Văn Học & Nghệ Thuật
Nghệ sĩ cải lương có mấy ai nghĩ đến ngày mai
Nghề cạo gió giác hơi cũng chen chân được vào đoàn hát và trở nên khá phổ biến, có đoàn có đến 3, 4 người cùng làm nghề này
Ngành Mai, thông tín viên RFA
“Thành Được Restaurant” ở Milpitas, California.
Chạy xe ôm cũng là một nghề thường thấy trên đường lưu diễn, nhiều nghệ sĩ có xe Honda ngoài việc chở cho người trong đoàn đi đây đi đó, còn chở thuê cho dân trong vùng xa.
Nghề cạo gió giác hơi cũng chen chân được vào đoàn hát và trở nên khá phổ biến, có đoàn có đến 3, 4 người cùng làm nghề này. Thường ở trong đoàn, họ làm với tính cách giúp đỡ, chữa trị cho đồng nghiệp mà không nhận thù lao, hoặc có cũng với giá tượng trưng. Có một nữ nghệ sĩ thành thạo nghề cạo gió giác hơi, ai trúng gió, cảm lạnh cũng đều nhờ chị làm giúp. Có chị còn nấu nước xông, nấu cháo cảm cho anh em mau lành bệnh.
Nghệ sĩ luôn thích làm đẹp, nhứt là các cô đào. Vì thế ở đoàn nào cũng có người làm móng tay, móng chân, nhiều nữ nghệ sĩ ở các đoàn thường sắm kềm cắt riêng mỗi khi làm móng tay móng chân để ngừa bệnh.
Nhiều đoàn, khán giả đến chơi, thăm nghệ sĩ thấy có người làm nghề này nên ủng hộ rồi sau đó về nhà giới thiệu cho nhiều người khác đến làm.
Chuyện viên phụ trách ánh sáng ở đoàn thường kiêm luôn nghề sửa điện, và nghề này kiếm khá tiền. Và còn rất nhiều nghề nữa mà ở đây không thể kể hết.
Hát xướng hết thời, đào kép mở tiệm ăn
Đào kép cải lương trong thời gian chuyển sang nghề khác, có lẽ do mặc cảm nên đa số giấu đi nghề đi hát của mình, chỉ những người từng biết mặt biết tên, mới rõ biết họ là nghệ sĩ từng ở gánh hát này đoàn hát kia, chớ hiếm khi tiết lộ cái nghề chính hằng đêm lên sân khấu trước đây.
Thế nhưng, có một nghề họ không giấu diếm mà còn trương bảng hiệu nghệ danh của mình chẳng khác gì trương bảng đoàn hát, đó là: Nghề mở tiệm ăn! Không hiểu nghĩ sao mà họ lại lấy nghệ danh hát xướng của mình đặt tên cho cửa tiệm, mà vốn chẳng ăn nhập gì đến nghệ thuật sân khấu, cũng chẳng dính dáng gì đến cái nghiệp cầm ca của mình.
Khi xưa, thời thập niên 1950 ở Thị Nghè, Sài Gòn có quán “Lệ Liễu” do nữ danh ca Lệ Liễu làm chủ, được giới yêu thích cổ nhạc hoan nghinh một thời. Cô Lệ Liễu, một danh ca đài phát thanh Sài Gòn thời đó, cô đã có mục tiêu rõ ràng khi lấy nghệ danh của mình đặt tên cho quán, bởi quán bán thức ăn song song với tổ chức đờn ca cổ nhạc tài tử. Về sau quán dời về đường Lý Thái Tổ vẫn được giới yêu thích cổ nhạc ủng hộ. Quán mở mỗi ngày từ chiều cho đến quá nửa đêm, có sân khấu nhỏ, có nhạc sĩ thường xuyên đờn cho khách muốn ca thì lên sân khấu. Hợp tình hợp cảnh như thế nên cái tên quán “Lệ Liễu” chẳng ai thắc mắc gì.
Thế nhưng về sau nghệ sĩ không còn đi hát cũng mở quán ăn uống, treo bảng mang tên nghệ danh của mình nhưng chẳng có ca hát gì cả. Nhớ lại hình ảnh xa xưa thì có đào Hà Mỹ Xuân, từng là đào chánh của đoàn Thế Hệ Dũng Thanh Lâm, Hương Mùa Thu, Kim Chung 6... và gặp lúc cải lương kiệt quệ thì đào Hà Mỹ Xuân về quê Long Xuyên mở tiệm nhậu lấy tên “Tri kỷ Hà Mỹ Xuân” (không biết ai là tri kỷ của cô đào này)?
Người ta chẳng biết có phải do quán đẹp, ấm cúng, món nhậu ngon, hay là nhờ cô đào Hà Mỹ Xuân trẻ đẹp mà khách nhậu đông đảo, đều mỗi ngày. Tuy nhiên cô này bảo: Bán quán là bán cho đỡ buồn vậy thôi, chớ còn nhớ hát sướng quá, nên lúc nào buồn là vác rương đi hát nữa. Nói vậy chớ cải lương ngày một khốn đốn thêm lên, gánh hát nào cũng sống dở chết dở thì đi gánh nào bây giờ, do đó mà quán nhậu “Tri kỷ Hà Mỹ Xuân” vẫn sống một thời gian khá dài.
Một trường hợp nữa là đôi vợ chồng nghệ sĩ Phong Sắc, Lệ Hằng. Đã có một thời ai cũng biết một gánh hát nhỏ xuất xứ ở Bạc Liêu mang bảng hiệu Phong Sắc – Lệ Hằng, thường hay có mặt ở ngoại ô Đô Thành Sài Gòn, có khi cũng dám nhào vô rạp Aristo hay rạp Nguyễn Văn Hảo.
Thế nhưng, cũng do cái Tết Mậu Thân cải lương càng lúc càng xuống dốc, gánh Phong Sắc – Lệ Hằng đành chịu rã gánh tại Bến Đình, Vũng Tàu. Thế là vợ chồng cặp đào kép này không làm sao hơn là che lều tại đây để bán cà phê sống đắp đổi, mong có ngày lập gánh lại như xưa.
Nhưng chừng như cái thời đã hết nên bao phen vận động mà vẫn không dựng lại nổi đoàn hát, bởi có ai dám bỏ tiền ra cho gánh hát vay lúc ấy chớ! Rồi thì sống mãi với nghề bán cà phê luôn. Anh này lấy tấm bảng gánh hát Phong Sắc – Lệ Hằng bôi bỏ chữ “đoàn ca kịch” viết lại chữ “quán cà phê”, khiến nhiều người lầm tưởng gánh hát còn, đến khi nhìn kỹ thì... thôi vô uống cà phê vậy!
Thời đó có người nói kép Phong Sắc vì không được “sắc phong” nên gánh hát rã rồi chuyển bảng hiệu sang bán cà phê. Một trường hợp nữa, đó là nghệ sĩ Nam Hùng, anh kép độc này lấy nghệ danh Nam Hùng của mình đặt tên cho tiệm phở ở đường Nguyễn Duy Dương, cũng khiến cho thiên hạ thắc mắc, rằng trong quán có ca hát gì không? Kép độc Nam Hùng nổi tiếng từ thời thập niên 1960, từng đóng vai chàng hiệp sĩ, ý trung nhân của cô gái mù do Thanh Nga đóng trong tuồng “Tiếng Hạc Trong Trăng” của soạn giả Yên Ba.
Nam Hùng và Thanh Thanh Hoa là đôi vợ chồng nghệ sĩ chung sống với nhau đến những 2 thập niên, có lúc báo chí nói họ như “chim liền cánh, cây liền cành” nhưng về sau thì Nam Hùng “kết” với đào Tô Kim Hồng, và gặp lúc cải lương tê liệt, họ nhảy ra mở tiệm phở.
Người ta nói rằng thấy quán Nam Hùng, vô ăn thử xem có thêm hát xướng gì không? Thật sự là chẳng hề thấy màn cảnh, áo mão, đờn trống gì hết. Thực khách nguyên là khán giả cải lương đến tiệm đã thất vọng, vì không thấy Thầy Đề (tuồng Ngao Sò Ốc Hến). Nghệ thuật không có ở đây mà treo bảng cái tên của nghệ thuật thì quả thật là... tréo cẳng ngỗng.
Ở hải ngoại hiện nay có nghệ sĩ Thành Được, anh này mở nhà hàng dựng bảng hiệu “Thành Được Restaurant” ở San Jose miền Bắc California, và thời gian sau lại mở thêm “Thành Được Restaurant” thứ hai ở khu Little Sài Gòn, miền Nam California, nhưng địa điểm này không thọ, chỉ thời gian ngắn là dẹp bảng không thấy nữa. Có người từng là khán giả đi coi hát nhiều năm qua đã nói rằng cái tên Thành Được gắn liền với nghệ thuật, ăn sâu vào lòng khán giả, trương bảng “Thành Được” mà vào quán không thấy hơi hướng gì của rạp hát, của đờn ca cổ nhạc thì kể cũng lạ. Vào đây không thấy một kiếm sĩ Tô Điền Sơn, một tướng cướp Thy Đằng, mà chỉ thấy Thành Được làm những công việc của nhà hàng. Giờ đây có người nói rằng phải chi Thành Được tổ chức quán của mình như danh ca
Lệ Liễu thì hay biết mấy.
Chuyện đào kép cải lương thất thời nhảy ra làm tiệm ăn, đồng thời lấy nghệ danh đi hát của mình đặt tên cho cửa tiệm cũng là một vấn đề để cho khán giả, thiên hạ luận bàn, phê bình không ít, theo từng quan niệm riêng của mỗi người. Thiên hạ nói rằng bán tiệm ăn thì yếu tố để được đông khách lâu dài là phải “ngon”, chứ nếu như dùng cái tên nghệ thuật mà phục vụ không đúng mức thì lại càng phản tác dụng thôi!
RFA
Bàn ra tán vào (0)
Nghệ sĩ cải lương có mấy ai nghĩ đến ngày mai
Nghề cạo gió giác hơi cũng chen chân được vào đoàn hát và trở nên khá phổ biến, có đoàn có đến 3, 4 người cùng làm nghề này
Ngành Mai, thông tín viên RFA
“Thành Được Restaurant” ở Milpitas, California.
Chạy xe ôm cũng là một nghề thường thấy trên đường lưu diễn, nhiều nghệ sĩ có xe Honda ngoài việc chở cho người trong đoàn đi đây đi đó, còn chở thuê cho dân trong vùng xa.
Nghề cạo gió giác hơi cũng chen chân được vào đoàn hát và trở nên khá phổ biến, có đoàn có đến 3, 4 người cùng làm nghề này. Thường ở trong đoàn, họ làm với tính cách giúp đỡ, chữa trị cho đồng nghiệp mà không nhận thù lao, hoặc có cũng với giá tượng trưng. Có một nữ nghệ sĩ thành thạo nghề cạo gió giác hơi, ai trúng gió, cảm lạnh cũng đều nhờ chị làm giúp. Có chị còn nấu nước xông, nấu cháo cảm cho anh em mau lành bệnh.
Nghệ sĩ luôn thích làm đẹp, nhứt là các cô đào. Vì thế ở đoàn nào cũng có người làm móng tay, móng chân, nhiều nữ nghệ sĩ ở các đoàn thường sắm kềm cắt riêng mỗi khi làm móng tay móng chân để ngừa bệnh.
Nhiều đoàn, khán giả đến chơi, thăm nghệ sĩ thấy có người làm nghề này nên ủng hộ rồi sau đó về nhà giới thiệu cho nhiều người khác đến làm.
Chuyện viên phụ trách ánh sáng ở đoàn thường kiêm luôn nghề sửa điện, và nghề này kiếm khá tiền. Và còn rất nhiều nghề nữa mà ở đây không thể kể hết.
Hát xướng hết thời, đào kép mở tiệm ăn
Đào kép cải lương trong thời gian chuyển sang nghề khác, có lẽ do mặc cảm nên đa số giấu đi nghề đi hát của mình, chỉ những người từng biết mặt biết tên, mới rõ biết họ là nghệ sĩ từng ở gánh hát này đoàn hát kia, chớ hiếm khi tiết lộ cái nghề chính hằng đêm lên sân khấu trước đây.
Thế nhưng, có một nghề họ không giấu diếm mà còn trương bảng hiệu nghệ danh của mình chẳng khác gì trương bảng đoàn hát, đó là: Nghề mở tiệm ăn! Không hiểu nghĩ sao mà họ lại lấy nghệ danh hát xướng của mình đặt tên cho cửa tiệm, mà vốn chẳng ăn nhập gì đến nghệ thuật sân khấu, cũng chẳng dính dáng gì đến cái nghiệp cầm ca của mình.
Khi xưa, thời thập niên 1950 ở Thị Nghè, Sài Gòn có quán “Lệ Liễu” do nữ danh ca Lệ Liễu làm chủ, được giới yêu thích cổ nhạc hoan nghinh một thời. Cô Lệ Liễu, một danh ca đài phát thanh Sài Gòn thời đó, cô đã có mục tiêu rõ ràng khi lấy nghệ danh của mình đặt tên cho quán, bởi quán bán thức ăn song song với tổ chức đờn ca cổ nhạc tài tử. Về sau quán dời về đường Lý Thái Tổ vẫn được giới yêu thích cổ nhạc ủng hộ. Quán mở mỗi ngày từ chiều cho đến quá nửa đêm, có sân khấu nhỏ, có nhạc sĩ thường xuyên đờn cho khách muốn ca thì lên sân khấu. Hợp tình hợp cảnh như thế nên cái tên quán “Lệ Liễu” chẳng ai thắc mắc gì.
Thế nhưng về sau nghệ sĩ không còn đi hát cũng mở quán ăn uống, treo bảng mang tên nghệ danh của mình nhưng chẳng có ca hát gì cả. Nhớ lại hình ảnh xa xưa thì có đào Hà Mỹ Xuân, từng là đào chánh của đoàn Thế Hệ Dũng Thanh Lâm, Hương Mùa Thu, Kim Chung 6... và gặp lúc cải lương kiệt quệ thì đào Hà Mỹ Xuân về quê Long Xuyên mở tiệm nhậu lấy tên “Tri kỷ Hà Mỹ Xuân” (không biết ai là tri kỷ của cô đào này)?
Người ta chẳng biết có phải do quán đẹp, ấm cúng, món nhậu ngon, hay là nhờ cô đào Hà Mỹ Xuân trẻ đẹp mà khách nhậu đông đảo, đều mỗi ngày. Tuy nhiên cô này bảo: Bán quán là bán cho đỡ buồn vậy thôi, chớ còn nhớ hát sướng quá, nên lúc nào buồn là vác rương đi hát nữa. Nói vậy chớ cải lương ngày một khốn đốn thêm lên, gánh hát nào cũng sống dở chết dở thì đi gánh nào bây giờ, do đó mà quán nhậu “Tri kỷ Hà Mỹ Xuân” vẫn sống một thời gian khá dài.
Một trường hợp nữa là đôi vợ chồng nghệ sĩ Phong Sắc, Lệ Hằng. Đã có một thời ai cũng biết một gánh hát nhỏ xuất xứ ở Bạc Liêu mang bảng hiệu Phong Sắc – Lệ Hằng, thường hay có mặt ở ngoại ô Đô Thành Sài Gòn, có khi cũng dám nhào vô rạp Aristo hay rạp Nguyễn Văn Hảo.
Thế nhưng, cũng do cái Tết Mậu Thân cải lương càng lúc càng xuống dốc, gánh Phong Sắc – Lệ Hằng đành chịu rã gánh tại Bến Đình, Vũng Tàu. Thế là vợ chồng cặp đào kép này không làm sao hơn là che lều tại đây để bán cà phê sống đắp đổi, mong có ngày lập gánh lại như xưa.
Nhưng chừng như cái thời đã hết nên bao phen vận động mà vẫn không dựng lại nổi đoàn hát, bởi có ai dám bỏ tiền ra cho gánh hát vay lúc ấy chớ! Rồi thì sống mãi với nghề bán cà phê luôn. Anh này lấy tấm bảng gánh hát Phong Sắc – Lệ Hằng bôi bỏ chữ “đoàn ca kịch” viết lại chữ “quán cà phê”, khiến nhiều người lầm tưởng gánh hát còn, đến khi nhìn kỹ thì... thôi vô uống cà phê vậy!
Thời đó có người nói kép Phong Sắc vì không được “sắc phong” nên gánh hát rã rồi chuyển bảng hiệu sang bán cà phê. Một trường hợp nữa, đó là nghệ sĩ Nam Hùng, anh kép độc này lấy nghệ danh Nam Hùng của mình đặt tên cho tiệm phở ở đường Nguyễn Duy Dương, cũng khiến cho thiên hạ thắc mắc, rằng trong quán có ca hát gì không? Kép độc Nam Hùng nổi tiếng từ thời thập niên 1960, từng đóng vai chàng hiệp sĩ, ý trung nhân của cô gái mù do Thanh Nga đóng trong tuồng “Tiếng Hạc Trong Trăng” của soạn giả Yên Ba.
Nam Hùng và Thanh Thanh Hoa là đôi vợ chồng nghệ sĩ chung sống với nhau đến những 2 thập niên, có lúc báo chí nói họ như “chim liền cánh, cây liền cành” nhưng về sau thì Nam Hùng “kết” với đào Tô Kim Hồng, và gặp lúc cải lương tê liệt, họ nhảy ra mở tiệm phở.
Người ta nói rằng thấy quán Nam Hùng, vô ăn thử xem có thêm hát xướng gì không? Thật sự là chẳng hề thấy màn cảnh, áo mão, đờn trống gì hết. Thực khách nguyên là khán giả cải lương đến tiệm đã thất vọng, vì không thấy Thầy Đề (tuồng Ngao Sò Ốc Hến). Nghệ thuật không có ở đây mà treo bảng cái tên của nghệ thuật thì quả thật là... tréo cẳng ngỗng.
Ở hải ngoại hiện nay có nghệ sĩ Thành Được, anh này mở nhà hàng dựng bảng hiệu “Thành Được Restaurant” ở San Jose miền Bắc California, và thời gian sau lại mở thêm “Thành Được Restaurant” thứ hai ở khu Little Sài Gòn, miền Nam California, nhưng địa điểm này không thọ, chỉ thời gian ngắn là dẹp bảng không thấy nữa. Có người từng là khán giả đi coi hát nhiều năm qua đã nói rằng cái tên Thành Được gắn liền với nghệ thuật, ăn sâu vào lòng khán giả, trương bảng “Thành Được” mà vào quán không thấy hơi hướng gì của rạp hát, của đờn ca cổ nhạc thì kể cũng lạ. Vào đây không thấy một kiếm sĩ Tô Điền Sơn, một tướng cướp Thy Đằng, mà chỉ thấy Thành Được làm những công việc của nhà hàng. Giờ đây có người nói rằng phải chi Thành Được tổ chức quán của mình như danh ca
Lệ Liễu thì hay biết mấy.
Chuyện đào kép cải lương thất thời nhảy ra làm tiệm ăn, đồng thời lấy nghệ danh đi hát của mình đặt tên cho cửa tiệm cũng là một vấn đề để cho khán giả, thiên hạ luận bàn, phê bình không ít, theo từng quan niệm riêng của mỗi người. Thiên hạ nói rằng bán tiệm ăn thì yếu tố để được đông khách lâu dài là phải “ngon”, chứ nếu như dùng cái tên nghệ thuật mà phục vụ không đúng mức thì lại càng phản tác dụng thôi!
RFA