Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Ngày này Năm Xưa: 31/03/1991: Khối Hiệp ước Warsaw chấm dứt tồn tại
Nguồn: Warsaw Pact ends, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1991, sau 36 năm tồn tại, khối Hiệp ước Warsaw (Vác-sa-va) – liên minh quân sự giữa Liên Xô và các “quốc gia vệ tinh” thuộc Đông Âu – đã chính thức kết thúc. Hiệp ước Warsaw sụp đổ là dấu hiệu cho thấy Liên Xô đã mất khả năng kiểm soát các đồng minh cũ và Chiến tranh Lạnh đang dần đi đến hồi kết.
Khối Hiệp ước Warsaw được thành lập vào năm 1955, chủ yếu là để phản ứng trước việc thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Mỹ và các đồng minh Tây Âu, gồm cả nước Tây Đức mới tái vũ trang. Năm 1949, NATO đã được thành lập như một liên minh phòng thủ quân sự giữa Mỹ, Canada, và một số nước châu Âu để ngăn chặn sự bành trướng của Liên Xô sang Tây Âu. Năm 1954, các thành viên NATO đã bỏ phiếu chấp nhận sự gia nhập của Tây Đức. Phía Liên Xô đã đáp trả bằng việc thành lập Hiệp ước Warsaw, với các thành viên ban đầu gồm Liên Xô, Đông Đức, Ba Lan, Hungary, Romania, Bulgaria, Tiệp Khắc, và Albania.
Mặc dù Liên Xô tuyên bố rằng tổ chức này là một liên minh phòng thủ, nhưng mọi chuyện đã nhanh chóng trở nên rõ ràng rằng mục đích chính của khối này là để củng cố sự thống trị của cộng sản ở Đông Âu. Ở Hungary vào năm 1956, và sau đó là ở Tiệp Khắc năm 1968, Liên Xô đã viện dẫn Hiệp ước Warsaw để hợp pháp hóa việc can thiệp nhằm đàn áp các cuộc cách mạng chống cộng.
Tuy nhiên, đến cuối những năm 1980, phong trào chống Liên Xô và chống cộng ở khắp Đông Âu đã khiến khối Hiệp ước Warsaw bắt đầu rạn nứt. Năm 1990, Đông Đức rút khỏi khối này để chuẩn bị thống nhất với Tây Đức. Ba Lan và Tiệp Khắc cũng thể hiện mong muốn rút lui một cách mạnh mẽ. Đối mặt với những đợt phản đối này — và cũng đang phải gánh chịu một nền kinh tế sút kém và một nền chính trị bất ổn — Liên Xô đã phải chấp nhận diễn biến không thể tránh khỏi.
Tháng 03/1991, các chỉ huy quân sự của Liên Xô từ bỏ quyền kiểm soát lực lượng Hiệp ước Warsaw. Một vài tháng sau đó, Ủy ban Tư vấn Chính trị của Hiệp ước này đã nhóm họp lần cuối cùng và chính thức công nhận chuyện đã rồi, rằng Hiệp ước Warsaw không còn tồn tại.
http://nghiencuuquocte.org/
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Ngày này Năm Xưa: 31/03/1991: Khối Hiệp ước Warsaw chấm dứt tồn tại
Nguồn: Warsaw Pact ends, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1991, sau 36 năm tồn tại, khối Hiệp ước Warsaw (Vác-sa-va) – liên minh quân sự giữa Liên Xô và các “quốc gia vệ tinh” thuộc Đông Âu – đã chính thức kết thúc. Hiệp ước Warsaw sụp đổ là dấu hiệu cho thấy Liên Xô đã mất khả năng kiểm soát các đồng minh cũ và Chiến tranh Lạnh đang dần đi đến hồi kết.
Khối Hiệp ước Warsaw được thành lập vào năm 1955, chủ yếu là để phản ứng trước việc thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Mỹ và các đồng minh Tây Âu, gồm cả nước Tây Đức mới tái vũ trang. Năm 1949, NATO đã được thành lập như một liên minh phòng thủ quân sự giữa Mỹ, Canada, và một số nước châu Âu để ngăn chặn sự bành trướng của Liên Xô sang Tây Âu. Năm 1954, các thành viên NATO đã bỏ phiếu chấp nhận sự gia nhập của Tây Đức. Phía Liên Xô đã đáp trả bằng việc thành lập Hiệp ước Warsaw, với các thành viên ban đầu gồm Liên Xô, Đông Đức, Ba Lan, Hungary, Romania, Bulgaria, Tiệp Khắc, và Albania.
Mặc dù Liên Xô tuyên bố rằng tổ chức này là một liên minh phòng thủ, nhưng mọi chuyện đã nhanh chóng trở nên rõ ràng rằng mục đích chính của khối này là để củng cố sự thống trị của cộng sản ở Đông Âu. Ở Hungary vào năm 1956, và sau đó là ở Tiệp Khắc năm 1968, Liên Xô đã viện dẫn Hiệp ước Warsaw để hợp pháp hóa việc can thiệp nhằm đàn áp các cuộc cách mạng chống cộng.
Tuy nhiên, đến cuối những năm 1980, phong trào chống Liên Xô và chống cộng ở khắp Đông Âu đã khiến khối Hiệp ước Warsaw bắt đầu rạn nứt. Năm 1990, Đông Đức rút khỏi khối này để chuẩn bị thống nhất với Tây Đức. Ba Lan và Tiệp Khắc cũng thể hiện mong muốn rút lui một cách mạnh mẽ. Đối mặt với những đợt phản đối này — và cũng đang phải gánh chịu một nền kinh tế sút kém và một nền chính trị bất ổn — Liên Xô đã phải chấp nhận diễn biến không thể tránh khỏi.
Tháng 03/1991, các chỉ huy quân sự của Liên Xô từ bỏ quyền kiểm soát lực lượng Hiệp ước Warsaw. Một vài tháng sau đó, Ủy ban Tư vấn Chính trị của Hiệp ước này đã nhóm họp lần cuối cùng và chính thức công nhận chuyện đã rồi, rằng Hiệp ước Warsaw không còn tồn tại.
http://nghiencuuquocte.org/