Tham Khảo
Ngày Quốc tế Nhân Quyền trong mắt người Việt
Ngày 10 tháng 12 năm nay thế giới đánh dấu 68 năm ngày công bố Tuyên Ngôn Nhân Quyền, một văn kiện quan trọng phác thảo các chuẩn mực căn bản
Ngày 10 tháng 12 năm nay thế giới đánh dấu 68 năm ngày công bố Tuyên Ngôn Nhân Quyền, một văn kiện quan trọng phác thảo các chuẩn mực căn bản về quyền của con người trên toàn cầu.
Liên Hiệp Quốc, trong ngày này, một lần nữa gióng lên lời kêu gọi tất cả mọi người đứng lên bảo vệ nhân quyền giữa lúc các quyền phổ quát vẫn còn bị chà đạp tại nhiều nơi trên thế giới.
Tại Việt Nam, quốc gia lâu nay vẫn nằm trong danh sách các nước bị lưu ý về các vi phạm nhân quyền, Ngày Nhân Quyền 10/12 chưa thật sự được mọi người chú ý, những ai quan tâm thì trĩu nặng tâm tư.
Trần Minh Nhật, một người trẻ ở Vinh từng lãnh 4 năm tù vì các hoạt động cổ súy cho nhân quyền, chia sẻ:
“Khi cả thế giới đón chào Ngày Quốc tế Nhân quyền, là một người trẻ tại Việt Nam, một nước tương đối khác biệt với các nước khác, điều này làm cho mình cảm thấy ‘giằng xé’ và thao thức vì thấy mình và người dân nước mình không được hưởng những quyền như người dân nước khác. Cũng cảm thấy ghen tị với họ, khao khát quyền làm người, quyền sống còn của dân tộc và của cả thế hệ tương lai.”
Chính phủ Hà Nội lâu nay vẫn khẳng định rằng tại Việt Nam, nhân quyền luôn được tôn trọng đáp lại những chỉ trích của quốc tế về vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.
LHQ quan ngại về việc bắt giữ các nhà hoạt động ở Việt Nam
Anh Trần Việt Hoa, một nạn nhân trong tâm điểm thảm họa môi trường Formosa ở Hà Tĩnh, nói bất chấp những lời tuyên bố hùng hồn của nhà nước, những gì xảy ra trên đất nước Việt Nam cho thấy những điều ngược lại. Anh đưa ra một minh chứng thực tế:
“Nói đến nhân quyền thì ví dụ như vụ Formosa đây, quyền con người được sống, được hưởng sự trong lành, được có môi sinh, nhưng khi con người đứng lên tranh đấu cho sự thật để đảm bảo môi trường sống thì lại bị nhà nước dùng côn đồ, dùng công an để đánh đập, ngăn cản.”
Trong Ngày Quốc tế Nhân quyền hôm nay, tôi đặc biệt nhớ về các anh chị em tù nhân lương tâm vì thực hiện quyền của mình mà bị đẩy vào chốn lao tù.
Trần Minh Nhật
Nhà nước viện dẫn đời sống, giáo dục người dân được nâng cao là những biểu hiện về quyền con người được tôn trọng, nhưng giới hoạt động nói còn rất nhiều quyền sơ đẳng mà người Việt cần phải được bảo đảm bình đẳng như mọi người dân các nước khác trên thế giới.
Nhà hoạt động Trần Minh Nhật:
“Người dân Việt Nam còn thiếu rất nhiều quyền, nhưng có lẽ căn bản nhất là thiếu tự do ngôn luận. Người dân không thể tham gia vào tiến trình chính trị của đất nước, không được thể hiện quan điểm đưa tới các quyền dân sự cũng không được bảo đảm. Thật đáng tiếc. Trong Ngày Quốc tế Nhân quyền hôm nay, tôi đặc biệt nhớ về các anh chị em tù nhân lương tâm vì thực hiện quyền của mình mà bị đẩy vào chốn lao tù. Mỗi lần nghĩ tới họ, tôi cảm thấy rất đau đớn, xót xa cho thân phận dân tộc Việt Nam mình.”
Anh Nhật nói trong một đất nước độc tài, toàn trị đã lâu, đòi hỏi nhân quyền bị xem là một cái tội và anh lý giải bằng thực tế rằng Việt Nam có biết bao người tù được quốc tế gọi là tù nhân lương tâm nhưng lại bị Hà Nội xem là phạm pháp.
Ân xá Quốc tế kêu gọi Việt Nam chấm dứt tra tấn tù nhân lương tâm
Đánh dấu Ngày Nhân quyền năm nay, người đứng đầu Cao ủy Nhân Quyền Liên hiệp quốc Zeid Ra'ad Al Hussein nói: “Đã đến lúc mỗi chúng ta phải đứng lên vì nhân quyền. Không một việc làm nào là không đáng kể, cho dù bạn đang ở đâu, bạn đều có thể tạo nên sự khác biệt. Chúng ta hãy cùng nhau lên tiếng cho quyền con người nhiều hơn.”
Đáp lại lời kêu gọi này, anh Việt Hoa ở Hà Tĩnh bày tỏ mong muốn được sự ủng hộ nhiều hơn nữa từ quốc tế giúp ‘tạo sự khác biệt’ ở những quốc gia còn nhiều hạn chế về nhân quyền như Việt Nam:
“Dân hầu hết ai cũng muốn có các quyền đó hết nhưng họ sợ không dám lên tiếng vì thấy lên tiếng một cái là bị tù tội, bị trù dập. Lâu nay họ vẫn còn đen tối vì bóng tối của chế độ, nhưng ước vọng thì rất mong có sự can thiệp lên tiếng của thế giới, mong báo đài và các tổ chức nhân quyền trên thế giới quan tâm đến Việt Nam nhiều hơn nữa.”
Bất chấp những đe dọa và sách nhiễu thường xuyên từ nhà cầm quyền, theo ghi nhận của cựu tù nhân lương tâm Trần Minh Nhật, càng ngày càng có nhiều người trong nước, nhất là những người trẻ như anh, cố gắng học hỏi, tìm kiếm, và thực thi quyền của mình. Giữa những khắc khoải ưu tư, đây chính là niềm an ủi cho những người Việt Nam khát khao quyền con người nhân ngày Quốc tế Nhân quyền năm nay.
Trà Mi-VOA
Ngày 10 tháng 12 năm nay thế giới đánh dấu 68 năm ngày công bố Tuyên Ngôn Nhân Quyền, một văn kiện quan trọng phác thảo các chuẩn mực căn bản về quyền của con người trên toàn cầu.
Liên Hiệp Quốc, trong ngày này, một lần nữa gióng lên lời kêu gọi tất cả mọi người đứng lên bảo vệ nhân quyền giữa lúc các quyền phổ quát vẫn còn bị chà đạp tại nhiều nơi trên thế giới.
Tại Việt Nam, quốc gia lâu nay vẫn nằm trong danh sách các nước bị lưu ý về các vi phạm nhân quyền, Ngày Nhân Quyền 10/12 chưa thật sự được mọi người chú ý, những ai quan tâm thì trĩu nặng tâm tư.
Trần Minh Nhật, một người trẻ ở Vinh từng lãnh 4 năm tù vì các hoạt động cổ súy cho nhân quyền, chia sẻ:
“Khi cả thế giới đón chào Ngày Quốc tế Nhân quyền, là một người trẻ tại Việt Nam, một nước tương đối khác biệt với các nước khác, điều này làm cho mình cảm thấy ‘giằng xé’ và thao thức vì thấy mình và người dân nước mình không được hưởng những quyền như người dân nước khác. Cũng cảm thấy ghen tị với họ, khao khát quyền làm người, quyền sống còn của dân tộc và của cả thế hệ tương lai.”
Chính phủ Hà Nội lâu nay vẫn khẳng định rằng tại Việt Nam, nhân quyền luôn được tôn trọng đáp lại những chỉ trích của quốc tế về vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.
LHQ quan ngại về việc bắt giữ các nhà hoạt động ở Việt Nam
Anh Trần Việt Hoa, một nạn nhân trong tâm điểm thảm họa môi trường Formosa ở Hà Tĩnh, nói bất chấp những lời tuyên bố hùng hồn của nhà nước, những gì xảy ra trên đất nước Việt Nam cho thấy những điều ngược lại. Anh đưa ra một minh chứng thực tế:
“Nói đến nhân quyền thì ví dụ như vụ Formosa đây, quyền con người được sống, được hưởng sự trong lành, được có môi sinh, nhưng khi con người đứng lên tranh đấu cho sự thật để đảm bảo môi trường sống thì lại bị nhà nước dùng côn đồ, dùng công an để đánh đập, ngăn cản.”
Trong Ngày Quốc tế Nhân quyền hôm nay, tôi đặc biệt nhớ về các anh chị em tù nhân lương tâm vì thực hiện quyền của mình mà bị đẩy vào chốn lao tù.
Trần Minh Nhật
Nhà nước viện dẫn đời sống, giáo dục người dân được nâng cao là những biểu hiện về quyền con người được tôn trọng, nhưng giới hoạt động nói còn rất nhiều quyền sơ đẳng mà người Việt cần phải được bảo đảm bình đẳng như mọi người dân các nước khác trên thế giới.
Nhà hoạt động Trần Minh Nhật:
“Người dân Việt Nam còn thiếu rất nhiều quyền, nhưng có lẽ căn bản nhất là thiếu tự do ngôn luận. Người dân không thể tham gia vào tiến trình chính trị của đất nước, không được thể hiện quan điểm đưa tới các quyền dân sự cũng không được bảo đảm. Thật đáng tiếc. Trong Ngày Quốc tế Nhân quyền hôm nay, tôi đặc biệt nhớ về các anh chị em tù nhân lương tâm vì thực hiện quyền của mình mà bị đẩy vào chốn lao tù. Mỗi lần nghĩ tới họ, tôi cảm thấy rất đau đớn, xót xa cho thân phận dân tộc Việt Nam mình.”
Anh Nhật nói trong một đất nước độc tài, toàn trị đã lâu, đòi hỏi nhân quyền bị xem là một cái tội và anh lý giải bằng thực tế rằng Việt Nam có biết bao người tù được quốc tế gọi là tù nhân lương tâm nhưng lại bị Hà Nội xem là phạm pháp.
Ân xá Quốc tế kêu gọi Việt Nam chấm dứt tra tấn tù nhân lương tâm
Đánh dấu Ngày Nhân quyền năm nay, người đứng đầu Cao ủy Nhân Quyền Liên hiệp quốc Zeid Ra'ad Al Hussein nói: “Đã đến lúc mỗi chúng ta phải đứng lên vì nhân quyền. Không một việc làm nào là không đáng kể, cho dù bạn đang ở đâu, bạn đều có thể tạo nên sự khác biệt. Chúng ta hãy cùng nhau lên tiếng cho quyền con người nhiều hơn.”
Đáp lại lời kêu gọi này, anh Việt Hoa ở Hà Tĩnh bày tỏ mong muốn được sự ủng hộ nhiều hơn nữa từ quốc tế giúp ‘tạo sự khác biệt’ ở những quốc gia còn nhiều hạn chế về nhân quyền như Việt Nam:
“Dân hầu hết ai cũng muốn có các quyền đó hết nhưng họ sợ không dám lên tiếng vì thấy lên tiếng một cái là bị tù tội, bị trù dập. Lâu nay họ vẫn còn đen tối vì bóng tối của chế độ, nhưng ước vọng thì rất mong có sự can thiệp lên tiếng của thế giới, mong báo đài và các tổ chức nhân quyền trên thế giới quan tâm đến Việt Nam nhiều hơn nữa.”
Bất chấp những đe dọa và sách nhiễu thường xuyên từ nhà cầm quyền, theo ghi nhận của cựu tù nhân lương tâm Trần Minh Nhật, càng ngày càng có nhiều người trong nước, nhất là những người trẻ như anh, cố gắng học hỏi, tìm kiếm, và thực thi quyền của mình. Giữa những khắc khoải ưu tư, đây chính là niềm an ủi cho những người Việt Nam khát khao quyền con người nhân ngày Quốc tế Nhân quyền năm nay.
Trà Mi-VOA
Bàn ra tán vào (1)
quang dinh
ĐIỂN TÍCH TỒI THỐI ĐỊCH
*
Điển tích tồi thôi hoãn đổi tiền
Kim Ngân Phú Trọng tức tế điên
Pu Tin nợ xấu Tòng Thị Phóng
Xì Trump gián điệp Trần Dân Tiên
*
Minh Khai Nguyễn Thị kim tiền nhà thương Kim Tiến láng giềng kim tiển điêu
Đảng đi theo đĩ Ninh Kiều
Lò Tôn Nữ Thị Ninh chiêu tuyệt cú mèo
Đỗ Mười Chị Dậu dây leo tuyên truyền bôi bác xin keo tử cấm thành
*
Thuý Kiều Vương Đình Huệ Sở Khanh
Chơi xong dông lại bẻ nguyên cành
Nhà băng cửa tán Kim Trọng Phú
Lú đầu lòi đít Trịnh Xuân Thanh
*
Tam nương Ủn Nguyễn bá Thanh Phùng quang Thanh Ỉn tàu nhanh ỷ tất Thành
Đỗ Cường Minh chứng Bà Đanh
Casa Bành Lệ Viện canh Tập Cận Bình
Formosa ngã Lê Bình Hoáng Sa chúa chổm Lưu Linh Nguyễn Thị Bình
*
TÂM THANH
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
Ngày Quốc tế Nhân Quyền trong mắt người Việt
Ngày 10 tháng 12 năm nay thế giới đánh dấu 68 năm ngày công bố Tuyên Ngôn Nhân Quyền, một văn kiện quan trọng phác thảo các chuẩn mực căn bản
Ngày 10 tháng 12 năm nay thế giới đánh dấu 68 năm ngày công bố Tuyên Ngôn Nhân Quyền, một văn kiện quan trọng phác thảo các chuẩn mực căn bản về quyền của con người trên toàn cầu.
Liên Hiệp Quốc, trong ngày này, một lần nữa gióng lên lời kêu gọi tất cả mọi người đứng lên bảo vệ nhân quyền giữa lúc các quyền phổ quát vẫn còn bị chà đạp tại nhiều nơi trên thế giới.
Tại Việt Nam, quốc gia lâu nay vẫn nằm trong danh sách các nước bị lưu ý về các vi phạm nhân quyền, Ngày Nhân Quyền 10/12 chưa thật sự được mọi người chú ý, những ai quan tâm thì trĩu nặng tâm tư.
Trần Minh Nhật, một người trẻ ở Vinh từng lãnh 4 năm tù vì các hoạt động cổ súy cho nhân quyền, chia sẻ:
“Khi cả thế giới đón chào Ngày Quốc tế Nhân quyền, là một người trẻ tại Việt Nam, một nước tương đối khác biệt với các nước khác, điều này làm cho mình cảm thấy ‘giằng xé’ và thao thức vì thấy mình và người dân nước mình không được hưởng những quyền như người dân nước khác. Cũng cảm thấy ghen tị với họ, khao khát quyền làm người, quyền sống còn của dân tộc và của cả thế hệ tương lai.”
Chính phủ Hà Nội lâu nay vẫn khẳng định rằng tại Việt Nam, nhân quyền luôn được tôn trọng đáp lại những chỉ trích của quốc tế về vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.
LHQ quan ngại về việc bắt giữ các nhà hoạt động ở Việt Nam
Anh Trần Việt Hoa, một nạn nhân trong tâm điểm thảm họa môi trường Formosa ở Hà Tĩnh, nói bất chấp những lời tuyên bố hùng hồn của nhà nước, những gì xảy ra trên đất nước Việt Nam cho thấy những điều ngược lại. Anh đưa ra một minh chứng thực tế:
“Nói đến nhân quyền thì ví dụ như vụ Formosa đây, quyền con người được sống, được hưởng sự trong lành, được có môi sinh, nhưng khi con người đứng lên tranh đấu cho sự thật để đảm bảo môi trường sống thì lại bị nhà nước dùng côn đồ, dùng công an để đánh đập, ngăn cản.”
Trong Ngày Quốc tế Nhân quyền hôm nay, tôi đặc biệt nhớ về các anh chị em tù nhân lương tâm vì thực hiện quyền của mình mà bị đẩy vào chốn lao tù.
Trần Minh Nhật
Nhà nước viện dẫn đời sống, giáo dục người dân được nâng cao là những biểu hiện về quyền con người được tôn trọng, nhưng giới hoạt động nói còn rất nhiều quyền sơ đẳng mà người Việt cần phải được bảo đảm bình đẳng như mọi người dân các nước khác trên thế giới.
Nhà hoạt động Trần Minh Nhật:
“Người dân Việt Nam còn thiếu rất nhiều quyền, nhưng có lẽ căn bản nhất là thiếu tự do ngôn luận. Người dân không thể tham gia vào tiến trình chính trị của đất nước, không được thể hiện quan điểm đưa tới các quyền dân sự cũng không được bảo đảm. Thật đáng tiếc. Trong Ngày Quốc tế Nhân quyền hôm nay, tôi đặc biệt nhớ về các anh chị em tù nhân lương tâm vì thực hiện quyền của mình mà bị đẩy vào chốn lao tù. Mỗi lần nghĩ tới họ, tôi cảm thấy rất đau đớn, xót xa cho thân phận dân tộc Việt Nam mình.”
Anh Nhật nói trong một đất nước độc tài, toàn trị đã lâu, đòi hỏi nhân quyền bị xem là một cái tội và anh lý giải bằng thực tế rằng Việt Nam có biết bao người tù được quốc tế gọi là tù nhân lương tâm nhưng lại bị Hà Nội xem là phạm pháp.
Ân xá Quốc tế kêu gọi Việt Nam chấm dứt tra tấn tù nhân lương tâm
Đánh dấu Ngày Nhân quyền năm nay, người đứng đầu Cao ủy Nhân Quyền Liên hiệp quốc Zeid Ra'ad Al Hussein nói: “Đã đến lúc mỗi chúng ta phải đứng lên vì nhân quyền. Không một việc làm nào là không đáng kể, cho dù bạn đang ở đâu, bạn đều có thể tạo nên sự khác biệt. Chúng ta hãy cùng nhau lên tiếng cho quyền con người nhiều hơn.”
Đáp lại lời kêu gọi này, anh Việt Hoa ở Hà Tĩnh bày tỏ mong muốn được sự ủng hộ nhiều hơn nữa từ quốc tế giúp ‘tạo sự khác biệt’ ở những quốc gia còn nhiều hạn chế về nhân quyền như Việt Nam:
“Dân hầu hết ai cũng muốn có các quyền đó hết nhưng họ sợ không dám lên tiếng vì thấy lên tiếng một cái là bị tù tội, bị trù dập. Lâu nay họ vẫn còn đen tối vì bóng tối của chế độ, nhưng ước vọng thì rất mong có sự can thiệp lên tiếng của thế giới, mong báo đài và các tổ chức nhân quyền trên thế giới quan tâm đến Việt Nam nhiều hơn nữa.”
Bất chấp những đe dọa và sách nhiễu thường xuyên từ nhà cầm quyền, theo ghi nhận của cựu tù nhân lương tâm Trần Minh Nhật, càng ngày càng có nhiều người trong nước, nhất là những người trẻ như anh, cố gắng học hỏi, tìm kiếm, và thực thi quyền của mình. Giữa những khắc khoải ưu tư, đây chính là niềm an ủi cho những người Việt Nam khát khao quyền con người nhân ngày Quốc tế Nhân quyền năm nay.
Trà Mi-VOA