Thân Hữu Tiếp Tay...
Ngây thơ và cạm bẫy
Ngay sau khi được ra tù trước thời hạn ngày 04.6.2012, ông Lê Thăng Long đã thay mặt Nhóm khởi xướng Phong trào Con đường Việt Nam ra lời phát động và mời gần 250 nhà hoạt động chính trị xã hội và văn hóa trong và ngoài nước tham gia với danh nghĩa đồng sáng lập phong trào. Theo thông tin từ website chính thức của phong trào thì nhóm khởi xướng gồm các ông Trần Huỳnh Duy Thức
Ngây thơ và cạm bẫy
pro&contra - Ngay sau khi được ra tù trước thời hạn ngày 04.6.2012, ông Lê Thăng Long đã thay mặt Nhóm khởi xướng Phong trào Con đường Việt Nam ra lời phát động và mời gần 250 nhà hoạt động chính trị xã hội và văn hóa trong và ngoài nước tham gia với danh nghĩa đồng sáng lập phong trào. Theo thông tin từ website chính thức của phong trào thì nhóm khởi xướng gồm các ông Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định và Lê Thăng Long. Trong vụ án chấn động dư luận năm 2009, với tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” ông Trần Huỳnh Duy Thức (sinh năm 1966) bị kết án 16 năm tù, ông Lê Công Định (sinh năm1968) 5 năm và ông Lê Thăng Long (sinh năm 1967) 3 năm 6 tháng.
Sau đây là ý kiến của ông Hà Sĩ Phu, một trong số các nhân vật được mời tham gia nói trên, về sự kiện đang được dư luận chú ý này.
*
Hà Sĩ Phu (pro&contra) - Ra đời một cuộc vận động chính trị lớn, kèm theo đó là một tổ chức chính trị lớn, nằm ngoài tay của Đảng Cộng sản là một việc động trời. Người ta chỉ tham gia khi có SỰ TIN CẬY được hợp thành bởi 4 yếu tố:
1. Nội dung phong trào (thể hiện ở một bản thông cáo hay tuyên ngôn) phải hợp lý, trong sáng, thuyết phục và giầu tính khả thi.
2. Uy tín của của người đứng đầu, sáng lập
3. Lực lượng trung kiên khởi lập đã có (trước khi vận động công khai)
4. Tính lô-gích, thời cơ, chín muồi để cuộc vận động ra đời như một tất yếu
Trong trường hợp “Con đường Việt Nam” chỉ có yếu tố văn bản tuyên ngôn là tạm được, còn 3 yếu tố sau đều không được đáp ứng, trái lại còn chứa đựng sự phi lí và khả nghi. Vậy những người đã có ý thức chính trị và bản lĩnh chính trị (trong môi trường một nước cộng sản) khó có thể tham gia.
Nhiều ý kiến cho rằng cuộc vận động phi thường vội vã này chỉ là một trong hai khả năng: hoặc là sự ngây thơ chính trị kiểu sách vở, hoặc một cạm bẫy. Hai khả năng ấy cuối cùng cũng chỉ là một, vì đã ngây thơ thì càng chân thành lại càng dễ thành cạm bẫy thôi.
Chủ nhân thật sự của cạm bẫy không bao giờ tự ra tay, mà luôn biết cách làm cho con mồi tự làm lấy cạm bẫy cho mình và cho đồng loại mà tất cả cứ tưởng mình vừa thiết kế một cái gì đó thành công và sắp… thắng lớn! Chuyện như đùa!
© 2012 pro&contra
Ngây thơ và cạm bẫy
Ngay sau khi được ra tù trước thời hạn ngày 04.6.2012, ông Lê Thăng Long đã thay mặt Nhóm khởi xướng Phong trào Con đường Việt Nam ra lời phát động và mời gần 250 nhà hoạt động chính trị xã hội và văn hóa trong và ngoài nước tham gia với danh nghĩa đồng sáng lập phong trào. Theo thông tin từ website chính thức của phong trào thì nhóm khởi xướng gồm các ông Trần Huỳnh Duy Thức
Ngây thơ và cạm bẫy
pro&contra - Ngay sau khi được ra tù trước thời hạn ngày 04.6.2012, ông Lê Thăng Long đã thay mặt Nhóm khởi xướng Phong trào Con đường Việt Nam ra lời phát động và mời gần 250 nhà hoạt động chính trị xã hội và văn hóa trong và ngoài nước tham gia với danh nghĩa đồng sáng lập phong trào. Theo thông tin từ website chính thức của phong trào thì nhóm khởi xướng gồm các ông Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định và Lê Thăng Long. Trong vụ án chấn động dư luận năm 2009, với tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” ông Trần Huỳnh Duy Thức (sinh năm 1966) bị kết án 16 năm tù, ông Lê Công Định (sinh năm1968) 5 năm và ông Lê Thăng Long (sinh năm 1967) 3 năm 6 tháng.
Sau đây là ý kiến của ông Hà Sĩ Phu, một trong số các nhân vật được mời tham gia nói trên, về sự kiện đang được dư luận chú ý này.
*
Hà Sĩ Phu (pro&contra) - Ra đời một cuộc vận động chính trị lớn, kèm theo đó là một tổ chức chính trị lớn, nằm ngoài tay của Đảng Cộng sản là một việc động trời. Người ta chỉ tham gia khi có SỰ TIN CẬY được hợp thành bởi 4 yếu tố:
1. Nội dung phong trào (thể hiện ở một bản thông cáo hay tuyên ngôn) phải hợp lý, trong sáng, thuyết phục và giầu tính khả thi.
2. Uy tín của của người đứng đầu, sáng lập
3. Lực lượng trung kiên khởi lập đã có (trước khi vận động công khai)
4. Tính lô-gích, thời cơ, chín muồi để cuộc vận động ra đời như một tất yếu
Trong trường hợp “Con đường Việt Nam” chỉ có yếu tố văn bản tuyên ngôn là tạm được, còn 3 yếu tố sau đều không được đáp ứng, trái lại còn chứa đựng sự phi lí và khả nghi. Vậy những người đã có ý thức chính trị và bản lĩnh chính trị (trong môi trường một nước cộng sản) khó có thể tham gia.
Nhiều ý kiến cho rằng cuộc vận động phi thường vội vã này chỉ là một trong hai khả năng: hoặc là sự ngây thơ chính trị kiểu sách vở, hoặc một cạm bẫy. Hai khả năng ấy cuối cùng cũng chỉ là một, vì đã ngây thơ thì càng chân thành lại càng dễ thành cạm bẫy thôi.
Chủ nhân thật sự của cạm bẫy không bao giờ tự ra tay, mà luôn biết cách làm cho con mồi tự làm lấy cạm bẫy cho mình và cho đồng loại mà tất cả cứ tưởng mình vừa thiết kế một cái gì đó thành công và sắp… thắng lớn! Chuyện như đùa!
© 2012 pro&contra