể bị kết án tối đa 14 năm tù, vì Liên Xô không phải là kẻ thù chính thức của Anh vào thời điểm Fuchs bị bắt giữ. Nhưng chỉ sau chín năm, ông đã được ra tù nhờ hành xử tốt, và ngay lập tức đã rời Anh sang Đông Đức. Ông mất năm 1988.
Việc Fuchs bị phát hiện là gián điệp đã trở thành một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc Tổng thống Harry Truman chấp thuận khoản tài trợ khổng lồ để phát triển bom hydro, một vũ khí được cho là mạnh hơn hàng trăm lần so với các quả bom nguyên tử được thả xuống Nhật Bản. Quả bom hydro đầu tiên của Mỹ đã được kích nổ thành công vào năm 1952. Ba năm sau, Liên Xô cũng thử quả bom hydro đầu tiên của mình với cùng một nguyên tắc bùng phát bức xạ.
http://nghiencuuquocte.org