Tin nóng trong ngày
Ngày Nhân quyền nêu bật ‘Năm 2014 khủng khiếp’
Ngày thứ Tư là Ngày Nhân quyền Liên hiệp quốc. Nhiều nhà quan sát mô tả năm 2014 là như một năm khủng khiếp về các vụ vi phạm nhân quyền. Theo tường thuật của thông tín viên Henry Ridgwell của Đài VOA ở London, chiến tranh là nguyên chính của những vụ vi phạm nhân quyền trên toàn thế giới-và trong 12 tháng qua, những cuộc xung đột qui mô lớn đã gia tăng cường độ.
Cuộc nội chiến Syria sắp bước qua năm thứ 4. Hàng trăm ngàn người đã
thiệt mạng và hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa. Trong 12 tháng qua
chiến tranh đã lan sang nước láng giềng Iraq, với các lực lượng chính
phủ, những chiến binh đối lập ôn hoà, các phần tử chủ chiến Hồi Giáo và
các chiến binh người Kurd chiến đấu để tranh giành đất đai. Ông Steve
Crawshaw, cố vấn cao cấp của Hội Ân xá Quốc tế, nói cộng đồng quốc tế
phải nhận lãnh một số trách nhiệm:
“Cộng đồng quốc tế đã thất bại trong việc giải quyết cuộc tranh chấp tại
Syria tốt hơn và sớm hơn và đã không thực sự lên tiếng mạnh mẽ và không
tạo ra những áp lực cần thiết để cho nhân quyền được tôn trọng nhiều
hơn.”
Những tiếng bom thùng vang dội trong vùng ngoại ô Aleppo hồi đầu tháng
này. Vũ khí thô sơ này là những thùng chứa đầy chất nổ được thả từ máy
bay trực thăng, mà các lực lượng chính phủ Syria sử dụng một cách rộng
rãi, đã giết chết hàng ngàn thường dân.
Ông Kenneth Roth, giám đốc tổ chức Human Rights Watch nói Nga, là
nước đồng minh chính của Syria, cần phải lên tiếng chống lại việc sử
dụng bom thùng:
“Bom thùng cho phép ISIS nói là ít nhất họ cũng chống lại chính phủ
Damascus, là chính phủ được Nga ủng hộ và đang giết thường dân trong
những khu vực do họ kiểm soát.”
Trong khi đó Moscow chế dầu thêm vào cuộc tranh chấp tại miền đông Ukraine bằng cách yễm trợ quân sự cho các phần tử đòi ly khai. Có gần 4.500 người thiệt mạng và nhiều vụ bắt cóc và tra tấn.
Trong một chuyến viếng thăm Moscow mới đây, ông Kenneth Roth của tổ
chức Human Rights Watch nói tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn:
“Tôi nghĩ đằng sau tất cả những chuyện này là vấn đề không có an ninh
chính trị. Và tôi e rằng việc này sẽ gia tăng khi Nga gặp phải những hậu
quả kinh tế thật sự của cuộc phiêu lưu của ông Putin tại Ukraine.”
Theo ông Roth, việc Nga bị cô lập ngày càng tăng đã đưa đến chiến
dịch đàn áp tệ hại nhất nhắm vào những nhà bất đồng chính kiến tại Nga
kể từ thời Xô viết. Ông nói:
“Tất cả những chuyện này cộng lại cùng với những cấu trúc đã có sẵn
khiến cho ông Putin có thể đàn áp thêm nữa nếu ông ấy cần đến.”
Trung Quốc bị cáo buộc đã có những bước thụt lùi về nhân quyền mới đây
với việc đàn áp những cuộc biểu tình đòi dân chủ tại Hong Kong.
Việc lan rộng của những tổ chức hiếu chiến Hồi Giáo tại châu Phi đã khiến cho những việc vi phạm nhân quyền lên ở một mức độ cao hơn rất nhiều. Giết chóc và những cuộc tấn công tự sát của Boko Haram tại Nigeria ngày càng tăng, trong khi lực lượng của chính phủ Nigeria bị tố cáo đã thực hiện những vụ chặt đầu và tra tấn.
Tại Ai Cập, những người tranh đấu cho nhân quyền nói hy vọng của
những người biểu tình trong Cách mạng Mùa Xuân đã tắt ngấm. Tuy nhiên,
Hội Ân xá Quốc tế cũng nhấn mạnh đến hai thành tựu chính trong 12 tháng
qua. Ông Crawshaw nói:
“Tại Sri Lanka hiện nay đang có cuộc điều tra quốc tế về những vụ giết
hại khủng khiếp trong năm 2009 khi hàng ngàn thường dân thiệt mạng. Cũng
trong khuôn khổ của Liên hiệp quốc, có Hiệp ước về Buôn bán Vũ khí, mà
chúng tôi đã vận động trong 20 năm qua.”
Nhưng nói chung, Ngày Nhân quyền 2014 có phần chắc sẽ được xem như là một sự nhắc nhở về những vụ vi phạm nhân quyền trên diện rộng tại nhiều nơi trên thế giới.
Bàn ra tán vào (0)
Ngày Nhân quyền nêu bật ‘Năm 2014 khủng khiếp’
Ngày thứ Tư là Ngày Nhân quyền Liên hiệp quốc. Nhiều nhà quan sát mô tả năm 2014 là như một năm khủng khiếp về các vụ vi phạm nhân quyền. Theo tường thuật của thông tín viên Henry Ridgwell của Đài VOA ở London, chiến tranh là nguyên chính của những vụ vi phạm nhân quyền trên toàn thế giới-và trong 12 tháng qua, những cuộc xung đột qui mô lớn đã gia tăng cường độ.
Cuộc nội chiến Syria sắp bước qua năm thứ 4. Hàng trăm ngàn người đã
thiệt mạng và hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa. Trong 12 tháng qua
chiến tranh đã lan sang nước láng giềng Iraq, với các lực lượng chính
phủ, những chiến binh đối lập ôn hoà, các phần tử chủ chiến Hồi Giáo và
các chiến binh người Kurd chiến đấu để tranh giành đất đai. Ông Steve
Crawshaw, cố vấn cao cấp của Hội Ân xá Quốc tế, nói cộng đồng quốc tế
phải nhận lãnh một số trách nhiệm:
“Cộng đồng quốc tế đã thất bại trong việc giải quyết cuộc tranh chấp tại
Syria tốt hơn và sớm hơn và đã không thực sự lên tiếng mạnh mẽ và không
tạo ra những áp lực cần thiết để cho nhân quyền được tôn trọng nhiều
hơn.”
Những tiếng bom thùng vang dội trong vùng ngoại ô Aleppo hồi đầu tháng
này. Vũ khí thô sơ này là những thùng chứa đầy chất nổ được thả từ máy
bay trực thăng, mà các lực lượng chính phủ Syria sử dụng một cách rộng
rãi, đã giết chết hàng ngàn thường dân.
Ông Kenneth Roth, giám đốc tổ chức Human Rights Watch nói Nga, là
nước đồng minh chính của Syria, cần phải lên tiếng chống lại việc sử
dụng bom thùng:
“Bom thùng cho phép ISIS nói là ít nhất họ cũng chống lại chính phủ
Damascus, là chính phủ được Nga ủng hộ và đang giết thường dân trong
những khu vực do họ kiểm soát.”
Trong khi đó Moscow chế dầu thêm vào cuộc tranh chấp tại miền đông Ukraine bằng cách yễm trợ quân sự cho các phần tử đòi ly khai. Có gần 4.500 người thiệt mạng và nhiều vụ bắt cóc và tra tấn.
Trong một chuyến viếng thăm Moscow mới đây, ông Kenneth Roth của tổ
chức Human Rights Watch nói tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn:
“Tôi nghĩ đằng sau tất cả những chuyện này là vấn đề không có an ninh
chính trị. Và tôi e rằng việc này sẽ gia tăng khi Nga gặp phải những hậu
quả kinh tế thật sự của cuộc phiêu lưu của ông Putin tại Ukraine.”
Theo ông Roth, việc Nga bị cô lập ngày càng tăng đã đưa đến chiến
dịch đàn áp tệ hại nhất nhắm vào những nhà bất đồng chính kiến tại Nga
kể từ thời Xô viết. Ông nói:
“Tất cả những chuyện này cộng lại cùng với những cấu trúc đã có sẵn
khiến cho ông Putin có thể đàn áp thêm nữa nếu ông ấy cần đến.”
Trung Quốc bị cáo buộc đã có những bước thụt lùi về nhân quyền mới đây
với việc đàn áp những cuộc biểu tình đòi dân chủ tại Hong Kong.
Việc lan rộng của những tổ chức hiếu chiến Hồi Giáo tại châu Phi đã khiến cho những việc vi phạm nhân quyền lên ở một mức độ cao hơn rất nhiều. Giết chóc và những cuộc tấn công tự sát của Boko Haram tại Nigeria ngày càng tăng, trong khi lực lượng của chính phủ Nigeria bị tố cáo đã thực hiện những vụ chặt đầu và tra tấn.
Tại Ai Cập, những người tranh đấu cho nhân quyền nói hy vọng của
những người biểu tình trong Cách mạng Mùa Xuân đã tắt ngấm. Tuy nhiên,
Hội Ân xá Quốc tế cũng nhấn mạnh đến hai thành tựu chính trong 12 tháng
qua. Ông Crawshaw nói:
“Tại Sri Lanka hiện nay đang có cuộc điều tra quốc tế về những vụ giết
hại khủng khiếp trong năm 2009 khi hàng ngàn thường dân thiệt mạng. Cũng
trong khuôn khổ của Liên hiệp quốc, có Hiệp ước về Buôn bán Vũ khí, mà
chúng tôi đã vận động trong 20 năm qua.”
Nhưng nói chung, Ngày Nhân quyền 2014 có phần chắc sẽ được xem như là một sự nhắc nhở về những vụ vi phạm nhân quyền trên diện rộng tại nhiều nơi trên thế giới.