Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Ngày Này Năm Xưa: 30/12/1965: F. Marcos nhậm chức Tổng thống Philippines
Nguồn: Marcos inaugurated, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1965, cựu thượng nghị sĩ Ferdinand Marcos đã chính thức tuyện thệ nhậm chức Tổng thống Philippines. Trong suốt 20 năm cầm quyền, chế độ Marcos đã ngày càng trở nên độc tài và tham nhũng.
Cuối thập niên 1930, khi còn là một sinh viên ngành luật, Ferdinand Marcos đã cố gắng ám sát một đối thủ chính trị của cha mình. Bị kết án vào năm 1939, đích thân ông đã kháng án lên Tòa án Tối cao Philippines và sau đó được tuyên trắng án. Trong thời gian Philippines bị Nhật chiếm đóng vào Thế chiến II, Marcos được cho là lãnh đạo của phong trào kháng chiến Philippines, tuy nhiên các tài liệu của chính phủ Mỹ lại cho thấy ông đóng góp rất ít vào hoạt động chống Nhật.
Năm 1949, ông được bầu vào Hạ viện Philippines, phần lớn là nhờ những “chiến tích bịa đặt” của mình. Năm 1959, ông tiếp tục được bầu vào Thượng viện và sau đó giữ chức Chủ tịch Thượng viện trong giai đoạn 1963-1965. Năm 1965, ông rời khỏi Đảng Tự do sau khi không thể trở thành ứng viên tổng thống của đảng này và ra tranh cử trong vị trí ứng viên của Đảng Quốc Gia. Nhờ chiến dịch tranh cử có tính quyết đoán, ông đã trở thành Tổng thống và tiếp tục tái đắc cử vào năm 1969.
Nhiệm kỳ thứ hai của Marcos đã được đánh dấu bằng sự gia tăng xung đột dân sự và bạo lực từ phe nổi dậy cánh tả. Năm 1972, sau một loạt các vụ đánh bom ở Manila, ông lên tiếng cảnh báo về một cuộc lật đổ của cộng sản và tuyên bố thiết quân luật. Năm 1973, ông trở thành lãnh đạo độc tài theo Hiến pháp mới. Marcos đã sử dụng quân đội để đàn áp các thành phần muốn lật đổ, đồng thời bắt giam cả các đối thủ chính trị của mình.
Những hành vi chống cộng của Marcos đã giúp ông nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ phía chính phủ Mỹ, nhưng chính quyền của ông cũng bị ghi nhận về sử dụng sai mục đích viện trợ nước ngoài, đàn áp và thủ tiêu chính trị. Người vợ xinh đẹp của ông, Imelda Marcos, cũng đã được bổ nhiệm vào một số vị trí chính trị quan trọng. Bà là người nổi tiếng với lối sống xa hoa; tủ quần áo khổng lồ của bà có đến hàng ngàn đôi giày.
Năm 1981, Marcos tái đắc cử trong sự ngờ vực. Ở các vùng nông thôn, phong trào nổi dậy của phe cộng sản và những người Hồi giáo ly khai đã mạnh dần lên. Năm 1983, đối thủ chính trị cũ của Marcos, Benigno Aquino, Jr., đã về nước sau thời gian sống lưu vong, nhưng khi vừa xuống máy bay, ông đã bị người của Marcos ám sát. Hành động này làm bùng phát nhiều cuộc biểu tình chống Marcos, và vào năm 1986, ông đã đồng ý tổ chức một cuộc bầu cử tổng thống mới.
Vợ góa của Aquino, Corazon Aquino, đã ra tranh cử chống lại Marcos. Vào ngày 07/02/1986, bầu cử đã được tổ chức. Marcos tuyên bố chiến thắng, nhưng các nhà quan sát độc lập lại đưa ra cáo buộc gian lận bầu cử trên diện rộng. Sau đó, Aquino tuyên bố mình là Tổng thống, và phần lớn quân đội đã ủng hộ bà khi các cuộc biểu tình chống Marcos được tổ chức. Vào ngày 25/02, Marcos, vợ ông, và đoàn tùy tùng của họ đã được trực thăng Mỹ đưa từ dinh tổng thống ở Manila sang Hawaii.
Sau khi những bằng chứng tham nhũng của Marcos xuất hiện, trong đó gồm cả việc biển thủ hàng tỷ đô la từ nền kinh tế Philippines, Marcos và vợ đã bị chính phủ Mỹ kết án tội tham ô. Ferdinand Marcos qua đời vào năm 1989, còn Imelda khi ấy đã được trắng án. Bà được phép trở về Philippines vào năm 1991, nhưng đã thất bại trong cuộc đua giành chức tổng thống một năm sau đó. Năm 1993, Imelda Marcos bị một tòa án Philippines kết tội tham nhũng, nhưng bà đã tránh không thụ án tù 12 năm. Năm 1995, bà được bầu vào Hạ viện; sang năm 1998, Imelda tiếp tục thất bại khi tranh cử tổng thống và sau đó rút khỏi chính trường.
http://nghiencuuquocte.org
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Ngày Này Năm Xưa: 30/12/1965: F. Marcos nhậm chức Tổng thống Philippines
Nguồn: Marcos inaugurated, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1965, cựu thượng nghị sĩ Ferdinand Marcos đã chính thức tuyện thệ nhậm chức Tổng thống Philippines. Trong suốt 20 năm cầm quyền, chế độ Marcos đã ngày càng trở nên độc tài và tham nhũng.
Cuối thập niên 1930, khi còn là một sinh viên ngành luật, Ferdinand Marcos đã cố gắng ám sát một đối thủ chính trị của cha mình. Bị kết án vào năm 1939, đích thân ông đã kháng án lên Tòa án Tối cao Philippines và sau đó được tuyên trắng án. Trong thời gian Philippines bị Nhật chiếm đóng vào Thế chiến II, Marcos được cho là lãnh đạo của phong trào kháng chiến Philippines, tuy nhiên các tài liệu của chính phủ Mỹ lại cho thấy ông đóng góp rất ít vào hoạt động chống Nhật.
Năm 1949, ông được bầu vào Hạ viện Philippines, phần lớn là nhờ những “chiến tích bịa đặt” của mình. Năm 1959, ông tiếp tục được bầu vào Thượng viện và sau đó giữ chức Chủ tịch Thượng viện trong giai đoạn 1963-1965. Năm 1965, ông rời khỏi Đảng Tự do sau khi không thể trở thành ứng viên tổng thống của đảng này và ra tranh cử trong vị trí ứng viên của Đảng Quốc Gia. Nhờ chiến dịch tranh cử có tính quyết đoán, ông đã trở thành Tổng thống và tiếp tục tái đắc cử vào năm 1969.
Nhiệm kỳ thứ hai của Marcos đã được đánh dấu bằng sự gia tăng xung đột dân sự và bạo lực từ phe nổi dậy cánh tả. Năm 1972, sau một loạt các vụ đánh bom ở Manila, ông lên tiếng cảnh báo về một cuộc lật đổ của cộng sản và tuyên bố thiết quân luật. Năm 1973, ông trở thành lãnh đạo độc tài theo Hiến pháp mới. Marcos đã sử dụng quân đội để đàn áp các thành phần muốn lật đổ, đồng thời bắt giam cả các đối thủ chính trị của mình.
Những hành vi chống cộng của Marcos đã giúp ông nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ phía chính phủ Mỹ, nhưng chính quyền của ông cũng bị ghi nhận về sử dụng sai mục đích viện trợ nước ngoài, đàn áp và thủ tiêu chính trị. Người vợ xinh đẹp của ông, Imelda Marcos, cũng đã được bổ nhiệm vào một số vị trí chính trị quan trọng. Bà là người nổi tiếng với lối sống xa hoa; tủ quần áo khổng lồ của bà có đến hàng ngàn đôi giày.
Năm 1981, Marcos tái đắc cử trong sự ngờ vực. Ở các vùng nông thôn, phong trào nổi dậy của phe cộng sản và những người Hồi giáo ly khai đã mạnh dần lên. Năm 1983, đối thủ chính trị cũ của Marcos, Benigno Aquino, Jr., đã về nước sau thời gian sống lưu vong, nhưng khi vừa xuống máy bay, ông đã bị người của Marcos ám sát. Hành động này làm bùng phát nhiều cuộc biểu tình chống Marcos, và vào năm 1986, ông đã đồng ý tổ chức một cuộc bầu cử tổng thống mới.
Vợ góa của Aquino, Corazon Aquino, đã ra tranh cử chống lại Marcos. Vào ngày 07/02/1986, bầu cử đã được tổ chức. Marcos tuyên bố chiến thắng, nhưng các nhà quan sát độc lập lại đưa ra cáo buộc gian lận bầu cử trên diện rộng. Sau đó, Aquino tuyên bố mình là Tổng thống, và phần lớn quân đội đã ủng hộ bà khi các cuộc biểu tình chống Marcos được tổ chức. Vào ngày 25/02, Marcos, vợ ông, và đoàn tùy tùng của họ đã được trực thăng Mỹ đưa từ dinh tổng thống ở Manila sang Hawaii.
Sau khi những bằng chứng tham nhũng của Marcos xuất hiện, trong đó gồm cả việc biển thủ hàng tỷ đô la từ nền kinh tế Philippines, Marcos và vợ đã bị chính phủ Mỹ kết án tội tham ô. Ferdinand Marcos qua đời vào năm 1989, còn Imelda khi ấy đã được trắng án. Bà được phép trở về Philippines vào năm 1991, nhưng đã thất bại trong cuộc đua giành chức tổng thống một năm sau đó. Năm 1993, Imelda Marcos bị một tòa án Philippines kết tội tham nhũng, nhưng bà đã tránh không thụ án tù 12 năm. Năm 1995, bà được bầu vào Hạ viện; sang năm 1998, Imelda tiếp tục thất bại khi tranh cử tổng thống và sau đó rút khỏi chính trường.
http://nghiencuuquocte.org