Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Ngày nầy năm xưa: 28/10/1962: Kết thúc Khủng hoảng Tên lửa Cuba
Nguồn: The Cuban Missile Crisis comes to an end, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1962, Khủng hoảng Tên lửa Cuba đã bước đến hồi kết khi lãnh đạo Liên Xô, Nikita Khrushchev, đồng ý di dời dàn tên lửa của nước này khỏi Cuba để đổi lấy lời hứa rằng Mỹ tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của Cuba. Sự kiện này đã chấm dứt gần hai tuần ngập tràn lo lắng và căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Liên Xô, trong đó hai nước đã đến rất gần bờ vực một cuộc xung đột hạt nhân.
Hậu quả của cuộc khủng hoảng này rất nhiều và rất đa dạng. Quan hệ giữa Cuba và Liên Xô đã rơi vào xáo động một thời gian sau khi Khrushchev cho loại bỏ tên lửa, nguyên nhân là bởi Fidel Castro cáo buộc Liên Xô đã quay sang ủng hộ người Mỹ mà bỏ rơi cách mạng Cuba.
Các đồng minh châu Âu của Mỹ cũng tức giận, không phải vì lập trường của Mỹ trong cuộc khủng hoảng, mà vì chính quyền Kennedy đã giữ kín tất cả mọi vấn đề liên quan đến cuộc đàm phán có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh hạt nhân.
Tại Liên Xô, những người ủng hộ cách tiếp cận cứng rắn đã bị bất ngờ trước việc Khrushchev rút tên lửa. Hai năm sau, vào năm 1964, Leonid Brezhnev và Aleksei Kosygin đã đẩy ông ra khỏi chiếc ghế quyền lực và đưa Liên Xô tiếp tục một chiến dịch nâng cấp quân sự khổng lồ.
Dù vậy, có lẽ vẫn còn một khía cạnh tích cực của cuộc khủng hoảng. Khi đã đến rất gần cái mà Tổng thống Kennedy gọi là “vực thẳm của sự hủy diệt” (abyss of destruction), những đầu óc tỉnh táo ở cả hai quốc gia đã bắt đầu các bước để kiểm soát vũ khí hạt nhân. Chưa đầy một năm sau khi khủng hoảng kết thúc, Hoa Kỳ và Liên Xô đã ký một thỏa thuận để ngăn chặn thử nghiệm hạt nhân trên mặt đất; vào năm 1968, hai nước tiếp tục ký một hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Khủng hoảng tên lửa Cuba (Cuban missile crisis)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Ngày nầy năm xưa: 28/10/1962: Kết thúc Khủng hoảng Tên lửa Cuba
Nguồn: The Cuban Missile Crisis comes to an end, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1962, Khủng hoảng Tên lửa Cuba đã bước đến hồi kết khi lãnh đạo Liên Xô, Nikita Khrushchev, đồng ý di dời dàn tên lửa của nước này khỏi Cuba để đổi lấy lời hứa rằng Mỹ tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của Cuba. Sự kiện này đã chấm dứt gần hai tuần ngập tràn lo lắng và căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Liên Xô, trong đó hai nước đã đến rất gần bờ vực một cuộc xung đột hạt nhân.
Hậu quả của cuộc khủng hoảng này rất nhiều và rất đa dạng. Quan hệ giữa Cuba và Liên Xô đã rơi vào xáo động một thời gian sau khi Khrushchev cho loại bỏ tên lửa, nguyên nhân là bởi Fidel Castro cáo buộc Liên Xô đã quay sang ủng hộ người Mỹ mà bỏ rơi cách mạng Cuba.
Các đồng minh châu Âu của Mỹ cũng tức giận, không phải vì lập trường của Mỹ trong cuộc khủng hoảng, mà vì chính quyền Kennedy đã giữ kín tất cả mọi vấn đề liên quan đến cuộc đàm phán có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh hạt nhân.
Tại Liên Xô, những người ủng hộ cách tiếp cận cứng rắn đã bị bất ngờ trước việc Khrushchev rút tên lửa. Hai năm sau, vào năm 1964, Leonid Brezhnev và Aleksei Kosygin đã đẩy ông ra khỏi chiếc ghế quyền lực và đưa Liên Xô tiếp tục một chiến dịch nâng cấp quân sự khổng lồ.
Dù vậy, có lẽ vẫn còn một khía cạnh tích cực của cuộc khủng hoảng. Khi đã đến rất gần cái mà Tổng thống Kennedy gọi là “vực thẳm của sự hủy diệt” (abyss of destruction), những đầu óc tỉnh táo ở cả hai quốc gia đã bắt đầu các bước để kiểm soát vũ khí hạt nhân. Chưa đầy một năm sau khi khủng hoảng kết thúc, Hoa Kỳ và Liên Xô đã ký một thỏa thuận để ngăn chặn thử nghiệm hạt nhân trên mặt đất; vào năm 1968, hai nước tiếp tục ký một hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Khủng hoảng tên lửa Cuba (Cuban missile crisis)