Nhân Vật
Nghệ sĩ Năm Châu “sát tứ môn thành”
tạo nên một ấn tượng sâu sắc trong nhiều thế hệ khán giả ái mộ nghệ thuật sân khấu.
Truyện tuồng Lưu Kim Đính Giải Giá Thọ Châu như sau:
Lưu Kim Đính là học trò tiên, tài phép vô song, nàng vâng lệnh thầy treo bảng kén chồng. Chàng là công tử Cao Quân Bảo trên đường đi giải vây cho vua Tống và cha là Cao Hoài Đức bị tướng giặc Dư Hồng vây khổn nơi thành Thọ Châu. Cao Quân Bảo phá bài chiêu phu, giao chiến cùng Lưu Kim Đính. Vì thầy của Lưu Kim Đính báo trước hai người có lương duyên tiền định, Lưu Kim Đính và Cao Quân Bảo phải lòng nhau, hai người hứa cùng kết duyên. Chàng vì phận sự phải đi giải vây thành Thọ Châu, cứu vua và cha nên từ giã nàng ra đi và hẹn sớm trở lại, cử hành lễ nghinh hôn.
Quá kỳ hẹn không thấy chàng trở lại, nàng biết là chàng không thể đánh thắng tướng giặc Dư Hồng, Lưu Kim Đính một người một ngựa đến thành Thọ Châu tìm Cao Quân Bảo. Lưu Kim Đính đánh phá cửa Đông thành Thọ Châu, giết được tướng giặc đang vây ải nhưng Vua Tống chưa từng gặp mặt nàng nên chưa dám tin là Lưu Kim Đính đến giải giá cứu Vua thay cho Cao Quân Bảo. Để chứng minh lòng thành thật của mình, một người một ngựa, Lưu Kim Đính đánh phá bốn cửa thành, sát tướng giải vây không nề gian lao nguy hiểm. Đánh diệt các tướng giặc đang bao vây bốn cửa thành, đến cửa thành thứ tư, người mệt mỏi rã rời, ngựa kiệt sức tàn hơi giãy chết, Lưu Kim Đính thu tàn lực đánh cho tướng giặc Dư Hồng tả tơi manh giáp, bỏ lại quân tướng mà độn thổ chạy trốn. Chừng đó vua Tống mới cho mở cửa thành để Lưu Kim Đính vào hội ngộ với người yêu Cao Quân Bảo.
Tuồng Lưu Kim Đính Giải Giá Thọ Châu có lớp “Sát Tứ Môn Thành” là lớp hát có vũ đạo khó nhất, diễn viên thủ vai Lưu Kim Đính phải múa đao đánh hạ ba tướng ở ba cửa thành Đông, Nam, Tây, với hình thức vũ đạo khác nhau, diễn tả những nguy hiểm khác nhau khi đánh và giết được ba tướng thủ ba cửa thành Đông, Tây và Nam. Khi Lưu Kim Đính đánh đến Bắc môn, cửa thành thứ tư, hậu trường thổi lên tiếng kèn lá run rẩy và thét cao lên như tiếng hí của con ngựa kiệt sức, Lưu Kim Đính ngồi bệt xuống đất, vừa khóc thương vừa đưa tay run run vuốt từ trên đầu dài xuống đuôi ngựa quí đã tận lực cùng với chủ tướng nơi chiến trường. Qua động tác tay run run vuốt dài trên lưng con ngựa tưởng tượng của nghệ sĩ, khán giả cũng tưởng tượng như thấy được con ngựa quỵ xuống kiệt sức và cảm thông được trận đánh vô cùng khốc liệt mà Lưu Kim Đính và con thần mã vừa trải qua, cảm thông được nỗi khổ đau của người chủ tướng trước cái chết của con thần mã, bạn chiến đấu sinh tử với mình.
Những nghệ sĩ tiền phong trong ngành hát bội nổi danh trong vai Lưu Kim Đính đại sát tứ môn thành có cô Ba Ngoạn, Năm Nhỏ, Tư Châu, Ba Út, Hai Nhỏ, Năm Đồ, lúc tuổi đời đã quá ngũ tuần, lục tuần, các cô vẫn thừa sức thi thố tài năng, làm nao lòng bao nhiêu người ái mộ. Kế thừa những bậc tiền bối, các nàng Lưu Kim Đính (ngành hát bội) Kim Thanh, Ngọc Dung, Ngọc Khanh, Ngọc Nga, Kiều Nga, các nàng Lưu Kim Đính hát cải lương tuồng cổ Bạch Mai, Ngọc Đáng, Thanh Thế,... các nghệ sĩ thế hệ thứ hai, thứ ba vẫn có khả năng thuyết phục người xem nhờ nơi cố gắng rèn luyện thể lực. có sức khỏe và học tập kỹ thuật biểu diễn với một tinh thần nhiệt tình yêu nghề.
Tôi kể lể dài dòng về chuyện tuồng Lưu Kim Đính Giải Giá Thọ Châu nói lên nỗi khó khăn mệt nhọc của nữ diễn viên thủ vai Lưu Kim Đính để quí vị độc giả thông cảm vì sao mà các nghệ sĩ đàn em gọi nghệ sĩ Nguyễn Thành Châu là Sát Tứ Môn Thành khi ông chủ trương Xây Dựng Đời Sống Mới, Chống Tệ Đoan Tứ Đổ Tường trong giới nghệ sĩ cải lương.
Năm 1954, Hội Ái Hữu Tương Tế Nghệ Sĩ Sài Gòn phát động một phong trào “Xây Dựng Đời Sống Mới Chống Tệ Đoan Tứ Đổ Tường” trong giới nghệ sĩ, ông Nguyễn Thành Châu tức nghệ sĩ Năm Châu là Phó Hội Trưởng Hội Nghệ Sĩ Ái Hữu đứng ra xung phong thực hiện cuộc vận động chống tệ đoan Tứ Đổ Tường ngay trong đoàn hát Việt Kịch Năm Châu của ông. Chúng tôi nói: chống tứ đổ tường trong giới nghệ sĩ còn khó hơn chuyện Lưu Kim Đính sát tứ môn thành.
Chống tứ đổ tường là chống hút thuốc phiện, chống trai gái đĩ bợm, chống rượu chè bê tha, chống cờ bạc trộm cắp.
Đó là bốn tệ nạn phổ biến trong các nghệ sĩ cải lương từ những năm 1930. Nên nhớ là những ông bầu hát cải lương xưa như ông Bạch Công Tử Phước Georges, ông Trần Đắc, ông bầu gánh Văn Võ Hí Ban... đều ghiền thuốc phiện nên trong đoàn hát, ai hút á phiện cũng là chuyện bình thường.
Khi các đoàn hát cải lương Sài Gòn lưu diễn ở Hà Nội, Hải Phòng, các ông bầu gánh hát miền Bắc như ông Trần Phền, ông chủ rạp hát Sán Nhiên Đài rủ rê, mời các nghệ sĩ tài danh và nhạc sĩ miền Nam hút thuốc phiện, họ mua thuốc phiện tặng không cho những nhạc sĩ và nghệ sĩ tài danh, dụ cho họ hút, họ ghiền á phiện để rồi khi các đoàn cải lương trở về Sài Gòn thì các nghệ sĩ ghiền sẽ ở lại Hà Nội, giúp cho các ông Trần Phền và ông chủ rạp Sán Nhiên Đài dạy các nghệ sĩ miền Bắc học hát cải lương Nam Kỳ.
Ngày xưa thời Pháp thuộc, Pháp cho những tiệm có đóng môn bài bán thuốc phiện nên ở Sài Gòn hay lục tỉnh, việc hút thuốc phiện của dân chúng dễ dàng. Đó là cái thú phong lưu của những con nhà giàu, của văn nghệ sĩ. Người ghiền thuốc phiện nếu hút đủ cơn ghiền thì vẫn mạnh khỏe. Người ghiền thuốc phiện nào không đủ tiền mua thuốc thì bị cơn ghiền làm cho con người vật vã, ói mữa, nói chung là bị hành xác dữ dội. Do đó họ bán những thứ gì có thể bán được để có tiền mua thuốc phiện hút cho đã cơn ghiền. Khi đã bán hết gia tài sự sản để mua thuốc phiện, những người ghiền thuốc phiện đến cơn nghiện quá thúc bách thì sanh ra trộm cắp. Do đó mới có thành ngữ “hút xách”, nghĩa là đã hút á phiện rồi thì thế nào cũng thành kẻ cắp, thấy ai để đồ hơ hỏng là “xách” đem đi cầm hay bán.
Lúc đó trong đoàn hát Việt Kịch Năm Châu, các nhạc sư nhạc sĩ đều ghiền á phiện. Nhạc sư Tư Huyện, người chuyên đàn cò và thổi ống Tiêu, khi hát tuồng Kinh Kha Nhất Khứ Bất Phục Hoàn, ông Tư Huyện thổi ống tiêu làm nền cho diễn viên thủ vai Cao Tiệm Ly thổi tiêu tiễn Kinh Kha qua sông Dịch Thủy, tiếng tiêu nghe não nuột, đứt ruột đứt gan, khán giả khóc rấm rức. Ông Tư Huyện là nhạc sĩ đầu đàn trong đoàn VKNC, ông ghiền á phiện nặng số 1. Các nhạc sĩ Bảy Phải đàn kim, nhạc sĩ Hai Phát, đàn violon, nhạc sĩ Sáu Quý, đàn tranh, nhạc sĩ Tư Hiệu đàn violoncelle, nhạc sĩ tân nhạc thầy Tư đờn violon, tất cả các nhạc sĩ bậc thầy đó đều ghiền á phiện nặng. Diễn viên tài danh có Ba Vân, Tám Vân, Năm Thiên, Sáu Lang ghiền á phiện. Dàn Cảnh, chef ampli cũng có vài người ghiền á phiện. Anh Năm Châu tập hợp các nhạc sĩ, diễn viên và chuyên viên sân khấu, những người ghiền á phiện vừa kể trên để vận động họ cai nghiện. Để giúp cho các anh ấy phương tiện cai thuốc phiện, ông bầu Năm Châu phát cho mỗi người một chai rượu hiệu Fortonic để họ bỏ vào đó một số lượng nhựa bông. Hễ khi nào tới cử ghiền á phiện, họ rót một ly nhỏ rượu có pha nhựa á phiện, uống vô để đỡ cơn ghiền. Khi hết chai rượu này, ông phát cho chai rượu khác với lượng nhựa bông ít hơn lần trước. Và cứ theo cái đà bớt dần nhựa bông để rồi sau cùng ông chỉ đưa rượu Fortonic mà không còn đưa nhựa bông kèm theo. Anh em cai nghiện uống rượu Fortonic không có pha nhựa bông mà vẫn chịu được, có nghĩa là anh em đã cai nghiện được rồi.
Sau sáu tháng vận động nghệ sĩ và nhạc sĩ cai nghiện, mỗi người được tặng một chai rượu Fortonic, kết quả là một đêm hát đầu tuần ở rạp Nguyễn Văn Hảo, đúng 8 giờ tối mở màn hát mà mải đến 8 giờ rưỡi, đoàn chưa mở màn hát được vì tất cả các anh nhạc sĩ đều bỏ đoàn trốn đi, các diễn viên Năm Thiên và Tám Vân nằm trùm mền rên hừ hừ, không hát được vì không dứt được cơn ghiền. Chef ampli là anh Gia cũng không bỏ thuốc được nên đã trốn đi theo đoàn hát khác. Đêm đó đoàn VKNC cáo lỗi với khán giả, xin trả vé nghĩ hát. Và đoàn VKNC nghĩ trọn một tuần lễ để kiếm nhạc sĩ và chuyên viên âm thanh khác thay thế những người đã bỏ đoàn đi. Trận thứ nhứt đánh vào cửa thành “chống Á Phiện” ông Năm Châu và Hội Ái Hữu bị thảm bại.
Chuyện thứ hai: Chống cờ bạc
Đầu năm 1955, đoàn VKNC diễn Tết tại rạp Đông Vũ Đài trong Khu Giải Trí Trường Đại Thế Giới ở quận 5 Chợ Lớn. Đoàn chọn tuồng Tình Ghen Vương Giả để hát mùng 1 Tết vì tuồng này kết cuộc có hậu. Trọn ngày 30 Tết và mùng 1, tất cả nhơn viên đoàn hát ở Đông Vũ Đài, ăn nhậu vui chơi trong Đại Thế Giới, có người chơi quay số, đánh tài xỉu, đánh phé, chơi roulette.
Đêm diễn tuồng Tình Ghen Vương Giả được đông nghẹt khán giả đến xem. Anh Năm Châu và cả đoàn đều mừng vì đầu năm khai trương tuồng hát được doanh thu cao. Đến lớp chót, hoàng hậu xuất hiện, tái hợp với vua, đèn projecteur rọi màu hồng rực rỡ, làm tăng thêm vẻ đẹp của Hoàng Hậu do cô Kim Lan thủ diễn. Quốc Vương (Năm Châu diễn) bước tới dìu Hoàng Hậu từ trên bực cao bước dần từng nấc thang từ trên ngai xuống, đi một vòng trước mặt cả triều thần. Đoạn này nhạc đệm phải dùng kèn trompette thổi khúc nhạc dạo đầu trong bản nhạc “La Polonnaise” của Chopin, sau đó toàn ban nhạc tấu một đoạn dài bản nhạc đó, nhịp điệu hành khúc, nhạc vui tươi và rất hùng hồn, màn từ từ kéo lại kết thúc đêm diễn.
Kèn trompette thổi tiếng thật lớn đúng vào lúc đèn projecteur rọi thẳng vào hoàng hậu làm tăng thêm hiệu quả sân khấu. Hát ở bất cứ rạp hát nào, khi đèn rọi mạnh vào mặt hoàng hậu, trompette thét lên thì khán giả vỗ tay khen muốn bể rạp. Nhưng đêm mùng 1 Tết ở rạp Đông Vũ Đài, cũng lớp tuồng này, khi đèn projecteur bật sáng, anh Tường, nhạc trưởng đánh đàn piano đoạn mở đầu bài La Polonnaise thế cho tiếng kèn trompette. Anh Năm Châu rất giận vì anh Tường nhạc sĩ đã làm sai ý đồ của đạo diễn. Anh thủ vai Quốc Vương, nắm chặt tay Hoàng Hậu (Kim Lan) mà chưa dìu hoàng hậu đi. Anh nhìn xuống sân khấu, chờ anh Tường thổi trompette, chỉ thấy anh Tường đứng trước piano, dùng hết sức đánh các phím đàn để thay cho tiếng kèn trompette, miệng anh Tường gầm gừ nhắc tuồng: “Hầy! Li... Li... Li... ông vua...” Anh Tường là người Trung Hoa nên thay vì nói Đi... đi, anh nói Li... Li... ông vua... Khán giả cười nói ồn ào vì tiếng đàn piano không thu hút khán giả bằng tiếng kèn trompette. Ông Năm Châu trong vai Quốc Vương, giận quá, không muốn dìu hoàng hậu xuống các bậc thang, lúc đó cô Kim Lan hiểu ý anh Năm Châu, cô nắm tay vai vua, dìu đi xuống để kết thúc vở tuồng.
Khi vãn hát, anh Năm Châu quyết định cho anh Tường nhạc trưởng nghỉ việc vì anh Tường đã tự động sửa phần nhạc đệm khác với việc dàn dựng của anh Năm Châu. Anh Tường được mời đến để giải thích tại sao anh làm vậy. Anh Tường nói: “Hà! Cái lầy thua thấy mẹ, ngộ đem cầm cái trompette dồi. Lấy cái gì mà thổi? Ông vua nị da, biểu ngộ thổi cái miệng tò le tò le à?”
Các nghệ sĩ có mặt lúc đó nghe anh Tường nói tức cười nhưng không ai dám cười vì mọi người sợ anh Tường sẽ mất việc vì anh Năm Châu không tha thứ cho những chuyện bê bối trên sân khấu. Cô Kim Lan đứng gần đó xin anh Năm Châu bỏ qua cho anh Tường. Anh Năm Châu nói: “Mình xây dựng sân khấu thật và đẹp, khi hát mà không tôn trọng những gì đã lập thành sau khi tập tuồng thì sẽ dẫn đến chỗ sân khấu tùy tiện, nhạc tùy tiện, diễn viên ăn mặc cẩu thả, diễn xuất tùy tiện. Phải có kỷ luật thì sàn diễn mới hết những chuyện bê bối như việc dùng tiếng đàn piano thay cho tiếng kèn trompette mà Á Tường vừa làm”.
Cô Kim Lan nói: “Anh Năm nói vậy rất đúng, nhưng đoàn hát dọn vô sòng bạc Đại Thế Giới để hát thì đã chọn một chỗ không trang trọng để biểu diễn nghệ thuật. Anh em theo đoàn hát dọn vô Giải Trí Trường, ngày đêm không có việc gì làm, chung quanh thì cờ bạc ồn ào, náo nhiệt, tất nhiên trong anh em nghệ sĩ có người sa ngã, thử chơi vài ván bài rồi thua... thua không gỡ được, tất nhiên có chuyện bán đồ đạt, cầm cố cái gì đó để có tiền, mong đánh bạc để gỡ vốn lại. Khán giả thua nhiều quá, có người vô coi hát bói tuồng, có cả những cô bán thân vì thua bạc. Trước cái cảnh xô bồ xô bộn đó, nếu anh em có lỡ sa ngã. Có lỗi trong đêm hát thì Ban Giám đốc phải thông cảm mà tha thứ. Tại đoàn hát chọn chỗ hát có điều kiện xảy ra những sự kiện không có tính cách nghệ thuật. Nếu như hát ở rạp Nguyễn Văn Hảo hay rạp hát thành phố mà anh em lén đi đến chỗ nào đó để cờ bạc thì kỷ luật anh em, khi họ phạm lỗi kỷ thuật thì sự kỷ luật đó mới đúng”.
Anh Năm Châu thở dài: “Thôi, hết chuyện rồi, nị đi ngủ đi!”
Anh Tường chưa chịu đi, đứng nói lầm bầm: “Hà! Cái lầy, ngày mai ông chủ nị kêu ngộ dô chửi nữa... Ngộ không có tiền chuộc cây kèn trompette về, đêm mai ngộ thổi kèn miệng tò le tò le cho ông vua nị dẫn bà hoàng hậu đi à...”
Cô Kim Lan hỏi: “Nị cầm cái kèn bao nhiêu tiền?”
- Ba chục lồng, tính luôn tiền lời ba mươi sáu lồng...
- Được rồi, ngày mai nị dẫn tôi đi đến tiệm cầm đồ, tôi chuộc cây kèn về cho nị để tối hát thổi đàng hoàng...
- Hà, có kèn thì ngộ thổi kèn, ông vua nị hát đàng hoàng... Ngộ thề hỏng có chơi ru lết nữa, đánh thính cẩu thì ngộ đánh, chơi ru lết hỏng thèm chơi, thua thấy mẹ...
Anh Năm Châu lắc đầu: “Trời ơi, nó thề không thèm chơi roulette mà chỉ đánh thính cẩu thôi, cũng là cờ bạc chớ cái gì đó mà thề thốt!”
Anh Năm Châu định dẹp Tứ Đổ Tường như Lưu Kim Đính Sát tứ môn thành, nhưng mới đánh có hai cửa trong bốn cửa Tứ Đổ Tường mà ảnh đã thua xất bất xang bang rồi.
Đến thập niên 60, 70, các thế hệ nghệ sĩ trẻ có học vấn tiếp nối đàn anh lo sân khấu thì các bạn trẻ tự xa rời những tệ nạn Tứ Đổ Tường. Đó cũng nhờ trong thời Đệ Nhất Cộng Hòa, ông Ngô Đình Diệm bài trừ tệ đoan hút xách, dẹp các sòng bạc và Xóm Bình Khang chứa điếm của Bảy Viễn nên xã hội được lành mạnh hóa. Nghệ sĩ cũng sống lành mạnh để xóa dần thành kiến xướng ca vô loại của người đời.
Nhớ nỗi khổ tâm của ông thầy Năm Châu khi Xây Dựng Đời Sống Mới cho nghệ sĩ
Nguyễn Phương, 2012
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Nghệ sĩ Năm Châu “sát tứ môn thành”
tạo nên một ấn tượng sâu sắc trong nhiều thế hệ khán giả ái mộ nghệ thuật sân khấu.
Truyện tuồng Lưu Kim Đính Giải Giá Thọ Châu như sau:
Lưu Kim Đính là học trò tiên, tài phép vô song, nàng vâng lệnh thầy treo bảng kén chồng. Chàng là công tử Cao Quân Bảo trên đường đi giải vây cho vua Tống và cha là Cao Hoài Đức bị tướng giặc Dư Hồng vây khổn nơi thành Thọ Châu. Cao Quân Bảo phá bài chiêu phu, giao chiến cùng Lưu Kim Đính. Vì thầy của Lưu Kim Đính báo trước hai người có lương duyên tiền định, Lưu Kim Đính và Cao Quân Bảo phải lòng nhau, hai người hứa cùng kết duyên. Chàng vì phận sự phải đi giải vây thành Thọ Châu, cứu vua và cha nên từ giã nàng ra đi và hẹn sớm trở lại, cử hành lễ nghinh hôn.
Quá kỳ hẹn không thấy chàng trở lại, nàng biết là chàng không thể đánh thắng tướng giặc Dư Hồng, Lưu Kim Đính một người một ngựa đến thành Thọ Châu tìm Cao Quân Bảo. Lưu Kim Đính đánh phá cửa Đông thành Thọ Châu, giết được tướng giặc đang vây ải nhưng Vua Tống chưa từng gặp mặt nàng nên chưa dám tin là Lưu Kim Đính đến giải giá cứu Vua thay cho Cao Quân Bảo. Để chứng minh lòng thành thật của mình, một người một ngựa, Lưu Kim Đính đánh phá bốn cửa thành, sát tướng giải vây không nề gian lao nguy hiểm. Đánh diệt các tướng giặc đang bao vây bốn cửa thành, đến cửa thành thứ tư, người mệt mỏi rã rời, ngựa kiệt sức tàn hơi giãy chết, Lưu Kim Đính thu tàn lực đánh cho tướng giặc Dư Hồng tả tơi manh giáp, bỏ lại quân tướng mà độn thổ chạy trốn. Chừng đó vua Tống mới cho mở cửa thành để Lưu Kim Đính vào hội ngộ với người yêu Cao Quân Bảo.
Tuồng Lưu Kim Đính Giải Giá Thọ Châu có lớp “Sát Tứ Môn Thành” là lớp hát có vũ đạo khó nhất, diễn viên thủ vai Lưu Kim Đính phải múa đao đánh hạ ba tướng ở ba cửa thành Đông, Nam, Tây, với hình thức vũ đạo khác nhau, diễn tả những nguy hiểm khác nhau khi đánh và giết được ba tướng thủ ba cửa thành Đông, Tây và Nam. Khi Lưu Kim Đính đánh đến Bắc môn, cửa thành thứ tư, hậu trường thổi lên tiếng kèn lá run rẩy và thét cao lên như tiếng hí của con ngựa kiệt sức, Lưu Kim Đính ngồi bệt xuống đất, vừa khóc thương vừa đưa tay run run vuốt từ trên đầu dài xuống đuôi ngựa quí đã tận lực cùng với chủ tướng nơi chiến trường. Qua động tác tay run run vuốt dài trên lưng con ngựa tưởng tượng của nghệ sĩ, khán giả cũng tưởng tượng như thấy được con ngựa quỵ xuống kiệt sức và cảm thông được trận đánh vô cùng khốc liệt mà Lưu Kim Đính và con thần mã vừa trải qua, cảm thông được nỗi khổ đau của người chủ tướng trước cái chết của con thần mã, bạn chiến đấu sinh tử với mình.
Những nghệ sĩ tiền phong trong ngành hát bội nổi danh trong vai Lưu Kim Đính đại sát tứ môn thành có cô Ba Ngoạn, Năm Nhỏ, Tư Châu, Ba Út, Hai Nhỏ, Năm Đồ, lúc tuổi đời đã quá ngũ tuần, lục tuần, các cô vẫn thừa sức thi thố tài năng, làm nao lòng bao nhiêu người ái mộ. Kế thừa những bậc tiền bối, các nàng Lưu Kim Đính (ngành hát bội) Kim Thanh, Ngọc Dung, Ngọc Khanh, Ngọc Nga, Kiều Nga, các nàng Lưu Kim Đính hát cải lương tuồng cổ Bạch Mai, Ngọc Đáng, Thanh Thế,... các nghệ sĩ thế hệ thứ hai, thứ ba vẫn có khả năng thuyết phục người xem nhờ nơi cố gắng rèn luyện thể lực. có sức khỏe và học tập kỹ thuật biểu diễn với một tinh thần nhiệt tình yêu nghề.
Tôi kể lể dài dòng về chuyện tuồng Lưu Kim Đính Giải Giá Thọ Châu nói lên nỗi khó khăn mệt nhọc của nữ diễn viên thủ vai Lưu Kim Đính để quí vị độc giả thông cảm vì sao mà các nghệ sĩ đàn em gọi nghệ sĩ Nguyễn Thành Châu là Sát Tứ Môn Thành khi ông chủ trương Xây Dựng Đời Sống Mới, Chống Tệ Đoan Tứ Đổ Tường trong giới nghệ sĩ cải lương.
Năm 1954, Hội Ái Hữu Tương Tế Nghệ Sĩ Sài Gòn phát động một phong trào “Xây Dựng Đời Sống Mới Chống Tệ Đoan Tứ Đổ Tường” trong giới nghệ sĩ, ông Nguyễn Thành Châu tức nghệ sĩ Năm Châu là Phó Hội Trưởng Hội Nghệ Sĩ Ái Hữu đứng ra xung phong thực hiện cuộc vận động chống tệ đoan Tứ Đổ Tường ngay trong đoàn hát Việt Kịch Năm Châu của ông. Chúng tôi nói: chống tứ đổ tường trong giới nghệ sĩ còn khó hơn chuyện Lưu Kim Đính sát tứ môn thành.
Chống tứ đổ tường là chống hút thuốc phiện, chống trai gái đĩ bợm, chống rượu chè bê tha, chống cờ bạc trộm cắp.
Đó là bốn tệ nạn phổ biến trong các nghệ sĩ cải lương từ những năm 1930. Nên nhớ là những ông bầu hát cải lương xưa như ông Bạch Công Tử Phước Georges, ông Trần Đắc, ông bầu gánh Văn Võ Hí Ban... đều ghiền thuốc phiện nên trong đoàn hát, ai hút á phiện cũng là chuyện bình thường.
Khi các đoàn hát cải lương Sài Gòn lưu diễn ở Hà Nội, Hải Phòng, các ông bầu gánh hát miền Bắc như ông Trần Phền, ông chủ rạp hát Sán Nhiên Đài rủ rê, mời các nghệ sĩ tài danh và nhạc sĩ miền Nam hút thuốc phiện, họ mua thuốc phiện tặng không cho những nhạc sĩ và nghệ sĩ tài danh, dụ cho họ hút, họ ghiền á phiện để rồi khi các đoàn cải lương trở về Sài Gòn thì các nghệ sĩ ghiền sẽ ở lại Hà Nội, giúp cho các ông Trần Phền và ông chủ rạp Sán Nhiên Đài dạy các nghệ sĩ miền Bắc học hát cải lương Nam Kỳ.
Ngày xưa thời Pháp thuộc, Pháp cho những tiệm có đóng môn bài bán thuốc phiện nên ở Sài Gòn hay lục tỉnh, việc hút thuốc phiện của dân chúng dễ dàng. Đó là cái thú phong lưu của những con nhà giàu, của văn nghệ sĩ. Người ghiền thuốc phiện nếu hút đủ cơn ghiền thì vẫn mạnh khỏe. Người ghiền thuốc phiện nào không đủ tiền mua thuốc thì bị cơn ghiền làm cho con người vật vã, ói mữa, nói chung là bị hành xác dữ dội. Do đó họ bán những thứ gì có thể bán được để có tiền mua thuốc phiện hút cho đã cơn ghiền. Khi đã bán hết gia tài sự sản để mua thuốc phiện, những người ghiền thuốc phiện đến cơn nghiện quá thúc bách thì sanh ra trộm cắp. Do đó mới có thành ngữ “hút xách”, nghĩa là đã hút á phiện rồi thì thế nào cũng thành kẻ cắp, thấy ai để đồ hơ hỏng là “xách” đem đi cầm hay bán.
Lúc đó trong đoàn hát Việt Kịch Năm Châu, các nhạc sư nhạc sĩ đều ghiền á phiện. Nhạc sư Tư Huyện, người chuyên đàn cò và thổi ống Tiêu, khi hát tuồng Kinh Kha Nhất Khứ Bất Phục Hoàn, ông Tư Huyện thổi ống tiêu làm nền cho diễn viên thủ vai Cao Tiệm Ly thổi tiêu tiễn Kinh Kha qua sông Dịch Thủy, tiếng tiêu nghe não nuột, đứt ruột đứt gan, khán giả khóc rấm rức. Ông Tư Huyện là nhạc sĩ đầu đàn trong đoàn VKNC, ông ghiền á phiện nặng số 1. Các nhạc sĩ Bảy Phải đàn kim, nhạc sĩ Hai Phát, đàn violon, nhạc sĩ Sáu Quý, đàn tranh, nhạc sĩ Tư Hiệu đàn violoncelle, nhạc sĩ tân nhạc thầy Tư đờn violon, tất cả các nhạc sĩ bậc thầy đó đều ghiền á phiện nặng. Diễn viên tài danh có Ba Vân, Tám Vân, Năm Thiên, Sáu Lang ghiền á phiện. Dàn Cảnh, chef ampli cũng có vài người ghiền á phiện. Anh Năm Châu tập hợp các nhạc sĩ, diễn viên và chuyên viên sân khấu, những người ghiền á phiện vừa kể trên để vận động họ cai nghiện. Để giúp cho các anh ấy phương tiện cai thuốc phiện, ông bầu Năm Châu phát cho mỗi người một chai rượu hiệu Fortonic để họ bỏ vào đó một số lượng nhựa bông. Hễ khi nào tới cử ghiền á phiện, họ rót một ly nhỏ rượu có pha nhựa á phiện, uống vô để đỡ cơn ghiền. Khi hết chai rượu này, ông phát cho chai rượu khác với lượng nhựa bông ít hơn lần trước. Và cứ theo cái đà bớt dần nhựa bông để rồi sau cùng ông chỉ đưa rượu Fortonic mà không còn đưa nhựa bông kèm theo. Anh em cai nghiện uống rượu Fortonic không có pha nhựa bông mà vẫn chịu được, có nghĩa là anh em đã cai nghiện được rồi.
Sau sáu tháng vận động nghệ sĩ và nhạc sĩ cai nghiện, mỗi người được tặng một chai rượu Fortonic, kết quả là một đêm hát đầu tuần ở rạp Nguyễn Văn Hảo, đúng 8 giờ tối mở màn hát mà mải đến 8 giờ rưỡi, đoàn chưa mở màn hát được vì tất cả các anh nhạc sĩ đều bỏ đoàn trốn đi, các diễn viên Năm Thiên và Tám Vân nằm trùm mền rên hừ hừ, không hát được vì không dứt được cơn ghiền. Chef ampli là anh Gia cũng không bỏ thuốc được nên đã trốn đi theo đoàn hát khác. Đêm đó đoàn VKNC cáo lỗi với khán giả, xin trả vé nghĩ hát. Và đoàn VKNC nghĩ trọn một tuần lễ để kiếm nhạc sĩ và chuyên viên âm thanh khác thay thế những người đã bỏ đoàn đi. Trận thứ nhứt đánh vào cửa thành “chống Á Phiện” ông Năm Châu và Hội Ái Hữu bị thảm bại.
Chuyện thứ hai: Chống cờ bạc
Đầu năm 1955, đoàn VKNC diễn Tết tại rạp Đông Vũ Đài trong Khu Giải Trí Trường Đại Thế Giới ở quận 5 Chợ Lớn. Đoàn chọn tuồng Tình Ghen Vương Giả để hát mùng 1 Tết vì tuồng này kết cuộc có hậu. Trọn ngày 30 Tết và mùng 1, tất cả nhơn viên đoàn hát ở Đông Vũ Đài, ăn nhậu vui chơi trong Đại Thế Giới, có người chơi quay số, đánh tài xỉu, đánh phé, chơi roulette.
Đêm diễn tuồng Tình Ghen Vương Giả được đông nghẹt khán giả đến xem. Anh Năm Châu và cả đoàn đều mừng vì đầu năm khai trương tuồng hát được doanh thu cao. Đến lớp chót, hoàng hậu xuất hiện, tái hợp với vua, đèn projecteur rọi màu hồng rực rỡ, làm tăng thêm vẻ đẹp của Hoàng Hậu do cô Kim Lan thủ diễn. Quốc Vương (Năm Châu diễn) bước tới dìu Hoàng Hậu từ trên bực cao bước dần từng nấc thang từ trên ngai xuống, đi một vòng trước mặt cả triều thần. Đoạn này nhạc đệm phải dùng kèn trompette thổi khúc nhạc dạo đầu trong bản nhạc “La Polonnaise” của Chopin, sau đó toàn ban nhạc tấu một đoạn dài bản nhạc đó, nhịp điệu hành khúc, nhạc vui tươi và rất hùng hồn, màn từ từ kéo lại kết thúc đêm diễn.
Kèn trompette thổi tiếng thật lớn đúng vào lúc đèn projecteur rọi thẳng vào hoàng hậu làm tăng thêm hiệu quả sân khấu. Hát ở bất cứ rạp hát nào, khi đèn rọi mạnh vào mặt hoàng hậu, trompette thét lên thì khán giả vỗ tay khen muốn bể rạp. Nhưng đêm mùng 1 Tết ở rạp Đông Vũ Đài, cũng lớp tuồng này, khi đèn projecteur bật sáng, anh Tường, nhạc trưởng đánh đàn piano đoạn mở đầu bài La Polonnaise thế cho tiếng kèn trompette. Anh Năm Châu rất giận vì anh Tường nhạc sĩ đã làm sai ý đồ của đạo diễn. Anh thủ vai Quốc Vương, nắm chặt tay Hoàng Hậu (Kim Lan) mà chưa dìu hoàng hậu đi. Anh nhìn xuống sân khấu, chờ anh Tường thổi trompette, chỉ thấy anh Tường đứng trước piano, dùng hết sức đánh các phím đàn để thay cho tiếng kèn trompette, miệng anh Tường gầm gừ nhắc tuồng: “Hầy! Li... Li... Li... ông vua...” Anh Tường là người Trung Hoa nên thay vì nói Đi... đi, anh nói Li... Li... ông vua... Khán giả cười nói ồn ào vì tiếng đàn piano không thu hút khán giả bằng tiếng kèn trompette. Ông Năm Châu trong vai Quốc Vương, giận quá, không muốn dìu hoàng hậu xuống các bậc thang, lúc đó cô Kim Lan hiểu ý anh Năm Châu, cô nắm tay vai vua, dìu đi xuống để kết thúc vở tuồng.
Khi vãn hát, anh Năm Châu quyết định cho anh Tường nhạc trưởng nghỉ việc vì anh Tường đã tự động sửa phần nhạc đệm khác với việc dàn dựng của anh Năm Châu. Anh Tường được mời đến để giải thích tại sao anh làm vậy. Anh Tường nói: “Hà! Cái lầy thua thấy mẹ, ngộ đem cầm cái trompette dồi. Lấy cái gì mà thổi? Ông vua nị da, biểu ngộ thổi cái miệng tò le tò le à?”
Các nghệ sĩ có mặt lúc đó nghe anh Tường nói tức cười nhưng không ai dám cười vì mọi người sợ anh Tường sẽ mất việc vì anh Năm Châu không tha thứ cho những chuyện bê bối trên sân khấu. Cô Kim Lan đứng gần đó xin anh Năm Châu bỏ qua cho anh Tường. Anh Năm Châu nói: “Mình xây dựng sân khấu thật và đẹp, khi hát mà không tôn trọng những gì đã lập thành sau khi tập tuồng thì sẽ dẫn đến chỗ sân khấu tùy tiện, nhạc tùy tiện, diễn viên ăn mặc cẩu thả, diễn xuất tùy tiện. Phải có kỷ luật thì sàn diễn mới hết những chuyện bê bối như việc dùng tiếng đàn piano thay cho tiếng kèn trompette mà Á Tường vừa làm”.
Cô Kim Lan nói: “Anh Năm nói vậy rất đúng, nhưng đoàn hát dọn vô sòng bạc Đại Thế Giới để hát thì đã chọn một chỗ không trang trọng để biểu diễn nghệ thuật. Anh em theo đoàn hát dọn vô Giải Trí Trường, ngày đêm không có việc gì làm, chung quanh thì cờ bạc ồn ào, náo nhiệt, tất nhiên trong anh em nghệ sĩ có người sa ngã, thử chơi vài ván bài rồi thua... thua không gỡ được, tất nhiên có chuyện bán đồ đạt, cầm cố cái gì đó để có tiền, mong đánh bạc để gỡ vốn lại. Khán giả thua nhiều quá, có người vô coi hát bói tuồng, có cả những cô bán thân vì thua bạc. Trước cái cảnh xô bồ xô bộn đó, nếu anh em có lỡ sa ngã. Có lỗi trong đêm hát thì Ban Giám đốc phải thông cảm mà tha thứ. Tại đoàn hát chọn chỗ hát có điều kiện xảy ra những sự kiện không có tính cách nghệ thuật. Nếu như hát ở rạp Nguyễn Văn Hảo hay rạp hát thành phố mà anh em lén đi đến chỗ nào đó để cờ bạc thì kỷ luật anh em, khi họ phạm lỗi kỷ thuật thì sự kỷ luật đó mới đúng”.
Anh Năm Châu thở dài: “Thôi, hết chuyện rồi, nị đi ngủ đi!”
Anh Tường chưa chịu đi, đứng nói lầm bầm: “Hà! Cái lầy, ngày mai ông chủ nị kêu ngộ dô chửi nữa... Ngộ không có tiền chuộc cây kèn trompette về, đêm mai ngộ thổi kèn miệng tò le tò le cho ông vua nị dẫn bà hoàng hậu đi à...”
Cô Kim Lan hỏi: “Nị cầm cái kèn bao nhiêu tiền?”
- Ba chục lồng, tính luôn tiền lời ba mươi sáu lồng...
- Được rồi, ngày mai nị dẫn tôi đi đến tiệm cầm đồ, tôi chuộc cây kèn về cho nị để tối hát thổi đàng hoàng...
- Hà, có kèn thì ngộ thổi kèn, ông vua nị hát đàng hoàng... Ngộ thề hỏng có chơi ru lết nữa, đánh thính cẩu thì ngộ đánh, chơi ru lết hỏng thèm chơi, thua thấy mẹ...
Anh Năm Châu lắc đầu: “Trời ơi, nó thề không thèm chơi roulette mà chỉ đánh thính cẩu thôi, cũng là cờ bạc chớ cái gì đó mà thề thốt!”
Anh Năm Châu định dẹp Tứ Đổ Tường như Lưu Kim Đính Sát tứ môn thành, nhưng mới đánh có hai cửa trong bốn cửa Tứ Đổ Tường mà ảnh đã thua xất bất xang bang rồi.
Đến thập niên 60, 70, các thế hệ nghệ sĩ trẻ có học vấn tiếp nối đàn anh lo sân khấu thì các bạn trẻ tự xa rời những tệ nạn Tứ Đổ Tường. Đó cũng nhờ trong thời Đệ Nhất Cộng Hòa, ông Ngô Đình Diệm bài trừ tệ đoan hút xách, dẹp các sòng bạc và Xóm Bình Khang chứa điếm của Bảy Viễn nên xã hội được lành mạnh hóa. Nghệ sĩ cũng sống lành mạnh để xóa dần thành kiến xướng ca vô loại của người đời.
Nhớ nỗi khổ tâm của ông thầy Năm Châu khi Xây Dựng Đời Sống Mới cho nghệ sĩ
Nguyễn Phương, 2012